Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử việt n...

Tài liệu Luận án tiến sĩ thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ xix ở trường trung học phổ thông

.PDF
287
1
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CHU NGỌC QUỲNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CHU NGỌC QUỲNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. NGUYỄN VĂN NINH 2: TS. HOÀNG THANH TÚ HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được tác giả nào công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Chu Ngọc Quỳnh ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 7 1.1. Các công trình nghiên cứu về sử dụng bảo tàng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ........................................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ................................................... 7 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước ................................................. 14 1.2. Các công trình nghiên cứu về vấn đề thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ...................................... 22 1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ................................................. 22 1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước ................................................. 35 1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án kế thừa, tiếp tục giải quyết ............................ 40 1.3.1. Một số nhận xét chung về các công trình khoa học ............................... 40 1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết ............................. 41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................ 43 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..... 44 2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 44 2.1.1. Quan niệm về thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT ..................................................................................... 44 2.1.2. Đặc điểm của bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ..... 50 2.1.3. Cơ sở xuất phát của việc thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ................................................................................................. 53 2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT ........................................................................ 61 2.1.5. Điều kiện triển khai sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ................................................................................................. 66 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 67 iii 2.2.1. Khái quát việc xây dựng bảo tàng số hóa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................... 67 2.2.2. Thực trạng sử dụng bảo tàng và bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ............................................................................................ 71 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ................................................................ 78 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................ 80 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢO TÀNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................... 81 3.1. Nội dung bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX .......................................................................................................... 81 3.1.1. Nội dung lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018.................................................... 81 3.1.2. Nội dung bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ................................................................................................... 86 3.2. Thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX .......................................................................................................... 91 3.2.1. Mục tiêu thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ..... 91 3.2.2. Yêu cầu cơ bản khi thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT .................................................................................................... 92 3.2.3. Lựa chọn nguồn tư liệu thiết kế bảo tàng số hóa dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ......................................................................... 94 3.2.4. Quy trình thiết kế bảo tàng số hóa sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT ...................................... 108 3.2.5. Mô hình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam số hóa ..................................................................................................... 118 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................... 125 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BẢO TÀNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................. 126 iv 4.1. Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT.......................................................................................... 126 4.2. Một số biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT ............................................... 128 4.2.1. Sử dụng bảo tàng số hóa để tổ chức hiệu quả bài nội khóa trên lớp ... 128 4.2.2. Tổ chức dạy học dự án với bảo tàng số hóa ........................................ 139 4.2.3. Sử dụng bảo tàng số hóa để tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa ........................................................................................... 143 4.3. Thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm.......................................................... 150 4.3.1. Mục đích và nhiệm vụ ........................................................................... 150 4.3.2. Đối tượng và địa bàn ............................................................................ 151 4.3.3. Nội dung và phương pháp .................................................................... 152 4.3.4. Kết quả thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm ...................................... 153 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4.......................................................................................... 168 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 174 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT THỨ TỰ CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1. CNTT Công nghệ thông tin 2. GV Giáo viên 3. HS Học sinh 4. THPT Trung học phổ thông 5. DHLS Dạy học Lịch sử vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. So sánh đặc điểm của bảo tàng số hóa với bảo tàng thực ................... 50 Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả điều tra GV và HS về vai trò, ý nghĩa của bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử....................................................... 74 Bảng 2.3. Đánh giá của GV và HS về mức độ phù hợp của các biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học LS (%) .................................. 77 Bảng 3.1. Hệ thống tư liệu, hiện vật của Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam có thể sử dụng để dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX .......... 97 Bảng 3.2. Hệ thống tư liệu, hiện vật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có thể sử dụng để dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX .......................................................................................... 106 Bảng 3.3. Gợi ý thiết kế hoạt động tương tác cho HS trên bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam số hóa ................................................................................ 113 Bảng 3.4. Kí hiệu và hoạt động tương tác tương ứng trên Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam số hóa ......................................................................................... 119 Bảng 3.5. Kí hiệu và hoạt động tương tác tương ứng trên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam số hóa ......................................................................... 122 Bảng 4.1. Danh sách các trường, lớp tham gia thực nghiệm và thử nghiệm .......... 152 Bảng 4.2. Thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm bài học nội khóa chủ đề “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” .................................................. 157 Bảng 4.3. Kết quả chấm điểm sản phẩm của HS trong dự án học tập............... 162 Bảng 4.4. Kết quả chấm điểm sản phẩm của HS trong quá trình tham quan bảo tàng số hóa (%) ........................................................................... 164 Bảng 4.5. Mức độ hài lòng của HS đối với thiết kế bảo tàng số hóa sử dụng trong bài học (%) ............................................................................... 166 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học LS ở trường THPT (Đơn vị: %) ................... 75 Biểu đồ 2.2. Loại tư liệu bảo tàng GV thường sử dụng để dạy học LS ở trường THPT (Đơn vị: %)............................................................... 76 Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại trường THPT Văn Lãng (%) ......................................................... 158 Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại trường THPT Quốc Oai (%) ......................................................... 158 Biểu đồ 4.3. Đánh giá của GV về mức độ phù hợp của việc sử dụng bảo tàng số hóa trong giờ học (%) ....................................................... 167 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Trang Sơ đồ 3.1. Nội dung bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ............................................................................. 87 Hình 3.1. Nội dung bảo tàng số hóa về đặc điểm nghệ thuật điêu khắc rồng thời Lý .................................................................................................. 88 Hình 3.2. Nội dung bảo tàng số hóa về đặc điểm nghệ thuật kiến trúc Phật giáo thời Lý ......................................................................................... 89 Hình 3.3. Nội dung bảo tàng số hóa về đặc trưng sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Gia-rai (Tây Nguyên) ................................................. 90 Hình 3.4. Các loại tương tác GV có thể sử dụng thiết kế bảo tàng số hóa trên công cụ ThingLink ..................................................................... 116 Hình 3.5. Ví dụ một hoạt động tương tác của HS trong không gian trưng bày nghệ thuật thời Lý – Trần trên Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam số hóa ................................................................................................. 121 Hình 3.6. Ví dụ một hoạt động tương tác của HS trong không gian trưng bày các ngôi nhà dân gian trên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam số hóa ................................................................................................. 123 Hình 4.1. HS tham gia trò chơi khởi động trên bảo tàng số hóa ....................... 130 Hình 4.2. HS trả lời câu hỏi khởi động trên bảo tàng số hóa ............................ 130 Hình 4.3. HS tìm hiểu tư liệu, hiện vật về nhà dài của người Ê-đê .................. 132 Hình 4.4. HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu ý nghĩa các hình khắc trên cầu thang nhà dài của người Ê-đê .............................................. 133 Hình 4.5. HS thảo luận trên diễn đàn................................................................... 135 Hình 4.6. Hướng dẫn HS đặt câu hỏi theo thang Bloom sau khi tìm hiểu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam số hóa ............................................ 137 Hình 4.7. Nhiệm vụ định hướng HS tự học trên bảo tàng số hóa ..................... 138 Hình 4.8. HS sử dụng công cụ Canva thiết kế bảo tàng số hóa ........................ 150 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ số hóa và tự động hóa ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay, tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 đem lại những thuận lợi vô cùng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai. Trong kỉ nguyên số, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, quá trình đó được thúc đẩy nhanh hơn, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS, không gian sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT để xây dựng học liệu số hóa nói chung và thiết kế bảo tàng số hóa nói riêng trong dạy học. Một trong những ưu thế của bảo tàng số hóa là tạo điều kiện để các em được học ở mọi nơi, mọi lúc, hướng đến việc học cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu học tập và nghiên cứu trong thời đại giáo dục 4.0. Tuy nhiên, việc xây dựng bảo tàng số hóa của một số bảo tàng ở trong nước hiện nay chủ yếu nhằm mục đích triển lãm, phục vụ công tác lưu trữ, bảo tồn, quảng bá và nhu cầu tham quan trực tuyến của du khách. Còn việc thiết kế và sử dụng để hỗ trợ GV và HS ở các trường phổ thông dạy học rất hạn chế. Vì vậy, ứng dụng CNTT để thiết kế và định hướng cách thức sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng ở trường phổ thông là một hướng đi mới và cần thiết. Trong các môn học ở trường phổ thông, Lịch sử là môn học mang tính đặc thù, đề cập đến các sự kiện đã diễn ra, có thật, tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, người học không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Những “dấu tích” đó hiện đang được lưu giữ trong nhiều bảo tàng, di tích ở trung ương và địa phương. Do đó, việc thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa cung cấp các thông tin đa phương tiện cho GV và HS để DHLS như: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh... góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng thêm trực quan, cụ thể, sinh động và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của HS. Bên cạnh đó, bảo tàng số hóa gắn với nội dung của bài, thể hiện được ý tưởng sư 2 phạm với các nhiệm vụ học tập cụ thể, hỗ trợ rất lớn trong quá trình hình thành tri thức lịch sử cho HS. Bảo tàng số hóa có nhiều ưu điểm phù hợp với đặc trưng của môn Lịch sử. Tuy nhiên, thực tiễn DHLS ở trường phổ thông hiện nay nói chung cho thấy vấn đề thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa còn có nhiều bất cập. Đây là hoạt động còn khá mới mẻ đối với GV và HS ở trường phổ thông. Do đó, lựa chọn công cụ CNTT phù hợp, định hướng quy trình thiết kế và biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa hiệu quả, góp phần hỗ trợ GV và HS thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018 đã ban hành và triển khai từ năm 2020 – 2021 đối với cấp Tiểu học và từ 2022 – 2023 đối với cấp THPT. Một trong những điểm mới của Chương trình là nội dung kiến thức lịch sử xây dựng theo hệ thống các chủ đề, chuyên đề. Qua đó, HS được tiếp cận tri thức lịch sử cơ bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng. Vì vậy, thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học các chủ đề, chuyên đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong DHLS ở trường phổ thông. Bởi mỗi bảo tàng có nội dung trưng bày khác nhau, phù hợp với nội dung kiến thức của nhiều chủ đề trong Chương trình. Ví dụ, những chủ đề lịch sử, quân sự phù hợp với nội dung của các bảo tàng như: Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày...; chủ đề nghệ thuật, văn hóa, xã hội có: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam... GV và HS có thể khai thác nguồn tư liệu của các bảo tàng để tổ chức dạy học, góp phần phát triển cho HS các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, đặc biệt là khả năng kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018, nội dung lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX được thể hiện qua nhiều chủ đề và chuyên đề lịch sử 10, 11. Chúng tôi nhận thấy, nội dung trưng bày của nhiều bảo tàng lớn tại Hà Nội, trong đó phải kể đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam phù hợp với yêu cầu cần đạt của nhiều chủ đề, chuyên đề. Do đó, khai thác tư liệu, hiện vật của hai bảo tàng này để dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là việc làm ý nghĩa, góp phần cung cấp những kiến thức 3 quan trọng của đất nước về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của các nhà nước phong kiến Việt Nam cho HS. Đặc biệt, HS có cơ hội được tiếp cận sự thật lịch sử từ góc nhìn mới mẻ hơn: góc nhìn nghệ thuật, hội họa và truyền thống văn hóa dân tộc. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông” làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Quá trình thiết kế và biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018. Trong đó, tập trung vào quá trình thiết kế và sử dụng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam số hóa để dạy học bài nội khóa và hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi lí luận và phương pháp dạy học: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận dạy học bộ môn Lịch sử về sử dụng phương tiện trực quan nói chung, bảo tàng số hóa nói riêng và ứng dụng CNTT trong DHLS. - Phạm vi vận dụng: khai thác tư liệu cần và có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam để thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa nhằm tổ chức dạy học bài nội khóa và hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa. - Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm: Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa tại 68 trường THPT thuộc 22 tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Thuận... Tiến hành thực nghiệm sự phạm tại trường: THPT Văn Lãng (Lạng Sơn), THPT Hiền Đa (Phú Thọ), THPT Lương Tài 1 (Bắc Ninh), THPT Quế Võ 1 (Bắc Ninh), THPT Quốc Oai (Hà Nội). 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng số hóa trong DHLS, đề tài xác định nguồn tư liệu, hiện vật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam cần khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX để thiết kế bảo tàng số hóa. Từ đó, đề tài đề xuất các biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học bài nội khóa và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa cho HS ở trường THPT. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng bảo tàng nói chung và bảo tàng số hóa nói riêng trong DHLS ở trường THPT. - Tìm hiểu cấu trúc, nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018 để xác định những nội dung và chủ đề lịch sử cần số hóa. - Điều tra, phân tích thực trạng sử dụng bảo tàng nói chung, bảo tàng số hóa nói riêng trong DHLS ở trường THPT. - Khai thác tư liệu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam cần và có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX và tiến hành số hóa những tư liệu đó. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học bài nội khóa và hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa. - Thực nghiệm sư phạm để bước đầu kiểm tra tính khả thi của các biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa đề xuất. Từ đó rút ra kết luận và ý nghĩa khoa học của đề tài. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, sưu tầm và phân tích các tài liệu từ sách, báo, tạp chí, Internet… về tâm lý học, giáo dục học; lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, đặc biệt là lí luận về sử dụng bảo tàng trong dạy học; ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng; nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018, tập trung nghiên cứu nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. - Phương pháp tiếp cận thực tiễn: điều tra, khảo sát, phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng sử dụng bảo tàng số hóa trong DHLS ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm các biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa dạy học môn Lịch sử ở trường THPT trên địa bàn một số tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội. - Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề tài đề xuất. 5. Giả thuyết khoa học Thực tiễn DHLS ở trường THPT, vấn đề thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa còn nhiều bất cập. Vì vậy, nếu xác định được nội dung lịch sử và tư liệu, hiện vật của bảo tàng cần khai thác để thiết kế bảo tàng số hóa, từ đó đề xuất được quy trình thiết kế và các biện pháp sử dụng phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu môn học. 6. Đóng góp của đề tài Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, đề tài góp phần: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng bảo tàng nói chung và bảo tàng số hóa nói riêng trong DHLS ở trường phổ thông. - Đánh giá được thực trạng việc sử dụng bảo tàng nói chung và bảo tàng số hóa nói riêng trong DHLS ở trường THPT. - Lựa chọn tư liệu, hiện vật và đề xuất được quy trình thiết kế, yêu cầu khi thiết kế bảo tàng số hóa trong DHLS ở trường phổ thông. 6 - Đề xuất được một số biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn: - Ý nghĩa lý luận: kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, về việc sử dụng bảo tàng nói chung và thiết kế, sử dụng bảo tàng số hóa nói riêng trong DHLS ở trường THPT. - Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu góp phần giúp GV ở trường phổ thông có thể thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử trong học tập và giảng dạy. 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Vấn đề thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Lý luận và thực tiễn Chương 3: Nội dung và quy trình thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT Chương 4: Một số biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Để phục vụ cho đề tài luận án, chúng tôi tiếp cận các công trình nghiên cứu theo hai hướng: vấn đề sử dụng bảo tàng trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng; sử dụng bảo tàng số hóa trong DHLS ở trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả các nghiên cứu đã công bố, chúng tôi xác định những vấn đề luận án kế thừa và có thể tiếp tục nghiên cứu. 1.1. Các công trình nghiên cứu về sử dụng bảo tàng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Bảo tàng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc lưu trữ, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển giáo dục của mỗi quốc gia. Các công trình nghiên cứu về giáo dục bảo tàng tập trung nhấn mạnh vai trò, vị trí của bảo tàng và đề xuất một số mục đích, phương pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng. Dưới đây là một số nghiên cứu về việc sử dụng bảo tàng trong dạy học, cụ thể như sau: Cuốn sách “Định hướng sư phạm: xem lại mục đích công của các bảo tàng” (Beyond Pedagogy: Reconsidering the Public Purpose of Museums) của hai tác giả Brenda Trofanenko và Avner Segall, (Nxb Sense, 2014) là tập hợp các nghiên cứu làm rõ vai trò, chức năng của bảo tàng đối với cộng đồng:“Bảo tàng là một không gian giao lưu sư phạm, giúp công chúng tìm hiểu về quá khứ, văn hóa, nghệ thuật và thiên nhiên” [62, tr.3]. Trong xã hội, bảo tàng không chỉ thực hiện mục tiêu sưu tập, triển lãm và nghiên cứu hiện vật mà còn là “môi trường học thuật đặc biệt” [6, tr.23] trong đó người học vừa được tìm tòi, khám phá tri thức của nhân loại, vừa được thực hành, trải nghiệm. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng nội dung trưng bày cũng như kiến trúc của mỗi bảo tàng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của mỗi cá nhân, do đó các nhà giáo dục cần nỗ lực tìm ra cách thức sử dụng bảo tàng để đạt được mục tiêu sư phạm. Cuốn sách “Hiện tại và tương lai: Đánh giá về cách học truyền thống ở bảo tàng” (Now and the future: A review of formal learning in museums), Nxb Arts 8 Council England, 2016 đã chỉ ra thực trạng nổi bật của việc sử dụng bảo tàng trong dạy học hiện nay: “Cách học truyền thống ở bảo tàng đã bị lu mờ bởi các chương trình hợp thời hơn. Thực tế, thế hệ trẻ sẽ hạn chế tiếp cận với bảo tàng và nhiều tổ chức văn hóa khác trừ khi nó nằm trong chương trình học hoặc có sự yêu cầu của giáo viên.”, “áp lực của hệ thống giáo dục đang cản trở việc trẻ ra ngoài trường lớp”[82, tr.26]. Vì vậy, trong tương lai các nhà làm giáo dục cần phải nhìn nhận lại vai trò của việc học truyền thống trong bảo tàng, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp như tăng cường nhiều hơn cơ hội hợp tác giữa bảo tàng với trường học, hỗ trợ bồi dưỡng các kĩ năng cho GV sử dụng bảo tàng để dạy học, xây dựng chương trình giảng dạy tại bảo tàng, ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật số đưa bảo tàng vào tuyến đầu phục vụ cho việc học tập. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để khẳng định việc cần phải thay đổi cách thức, phương pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học sao cho phù hợp nhất với số lượng người học hiện nay. Việc sử dụng bảo tàng số hóa có thể coi là một giải pháp cho vấn đề trên. Trong nghiên cứu của tác giả Jeffrey P. Bonner, “Bảo tàng trong lớp học và lớp học trong bảo tàng” (Museums in the Classroom and Classrooms in the Museum, Wiley on behalf of the American Anthropological Association, 1985) đã nhấn mạnh đến hai vai trò cơ bản của bảo tàng: “Một là, bảo tàng có thể được sử dụng như một nguồn kiến thức giảng dạy bằng cách kết hợp tổ chức các cuộc triển lãm, sử dụng các mẫu vật vào chương trình giảng dạy hiện hành. Hai là, bảo tàng có thể đem đến môi trường lý tưởng cho các chương trình thực tập, ngoại khóa có lợi cho học sinh, sinh viên” [71, tr.125]. Thực tế hiện nay ở Việt Nam, các bảo tàng chú trọng vào việc bảo quản và duy trì hiện vật, còn liên kết và thực hiện các chương trình giáo dục là ưu tiên số hai. Trong khi đó, tại trường học, mục tiêu trọng tâm là dạy kiến thức, việc sử dụng tư liệu của bảo tàng hoặc tổ chức các hoạt động học tập tại bảo tàng để tăng tính trải nghiệm của HS… chưa thực sự được đặt trọng tâm. Trong bài viết “Xem xét lại việc sử dụng bảo tàng để dạy học cho giáo viên các cấp” (Rethinking Museums' Adult Education for K-1 2 Teachers, 2008) tác giả Alan S. Marcus đã đề xuất vấn đề sử dụng bảo tàng để giáo dục, tập huấn nhằm nâng cao năng lực dạy học cho GV, trong đó “giáo viên với tư cách là người lớn đi học” [57, tr.7] được đặt mình vào vị trí của HS để khám phá bảo tàng. Việc liên kết giữa bảo tàng với trường học trong đào tạo GV như vậy, một mặt phát huy chức 9 năng giáo dục của bảo tàng với mọi đối tượng trong trường học; mặt khác có tác dụng củng cố và mở rộng nội dung kiến thức về môn học GV đảm nhiệm, giúp GV rèn luyện các kĩ năng cần thiết và tự định hướng biện pháp sử dụng bảo tàng để dạy học cho HS đạt được hiệu quả. Nghiên cứu trên là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng bảo tàng số hóa, đó là xây dựng dựa trên nhu cầu của người học. Muốn làm được điều đó, GV cần đặt mình vào vị trí của HS để lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp học tập phù hợp. Trong bài viết “Bảo tàng và Giáo dục” (Museum and Education, OHRJ, Vol. XLVII, No. 1, 2013) tác giả Prabhas Kumar Singh đã khẳng định vị trí và vai trò của bảo tàng đối với sự phát triển giáo dục của một quốc gia: “Ở một quốc gia đang phát triển, các hoạt động giáo dục trong bảo tàng là một vũ khí mới, một công cụ được khai thác cho sự phát triển toàn diện và sự hiểu biết của con người”, “Bảo tàng phải như một công cụ giáo dục và phát triển văn hóa cho tất cả mọi người. Từ những người mù chữ cho đến những người trí thức” [83, tr.6]. Do đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp cần thiết như đẩy mạnh sự phối hợp giữa các bảo tàng, các tổ chức giáo dục và các tổ chức phi chính phủ; tổ chức các triển lãm theo chủ đề tại bảo tàng để mọi người ở mọi lứa tuổi và các tầng lớp trí thức đều có thể có thể kết nối với nhau; hơn thế nữa, các bảo tàng cần liên kết xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục với các trường học để bảo tàng đến được gần hơn với thế hệ trẻ. Có như vậy, bảo tàng mới phát triển bền vững và thực hiện tốt chức năng giáo dục. Đây là những gợi ý giúp định hình ý tưởng và xây dựng biện pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học một cách hiệu quả. Đề tài luận văn “Trải nghiệm học tập: Sử dụng trải nghiệm học tập tại bảo tàng như một tư liệu dạy học để phát triển chương trình và phát triển tính tích cực của học sinh” (The Learning Trip: Using the Museum Field Trip Experience as a Teaching Resource to Enhance Curriculum and Student Engagement, Đại học California, 2011), tác giả Jennifer Tuffy đã nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của những chuyến trải nghiệm học tập ở bảo tàng, đặc biệt cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho GV và HS trong quá trình học tập. “Để có một chuyến trải nghiệm thành công tại bảo tàng thì yếu tố chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, ý tưởng, thiết kế các hoạt động là vô cùng quan trọng và cần thiết” [73, tr.183]. Đây là những gợi ý quan trọng để có thể xây dựng chương trình khoa học cho việc học tập trải nghiệm tại bảo tàng đối với các môn khoa học xã hội nói chung và môn LS nói riêng. 10 Đề tài luận văn “Hướng dẫn giáo viên tạo một bảo tàng tại lớp học ở Phillipines” (Teacher's guide to creating a classroom museum in the Philippines, Đại học Florida, 2010), tác giả Ethel D.Villafranca đã khẳng định vai trò quan trọng của bảo tàng đối với sự phát triển của giáo dục “Trải nghiệm tại bảo tàng đem đến kết quả của sự học tập toàn diện vì nó tác động đến cả ba khía cạnh của việc học: nhận thức, cảm xúc và tâm lý” [68, tr.43]. Nhưng ở Phillippines, cả vấn đề tài chính lẫn địa lí đang cản trở HS đến thăm các viện bảo tàng. Bảo tàng ở Phillippines cũng không có đủ các chương trình và tài liệu cho GV để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS. Tác giả đã đề xuất xây dựng các học phần đặc biệt (mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ đánh giá) cho những lớp học bảo tàng tại địa phương (đưa bảo tàng đến lớp học). Nhờ đó, HS học được những kĩ năng quan trọng có thể áp dụng trong và ngoài lớp học, đồng thời hình thành thái độ tích cực đối với bảo tàng. Kết quả nghiên cứu là hướng dẫn cụ thể để thiết kế nội dung dạy học trên lớp gắn với bảo tàng cho đề tài luận án. Luận văn “Bảo tàng, Trung tâm học tập và Giáo dục về sự phát triển bền vững” (Museums, Learning Centers and Education for Sustainable Development, Đại học Olso Blindern, Na Uy, 2014), tác giả Annelie Ott đã khẳng định vai trò của các bảo tàng đối với sự phát triển một nền giáo dục bền vững, bảo tàng góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong xã hội hiện đại, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Sự liên kết giữa chiến lược giáo dục phát triển bền vững và các bảo tàng là bước đi đôi bên đều có lợi và phát huy được chức năng giáo dục của bảo tàng đối với công chúng. Để thực hiện được điều đó, tác giả đề xuất các biện pháp cần thiết như sửa đổi chương trình giảng dạy quốc gia đưa bảo tàng vào trong chương trình, tăng cường nguồn tài trợ vào các dự án giáo dục bảo tàng. Nhắc đến bảo tàng, chúng ta thường nghĩ đến nơi lưu trữ và trưng bày các hiện vật, dấu tích của LS. Do đó, vấn đề sử dụng bảo tàng trong dạy và học tập Lịch sử từ rất sớm đã được các nhà khoa học, giáo dục quan tâm nghiên cứu, cụ thể như sau: Bài viết “Dạy học Lịch sử tại bảo tàng” (Teaching History in Museums, Ontario History, 2002), tác giả M.Christine Castle đã khẳng định vai trò quan trọng của bảo tàng trong việc dạy và học Lịch sử: “Đó không chỉ là nơi giúp chúng ta thấy được những bằng chứng về quá khứ, khám phá cách khôi phục quá khứ, mà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất