Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ thân thể trong thơ trữ tình việt nam sau 1986...

Tài liệu Luận án tiến sĩ thân thể trong thơ trữ tình việt nam sau 1986

.PDF
181
1
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CHUNG THỊ THÚY THÂN THỂ TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1986 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CHUNG THỊ THÚY THÂN THỂ TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1986 Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 9.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Lƣu Oanh Hà Nội - 2022 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận án ....................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án ......................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................................. 4 5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 4 6. Cấu trúc của luận án............................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÂN THỂ ............................. 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu về thân thể ở phương Tây ..................................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu về thân thể ở Trung Quốc ................................................... 14 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 18 1.2.1. Nghiên cứu thân thể trong văn học ........................................................ 18 1.2.2. Nghiên cứu thân thể trong thơ sau 1986 ................................................ 23 1.3. Quan niệm về thân thể trong nghệ thuật ............................................................ 27 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: THÂN THỂ TRONG VĂN HỌC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THÂN THỂ TRONG THƠ CA VIỆT NAM ........................................................ 33 2.1. Thân thể trong văn học ....................................................................................... 33 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 33 2.1.2. Biểu hiện của thân thể trong văn học ..................................................... 35 2.1.3. Đặc trưng của thân thể trong văn học..................................................... 40 2.2. Một số vấn đề về thân thể trong thơ ca Việt Nam ............................................. 54 2.2.1. Thân thể trong thơ ca .............................................................................. 54 2.2.2. Thân thể trong thơ ca Việt Nam ............................................................. 57 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CỦA THÂN THỂ TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM TỪ SAU 1986 ĐẾN NAY ............................................. 69 3.1. Phương diện tự nhiên của thân thể ..................................................................... 70 3.1.1. Thân thể là một phần của thế giới tự nhiên ................................................ 70 3.1.2. Con người cảm nhận thế giới tự nhiên qua thân thể .................................. 76 3.1.3. Thân thể in dấu ấn quê hương bản quán................................................. 80 3.2. Phương diện xã hội của thân thể ........................................................................ 82 3.2.1. Di chứng chiến tranh trên thân thể ....................................................... 82 3.2.2. Dấu ấn của đói khát trên thân thể ........................................................... 85 3.2.3. Dấu ấn kinh tế thị trường trên thân thể................................................... 86 3.3. Phương diện cá nhân của thân thể ...................................................................... 90 3.3.1. Ý thức về cá tính..................................................................................... 90 3.3.2. Khát vọng sáng tạo ................................................................................. 93 3.3.3. Ý thức về căn tính................................................................................... 95 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 111 CHƢƠNG 4: 112NGUYÊN TẮC KIẾN TẠO THÂN THỂ 112TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1986 ........................................................... 112 4.1. Nguyên tắc gắn kết thân thể với tự nhiên ........................................................ 112 4.1.1. Thân thể gắn kết với thế giới động vật ................................................. 112 4.1.2. Thân thể gắn kết với thế giới thực vật .................................................. 115 4.1.3. Thân thể gắn kết với các hiện tượng tự nhiên khác.............................. 117 4.2. Thân thể gắn với tính giao ............................................................................... 124 4.3. Nguyên tắc trần trụi, lãng mạn hoá thân thể ........................................................ 127 4.3.1. Nguyên tắc trần trụi hóa thân thể ............................................................. 127 4.3.2. Nguyên tắc lãng mạn hóa thân thể......................................................... 129 4.4. Nguyên tắc tượng trưng, siêu thực hóa thân thể .............................................. 131 4.4.1. Nguyên tắc tượng trưng hóa thân thể ................................................... 131 4.4.2. Nguyên tắc siêu thực hóa thân thể........................................................ 134 4.5. Nguyên tắc gắn kết thân thể với các biểu tượng, ẩn dụ ................................... 138 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Thân thể có vai trò tiên quyết trong đời sống con người, chính vì thế, thân thể trở thành đối tượng tác động của nhiều lĩnh vực trong đời sống, đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, từ y học, tâm lí học, khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội nhân văn. Đến nay, nghiên cứu về thân thể trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã có những đột phá quan trọng, đặc biệt là triết học. Triết học ngày càng khẳng định vai trò của thân thể đối với đời sống con người, đi ngược quan niệm của tu trì và triết lý thượng cổ Hy Lạp như ―coi thân xác là xấu xa, tội lỗi, thấp hèn…‖ hay ―xác thuộc thế giới hữu hình và có thể bị tan dã, tiêu diệt, còn tinh thần, linh hồn thuộc về thế giới vô hình, trường tồn, bất tử‖ [174, tr.13]. Triết học hiện đại cho rằng thân thể đã tạo dựng nên toàn bộ khả năng của con người, bất kể thân thể đó là thế nào hay thân thể là cơ sở, là điểm xuất phát của tinh thần và mọi triết lí cao siêu… Những kết quả nghiên cứu đó mang lại một cách nhìn mới về thân thể trong văn học. 1.2. ―Văn học là nhân học‖ (M.Gorki), đối tượng của văn học là con người. Văn học từ cổ chí kim, khi quan tâm đến con người, không chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần, mà còn quan tâm đến cả ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, đến nhu cầu của thân thể, đến những gì mà thân thể phải chịu đựng… Có nghĩa là thân thể từ lâu đã trở thành đối tượng của văn học. Tuy nhiên, khi xuất hiện trong tác phẩm văn học, thân thể không chỉ là đối tượng mà còn trở thành phương tiện để thể hiện tư tưởng nghệ thuật, xây dựng thế giới nghệ thuật… Thân thể trở thành một loại ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù trong tác phẩm văn học, hay nói cách khác, thân thể trở thành một loại kí hiệu thẩm mĩ đặc thù trong tác phẩm văn học. Loại kí hiệu thẩm mĩ này là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo, quan niệm nghệ thuật về con người, chịu sự chi phối của bối cảnh thời đại… Chính vì thế, trong sáng tác của mỗi nhà văn, ở từng giai đoạn văn học nhất định, thân thể cũng hiện lên với những đặc điểm khác nhau. 2 1.3. Thơ trữ tình Việt Nam sau 1986, dưới sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và xu hướng của xã hội hiện đại đã có những cách tân đáng kể, không chỉ về mặt hình thức kĩ thuật thuần túy mà là sự đổi mới ở chiều sâu quan niệm của chủ thể sáng tạo về thế giới, về nghệ thuật và về con người. Đó là quan điểm giải phóng thân thể, giải phóng con người khỏi những quy định, khuôn phép trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc, chủ trương không gò bó, không giới hạn ở lối biểu hiện thân thể trong thơ. Vì thế, thân thể trong thơ sau 1986 có nguyên tắc kiến tạo riêng, hình thành những kiểu loại riêng, và biểu đạt ý nghĩa riêng. Nghiên cứu thân thể trong thơ sau 1986, luận án muốn tiếp cận thân thể trong thơ ca như một loại ngôn ngữ nghệ thuật, một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ đặc thù. Mặc dù đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về thơ Việt Nam sau 1986 không hề ít, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu thân thể trong thơ từ góc độ này. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích đầu tiên mà luận án hướng tới là xác lập một hệ thống lí thuyết về thân thể trong văn học, bao gồm khái niệm, biểu hiện, đặc trưng của thân thể trong văn học, bước đầu chỉ ra sự khác biệt giữa thân thể trong thơ ca và thân thể trong văn xuôi, chỉ ra đặc điểm của thân thể trong thơ ca Việt Nam, từ đó xác lập phương pháp luận nghiên cứu thân thể trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng. 2.2. Tiếp nữa, luận án hướng tới chỉ ra và phân tích một số phương diện cơ bản của thân thể trong thơ trữ tình sau 1986. Thông qua so sánh đặc điểm của thân thể trong thơ trữ tình sau 1986 với thân thể trong thơ trữ tình giai đoạn trước chỉ ra sự vận động, biến đổi của quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của thời đại. 2.3. Cuối cùng, luận án hướng tới chỉ ra và phân tích các nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ trữ tình sau 1986. Ở một mức độ nhất định, luận án hướng tới chỉ ra: những nguyên tắc kiến tạo thân thể đó được thực hiện thông qua phương thức đặc trưng của thơ trữ tình. Đồng thời, thông qua so sánh với 3 nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ ca giai đoạn trước, luận án chỉ ra ở phương diện này, thơ trữ tình sau 1986 có sự vận động, biến đổi, sự vận động biến đổi đó cũng thể hiện sự vận động, biến đổi của quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của luận án 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là thân thể trong thơ Việt Nam sau 1986. Phạm vi nghiên cứu của luận án là thơ trữ tình Việt Nam sau 1986. 3.2. Hướng tiếp cận 3.2.1. Tiếp cận lí thuyết - Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu về thân thể trong các lĩnh vực như triết học, tôn giáo, mĩ học, lí luận văn học, luận án xác lập định hướng nghiên cứu thân thể trong văn học. Mặc dù mỗi lĩnh vực đều có những cách thức nghiên cứu riêng, nhưng vẫn có một điểm khá tương đồng là coi thân thể là một loại kí hiệu, bản thân thân thể đã truyền đạt những thông điệp về chính nó và ngoài nó. - Luận án dùng các từ ―thân thể”, “cơ thể”, “thân xác” đều với cùng một nghĩa (body). Tuy nhiên, luận án tập trung sử dụng khái niệm “thân thể” vì khái niệm “thân xác” (vốn được Nguyễn Văn Trung sử dụng từ khá lâu), thường khiến người ta chỉ nghĩ đến phần xác thịt vô hồn, còn “thân thể” mang cả ý nghĩa tràn đầy sức sống, sức biểu cảm. - Luận án phân biệt ―thân thể” và ―miêu tả thân thể”. “Thân thể” (body) bao gồm mắt mũi, tay chân, mùi vị, hình dáng, cảm giác, cảm xúc… ―Miêu tả thân thể” là thân thể được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua sự miêu tả bằng ngôn ngữ. Như vậy, thân thể trong văn học là ―ý nghĩa‖ của lớp ngôn từ kiến tạo văn bản, đến lượt nó, thân thể trở thành một kí hiệu để biểu đạt những thứ ngoài nó – tức là trở thành kí hiệu thẩm mĩ – một loại ngôn ngữ nghệ thuật. 3.2.2. Tiếp cận thực tiễn Luận án xuất phát từ thực tiễn sáng tác thơ ca để chỉ ra một số kiểu loại 4 thân thể trong các giai đoạn văn học, trên cơ sở đó làm nổi bật đặc điểm thân thể trong thơ ca Việt Nam sau 1986. Trọng tâm của luận án là khảo sát thực tiễn thơ ca Việt Nam sau 1986, cụ thể là nghiên cứu các biểu hiện cũng như các nhân tố chi phối sự hình thành các loại thân thể cơ bản và những nguyên tắc kiến tạo thân thể. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để hoàn thành đề tài này, luận án đã sử dụng phối hợp các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp kí hiệu học: Luận án coi thân thể như một hệ thống kí hiệu đa nghĩa về tự nhiên, xã hội, con người. Vì vậy, việc đọc ra các ý nghĩa của thân thể luôn được đặc biệt chú ý. Đây là phương pháp được sử dụng triệt để trong luận án. - Phương pháp thi pháp học: Luận án sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các nguyên tắc kiến tạo nghệ thuật, sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới đối với các phương diện miêu tả thân thể. - Phương pháp loại hình: Luận án bước đầu tìm ra những kiểu loại thân thể trong các giai đoạn văn học, đặc biệt là các loại thân thể cơ bản trong thơ ca Việt Nam sau 1986 với những nét nghĩa và các cách thức miêu tả chung nhất, phổ biến nhất. - Phương pháp lịch sử, văn hóa: Luận án nghiên cứu bối cảnh văn hóa thời đại, sự biến động của lịch sử đã chi phối tới việc xuất hiện các kiểu loại thân thể tương ứng. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống vấn đề lí thuyết về thân thể trong văn học và định hướng vận dụng nghiên cứu thực tiễn văn học. - Luận án đã hệ thống được một số kiểu loại thân thể trong các giai đoạn văn học Việt Nam. - Luận án đã chỉ ra và phân tích một số loại thân thể cơ bản và một số nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ Việt Nam sau 1986. 5 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai theo 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thân thể Chương 2: Thân thể trong văn học và một số vấn đề thân thể trong thơ ca Việt Nam Chương 3: Một số phương diện của thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam từ sau 1986 đến nay Chương 4: Nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÂN THỂ 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.1.1. Nghiên cứu về thân thể ở phương Tây 1.1.1.1. Nghiên cứu về thân thể trong truyền thống phương Tây Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, đã từng có những cách hiểu khác nhau về thân thể. Triết học Hy Lạp cổ đại phân biệt ―thân thể‖ và ―tinh thần‖. Thân thể thuộc về thế giới hữu hình, có thể bị tan rã, tiêu diệt, còn tinh thần, linh hồn thuộc thế giới vô hình, trường tồn, bất tử. Thân thể phản ánh sự sa đọa của tinh thần và linh hồn, là cái hữu hạn, dễ bị cám dỗ. Chỉ có phần hồn mới là cái cao cả, trác tuyệt của con người, vì vậy cần cứu rỗi con người và tinh thần ra khỏi tù ngục thân thể để vươn tới cái vĩnh hằng, bất tử. Platon cũng phân biệt ―thân thể‖ và ―tinh thần‖. Ông đề cao tinh thần, cho rằng thân thể chỉ là phần vật chất, mang tính hữu hạn, nơi trú ngụ, là vật chứa đựng của linh hồn, tinh thần, còn tinh thần là cái vĩnh viễn, thậm chí có trước con người: ―ta đã có tri thức về sự vật trước khi sinh ra làm người, nghĩa là khi ta còn là những tinh thần trên thế giới thần linh‖ [35, tr.9]. Như vậy, triết học phương Tây cổ đại luôn xem thân thể là cái thấp hèn và luôn tìm cách đè nén, bài xích thân thể. Theo R. Descartes, triết gia Pháp kỷ 17, con người là cấu trúc nhị nguyên, có phần tinh thần và có phần thể xác. Với quan điểm nổi tiếng ―Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”, ông khẳng định, xác thịt là vật không thể tư duy, là thứ tương phản với tinh thần, là gông cùm của linh hồn, có thể bị hỏng, bị bỏ đi, không có giá trị, chỉ có tinh thần mới là cái đáng coi trọng. Mô hình đối lập tư duy/ thân thể của Descartes tôn sùng tư duy trừu tượng, hạ thấp nhu cầu thân thể; nằm ở vị trí trung tâm của tư duy trừu tượng là tư tưởng lí tính; còn thân thể thì tượng trưng cho tình cảm, dục vọng, đối lập với tinh thần và tư duy. Chỉ có linh hồn là bất tử, còn thân thể là cái sẽ bị hủy hoại, không đáng coi trọng. Theo Hegel, con người tách rời phần hồn và phần xác, thể xác là xấu, tinh thần là tốt mang tính thần thánh. Duy lý là hoạt động cao nhất của con 7 người. Con người duy lý là cao nhất, là chúa tể. Tư tưởng đề cao tinh thần coi nhẹ thể xác đã trở thành một xu hướng tư tưởng chính, mang tính thống trị trong triết học phương Tây đến thế kỷ 19. Thiên chúa giáo (còn gọi là Kitô giáo, Cơ Đốc giáo) lại chủ trương đề cao sự tồn tại của thân xác, cho rằng cả vật chất, xác thịt đều do Thiên chúa tạo dựng, vì vậy đều tốt đẹp. Con người là một thể thống nhất toàn diện, nếu linh hồn bất tử thì thân xác cũng bất tử, hơn nữa, họ còn cho rằng: ―xác là đền thờ của Thánh linh‖ [174, tr.13,14]. Tuy nhiên trong thực tế giữ đạo, tu đức, chịu ảnh hưởng triết lí Hylạp, trong nhận thức và quan điểm giáo dục, đức tu của Thiên chúa giáo cũng phân biệt hồn và xác, đề cao linh hồn và miệt thị thân xác. Thiên chúa giáo xem thân thể như yếu tố phụ trợ, là phương tiện như ngôi nhà của trí tuệ và linh hồn. Thân thể là cái sẽ bị hư hoại, biến mất, chỉ có linh hồn là còn mãi, bất diệt. Trong quan niệm về khổ hạnh, ―người đi theo dòng tu nghĩ rằng, càng làm khổ thân xác bao nhiêu càng làm đẹp lòng Chúa bấy nhiêu, càng khinh miệt xác thịt bao nhiêu, càng đề cao Thiên Chúa bấy nhiêu. Đời sống tu hành miệt thị thân xác vì xem thân xác là xấu xa, tội lỗi, thấp hèn và là nguồn gốc của tội ác khác‖ [174, tr.16]. Có thể nói, từ thời cổ cho đến Kant, Hegel, triết học và tôn giáo phương Tây đều phổ biến quan niệm nhị nguyên về con người, phân biệt hồn và xác thành hai thực thể và chỉ chú trọng đến mặt tinh thần, mặt linh hồn, coi thường và miệt thị về thân xác. Vấn đề thân thể không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nó đã có lịch sử lâu đời, nhưng do thân thể từng bị coi nhẹ so với tinh thần, nên nghiên cứu về thân thể còn nhiều hạn chế. Từ Nietzsche, ―thân thể‖ đi vào phạm vi nghiên cứu của đông đảo học giả, rất nhiều học giả của các ngành khoa học như triết học, xã hội học, nhân loại học, tôn giáo học, phân tâm học, nữ quyền học… ở Anh, Pháp, Mỹ, Đức… đều coi nó là một nội dung quan trọng của lí luận. 1.1.1.2. Bước ngoặt nghiên cứu về thân thể ở phương Tây Vấn đề thân thể được coi trọng bắt đầu từ Nietzsche. Nietzsche là triết gia đầu tiên đặt thân thể vào vị trí nổi bật trong triết học. Ông coi thân thể là cái mang 8 tính quyết định. Từ góc độ thân thể, nhìn lại lịch sử, nghệ thuật, lí tính, ông thấy tất cả những thứ đó đều là sản phẩm có liên quan đến thân thể. Chính vì thế, thế giới và thân thể có liên hệ mật thiết, thế giới chính là sự diễn giải của thân thể, là sản phẩm của thân thể, của ý chí quyền lực. Nietzsche tuyên bố: ―Cần phải lấy thân thể làm chuẩn mực‖. Nietzsche đã lật ngược vấn đề, hạ thấp chủ thể ý thức, bởi đề cao ý thức là siêu hình, phải kìm hãm và lãng quên thân xác, dù thân xác là cái hiện diện trong con người từng phút từng giây. Nietzsche cho rằng, tôi và anh khác nhau không phải là cá tính mà bằng thân thể. Đây chính là tư tưởng mang tính bước ngoặt về vấn đề thân thể. Tư tưởng của Nietzsche đã có ý thức đề cao thân thể, cội nguồn của việc giải phóng thân thể. Tư tưởng coi trọng thân thể thời hiện đại chính là tư tưởng mang bản chất lật đổ tư tưởng Kito giáo. Người xưa thường thông qua thân thể của mình để suy tư về vũ trụ và thông qua vũ trụ để suy tư về thân thể của mình [199, tr.9]. Còn chúng ta luôn đối lập thân thể và thế giới, lấy thân phận của chủ thể để nhận biết và xây dựng thế giới không thuộc về chúng ta. Maurice Merleau-Ponty là nhà nghiên cứu hiện tượng học thân thể trong mô hình thân thể thế giới, coi tồn tại của con người xác lập thành thế giới mang tính thân thể. Ông muốn từ cảm giác và đặc trưng của nó làm điểm xuất phát để diễn giải về tính khả năng và phương thức giao hòa lẫn nhau giữa thân thể và linh hồn, chủ thể và khách thể, thân thể và thế giới. Merleau Ponty trong Hiện tượng học tri giác (1945) đã nói: ―Thân thể là phương tiện chung để chúng ta chiếm hữu thế giới‖. Bản chất của thân thể là một ―không gian biểu đạt‖. Tính không gian của thân thể là điều kiện để hình thành thế giới ý nghĩa của con người. Nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của trực giác, mà trực giác luôn luôn gắn liền với thân thể. Không có trực giác bên ngoài thân thể. Theo M. Ponty, nhờ thân thể mà chúng ta nhận thức được thế giới thông qua cảm giác. Con người không chỉ nhận biết thế giới bằng năm giác quan mà bằng cả cơ thể. Cơ thể không phải chỉ là thể xác, không lý tính, mà vẫn đầy lý tính vì ý thức và lý tính bắt nguồn từ thân thể. Ông đã chứng minh được tinh thần bắt nguồn từ thân thể. Tư tưởng này kéo thế giới mỹ học từ siêu hình xuống thấp. Thân thể là một đối tượng để con người chiêm ngưỡng, bàn luận. So với cái chết, thân thể 9 là sự sống, là cơ thể sống, so với động vật, thân thể con người là một cơ thể có tâm hồn, ý thức. Sau M. Ponty, Foucault cho rằng thân thể mang tính chính trị, hoạt động thực tiễn tổ chức xã hội đều xoay quanh thân thể: hành hạ, trừng trị thân thể nhằm hạn chế tinh thần, khống chế thân thể. Tất cả đều lấy thân thể làm tiêu điểm và quy hoạch thế giới. Trong tiến trình quy hoạch thân thể, mọi bí ẩn của lịch sử, xã hội quyền lực đều thể hiện ra hết (thí dụ nhà tù). Foucault đã diễn giải lịch sử thân thể bị tàn phá và áp chế, từ sự trừng phạt thể xác thời cổ đại đến sự trừng phạt tinh thần thời hiện đại. Thân thể, từ góc nhìn của Foucault, là đối tượng chịu sự tác động của quyền lực. Nhà xã hội học John 0'Neill trong cuốn Five bodies: Re-figuring Relationships, (London: Sage Publications, 2004) đã chỉ ra thân thể có hai phương thức tồn tại không thể phân tách: thân thể sinh lí và thân thể mang tính giao tiếp. Thân thể giao tiếp là thân thể chúng ta học cách suy nghĩ và sở hữu, là cầu nối chung của thế giới, lịch sử, văn hóa và kinh tế chính trị [199, tr.4] và có thể phân chia thêm một bước thành: thân thể thế giới, thân thể xã hội, thân thể chính trị, thân thể tiêu dùng và thân thể y học. 0.Niell thông qua hình thái thân thể cuối cùng, tức là thân thể y học, trong mỗi một giai đoạn của chu kì sinh mệnh, từ hoài thai, ra đời, dưỡng dục, hành vi sex, sinh bệnh, đau khổ, già và qua đời, thân thể đều bị điều trị hóa và xã hội hóa, bị quản lí thống nhất bởi trung tâm chuyên nghiệp rơi vào trong sự khống chế của thể chế quyền lực. Người viết cho rằng từ thế kỉ 20, các nhà lí luận thân thể đều không lí giải thân thể giản đơn là thân thể sinh lí, mà phải thông qua thân thể mang tính giao tiếp để suy tư về tính đa nguyên của thân thể với các phương pháp nghiên cứu đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực rộng lớn và có những thành tựu đáng kể. Shaun Gallagher năm 2005, công bố bài How the Body Shapes the Mind. Oxford: Oxford unviversity Press, 2005, [197, tr.103] là thành quả nghiên cứu mang tính xây dựng của hiện tượng học và triết học tri nhận của Maurice Merleau-Ponty. Ông phân biệt ý thức thân thể và đồ thức thân thể, bàn luận tường tận về tác dụng 10 của nó trong hoạt động hình thành ý thức, đồng thời muốn xây dựng lí luận chủ thể tác động lẫn nhau trên cơ sở lí luận về sự liên quan đến thân thể. Thân thể thế giới lấy kết cấu của thân thể nhân loại để tạo ra kết cấu và thuộc tính của thế giới. Thân thể xã hội là từ góc độ thân thể để lí giải, suy tư về quan hệ giữa cá thể và xã hội. Sryan S.Turner năm 1984 xuất bản cuốn Thân thể và xã hội có cống hiến rất lớn đối với việc xây dựng xã hội học thân thể. Ông đề xuất con người sống trong xã hội mang tính thân thể (Somaticsociety). Thân thể không chỉ là tất cả phần vật chất của con người mà còn là bản thân con người. Con người có quyền uy tối cao chi phối thân thể của mình, nhưng đồng thời trật tự văn minh và các nhân tố xã hội lại tham gia vào việc cấu thành thân thể. Các vấn đề về dục vọng, tôn giáo, hình thái gia đình, sản xuất kinh tế, ăn uống và bệnh tật, thể chế chính trị, về căn bản đều được tái hiện thông qua thân thể. Thân thể do đó là một mấu chốt, vừa là thể hữu cơ vật chất của cá thể, vừa là một ẩn dụ, là tập hợp các thân thể trong xã hội [201, tr.346]. Cuốn Thân thể và lí luận xã hội xuất bản năm 1993 (Chris Shilling) có thể được coi là một bước thử nghiệm mới về xã hội học thân thể của Turner. Sau khi lược thuật vị trí của thân thể trong xã hội học cổ điển và hiện đại, Shilling khảo sát chủ nghĩa tự nhiên trong nghiên cứu xã hội học thân thể và quan niệm thân thể của lí luận xây dựng xã hội và cách dung hợp giữa hai thứ đó, đồng thời đề xuất thân thể là ―hiện tượng chưa hoàn thành kiêm tính sinh vật và tính xã hội‖ [202, tr.166]. Nội hàm của định nghĩa này bao gồm ba phương diện, thứ nhất, thân thể từ khi sinh ra đã là sản phẩm của quá trình tiến hóa, đồng thời chịu ảnh hưởng của quá trình mang tính sinh vật và quá trình mang tính xã hội; thứ hai, nhân tố xã hội trong một giới hạn nhất định thao túng và chuyển hóa sự phát triển của thân thể; thứ ba, thân thể là cơ sở nền móng xây dựng các quan hệ xã hội, đồng thời hòa vào trong quá trình xây dựng [202, tr.188]. Khác với nghiên cứu lí luận của hai học giả trên về xã hội học thân thể, Nhục thể và đá – thân thể và thành thị trong văn minh phương Tây (1994) của Richard Sennett lại có góc độ nghiên cứu vô cùng đặc biệt. Cuốn sách cho rằng, kết cấu thân thể đã phân chia lịch sử văn minh nhân loại thành ba giai đoạn: ―sức mạnh của 11 thanh âm và mắt‖, ―vận động của tâm tạng‖ và ―động mạch và tĩnh mạch‖, kết hợp lí trí của dân tộc, lịch sử và xã hội học để khảo sát quan hệ tương hỗ giữa thân thể và thành thị trong lịch sử diễn tiến của văn minh. Mô hình thiết kế thành phố hiện đại nhấn mạnh sự thông thoáng, tốc độ và thoải mái, nhưng lại làm yếu đi sự thể nghiệm và sự tham dự mang ý thơ của thân thể. Thông qua miêu tả ba hình thái thành thị, Sennett đã chứng minh, ―quan hệ tương hỗ giữa thể nghiệm thân thể và hình tượng thành thị, trong đó thể nghiệm thân thể tạo thành hình tượng thành thị, ngược lại hình tượng thành thị lại hồi ứng và làm mạnh thêm thể nghiệm thân thể‖ [205, tr.2], đồng thời đã biểu đạt ưu tư về sự khuyết thiếu thể nghiệm thân thể trong văn minh hiện đại. Từ góc độ giới và giới tính, nghiên cứu thân thể chính trị đã làm phong phú thêm rất nhiều nghiên cứu thân thể hiện đại, sự đa dạng, quan điểm phức tạp và mâu thuẫn lẫn nhau của chủ nghĩa nữ quyền. Nhưng các nghiên cứu đều thống nhất và thể hiện xã hội và văn hóa phụ quyền xây dựng thân thể nữ tính, và thân thể làm thế nào để có thể đối kháng và phản kích quy huấn quyền lực, trong diễn ngôn y học, triết học và tôn giáo, trong nghệ thuật, văn học và các văn bản văn hóa khác, tiếp tục suy tư về năng lực lật đổ của thân thể. Tiêu dùng trở thành văn hóa chủ lưu của thế kỉ 20 và trở thành sức mạnh chủ yếu chi phối tư tưởng, hành vi, tình cảm, dục vọng, tự ngã của chúng ta, toàn dân đều khát vọng, theo đuổi và hưởng thụ khoái cảm của thân thể tiêu dùng. JeanBaudrillard trong Xã hội tiêu dùng đã đưa kí hiệu học vào lĩnh vực kinh tế tiêu dùng, thông diễn tính kí hiệu của thân thể tiêu dùng. Ngoài ra, theo tìm hiểu của người viết luận án, thân thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo hướng xã hội học: người ta chú ý thân thể từ rất lâu. Hippolyte Tain cũng nghiên cứu thân thể con người nhưng chú ý tới phương diện chủng tộc, địa lý, môi trường, tôn giáo… Trong Triết học nghệ thuật, ông nhận thấy các nhân vật trong điêu khắc cổ Hy Lạp đều không có con ngươi trong mắt, đấy chính là biểu hiện của hình ảnh các vị thần vốn rất an nhiên, tâm hồn phẳng lặng, uy nghiêm. Đó 12 là hình ảnh của thân thể mang tính thần thánh. Chỉ đến giai đoạn sau đó, thời Phục Hưng, hình ảnh thân thể mới mang tính trần thế, phàm tục: Chúa Giêsu bị đóng đinh, người đau đớn quằn quại, máu nhỏ ở những vết đóng đinh! Hướng nghiên cứu văn học: Trong Sáng tác của F. Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và phục hưng của M.Baktin có chương nói tới hình tượng thân xác kì dị trong sáng tác của Rabelais và nguồn gốc của nó. Ở đó, M.Baktin nhận định rằng: Trong sáng tác của mình, Rabelais quy tụ hình ảnh vũ trụ vào con người. Những nhân vật lí tưởng trong sáng tác của Rabelais thường là người có kích thước khổng lồ, mỗi người là một vũ trụ với trăng sao, sông núi, ruộng đồng, làng mạc, dân cư… Quan niệm thân thể như một vũ trụ bắt nguồn từ kinh nghiệm đấu tranh của con người trước những hiện tượng thiên nhiên. Hơn nữa theo Rabelais ―hết thẩy những gì tốt đẹp, những gì có giá trị thì đều phải dồi dào, đều phải có kích thước to lớn. Mặt khác, sự dồi dào, sung túc về lượng là dấu hiệu của tính phong phú, đa dạng về chất. Cái hay, cái tốt, cái đẹp đồng thời là cái to tát, cái giầu tính chất, cái vượt quá giới hạn của mình‖ [98, tr.481]. Ở phương Tây, cơ sở lí luận hình thành cho hướng nghiên cứu về thân thể bắt đầu thịnh hành ở cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, nó như là một lí thuyết thể hiện phong trào đấu tranh cho nữ quyền ở các nước phương Tây, đặc biệt sau cuộc Cách mạng tình dục ở Mĩ (1968). Đây cũng là câu trả lời cho việc, vì sao thân thể trong văn học nói chung chủ yếu nói về thân thể phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ, nếu có đàn ông, cũng chỉ là những đối sánh để thấy được tính nữ quyền mà thôi. Trong tác phẩm Tiếng cười nàng Medusa, Hélène Cixous đã thúc giục người phụ nữ cầm bút: ―Hãy kiểm soát thân thể mình cùng một lúc với việc kiểm soát hơi thở và lời nói. Hãy viết về chính bản thân bạn. Thể xác cũng cần phải được lắng nghe‖. Khuynh hướng này đã tạo nên ý niệm của các nhà phê bình nữ quyền về lối viết thân thể (body writing) trong văn học phương Tây. Trong The body in literature (Thân thể trong văn học - David Hillman và Ulrika Maude biên soạn) [196] đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu sâu sắc về thân thể. Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, các quan điểm 13 nghiên cứu về thân thể, cách thức văn học phân tích, diễn giải về thân thể. Cuốn sách cũng cung cấp nhiều kiến thức lí luận mới mẻ góp phần hữu hiệu cho việc nghiên cứu văn học. Cuốn sách gồm mười bảy bài viết về các vấn đề như: Thân thể thời trung cổ (Medieval Somatics của Bill Burgwinkle); Thân thể khuyết tật (Disability, tác giả: Jonathan Hsy); Ngôn ngữ và thân thể (Language and the body, của Andrew Bennet); Văn học tính dục (Literary Sexualities, của Heike Bauer); Thân thể, nỗi đau và bạo lực (The body, Pain and Violence của Peter Fifield); Đồ ăn, trọng lượng thân thể và văn học (Eating, Obesity and Literature, của tác giả Maud Ellmann); Văn học và thần kinh học (Literature and Neurology, của Ulrika Maude); Thân thể mang tính chủng tộc (The Racialized body của David Marriott); Thân thể trong phân tâm học (Psychoanalytic Bodies, bài viết của Josh Cohen); Văn học, khoa học và những ý nghĩa (Literature, technology and the Senses, của Steven Connor); Thân thể già hóa (The Ageing body của Elizabeth Barry)… Bài văn học tính dục (Literary Sexualities) của Heike Bauer cho rằng: trong kho tàng văn học tính dục chúng ta thấy những diễn ngôn tình yêu, những hiểu biết tính dục, khái niệm về giới, chuyển giới… Ông dẫn chứng từ tác phẩm nổi tiếng như: Woolf của Orlando (1928); phần về Crice trong tiểu thuyết Ulysses của James Joyce (1922)… Bài viết về thân thể thời trung cổ (Medieval Somatics) của tác giả Bill Burgwinkle, thân thể là dấu hiệu mà ở đó có biểu hiện cuộc đấu tranh muôn thủa giữa cảm giác và nhận thức, lí trí và khát vọng, con người và thần linh… Ở một số trường Đại học Anh Mỹ hiện nay, hướng nghiên cứu về thân thể trong văn học nghệ thuật nói chung đang trở thành một hướng nghiên cứu được chú ý nhiều. Ngay thời điểm này, khóa học mùa xuân 2019 - 2020 tại trường ĐH Kent, ở UK, đang có khóa học về Thân thể trong văn học (Reading The Body In Eighteenth Century Literature - EN633) với Giới thiệu chung: Trọng tâm của chúng tôi sẽ tập trung vào cách đọc và xây dựng thân thể trong văn học thế kỷ thứ mười tám và cách các công trình này phản ánh những mối quan tâm khác nhau về giai cấp, chủng tộc, giới tính và tình dục. Các chủ đề thảo luận sẽ bao gồm khuyết tật và dị dạng, chủng tộc, cơ thể tình cảm, trang phục và cơ thể, cơ thể như văn bản và mối quan hệ giữa cơ thể và chính trị. Trọng tâm chính của tùy chọn này sẽ là văn học [200]. 14 Còn đây là một nội dung của một khóa học vào tháng 2/2018 tại trường Đại học Edinburgh cũng ở UK: Course: Body in Literature (ENLI10110): Mục đích của khóa học này là giới thiệu một số sách có ảnh hưởng nhất mà văn học đã mô tả và khám phá thân thể con người, và khám phá những ý tưởng như bản sắc, giới tính, ham muốn, tình dục, bạo lực, sắc đẹp và sự quái dị. Thân thể con người đã được mô tả theo nhiều cách khác nhau trên một loạt các góc độ văn hóa và lịch sử. Nó đã được mô tả, một cách đa dạng, như một thực thể sinh học, vỏ bọc cho linh hồn, một địa chỉ tạo thành văn hóa, một cấu trúc tâm lý và một giới hạn vật chất. Mỗi cách tiếp cận khác nhau này mang đến một loạt các diễn ngôn về nhân chủng học, chính trị, thần học và tâm lý học để khám phá và xây dựng bản sắc và vị trí chủ thể. Thân thể ngay lập tức là một địa điểm của sáng tạo và tự thể hiện, và cũng là một đối tượng của sự thống trị và kiểm soát. Trong văn hóa đương đại, nó cũng nằm ở trung tâm của các cuộc tranh luận về chủng tộc, giới tính và tình dục [195]. Tổng hợp ở trên cho thấy, nghiên cứu thân thể hiện nay ở phương Tây liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, góc độ khác nhau. Các nhà lí luận đều cố gắng xây dựng lí luận và lĩnh vực nghiên cứu của mình với hạt nhân là thân thể, chứng minh tính quan trọng của thân thể trong đời sống, tri nhận, văn hóa, lịch sử, văn học. Có thể liệt kê một số nội dung nghiên cứu về thân thể như sau: nghiên cứu ý nghĩa của những ẩn dụ thân thể, nghiên cứu thân thể như là biểu hiện các ý nghĩa xã hội của nó; Sự biểu hiện (expression) chủ quan của thân thể, như cuốn Civelizing Process‖ (Tiến trình văn minh) của tác giả Norbert Elias; nghiên cứu sex và giới tính của thân thể, tiêu biểu là các tác giả Judith Butler, Gayatri Chakravorty Spivak, Luce Irigaray, Hèlène Cixous, Elizabeth Grosz...; Chính trị thân thể (Politics of the flesh); Y học và thân thể; Thân thể và vấn đề tự sự; Thân thể như là một hệ thống kí hiệu; Thân thể trong văn học và nghệ thuật từ chủ nghĩa cổ điển đến chủ nghĩa hiện đại; Thân thể trong văn hóa truyền thống… 1.1.2. Nghiên cứu về thân thể ở Trung Quốc Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã có những nghiên cứu về thân thể. Trong quan niệm của Nho giáo về con người, có thể nói, đến Mạnh Tử thì vấn đề mặt ―vật‖, mặt 15 thể xác mới bắt đầu được đặt ra và nghiên cứu. Mạnh Tử là người đầu tiên quan tâm đến việc làm rõ khái niệm ―thân‖, chỉ ra nguồn gốc và kết cấu của nó. Trước Mạnh Tử, mặc dù rất đề cao con người và cho rằng, con người là do trời đất sinh ra, và tồn tại của con người là tất yếu, nhưng Nho giáo không quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu sự hình thành con người mà chỉ đi sâu tìm hiểu mặt ―tâm‖, mặt tư tưởng mà không chú trọng đến mặt thể xác của họ. Mạnh Tử vượt lên bậc tiền bối ở chỗ đã làm sáng tỏ khái niệm ―thân‖ ở những mức độ nhất định. Theo ông, mỗi cá nhân con người gồm có hai phần: tâm trí và thể xác. Thể xác đó được hiểu là kết cấu sinh học của con người, gồm các bộ phận giác quan như: tai, mắt, mũi, miệng, tay, chân… nghĩa là ông chỉ hiểu thể xác ở kết cấu bên ngoài của nó. Trong con người, ông đề cao phần tâm mà coi thường phần xác. Ông coi phần tâm trí là cái đại thể, cái quý trọng, cái to lớn, còn phần vật (thể xác) là cái tiểu thể, cái khinh tiện và nhỏ nhen. Nhưng cả hai cái đó ―đều do trời ban cho mình tất cả‖ (Thử thiên chi sở sử ngã giả) [18, tr.170]. Theo ông, kẻ nào không biết chăm lo bồi dưỡng bản thân, kẻ đó là người không biết yêu quý bản thân mình, không biết suy nghĩ chín chắn… Trước Mạnh tử, Tăng tử cũng đã ý thức rất rõ điều này. Khi ông bị bệnh nặng bèn triệu tập các môn đệ lại và dạy rằng: ―Hãy dở tay ta ra xem hãy dở chân ta ra xem (đó là ta giữ toàn vẹn cái thân thể do cha mẹ ta sinh ra)‖ [19, tr.120]. Ông cho rằng, phải giữ gìn cái thân thể do cha mẹ sinh ra như thế mới là con người có hiếu. Đây chính là tư tưởng quý thân. Nhưng về cơ bản, Nho giáo vẫn cho rằng thân thể và tinh thần tách rời nhau, coi thường thân thể, phải kiềm chế thân thể, khống chế dục vọng thể xác. Tháng 7-2000, Trung Quốc xuất hiện tập san Nửa thân dưới (Hạ bán thân) với ―tuyên ngôn‖: ―Nửa thân dưới phải thanh toán Nửa thân trên như: tri thức, văn hóa, truyền thống, thi tứ, trữ tình, triết lý, suy tư, kế thừa, sứ mệnh, đại sự, kinh điển‖ (Thẩm Hào Ba); Tạp Ngư cũng có cùng quan điểm khi phát biểu: ―Viết về nửa thân dưới trước hết phải vứt bỏ sự quản chế của nửa thân trên đã tha hóa bởi tri thức, luật lệ, truyền thống, để trở về với trạng thái xung động mang tính sinh vật nguyên thủy. Viết về nửa thân dưới là một loại viết văn nhục thể phi văn hóa, một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất