Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghi...

Tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở việt nam

.PDF
230
1
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN ĐĂNG DŨNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN ĐĂNG DŨNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ DUY NGUYÊN 2. TS. NGUYỄN ĐĂNG NÚI HÀ NỘI – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm qui định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Đăng Dũng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP .......................................................................................................8 1.1. Các nghiên cứu về tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ....8 1.1.1. Nghiên cứu về bản chất và tiêu chí đo lường tự chủ của các đơn vị công lập ....... 8 1.1.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập ...... 10 1.1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ của tổ chức ............................. 13 1.2. Các nghiên cứu về kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ............................................................................................................15 1.2.1. Đo lường kết quả hoạt động thông qua kết quả tài chính và kết quả chuyên môn.............................................................................................................15 1.2.2. Đo lường kết quả hoạt động thông qua tính kinh tế, tính xã hội, tính khoa học và tính đào tạo ............................................................................................................................ 17 1.2.3. Đo lường kết quả hoạt động thông qua một số chỉ tiêu kế toán ............................ 19 1.3. Các nghiên cứu về tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của đơn vị khoa học công nghệ công lập...................................................................................21 1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................27 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP ..................................................................................................................28 2.1. Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập và tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập...................................................................................28 2.1.1. Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ..................................................... 28 2.1.2. Tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập .................................. 34 2.2. Kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ......44 iii 2.2.1. Khái niệm kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập.................................................................................................................................. 44 2.2.2. Đo lường kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập.................................................................................................................................. 46 2.3. Tác động của tự chủ tổ chức đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập...................................................................................54 2.3.1. Lý thuyết nền tảng ..................................................................................................... 54 2.3.2. Tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động ............................................................ 55 2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................58 2.5. Các nhân tố tác động đến tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập .....................................................................................................................60 2.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan ............................................................................................ 60 2.5.2. Nhóm nhân tố khách quan ........................................................................................ 62 2.6. Kinh nghiệm quốc tế về tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập và tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ............................................................................................63 2.6.1. Kinh nghiệm quốc tế.................................................................................................. 63 2.6.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ..................................................................................... 68 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................70 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ...............................................................71 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................71 3.2. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................72 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 72 Nguồn: NCS tổng hợp ......................................................................................................... 72 3.2.2. Quy trình xây dựng bảng hỏi và thang đo ............................................................... 74 3.2.3. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................................... 81 3.3. Nghiên cứu định tính sơ bộ ..............................................................................84 3.3.1. Phỏng vấn sâu............................................................................................................. 84 3.3.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu .................................................................... 85 3.3.3. Kết quả sau khi thực hiện phỏng vấn sâu ................................................................ 85 3.4. Nghiên cứu tình huống .....................................................................................89 3.4.1. Giới thiệu tóm tắt về Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam...................................... 90 iv 3.4.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 90 3.4.3. Kết quả nghiên cứu rút ra từ nghiên cứu khám phá ............................................... 91 3.5. Nghiên cứu định lượng .....................................................................................94 3.5.1. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng ....................................................................... 94 3.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu .................................................................. 94 3.6. Nghiên cứu định tính bổ sung ..........................................................................97 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................99 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .............................................................................................................100 4.1. Thực trạng tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập .....100 4.1.1. Cơ sở pháp lý triển khai chính sách tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập giai đoạn 2016 – 2020 ............................................................................... 100 4.1.2. Tình hình thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập giai đoạn 2016 – 2020 ........................................................................................................ 105 4.1.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ............................................................................................................. 116 4.2. Thực trạng kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ...................................................................................................................124 4.2.1. Tình hình kết quả chuyên môn ............................................................................... 124 4.2.2. Tình hình kết quả tài chính...................................................................................... 128 4.3. Tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ..........................................................................................133 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..................... 133 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................................ 135 4.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................................ 137 4.3.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ........ 139 4.3.5. Kiểm định One – way Anova phân tích sự khác biệt của kết quả hoạt động theo mức độ tự chủ ..................................................................................................................... 144 4.4. Kết quả nghiên cứu định tính về tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam .................145 4.4.1. Tự chủ trong quản lý điều hành và kết quả hoạt động của tổ chức..................... 145 4.4.2. Tự chủ chính sách và kết quả hoạt động của tổ chức ........................................... 146 4.4.3. Tự chủ tổ chức bộ máy và kết quả hoạt động của tổ chức................................... 147 v 4.4.4. Tự chủ tài chính và kết quả hoạt động của tổ chức .............................................. 149 4.5. Đánh giá chung về tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam ......................................150 4.5.1. Mặt đạt được............................................................................................................. 150 4.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 152 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................154 CHƯƠNG 5 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ...................................................155 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................155 5.2. Quan điểm của Nhà nước về phát triển các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng năm 2030 .........................161 5.2.1. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị khoa học công nghệ công lập......................... 161 5.2.2. Mục tiêu tự chủ các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030.................................................................................................... 164 5.3. Một số hàm ý chính sách đối với tự chủ của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam ............................................................................166 5.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ............................................................................................. 168 5.3.2. Nhóm giải pháp vi mô ............................................................................................. 171 5.4. Lộ trình thực hiện giải pháp ..........................................................................177 5.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp .............................................................178 5.5.1. Đảm bảo được nguồn tài chính duy trì các hoạt động.......................................... 178 5.5.2. Minh bạch trong tài chính, tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm ................... 178 5.5.3. Đảm bảo số lượng và chất lượng nhân lực khoa học công nghệ ........................ 178 5.6. Một số hạn chế của luận án và định hướng nghiên cứu tiếp theo ..............179 5.6.1. Hạn chế nghiên cứu ................................................................................................. 179 5.6.2. Định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 180 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ............................................................................................181 KẾT LUẬN ................................................................................................................182 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................184 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................185 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập KH&CN Khoa học và công nghệ KHCN&ĐMST Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo NCL Ngoài công lập NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước TCTC Tự chủ tài chính TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nội dung và mức độ của tự chủ tổ chức .......................................................39 Bảng 2.2. Đo lường kết quả hoạt động trong khu vực công..........................................52 Bảng 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................59 Bảng 3.1. Thời gian thực hiện nghiên cứu ....................................................................72 Bảng 3.2. Thang đo của biến tự chủ ..............................................................................77 Bảng 3.3. Thang đo các biến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp KHCN công lập ........................................................................................................79 Bảng 3.4. Kết quả thu thập mẫu điều tra .......................................................................83 Bảng 3.5. Thống kê dữ liệu theo đối tượng khảo sát.....................................................83 Bảng 3.6. Thống kế số liệu theo phân loại các đơn vị sự nghiệp KHCN công lập .......83 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ ..............................................88 Bảng 3.8. Mô hình hồi quy tuyến tính tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động ......93 Bảng 4.1. Thống kê tình hình tự chủ trong khu vực công ...........................................106 Bảng 4.2. Báo cáo tình hình tổng hợp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại một số ĐVSNKHCNCL ........................................................................................109 Bảng 4.3. Thống kê mô tả các khía cạnh của tự chủ ...................................................112 Bảng 4.4. Đánh giá về tự chủ theo các nhóm đơn vị sự nghiệp KHCN công lập .......115 Bảng 4.5. Thống kê số lượng sản phẩm khoa học công nghệ* ....................................125 Bảng 4.6. Đánh giá kết quả chuyên môn của các ĐVSNKHCNCL ...........................127 Bảng 4.7. Thống kê mô tả các khía cạnh của kết quả tài chính của các đơn vị sự nghiệp KHCN công lập ..........................................................................................129 Bảng 4.8. Đánh giá về kết quả hoạt động theo các nhóm đơn vị sự nghiệp KHCN công lập ......................................................................................................131 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ....... 134 Bảng 4.10. Ma trận xoay nhân tố của biến phụ thuộc .................................................136 Bảng 4.11: Kiểm định các thang đo bằng CFA (bảng trọng số hồi quy chuẩn hóa) ...139 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy tuyến tính ........................................................................140 Bảng 4.13: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ..................................................................142 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................................143 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Homogeneity of Variances .........................................144 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Anova .........................................................................144 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của tự chủ tổ chức đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp KHCN công lập ...................................................58 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................71 Sơ đồ 4.1. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA biến độc lập .........................138 Sơ đồ 4.2. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM sau điều chỉnh .......................141 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực trực tiếp, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế-xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những thay đổi và thành tựu của KH&CN đã tác động đến sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, tạo ra đột phá rõ rệt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống; đồng thời, cũng tác động lớn đến cách giao tiếp, trao đổi và tiếp cận thông tin, tri thức. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức khoa học công nghệ nói chung và các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ nói riêng là điều cần thiết. Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế xã hội của đất nước. Các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm, phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Những thành tựu đạt được của các đơn vị khoa học công nghệ có ý nghĩa to lớn và có giá trị thực tiễn cao. Để việc vận hành cơ cấu, bộ máy quản lý đạt hiệu quả hơn, cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, Nhà nước cũng trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện lộ trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển khoa học và công nghệ; Luật Khoa học công nghệ năm 2013... Ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (gồm cả lĩnh vực KHCN) cũng đã được ban hành. Tuy nhiên, Nghị định 16 chỉ quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ, làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực. Đến ngày 14/6/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Gần nhất là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ban hành ngày 21/06/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình chuyển đổi tư duy về quản lý kinh tế, tài chính của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ. 2 Thực hiện chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập, những năm qua, nhiều đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ đã thực hiện việc giao quyền tự chủ. Các đơn vị này đã huy động được một số lượng lớn tiền vốn của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu xã hội. Kết quả nghiên cứu của các đơn vị này đã cung cấp cơ sở khoa học, giải pháp kỹ thuật cho nhiều lĩnh vực trong đời sống. Những hoạt động dịch vụ này đã đem lại nguồn thu tương đối lớn cho các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn phát sinh trong triển khai cơ chế tự chủ. Cụ thể, tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, hàng năm không sử dụng ngân sách nhà nước để chi tiền lương nhưng lại bị hạn chế việc trích lập Quỹ thu nhập tăng thêm (không quá 3 lần Quỹ tiền lương ngạch, bậc). Vì thế, các tổ chức KH&CN công lập gặp khó khăn trong việc thu hút, giữ chân đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Một số đơn vị chưa chủ động trong vấn đề tự chủ dẫn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị chưa cao. Cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị này chưa được đổi mới đồng bộ dẫn đến chất lượng và hiệu quả cung ứng các dịch vụ sự nghiệp còn hạn chế. Một số đơn vị quản lý tài chính chưa đảm bảo theo các nguyên tắc hạch toán kinh tế đầy đủ. Quy chế chi tiêu nội bộ, phân phối thu nhập còn mang tính bình quân, chưa thật sự khuyến khích người lao động; khi mở rộng hoạt động dịch vụ còn chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng hoạt động, lạm dụng kỹ thuật để tăng thu... Muốn giải quyết những khó khăn này, các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập cần phải xác định rõ vai trò, sứ mệnh của mình; xác định các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; đánh giá chính xác kết quả hoạt động của đơn vị mình theo các tiêu chí đó; chính sách của nhà nước đặc biệt là chính sách tự chủ tác động như thế nào đến kết quả hoạt động; cần có những giải pháp gì để nâng cao kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ để đảm bảo phù hợp với chính sách của nhà nước. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP có một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: một số quy định chưa bao quát hết đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; còn bất cập về việc trích lập các quỹ đối với tổ chức khoa học và công nghệ chưa tự bảo đảm chi thường xuyên; giới hạn trần chi thu nhập tăng thêm đối với tổ chức đã tự bảo đảm chi thường xuyên; Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn chi tiết, vì vậy nhiều tổ chức đủ điều kiện nhưng chưa thể vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện tự chủ của các tổ chức khoa học công nghệ công lập còn chưa đạt được kết quả so với kỳ vọng. 3 Theo thống kê còn hạn chế của tác giả, có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về tự chủ trong tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Các nghiên cứu này được thực hiện trong các khối ngành khác nhau như: giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế, khoa học công nghệ…Các tác giả đã đi cụ thể hóa các văn bản pháp luật của Nhà nước và phân tích những đặc điểm cơ bản về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Hay nói cách khác, các nghiên cứu này đã hệ thống hóa được khung lý thuyết về tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đánh giá được việc thực hiện tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay. Một số tác giả đi nghiên cứu thực nghiệm về thực tế thực hiện một số hoạt động cụ thể của đơn vị trong bối cảnh tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp như quản lý tài chính, biên chế tuyển dụng, cơ cấu tổ chức như Trịnh Thị Hồng Lý (2008), Lê Thị Thanh Hương (2011), Vũ Thị Thanh Thủy (2012)… Qua đó, các tác giả đã phân tích những điểm hạn chế của đơn vị và đề xuất giải pháp khắc phục. Nhìn chung, việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước đây đều cho ra bức tranh tổng quát về các khía cạnh của tự chủ trong tổ chức và vai trò của tự chủ đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tác động của tự chủ tổ chức đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống bằng việc xây dựng các thang đo đánh giá về tự chủ tổ chức cũng như kết quả hoạt động của tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng của tự chủ trong tổ chức, từ thực tiễn thực hiện hoạt động của các đơn vị công lập cũng như thấy được khoảng trống trong nghiên cứu trước, NCS đã lựa chọn đề tài: “Tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác động của tự chủ trong tổ chức đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích như trên, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về tự chủ, kết quả hoạt động và tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập. 4 - Xây dựng mô hình đánh giá tác động của tự chủ trong tổ chức đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng tự chủ và kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, NCS thiết lập các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Nội dung của tự chủ và đo lường mức độ tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập như thế nào? (2) Kết quả hoạt động và đo lường kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ như thế nào? (3) Tự chủ có tác động như thế nào đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ? Mức độ tác động? (4) Thực trạng của tự chủ và kết quả hoạt động như thế nào? Kết quả, tồn tại và nguyên nhân? (5) Quan điểm, định hướng của Nhà nước về tự chủ và kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập như thế nào trong giai đoạn 2021 – 2025? (6) Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, có những đề xuất gì để hoàn thiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt nam giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng năm 2030? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của tự chủ trong tổ chức đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Trong phạm vi của luận án, NCS chỉ tập trung nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu (khoa học công nghệ) trực thuộc Bộ, nghiên cứu điển hình 24 đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập trực thuộc 6 Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài Nguyên 5 và Môi trường; Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương . Việc giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu bởi lẽ các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều, bao gồm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh và các loại hình đơn vị sự nghiệp khác như trung tâm, trường đại học... Mỗi đơn vị sự nghiệp lại chịu sự ảnh hưởng bởi đơn vị quản lý, đơn vị chủ quản cấp trên. Cơ chế quản lý khác nhau nên việc phân tích, đánh giá và so sánh sẽ thiếu sự đồng nhất. Bên cạnh đó, để thu thập được dữ liệu trên phạm vi rộng khá khó khăn. Chính vì vậy, NCS đã giới hạn phạm vi chỉ nghiên cứu các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ (không nghiên cứu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh cũng như loại hình đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập khác nhằm đảm bảo tính thống nhất về phạm vi nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. + Phạm vi thời gian: Các dữ liệu NCS thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho luận án trong khoảng thời gian từ năm 5 năm (2016 - 2020) và dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát được thực hiện vào tháng 5 năm 2020; các đề xuất giải pháp định hướng giai đoạn 2022 – 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, NCS sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp định tính và phương pháp định lượng: + Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước, các lãnh đạo, quản lý và nhân viên đang làm việc tại một số đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả dự kiến phỏng vấn các cá nhân là chuyên viên và nhân viên nhằm thăm dò đánh giá về tự chủ trong tổ chức cũng như kết quả hoạt động của tổ chức. Dựa trên những mục tiêu nghiên cứu định tính từng nhóm đối tượng, tác giả thiết lập bộ câu hỏi với những câu hỏi mở có nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu. tác giả tiến hành phỏng vấn tại nơi làm việc hoặc địa điểm thuận lợi cho đối tượng được phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 30 phút và được tác giả quan sát, ghi chép và ghi âm lại. + Phương pháp định lượng: điều tra bảng hỏi. NCS sử dụng điều tra xã hội học, xây dựng bảng hỏi có liên quan đến tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập khoa học công nghệ ở Việt Nam. Phiếu khảo sát được gửi đến 400 cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam. Các phiếu khảo sát được tác giả tiến hành gửi trực tiếp hoặc gửi qua hòm thư điện tử. Kết quả nghiên cứu định lượng được NCS xử lý bằng phần mềm SPSS. 6 5. Những đóng góp mới của đề tài - Về mặt học thuật, lý luận (1) Luận án đã làm rõ các khía cạnh của tự chủ đơn vị khoa học công nghệ công lập bao gồm tự chủ trong quản lý điều hành, tự chủ chính sách, tự chủ tổ chức bộ máy và tự chủ về tài chính. Đặc biệt, luận án đã xây dựng thang đo đo lường kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập thông qua hai khía cạnh kết quả chuyên môn và kết quả tài chính. (2) Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập. Mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở mô hình của các nghiên cứu trước đây như Verhoest và cộng sự (2004); Lorsuwannarat, T. (2014)... kết hợp với các quy định pháp lý về tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các tổ chức khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam nói riêng. (3) Thang đo của các biến được NCS điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh là các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập. Thang đo gồm 37 chỉ báo, trong đó các biến độc lập (tự chủ trong quản lý điều hành, tự chủ chính sách, tự chủ tổ chức bộ máy và tự chủ tài chính) là 23 chỉ báo và biến phụ thuộc (kết quả chuyên môn và kết quả tài chính) là 14 chỉ báo. Các thang đo được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước đây. Trong đó, các biến tự chủ có 3 chỉ báo và biến kết quả hoạt động có 6 chỉ báo được phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính. Đây chính là điểm mới của luận án. - Về mặt thực tiễn (1) Qua khảo sát 390 lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập (nghiên cứu điển hình tại 24 Viện nghiên cứu trực thuộc 6 Bộ là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương, luận án đã chứng minh được rằng tự chủ có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của tổ chức. Trong đó, tự chủ tài chính có tác động mạnh nhất, tiếp đến là tự chủ trong quản lý điều hành, tự chủ chính sách và cuối cùng là tự chủ tổ chức bộ máy. (2) Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị ở góc độ vĩ mô (đối với Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành có liên quan) và góc độ vi mô (các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập), cụ thể như: (1) Nâng cao năng lực tự chủ trong quản lý điều hành; (2) Nâng cao năng lực tự chủ chính sách; (3) Nâng cao năng lực tự chủ tổ chức bộ máy và (4) Nâng cao năng lực tự chủ tài chính. Để làm được điều này thì Nhà nước và Bộ Khoa học và Công nghệ cần 7 hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lộ trình thực hiện các giải pháp trong 2 giai đoạn: từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2026 đến 2030. 6. Kết cấu của luận án Các nội dung chính của luận án được NCS trình bày theo kết cấu 5 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập Chương 3: Phương pháp nghiên cứu về tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam Chương 4: Thực trạng tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam Chương 5: Quan điểm, giải pháp tăng cường tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ CHỦ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP 1.1. Các nghiên cứu về tự chủ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập Tự chủ có thể được định nghĩa là mức độ mà chủ thể có thể đưa ra quyết định quan trọng mà không cần sự đồng ý của chủ thể khác. Ở các cấp độ phân tích khác nhau, có thể xem xét quyền tự chủ của các cá nhân trong một tổ chức hoặc quyền tự chủ chính tổ chức đó. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về tự chủ được NCS tổng hợp theo các hướng sau: 1.1.1. Nghiên cứu về bản chất và tiêu chí đo lường tự chủ của các đơn vị công lập Quyền tự chủ thực tế của một tổ chức không chỉ đơn giản là tổng các quyền hạn được giao mà là kết quả của một quá trình thể chế hóa dần dần, qua đó tổ chức có được một bản sắc riêng biệt và một sứ mệnh tổ chức nhất quán có thể khác với nhiệm vụ ban đầu của tổ chức (Selznick, 1957). Theo Wilson (1989), một đặc điểm nữa của các tổ chức có tính tự trị cao là sự thay đổi quyền quyết định và ít ràng buộc do những người nắm giữ chức vụ chính trị áp đặt. Quá trình dần dần thể chế hóa sau khi chính thức thành lập một tổ chức công, đặc biệt là việc tạo ra tính hợp pháp bên ngoài giữa các bên liên quan, có thể được định hình một cách có chủ ý thông qua các chiến lược quản lý. Groenleer (2009) liệt kê bốn chiến lược như vậy: (1) sự khác biệt với các tổ chức khác bằng cách trau dồi tính độc đáo của năng lực tổ chức, (2) khẳng định quyền tự quyết của tổ chức đối với cấp trên chính trị, (3) sự cẩn trọng cân bằng các nhu cầu (có thể xung đột) của các đối tượng khác nhau và (4) kết nối với các tổ chức khác, với điều kiện rằng các mối quan hệ tương đối đó là hợp tác và dựa trên lợi ích chung hoặc lợi ích bổ sung. Do đó, chiến lược hợp tác của các bên liên quan có thể dẫn đến mức độ tự chủ hành chính thực tế cao hơn chứ không phải thấp hơn (Groenleer, 2009; Selznick, 1957). Molnar và Rogers (1976) mô tả quyền tự chủ là mức độ mà một tổ chức có thể tự do thực hiện quyết định liên quan đến hoạt động riêng của mình. Tự chủ có thể được định nghĩa là khả năng của các tổ chức đưa ra quyết định của riêng họ về các vấn đề nội bộ và sắp xếp. Đây là một khía cạnh quan trọng của quản lý công. Đối với các tổ chức công, mức độ tự chủ của tổ chức liên quan đến mức độ ủy quyền được trao cho bởi Chính phủ. Hay nói cách khác, tự chủ có nghĩa là năng lực của tổ chức trong việc tự quản mà không phụ thuộc vào các cơ quan khác (Lorsuwannarat, 2008). Nói chung, 9 quyền tự chủ có thể được phân loại thành bốn khía cạnh được đề xuất bởi Christensen và cộng sự (2008): tự chủ cấu trúc, tự chủ tài chính, tự chủ pháp lý và tự chủ can thiệp. Tự chủ về cấu trúc cho phép tổ chức độc lập về mặt lựa chọn cấu trúc tổ chức riêng và hệ thống quản trị có thể. Tự chủ tài chính cho phép tổ chức quyết định nội bộ làm thế nào để chi tiêu nguồn tài chính của họ, nhưng điều đó cũng có nghĩa là tổ chức cần tìm nguồn thu nhập bổ sung thay vì chỉ dựa vào tài trợ của chính phủ. Tổ chức cũng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất tài chính phát sinh. Tự chủ pháp lý cho phép cơ quan độc lập thực hiện quyết định ràng buộc pháp lý. Tự chủ can thiệp có nghĩa là cơ quan chủ yếu được trao độc lập trong điều khoản trách nhiệm và thẩm quyền của mình. Theo Turo Virtanen, (1997) đã tiến hành khảo sát 280 người là nhà quản lý công tại 17 tổ chức công ở Phần Lan khác nhau vào năm 1996 và đưa ra kết luận khi thực hiện tự chủ tài chính, các tổ chức công, đặc biệt là người đứng đầu phải có trách nhiệm giải trình với bên trong (tức là các cơ quan quản lý cấp trên) và giải trình bên ngoài (tức là giải trình với các “khách hàng” sử dụng dịch vụ công mà do tổ chức cung ứng). Tác giả cũng nhấn mạnh, với các tổ chức công thì trách nhiệm với bên ngoài có ý nghĩa to lớn hơn. Bouckaert, Peters, Verhoest và Verschuere (2002) đã chỉ ra 6 khía cạnh có liên quan đến tự chủ tổ chức bao gồm: tự chủ trong quản lý điều hành, tự chủ chính sách, tự chủ cấu trúc, tự chủ tài chính, tự chủ pháp lý và tự chủ can thiệp. Các tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 điểm, từ (5) tự mình đưa ra các quyết định, cơ quan quản lý chỉ tham gia một chút, (4) tự mình đưa ra các quyết định, đã tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý, (3) tự đưa ra các quyết định trong một khung các quy tắc và điều kiện do cơ quan quản lý đặt ra , (2) Cơ quan quản lý đưa ra quyết định, tổ chức được hỏi ý kiến và (1) cơ quan quản lý đưa ra quyết định độc lập với tổ chức. Với nghiên cứu này, các tác giả không chỉ làm rõ hơn các khía cạnh của tự chủ mà còn phân tích được mối liên hệ giữa quyền tự chủ của các tổ chức công lập và sự chỉ đạo, kiểm soát của chính quyền trung ương. Verhoest và cộng sự (2004) đã nghiên cứu một cách rõ ràng và có hệ thống về các nghiên cứu có liên quan đến tự chủ trong tổ chức. Nghiên cứu này phân loại các góc độ tiếp cận khác nhau về tự chủ từ việc hệ thống hóa các công trình trước đây theo 3 tiêu chí: (1) về mặt thuật ngữ; (2) về mặt phân tích và (3) về mặt phương pháp luận. Ngoài ra, các tác giả cũng tiến hành chứng minh tầm quan trọng của việc phân biệt và nhận ra các khía cạnh khác nhau của quyền tự chủ khi nghiên cứu ảnh hưởng của quyền tự chủ đối với hoạt động của các tổ chức công cộng thông qua việc nghiên cứu thực nghiệm quyền tự chủ tại các tổ chức công ở Flanders. 10 Caughey và cộng sự (2009) hiểu tự chủ tổ chức ở 2 nội dung là tự chủ ý chí và tự chủ hành động. Để phát triển tính tự chủ về ý chí, trước tiên tổ chức đòi hỏi phải có 'sự gắn kết hành chính' để vượt qua những trở ngại đối với hành động tập thể và tương tác với các chủ thể chính trị như một thực thể tổ chức thống nhất. Sự liên kết làm cho tổ chức xây dựng một hệ thống mục tiêu thống nhất, cho phép các thành viên của mình làm việc hướng tới cùng một mục tiêu. Quyền tự chủ hành động đề cập đến khả năng của một cơ quan quản lý để chuyển các mục tiêu này thành hành động. Quyền tự chủ hành động càng lớn khi các cơ quan quản lý cấp trên ít tham gia vào sự sắp xếp các hoạt động của tổ chức. Kleizen và cộng sự (2018) tập trung nghiên cứu tự chủ trong chính sách mà nhấn mạnh tự chủ chính sách chiến lược. Theo tác giả, tự chủ trong chính sách bao gồm tự chủ chính sách hoạt động và tự chủ chính sách chiến lược. Tự chủ chính sách chiến lược theo một cách nào đó có thể được coi là kiểu tự chủ tổ chức xa nhất và quan trọng nhất. cho phép một tổ chức xác định sứ mệnh và chức năng xã hội riêng, thay vì là người thực hiện thụ động các chiến lược được tạo ra trên cấp độ chính trị. 1.1.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập Jung, Yong – Nam (2019) nghiên cứu về Quyền tự chủ và Kiểm soát trong các Viện Nghiên cứu Khu vực Công liên quan đến Khoa học và Công nghệ: So sánh giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Mục đích của nghiên cứu này là so sánh quyền tự chủ và kiểm soát của các Viện nghiên cứu do Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ và Phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ, cơ quan kiểu mẫu của GSRI Hàn Quốc. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cần tăng cường liên kết với Bộ để đảm bảo trách nhiệm của các GSRI ở Hàn Quốc. Ngoài ra, xem xét đặc điểm của các viện nghiên cứu, nên tránh việc chính phủ bổ nhiệm giám đốc hoặc thường xuyên tái cơ cấu các GSRI. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng trong quá trình lập kế hoạch, cần mở rộng vai trò của các nhà nghiên cứu. Hơn nữa, để duy trì mức độ tự chủ và kiểm soát thích hợp, điều quan trọng là phải thừa nhận vai trò của PSRI, xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa các bộ và viện nghiên cứu, và hình thành văn hóa trách nhiệm giữa các nhà nghiên cứu và viện. Võ, M. T. H., & Löfgren, K. (2018) đã nghiên cứu tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Tác giả tập trung nghiên cứu các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Nội dung của tự chủ được tác giả đề cập ở đây gồm tự chủ tài chính và tự chủ nhân sự. Công trình của tác giả đã làm rõ được những lý luận cơ bản về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Thông qua tìm hiểu các chính sách, văn bản pháp lý của nhà nước, các báo cáo của Chính phủ, đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp công và các cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý và nhân viên đơn vị sự nghiệp công, tác giả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất