Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm the...

Tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía bắc

.PDF
294
1
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------- NGUYỄN THU TRANG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------- NGUYỄN THU TRANG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN CÔNG GIÁP 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH Hà Nội - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các Trường đại học khu vực miền núi phía Bắc” là một công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Công Giáp và PGS.TS. Nguyễn Thị Tình. Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép từ người khác. Các số liệu, kết quả trình bày trong bản thảo này là hoàn toàn trung thực. Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Bộ môn, Khoa và Nhà trường về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thu Trang ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Giáp và PGS.TS Nguyễn Thị Tình vì sự định hướng sâu sắc và đồng hành của Thầy Cô cùng tôi từ những bước đi đầu tiên cho đến khi hoàn thành luận án này. Xin được bày tỏ sự kính trọng và lời cảm ơn đến các nhà khoa học vì những gợi mở về tư duy và phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong quá trình giảng dạy các học phần tiến sĩ cũng như những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt các sinh hoạt khoa học và các buổi đánh giá luận án các cấp để tôi có thể hoàn thiện bản thảo luận án. Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học, Khoa Quản lý Giáo dục, Trung tâm Thông tin và Thư viện đã tận tâm tạo mọi điều kiện thực hiện tốt nhất trong suốt quá trình đào tạo. Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, Trường Đại học Tân Trào và Trường Đại học Hùng Vương cùng tập thể cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên và sinh viên đã cộng tác giúp tôi hoàn thành các khảo sát trong luận án này. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị em – những người bạn đồng môn của lớp Nghiên cứu sinh K34 và lớp cao học K24 đã không ngừng giúp đỡ và động viên tôi trong những năm tháng đến trường và cả những giai đoạn không thể gặp mặt vì tình cảnh dịch bệnh. Và không bao giờ thiếu, cảm ơn gia đình cùng những người thân yêu luôn dành cho tôi tất cả niềm tin và tình cảm tốt đẹp nhất để tôi có thể vững bước trên con đường học thuật nhiều gian khó. Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thu Trang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................................... xii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 12 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 12 1.1.1. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của sinh viên .................... 12 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ....... 16 1.1.3. Khái quát các kết quả nghiên cứu và xác định vấn đề luận án tiếp tục giải quyết .......................................................................................................... 22 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài.................................................................... 23 1.2.1. Năng lực ................................................................................................. 23 1.2.2. Tiếp cận năng lực ................................................................................... 26 1.2.3. Kết quả học tập ....................................................................................... 27 1.2.4. Đánh giá kết quả học tập ........................................................................ 29 1.2.5. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ............................................................................................................ 30 1.2.6. Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ...................................................................................................... 33 1.3. Một số vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực .................................................................................. 34 1.3.1 Đặc trưng cơ bản trong hoạt động học tập của sinh viên ngành sư phạm ..... 34 1.3.2 Các yêu cầu đặt ra đối với đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ........................................................................ 37 1.3.3. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận NL.... 41 iv 1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực .................................................................. 46 1.4.1. Bản chất của quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ............................................................................. 46 1.4.2. Vận dụng vòng tròn Deming (hay chu trình PDCA) trong quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ........ 47 1.4.3. Nội dung quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ....................................................................................... 51 1.4.4. Phân cấp quản lý trong quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ............................................................. 66 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực. ................................................................. 71 1.5.1. Sự thay đổi trong các quy định hiện hành về quản lý đào tạo trình độ đại học......................................................................................................... 71 1.5.2. Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông ............................................... 71 1.5.3. Năng lực lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng nhà trường ....................... 72 1.5.4. Trình độ nhận thức và nghiệp vụ của giảng viên về đánh giá kết quả học tập .............................................................................................................. 72 1.5.5. Tính chủ động, tích cực trong học tập của sinh viên .............................. 73 1.5.6. Sự phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu về ngân hàng đề thi và kết quả học tập của sinh viên ...................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 74 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC ...... 75 2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát......................................................................... 75 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 76 2.2.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 76 2.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 77 v 2.2.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 77 2.2.4. Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát ...................................................... 77 2.2.5. Bộ công cụ khảo sát................................................................................ 78 2.2.6. Cách tiến hành ........................................................................................ 81 2.3. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc ................ 82 2.3.1. Thực trạng mức độ nhận thức về đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ............................................................. 82 2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá quá trình theo tiếp cận năng lực ...... 85 2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận năng lực ............................................................................................................ 90 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ............................................................. 93 2.4. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc ........ 94 2.4.1. Thực trạng mức độ nhận thức về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực ....................................................................... 94 2.4.2. Thực trạng mức độ thực hiện quản lý đánh giá quá trình theo tiếp cận năng lực ..........................................................................................................101 2.4.3. Thực trạng mức độ thực hiện quản lý đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận năng lực .............................................................................................108 2.4.4. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý và xây dựng văn hóa chất lượng trong hệ thống quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực .....................................................................................117 2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ...........................120 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc ..................................................................................................121 vi 2.6.1. Các điểm mạnh .....................................................................................121 2.6.2. Các hạn chế...........................................................................................122 2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế ..............................................................123 2.7. Kinh nghiệm về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo giáo viên ...........................................................................................................124 2.7.1.Kinh nghiệm từ Phần Lan .....................................................................124 2.7.2. Kinh nghiệm từ Nhật Bản ....................................................................126 2.7.3. Kinh nghiệm từ Cộng hòa dân chủ Đức ...............................................127 2.7.4. Kinh nghiệm từ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội .127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................130 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC................................131 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................131 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý .........................................................131 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo .................................................131 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ....................................132 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..........................................................132 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................133 3.2. Các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ................................................................................133 3.2.1. Biện pháp 1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực ...........................................................................133 3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định của nhà trường về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực .............................................................................................138 3.2.2. Biện pháp 3. Chỉ đạo thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực linh hoạt, phù hợp với tiến trình phát triển chương trình đào tạo các ngành sư phạm .......................................................144 vii 3.2.3. Biện pháp 4. Chỉ đạo giảng viên vận dụng quy trình quản lý PDCA vào đánh giá kết quả học tập của sinh viên ...........................................................151 3.2.4. Biện pháp 5. Tổ chức thực hiện các hoạt động điều chỉnh - cải tiến sau mỗi kỳ đánh giá tổng kết học phần theo phương châm cải tiến liên tục ........155 3.2.5. Biện pháp 6. Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng của nhà trường theo tinh thần quản lý chất lượng Deming trong vận hành hệ thống quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực .......................159 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................166 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................166 3.3.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo nghiệm ..............................166 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................167 3.4. Thử nghiệm biện pháp ...................................................................................168 3.4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn biện pháp làm thử nghiệm ......168 3.4.2. Mục đích thử nghiệm ...........................................................................169 3.4.3. Nội dung thử nghiệm ............................................................................169 3.4.4. Cách thức, địa bàn và thời gian thử nghiệm .........................................169 3.4.5. Giả thuyết thử nghiệm ..........................................................................170 3.4.6. Đối tượng thử nghiệm ..........................................................................170 3.4.7. Dạng thiết kế thử nghiệm .....................................................................170 3.4.8. Quy trình thử nghiệm ...........................................................................170 3.4.9. Bộ tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ............................................171 3.4.10. Phân tích kết quả thử nghiệm .............................................................172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................176 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................177 KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................179 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích CBQL Cán bộ quản lý CĐR Chuẩn đầu ra CTĐT Chương trình đào tạo ĐG Đánh giá ĐH Đại học GV Giảng viên KQHT Kết quả học tập KTHP Kết thúc học phần NL Năng lực PDCA Vòng tròn 4 bước Lập kế hoạch (P), Thực hiện (D), Kiểm tra - giám sát (C), Điều chỉnh – cải tiến (A) PP Phương pháp QL Quản lý SP Sư phạm SV Sinh viên TB Trung bình TKHP Tổng kết học phần ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh đánh giá KQHT theo truyền thống và theo tiếp cận NL ... 32 Bảng 1.2. Nội hàm của quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL (trên cơ sở vận dụng vòng tròn Deming) ........................... 51 Bảng 2.1. Số liệu giảng viên các trường khảo sát ........................................... 76 Bảng 2.2. Số liệu SV ngành sư phạm các trường khảo sát ............................. 76 Bảng 2.3. Hướng dẫn cách cho điểm trong phiếu hỏi ý kiến.......................... 80 Bảng 2.4. Hướng dẫn nhận định về thực trạng dựa trên điểm trung bình thông qua các khoảng điểm....................................................................... 80 Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ quan trọng của mục tiêu đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ........................................................ 83 Bảng 2.6. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ quan trọng của mục tiêu đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận NL ................................. 84 Bảng 2.7. Ý kiến của GV và SV về thực trạng mức độ đáp ứng mục tiêu đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ........................................................ 85 Bảng 2.8. Ý kiến của GV và SV về mức độ chú trọng đến nội dung đánh giá trong đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ...................................... 86 Bảng 2.9. Ý kiến của GV về tần số sử dụng và mức độ thành thạo của các phương pháp đánh giá trong đánh giá quá trình theo tiếp cận NL . 86 Bảng 2.10. Ý kiến của GV và SV về tần số sử dụng và mức độ hứng thú của các hình thức đánh giá trong đánh giá quá trình theo tiếp cận NL . 87 Bảng 2.11. Ý kiến của GV về tần số sử dụng của các công cụ đánh giá trong đánh giá quá trình theo tiếp cận NL................................................ 89 Bảng 2.12. Ý kiến của GV và SV về mức độ đáp ứng các mục tiêu của đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận NL .......................................... 90 x Bảng 2.13. Ý kiến của GV và SV về mức độ chú trọng các nội dung đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận NL ................................................ 91 Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL và GV về các vai trò của QL đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL ................................................. 94 Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL đối với các nhận định về QL đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL ................................................. 96 Bảng 2.16. Ý kiến của SV về thực trạng phổ biến các văn bản ...................... 97 Bảng 2.17. Ý kiến của SV về mức độ quan trọng và mức độ khả thi của các nhóm năng lực nghề nghiệp trong thực hiện CTĐT ....................... 99 Bảng 2.18. Ý kiến của GV và SV về thực trạng lập kế hoạch đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ................................................................... 101 Bảng 2.19. Ý kiến của GV và SV về thực trạng thực hiện đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ............................................................................ 103 Bảng 2.20. Ý kiến của GV và SV về thực trạng kiểm tra – giám sát việc thực hiện đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ...................................... 105 Bảng 2.21. Ý kiến của GV và SV về thực trạng điều chỉnh - cải tiến đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ............................................................ 106 Bảng 2.22. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng lập kế hoạch đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận NL .............................................. 109 Bảng 2.27. Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận NL ................ 111 Bảng 2.28. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra - giám sát việc thực hiện đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận năng lực ....... 112 Bảng 2.29. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng điều chỉnh - cải tiến đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận NL ........................................ 114 Bảng 2.30. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đánh giá KQHT của SV theo tiếp cận NL ..... 120 xi Bảng 3.1. Ví dụ minh họa về khung năng lực dành cho sinh viên ............... 148 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 167 Bảng 3.3. Bộ tiêu chí về hiệu quả của hoạt động đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ........................................................................................... 171 xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Ý kiến của GV và CBQL về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL ............................... 82 Biểu đồ 2.2. Thực trạng quản lý đánh giá quá trình theo tiếp cận NL.......... 107 Biểu đồ 2.3. Thực trạng quản lý đánh giá tổng kết học phần theo tiếp cận NL .. 115 Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp .......................................................................... 168 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh tương quan mức độ thực hiện trước và sau tác động thử nghiệm ........................................................................... 175 Sơ đồ: Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo TCNL.... 140 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ vận dụng quy trình PDCA trong quản lý đánh giá quá trình theo tiếp cận NL ............................................................................ 152 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đối với bất cứ nền giáo dục của quốc gia nào, giáo viên cũng chiếm vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người trực tiếp giảng dạy và làm việc với người học, do đó họ là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của quá trình dạy học nói riêng và có vai trò ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hệ thống giáo dục nói chung. Từ đó cho thấy, để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục, cần phải có những tác động thích đáng vào đội ngũ giáo viên, từ khâu đào tạo đến tuyển chọn và sử dụng, đánh giá (ĐG), phát triển đội ngũ. Mặt khác, giáo dục phổ thông hiện nay đang đứng trước những yêu cầu quan trọng tiếp theo của công cuộc Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng kéo theo sự thay đổi của mỗi nhà trường. Các quá trình dạy học xuất hiện những thay đổi về tính chất cũng như mục tiêu, nội dung, phương pháp (PP), hình thức tổ chức dạy học, ĐG kết quả học tập (KQHT). Sự ra đời của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các nhà giáo trong hiện tại và tương lai. Vai trò của nhà giáo trở nên thay đổi và mang trong mình những đặc trưng của thế kỷ XXI. Điều đó đòi hỏi các trường đào tạo giáo viên phải tìm ra chiến lược để có thể đón đầu với sự đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông. Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 Khóa XI khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, PP đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và ĐG KQHT, rèn luyện nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và NL nghề nghiệp”. Điều này cho thấy, cần thiết phải có những đổi mới về chương trình đào tạo (CTĐT) giáo viên, đổi mới về cách thức quản lý đào tạo, QL đánh giá KQHT của SV và tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường, khoa đào tạo giáo viên nhằm giúp cho SV ngành SP không chỉ đáp ứng được với những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện tại mà còn có thể sẵn sàng đảm nhiệm được những vai trò mới của nhà giáo trong tương lai. 2 1.2. Tiếp cận năng lực (NL) là một cách tiếp cận được nhiều nhà khoa học và nhà quản lý quan tâm nghiên cứu, ứng dụng. Tiếp cận NL trong đào tạo giáo viên cho phép xác định một cách rõ ràng những gì một giáo viên cần đạt được khi hành nghề dạy học (thể hiện ở khung NL nghề nghiệp) và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả. Tiếp cận NL mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường/khoa sư phạm (SP), cũng như trong nghiên cứu phát triển giáo viên ở các quốc gia, khu vực, địa phương cụ thể. Trong đó, nghiên cứu về ĐG kết quả học tập (KQHT) của SV ngành SP theo tiếp cận NL là một hướng nghiên cứu quan trọng, với quan điểm đánh giá: SV ngành SP có thể làm được gì, chứ không chỉ là học được gì. Sự thay đổi quan điểm đánh giá, chuyển từ ĐG tập trung vào kiến thức mà người học đạt được sang ĐG tập trung vào năng lực mà người học hình thành, phát triển được trong quá trình đào tạo sư phạm là một đòn bẩy quan trọng cho sự đổi mới trong đào tạo giáo viên. Chính từ sự thay đổi quan điểm ĐG này dẫn đến các thay đổi về phương pháp ĐG, công cụ ĐG, từ đó giảng viên (GV) và SV cần thiết phải điều chỉnh lại phương pháp dạy và phương pháp học. Các phương pháp và công cụ ĐG - nếu được thiết kế tốt, trở thành yếu tố tạo động lực học tập cho giáo sinh, thúc đẩy mức độ đạt được NL nghề nghiệp của họ trước khi tốt nghiệp. Các kết quả ĐG sinh viên (SV) ngành sư phạm, không chỉ là những minh chứng xác đáng về năng lực thông qua các sản phẩm hoạt động được người học tạo ra mà còn là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo giáo viên. Theo đó, cần thiết phải chú trọng đến công tác quản lý (QL) đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL - như là khâu đột phá với những chiến lược, chính sách và phương pháp quản lý cụ thể hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Các tác động quản lý giúp cho các hoạt động đánh giá KQHT được diễn ra đảm bảo tính giá trị, tin cậy, công bằng, chính xác, khách quan. Đặc biệt, quản lý đánh giá KQHT của SV ngành sư phạm theo tiếp cận NL đảm bảo cho các hoạt động đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết học phần (TKHP) theo tiếp cận NL trở nên đúng hướng, bám sát vào các yêu cầu về Chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT các ngành Sư phạm, từ đó không ngừng 3 nâng cao hiệu quả của quá trình đánh giá tiến tới phòng ngừa các sản phẩm đào tạo SP không đạt Chuẩn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. 1.3. Thực tiễn quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL tại các Trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc trong những năm gần đây còn bộc lộc nhiều hạn chế bất cập. Mặc dù CBQL và GV đánh giá cao vai trò của quản lý đánh giá KQHT của SV song nhận thức của họ về mục tiêu, vai trò của từng quá trình đánh giá còn chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc. Các văn bản quy định về đánh giá kết quả học tập của SV ngành sư phạm còn chưa thực sự được cập nhật, cụ thể hóa và đổi mới cho phù hợp với các yêu cầu mới; chưa quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật ĐG mới cho GV dẫn đến các quá trình đổi mới đánh giá KQHT còn chưa thực sự tạo ra các chuyển biến rõ rệt. 1.4. Đã có một số nghiên cứu về quản lý đánh giá KQHT của SV ở các trường đại học (ĐH), cao đẳng. Các nghiên cứu đó góp phần quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp quản lý nhằm thực hiện công bằng trong đánh giá sinh viên. Tuy nhiên, các thay đổi của bối cảnh xã hội lại đặt ra cho công tác quản lý những yêu cầu mới, đó là cần thiết phải tìm kiếm các biện pháp quản lý để tác động hiệu quả hơn, sao cho quá trình đánh giá KQHT thực sự đo lường đúng và nhận xét được các mức độ đạt được NL của người học; đồng thời giúp người học, người dạy kịp thời điều chỉnh PP học tập, giảng dạy nhằm giúp người học có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khi tốt nghiệp. Trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, chưa có nhiều nghiên cứu, công bố về QL đánh giá KQHT của SV theo tiếp cận NL thể hiện các yêu cầu đặc trưng cho các ngành SP ở các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đánh giá KQHT của SV ngành sư phạm theo tiếp cận NL và thực tiễn về quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, đề tài đề xuất các biện pháp nhằm nâng 4 cao hiệu quả quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên của các trường này trong hiện tại và tương lai. 3. Khách thể nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá KQHT của SV ngành SP 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc. 4. Giả thuyết nghiên cứu Đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm và quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm tại các trường Đại học khu vực miền núi phía Bắc đã được thực hiện cơ bản đúng quy định. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý đánh giá kết quả học tập của SV ngành sư phạm theo tiếp cận NL tại các trường ĐH Khu vực miền núi phía Bắc trong những năm gần đây còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập trong nhận thức và hành động, chưa điều chỉnh kịp thời theo yêu cầu đổi mới giáo dục; thiếu cụ thể hóa các quy định của ngành và hướng dẫn thực hiện phù hợp với thực tiễn… Nếu đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, tác động vào nhận thức; cập nhật, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện dựa trên áp dụng vòng tròn Deming; đặc biệt là chỉ đạo giảng viên vận dụng quy trình PDCA vào đánh giá kết quả học tập của SV thì có thể nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại các trường này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc. 5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, thử nghiệm một trong số các biện pháp đã đề xuất. 5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu trưởng cùng với các chủ thể quản lý khác theo phân cấp quản lý để thực hiện quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả giới hạn nội dung nghiên cứu quản lý đánh giá KQHT bao gồm quản lý đánh giá quá trình và quản lý đánh giá tổng kết học phần – đối với các học phần lý thuyết hoặc các học phần lý thuyết và thực hành, không tính đến các học phần thực tập SP và khóa luận tốt nghiệp. 6.2. Phạm vi về địa bàn và khách thể khảo sát: 60 cán bộ quản lý (CBQL) và chuyên viên thuộc các Phòng/Bộ phận phụ trách công tác Quản lý đào tạo, Thanh tra, Khảo thí, Đảm bảo chất lượng; 197 giảng viên (GV) giảng dạy các CTĐT ngành SP, 292 sinh viên (SV) ngành SP của 03 trường ĐH đa ngành đa lĩnh vực có vị trí địa lý thuộc khu vực miền núi phía Bắc là Trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Tân Trào và Trường ĐH Hùng Vương. 6.3. Phạm vi thời gian khảo sát: Các dữ liệu về tình hình thực trạng của các trường được lấy trong 3 năm học trở lại đây (năm học 2018-2019, 20192020, 2020-2021) 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Để triển khai đề tài luận án, tác giả sử dụng phối hợp các tiếp cận sau, trong đó hai tiếp cận chính là tiếp cận năng lực và tiếp cận quản lý chất lượng - với công cụ là vòng tròn Deming 7.1.1. Cách tiếp cận hệ thống: Là sự cụ thể hóa của phép biện chứng duy vật, có thể áp dụng chung cho mọi lĩnh vực của nhận thức và thực tiễn. Tiếp cận hệ thống là cách thức xem xét đối tượng như một hệ toàn vẹn chịu sự tương tác giữa hệ và môi trường. Trên cơ sở tìm hiểu được cấu trúc và chức năng của hệ, đồng thời phát hiện ra tất cả các mối liên hệ qua lại giữa các thành tố với nhau ở bên trong và vạch ra được logic sinh thành, phát triển của đối tượng, có thể nắm bắt được bản chất tích hợp, tính toàn vẹn của đối tượng, tiến tới điều khiển được đối tượng. Luận 6 án sử dụng cách tiếp cận hệ thống để phân tích các khía cạnh hoạt động đánh giá KQHT của SV, bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết học phần, đồng thời xem xét hoạt động đánh giá KQHT của SV trong mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình đào tạo, từ đó phân tích tác động quản lý của Hiệu trưởng và các cấp quản lý trong trường học đối với hoạt động đánh giá KQHT của SV ngành sư phạm và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với bối cảnh nhà trường và khu vực trong phạm vi nghiên cứu. 7.1.2. Cách tiếp cận quản lý chất lượng: Đánh giá KQHT của người học được coi là một trong những khâu trọng yếu của đánh giá chất lượng đào tạo một trường học. Do đó, quản lý đánh giá KQHT, về thực chất là hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm (NL người học) của một cơ sở đào tạo. Luận án này chọn vòng tròn Deming (PDCA) – một công cụ quản lý chất lượng nhằm xây dựng khung lý luận về quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP. Theo đó, quá trình quản lý được diễn ra theo chu trình Lập kế hoạch (Plan)– Thực hiện (Do) – Kiểm tra (Check) – Cải tiến (Act) được thực hiện liên tục, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận năng lực, trong đó chú trọng thực hiện đánh giá theo quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Đây là một trong hai tiếp cận chính trong nghiên cứu luận án này nhằm xác định nội dung quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP được thực hiện phối hợp với các tiếp cận khác. 7.1.3. Cách tiếp cận thực tiễn: Cách tiếp cận này dựa trên nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật. Để nhận thức được sự phát triển của một sự vật hoặc hiện tượng, cần thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển, chỉ ra được nguồn gốc, động lực bên trong và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng gắn với bối cảnh cụ thể. Luận án sử dụng cách tiếp cận này để phân tích định lượng, định tính các tác động quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT của SV, xác định xu hướng tác động và mức độ tác động để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý mới nhằm cải tiến hoạt động đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL, phù hợp với thực tiễn và đặc thù về kinh tế - xã hội của địa bàn được lựa chọn nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất