Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ quan hệ ấn độ indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018...

Tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ ấn độ indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018

.PDF
212
1
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHÙNG GIA BÁCH QUAN HÖ ÊN §é - INDONESIA Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2018 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHÙNG GIA BÁCH QUAN HÖ ÊN §é - INDONESIA Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2018 Chuyên ngành : Lịch sử thế giới Mã số : 92.29.011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VĂN NGỌC THÀNH TS. VÕ XUÂN VINH Hà Nội, năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các kết quả rút ra từ công trình nghiên cứu chưa từng được công bố. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Tác giả Phùng Gia Bách ii LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, tôi đã hoàn thành luận án. Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Văn Ngọc Thành, giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và TS.Võ Xuân Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, Lãnh đạo Khoa BDNG&CBQL cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành công trình luận án. Trong quá trình hoàn thành công trình luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận án tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Phùng Gia Bách iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4 4. Các nguồn tài liệu............................................................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5 6. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án ........................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước................................................................ 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 13 1.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án ............................................... 23 Chương 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005 ..... 26 2.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia .................................. 26 2.1.1. Nhân tố địa chiến lược, văn hóa và lịch sử ....................................................... 26 2.1.2. Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn .................................................. 30 2.1.3. Vị trí của Ấn Độ và Indonesia trong chính sách đối ngoại của mỗi nước ....... 37 2.1.4. Nhân tố cá nhân lãnh đạo .................................................................................. 44 2.2. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao ................................ 47 2.2.1. Chuyển biến tích cực trong quan hệ song phương (1991 - 2001).................... 47 2.2.2. Bước chuyển hướng đến Đối tác chiến lược (2001 - 2005) ............................. 50 iv 2.3. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng ................................ 53 2.3.1. Hợp tác song phương trong giải quyết một số vấn đề an ninh......................... 53 2.3.2. Hợp tác quốc phòng........................................................................................... 55 2.4. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư ................................... 57 2.4.1. Quan hệ thương mại .......................................................................................... 57 2.4.2. Đầu tư hai chiều ................................................................................................. 65 2.5. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục ..................... 69 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 73 Chương 3: BƯỚC TIẾN TRIỂN MỚI TRONG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2018 .......................................................................... 74 3.1. Các nhân tố mới tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia những năm đầu thế kỷ XXI. .............................................................................................................. 74 3.1.1. Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn .................................................. 74 3.1.2. Nhân tố nội tại.................................................................................................... 79 3.1.3. Nhân tố cá nhân lãnh đạo .................................................................................. 83 3.2. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao ................................ 87 3.2.1. Tuyên bố Đối tác chiến lược (tháng 12 - 2005) - bước ngoặt quan trọng cho thời kỳ phát triển toàn diện quan hệ Ấn Độ - Indonesia............................................. 87 3.2.2. Hoạt động ngoại giao......................................................................................... 91 3.3. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng ............................... 95 3.3.1. Hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh .............................................................. 95 3.3.2. Hợp tác quốc phòng........................................................................................... 96 3.4. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư ................................. 100 3.4.1. Quan hệ thương mại ........................................................................................100 3.4.2. Đầu tư hai chiều ...............................................................................................106 3.5. Quan hệ hai nước trong văn hoá, khoa học và giáo dục ............................. 109 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 115 v Chương 4: KẾT QUẢ, ĐẶC TRƯNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ INDONESIA (1991 - 2018) ................................................................................. 116 4.1. Kết quả trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018)............................ 116 4.1.1. Những kết quả chủ yếu ....................................................................................116 4.1.2. Một số hạn chế của quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 - 2018 ........123 4.2. Đặc trưng của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018) ........................... 125 4.3. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018) đối với mỗi nước 133 4.3.1. Đối với Ấn Độ .................................................................................................133 4.3.2. Đối với Indonesia.............................................................................................137 4.4. Tác động đối với khu vực và Việt Nam ..................................................... 141 4.4.1. Đối với khu vực ...............................................................................................141 4.4.2. Đối với Việt Nam ............................................................................................147 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................ 153 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 158 PHỤ LỤC............................................................................................................ 170 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt ADMM+ AEP Tiếng Anh/tiếng Indonesia ASEAN Defence Tiếng Việt Ministers’ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Meeting Plus các nước ASEAN mở rộng Act East Policy Chính sách Hành động phía Đông AIFTA ASEAN – India Free Trade Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ Agreement AIIB Asian Infrastructure Investment Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Bank châu Á Andaman and Nicobar Command Sở chỉ huy Andaman và Nicobar Asosiasi Pengusaha Indonesia Hội Doanh nghiệp Indonesia ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN ASEM Asia – Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á – Âu ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông ANC APINDO Nations Nam Á Business to Business Giao lưu doanh nghiệp BHEL Bharat Heavy Electricals Công ty điện tử Bharat BIP Bilateral Investment Pact Hiệp định đầu tư song phương BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ B2B BKPM Badan Modal Koordinasi Penanaman Ủy ban Đầu tư Indonesia BNN Badan Narkotika Nasional Uỷ ban phòng chống ma tuý Indonesia BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai và Con đường BRICS CCA Brazil, Russia, India, China, South Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Africa Quốc, Nam Phi Controller Authorities of Certifying Cơ quan quản lý thích ứng với biến đổi khí hậu vii Viết tắt Tiếng Anh/tiếng Indonesia Tiếng Việt CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành CEP Cultural Exchange Programme Chương trình trao đổi văn hóa CECA Economic Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn Comprehensive Cooperation Agreement diện CII Confederation of Indian Industry Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ CIL Coal India Limited Công ty than Ấn Độ CPO Crude Palm Oil Dầu cọ thô CORPAT India – Indonesia Coordinated Tuần tra chung thường niên Ấn Patrol Độ - Indonesia DAE Department of Atomic Energy Ủy ban Năng lượng hạt nhân DCA Defense Cooperation Agreement Hiệp ước Hợp tác quốc phòng DIPP Department DPR for Promotion of Cục chính sách và xúc tiến công Industry and Internal Trade nghiệp Ấn Độ People’s Representative Council Hội đồng Đại diện Nhân dân Indonesia DRDO DRR Defense Research and Tổ chức Nghiên cứu và Phát Development Organization triển quốc phòng Disaster Risk Reduction Chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai DTAA Double Taxation Avoidance Hiệp định tránh đánh thuế hai Agreement lần EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á EPG Eminent Persons Group Nhóm chuyên gia FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEALAC Forum of East Asia – Latin Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ America Cooperation FICCI Federation of Indian Chambers of Liên đoàn các Phòng Công Commerce and Industry FTAAP La tinh nghiệp và Thương mại Ấn Độ Free Trade Asia of the Asia – Khu vực Thương mại tự do châu Pacific Á – Thái Bình Dương viii Viết tắt Tiếng Anh/tiếng Indonesia Tiếng Việt FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa G-20 Group of Twenty Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G2G Government to Government Hình thức chính phủ với chính phủ GW ICCR Đơn vị đo năng lượng Gigawatt Indian Council for Cultural Hội đồng Quan hệ văn hoá Ấn Relations II-EPG Độ India Indonesia Eminent Persons Nhóm chuyên gia Ấn Độ Group Indonesia ILO International Labor Organization Tổ chức Lao động quốc tế IMET International Military Education Chương trình Huấn luyện và and Training Đào tạo Quân sự quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế INS Indian Naval Ship Tàu hải quân Ấn Độ IOK Indian Occupied Kashmir Khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát IORA Indian Ocean Rim Association Hiệp hội các quốc gia vành đai Ấn Độ Dương IRCON Indian Railway Construction Công ty xây dựng đường sắt Ấn Độ Limited ISRO ITEC JDCC Indian Space Research Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Organization Độ Indian Technical and Economic Chương trình Hợp tác Kinh tế Cooperation và Kỹ thuật Ấn Độ Joint Defense Cooperation Ủy ban Hợp tác quốc phòng Committee ix Viết tắt Tiếng Anh/tiếng Indonesia Tiếng Việt JNICC Jawaharlal Nehru Indian Cultural Trung tâm Văn hoá Ấn Độ Centre Jawaharlal Nehru JSG Joint Study Group Nhóm chuyên gia JWG Joint Working Group Nhóm công tác chung KADIN Indonesian Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công and Industry LAPAN Lembaga nghiệp Indonesia Penerbangan dan Cơ quan hàng không và vũ trụ Antariksa Nasional Indonesia LEP Look East Policy Chính sách Hướng Đông LPG Liquified Petroleum Gas Khí đốt hóa lỏng Cuộc tập trận đa phương của MILAN hải quân Ấn Độ MLAT Mutual Legal Assistance Treaty Hiệp ước Tương trợ pháp lý MOU Memorandum of Understanding Biên bản ghi nhớ MSR Maritime Silk Road Con đường tơ lụa trên biển MW Megawatt Đơn vị đo năng lượng NAM Non – Aligned Movement Phong trào Không liên kết NCB Narcotics Control Bureau Cục phòng chống ma tuý Ấn Độ National Institute of Criminology Viện quốc gia về tội phạm học and Forensic Science và khoa học hình sự Ấn Độ National Institute of Disaster Viện quốc gia về quản lý thiên Management tai Ấn Độ New Strategic Partnership Đối tác chiến lược mới NICFS NIDM NSP Nxb Nhà xuất bản ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức OIC Organization of Islamic Tổ chức Hợp tác Hồi giáo Cooperation P2P People to People Giao lưu nhân dân x Viết tắt QUAD Tiếng Anh/tiếng Indonesia Quadrilateral Security Dialogue Tiếng Việt Nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia RCEP RMSI Rs SAARC SAGAR Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác kinh tế toàn Economic Partnership diện khu vực Regional Maritime Security Sáng kiến An ninh Hàng hải khu Initiative vực Rupee Đồng Rupee Ấn Độ South Asian Association for Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Regional Cooperation Á Security and Growth for All in the An ninh và tăng trưởng cho tất Region cả trong khu vực SAREX Search and Rescure Operations Hoạt động tìm kiếm cứu nạn TAC Treaty of Amity and Cooperation Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác in Southeast Asia ở Đông Nam Á TPCL Tata Power Ltd Công ty Năng lượng Tata UAE United Arab Emirates Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UNCLOS United Nations Convention on the Công ước của Liên hợp quốc về Law of the Sea Luật Biển USD United States Dollar Đồng Đô la Mỹ WPG World Peace Gong Biểu tượng hòa bình xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kim ngạch thương mại của Ấn Độ với Indonesia (1991 - 2005) ............ 58 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng thương mại của Ấn Độ với Indonesia (1997 - 2005) .... 59 Bảng 2.3. Tỷ trọng thương mại của Ấn Độ với Indonesia (1996 - 2005) ................ 60 Bảng 2.4. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia (1996 - 2005) .... 61 Bảng 2.5. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ (1996 - 2005) .... 63 Bảng 2.6. Số dự án FDI của Ấn Độ được phê duyệt đầu tư vào Indonesia giai đoạn 1991 - 2005 .......................................................................................... 67 Bảng 2.7. Số dự án của Ấn Độ được phê duyệt theo vùng địa lý Indonesia từ tháng 1 - 1997 đến tháng 5 - 2008 .................................................................. 68 Bảng 3.1. Số lượng các thỏa thuận song phương Ấn Độ - Indonesia trong lĩnh vực quốc phòng giai đoạn 2006 - 2018 ........................................................ 98 Bảng 3.2. Số lượng các cuộc tập trận song phương giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn 2005 - 2018 .................................................................................. 99 Bảng 3.3. Kim ngạch thương mại của Ấn Độ với Indonesia giai đoạn 2005 - 2018 .....102 Bảng 4.1. Đánh giá mức độ quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia ........... 130 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Trật tự hai cực Yalta tan rã, thế giới đã vận động và biến đổi mạnh mẽ với sự quá độ từ Trật tự cũ sang Trật tự mới. Những biến cố trong gần ba thập kỷ qua đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về trật tự thế giới và cấu trúc quan hệ quốc tế cũng như khu vực. Ở đó, theo những góc độ riêng, quan hệ giữa các nước trên thế giới đã có những thay đổi trong chiến lược và chính sách của mình theo chiều hướng cân bằng, ổn định lâu dài. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia kể từ năm 1991 đến năm 2018 cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc nghiên cứu quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia với những thay đổi mang tính bước ngoặt trong giai đoạn này là cần thiết, góp phần làm rõ thêm những tác động của nó tới các chủ thể liên quan cũng như tác động tới khu vực và châu lục. Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã thực hiện chương trình cải cách sâu rộng trên các lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình, đề ra Chính sách “Hướng Đông”(LEP)/“Hành động phía Đông”(AEP) và thúc đẩy một vai trò tích cực hơn tại khu vực Đông Nam Á. Việc Ấn Độ xích lại gần các nước ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của New Delhi mà còn nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng của các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga … vốn đang tỏa rộng trong khu vực Đông Nam Á và gây ra các mối quan ngại về chiến lược an ninh. Indonesia là một trong những quốc gia láng giềng biển có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Đây là quốc gia có vị trí địa – chính trị quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, là nơi mà các tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đi qua, đặc biệt là các hải cảng có vị trí chiến lược như Malacca, Lombok, Sunda, Makassar. Bên cạnh đó, Indonesia là quốc gia lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các giá trị dân chủ, môi trường hoà bình, ổn định cũng như sự tôn trọng lẫn nhau giữa các 2 nước trong khu vực. Tất cả những điều đó khiến Indonesia luôn có một vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của New Dehli, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang không ngừng mở rộng tham vọng bành trướng ở khu vực thông qua một loạt các chiến lược lớn như Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), xây dựng Cộng đồng vận mệnh chung ở khu vực, thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – ASEAN…. Quan hệ Ấn Độ - Indonesia đã có lịch sử 70 năm hình thành và phát triển. Khoảng cách địa lý gần gũi, sự tương đồng về văn hoá, tinh thần đấu tranh vì dân chủ và sự đoàn kết Á – Phi là những trụ cột chính trong mối quan hệ Ấn Độ Indonesia. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động, quan hệ Ấn Độ Indonesia đã có nhiều thay đổi. Trên cơ sở điều chỉnh chính sách đối ngoại, cả hai nước đã thúc đẩy tư duy chiến lược mới, tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2005. Những kết quả mà hai nước đạt được trong giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh đến nay đã tác động và làm thay đổi cục diện tại khu vực Đông Nam Á. Trước những yêu sách và hành động bành trướng của Trung Quốc ở khu vực, Indonesia cũng như các nước ASEAN đang tìm kiếm những nhân tố đối trọng để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc. Những động thái hợp tác mạnh mẽ với Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 là chỉ dấu cho thấy Ấn Độ đã đặt mình vào tư cách của một đối tác an ninh mới trong khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, những thay đổi trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia và kết quả đạt được sau đó là hệ quả của những biến chuyển của tình hình thế giới cũng như khu vực, đồng thời những bước tiến trong quan hệ song phương này có thể lý giải được những thay đổi, tác động của cục diện khu vực trong tương lai. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu về Ấn Độ và Indonesia nói chung, quan hệ hợp tác giữa hai nước giai đoạn 1991 – 2018 nói riêng, đặc biệt là kết quả hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao sẽ góp phần bổ sung, lý giải được nhiều vấn đề học thuật quan trọng, cũng như hiểu được bản chất của mối quan hệ này thông qua các vấn đề nghiên cứu cụ thể. Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu ở khu vực và là tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc. Đây cũng là những đối tác quan trọng chủ chốt trong Chính sách “Hướng Đông”/“Hành động phía Đông” của Ấn Độ giai đoạn kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Do đó việc 3 Ấn Độ triển khai chính sách đối ngoại của mình với Indonesia có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam, là kênh tham vấn quan trọng và hiệu quả cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách đối ngoại cũng như xác định đường lối chiến lược cho đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Bên cạnh đó, chính sách của Indonesia đối với Ấn Độ giai đoạn hiện nay cũng là hàm ý quan trọng cho Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển mối quan hệ song phương với Ấn Độ nói riêng, các nước lớn nói chung. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu những thành tựu, kết quả tích cực của quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 là việc làm cần thiết, giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tham khảo để đề ra được những quyết sách đúng đắn, phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Với những nhận thức về mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thêm những khoảng trống về vấn đề nghiên cứu này ở Việt Nam, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung làm rõ sự vận động, chuyển biến của mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn từ 1991 đến 2018. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 - 2018. - Thứ hai, làm rõ quan hệ Ấn Độ - Indonesia trên một số lĩnh vực chủ yếu: chính trị - ngoại giao; an ninh - quốc phòng; quan hệ thương mại, đầu tư; văn hóa, khoa học và giáo dục qua hai giai đoạn 1991 – 2005 và 2005 – 2018. - Thứ ba, đánh giá kết quả, từ đó rút ra đặc trưng của quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn 1991 - 2018 cũng như đánh giá tác động của mối quan hệ này tới Ấn Độ, Indonesia, khu vực và Việt Nam. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Indonesia, đồng thời đề cập đến một số quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận án từ năm 1991 đến năm 2018. Mốc mở đầu là năm 1991, thời điểm Trật tự hai cực Yalta tan rã. Đây cũng là mốc đánh dấu những bước chuyển quan trọng đối với Ấn Độ, từ bước ngoặt về kinh tế, chính sách an ninh, đối ngoại đến sự thay đổi nhận thức về tình hình thế giới. Những biến động này có tác động to lớn tới quan hệ Ấn Độ - Indonesia. Năm 2005 là thời điểm hai bên tuyên bố nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược. Đây là mốc quan trọng, đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia cũng như đối với sự phát triển của mỗi nước. Đây cũng là mốc để tổng kết, đánh giá và nhìn nhận lại sự phát triển của mối quan hệ này kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đưa ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn năm 2005 làm mốc phân kỳ giai đoạn trong quá trình phát triển của quan hệ Ấn Độ - Indonesia. Năm 2018, trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Indonesia, hai bên chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia cũng như đối với sự phát triển của mỗi nước. Với những lý do trên, chúng tôi giới hạn mốc kết thúc của đề tài là năm 2018. Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu cơ sở và những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia, tiến trình quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1991 2018 trên các lĩnh vực chủ yếu: chính trị - ngoại giao; an ninh - quốc phòng; quan hệ thương mại, đầu tư; văn hoá, khoa học và giáo dục. 5 4. Các nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau: - Các tư liệu gốc bao gồm văn kiện chính thức của Chính phủ Ấn Độ và Indonesia; Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2018 do Chính phủ Ấn Độ công bố; các phát biểu của lãnh đạo cấp cao hai nước, các Tuyên bố chung, hiệp định về chính trị - ngoại giao, thương mại, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục, công nghệ…, các Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên; số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Bộ Công thương Ấn Độ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Bộ Công nghiệp Indonesia, Bộ Tài chính Indonesia…. Các tư liệu này bao gồm văn kiện gốc được công bố trên trang web chính thức của các bộ, ban ngành Ấn Độ và Indonesia, của một số tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, IORA, NAM….. Các số liệu về thương mại, đầu tư, quốc phòng… được cập nhật liên tục theo thời gian và được xác nhận bởi các cơ quan chức năng của hai nước. - Các ấn phẩm chuyên khảo, bài viết tạp chí, bài nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Indonesia đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các báo cáo tham luận được trình bày tại các hội thảo được công bố trong những năm gần đây. - Các luận án tiến sĩ có liên quan đến một số nội dung trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia, thông tin tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam. - Các tài liệu được công bố trên một số website trong và ngoài nước. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nền tảng để chúng tôi xử lý các nguồn tài liệu nhằm phân tích, đánh giá các sự kiện, các vấn đề nghiên cứu chủ yếu trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018” là đề tài nghiên cứu lịch sử vì thế phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận án chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử, 6 phương pháp logic. Thông qua phương pháp lịch sử, quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 sẽ được phân kỳ, phân tích và giải thích ở nhiều nội dung khác nhau. Với phương pháp logic, trên cơ sở các nguồn tư liệu có được, luận án sẽ nghiên cứu, phân tích tiến trình quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 trong mối liên hệ và sự vận động của các yếu tố khu vực, châu lục tác động tới mối quan hệ này. Đồng thời, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích…. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp và lý thuyết trong nghiên cứu quan hệ quốc tế như phương pháp nghiên cứu chính sách, lý thuyết tiếp cận (hệ thống, quốc gia, cá nhân) nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về mặt khoa học - Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống, toàn diện về quan hệ giữa hai quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua tìm hiểu tiến trình vận động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia, luận án có những nhận thức về sự thay đổi trong mục tiêu, động lực của mối quan hệ này so với giai đoạn Chiến tranh Lạnh cũng như tính khác biệt với cặp quan hệ khác. - Thứ hai, luận án rút ra những tác động của mối quan hệ này với hai nước và khu vực, trong đó có Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn - Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, luận án cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao và hoạch định chính sách, nhất là trong quan hệ với Ấn Độ và Indonesia. - Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nước liên quan đến quan hệ quốc tế. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án gồm 4 chương: 7 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương này nhìn lại tình hình nghiên cứu về đề tài, từ đó làm rõ những kết quả khoa học mà tác giả sẽ kế thừa và những vấn đề cần bổ sung. Chương 2: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 1991 đến năm 2005. Chương này làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2005, phân tích những kết quả đạt được trong quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực khác nhau. Chương 3: Bước tiến triển mới của quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 2005 đến năm 2018. Chương này phân tích các nhân tố mới tác động, cũng như những tiến triển trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ 2005 đến 2018. Chương 4: Kết quả, đặc điểm và tác động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 – 2018) đối với mỗi nước, khu vực và Việt Nam. Chương này tổng kết những kết quả đạt được, hạn chế và đưa ra nhận xét về đặc điểm trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia; phân tích tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước, khu vực và Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất