Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (luận án tiến sĩ) quá trình thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở một số tỉnh ...

Tài liệu (luận án tiến sĩ) quá trình thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở một số tỉnh miền núi đông bắc việt nam từ năm 1996 đến năm 2010

.PDF
195
89
131

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU THỦY Qu¸ tr×nh thùc hiÖn chÝnh s¸ch d©n téc cña §¶ng ë mét sè tØnh miÒn nói §«ng B¾c ViÖt Nam tõ n¨m 1996 ®Õn n¨m 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2014 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU THỦY Qu¸ tr×nh thùc hiÖn chÝnh s¸ch d©n téc cña §¶ng ë mét sè tØnh miÒn nói §«ng B¾c ViÖt Nam tõ n¨m 1996 ®Õn n¨m 2010 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 56 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN BÌNH BAN 2. TS NGUYỄN DANH TIÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi trên cơ sở sưu tầm, đọc và phân tích các tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo, các tư liệu, số liệu thống kê sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nghiên cứu sinh Hoàng Thu Thủy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9 Chương 1: QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000) 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách dân tộc của Đảng đối với vùng miền núi Đông Bắc Việt Nam 1.2. Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc 22 22 43 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010) 2.1. Chính sách dân tộc của Đảng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng miền núi Đông Bắc 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc 66 66 80 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở VÙNG ĐÔNG BẮC 3.1. Một số nhận xét 3.2. Một số kinh nghiệm 117 117 137 KẾT LUẬN 153 VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 169 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đa tộc người, với 54 thành phần dân tộc, trong đó miền núi - vùng dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm hơn 3/4 lãnh thổ, có hơn 1/3 số dân với hơn 23 triệu người. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, các dân tộc thiểu số đã gắn bó, đoàn kết, hòa nhập cùng dân tộc Kinh thành một kết cấu thống nhất về mặt lãnh thổ, về mặt thể chế - hành chính, về mặt ý thức hệ quốc gia - dân tộc, trong sự đa dạng về văn hóa tộc người. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc hoạch định đường lối, chủ trương và chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt chính sách dân tộc. Nhờ vậy, trong các giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tạo nên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Không chỉ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo ra những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua hơn 25 năm đổi mới đất nước, kinh tế - xã hội ở những địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống đã phát triển tương đối nhanh. Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” [22, tr.127]. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và 2 tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Vùng Đông Bắc Việt Nam là một khu vực lịch sử - dân tộc học; gồm cả hệ sinh thái rẻo cao, rẻo giữa và rẻo thấp; có nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng; giàu bản sắc văn hoá, trong đó đóng vai trò chủ thể vùng là nhóm cư dân Tày Nùng. Thổ nhưỡng phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp: rừng làm nguyên liệu cho công nghiệp, là tấm lá chắn bảo vệ, che chở và nuôi dưỡng cho môi trường bền vững. Thảm thực vật đa dạng phục vụ cho nghiên cứu và an ninh sinh kế tộc người. Sông ngòi và tài nguyên nước phục vụ cho thuỷ điện; khoáng sản phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp v.v... Do vậy, việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Tuy nhiên, những tiềm năng ấy chưa được khai thác hiệu quả, thiếu tính bền vững. Bên cạnh đó, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng được đẩy tới thì các dân tộc thiểu số sống ở khu vực này càng bị thua thiệt về cơ hội phát triển, họ ít có khả năng tham gia vào quá trình đó. Vùng Đông Bắc là địa bàn cư trú của hàng chục dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…). Phần lớn các dân tộc thiểu số ở đây lại có quan hệ đồng tộc về mặt lịch sử và văn hoá với các tộc người của quốc gia láng giềng. Chính vì vậy, các dân tộc trong vùng và các dân tộc bên kia biên giới bên cạnh sự “sơn thuỷ tương liên” còn có mối quan hệ “văn hoá tương đồng” [119, tr.9], thậm chí cả quan hệ huyết thống. Các quan hệ đồng tộc xuyên biên giới (hôn nhân xuyên biên giới, thăm thân xuyên biên giới, di chuyển lao động xuyên biên giới...) rất phổ biến. Thậm chí, các học giả phương Tây gọi hiện tượng này là chủ nghĩa bản địa xuyên quốc gia. Đông Bắc còn là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, chính trị, quốc phòng và quan hệ lân bang - khi vùng Đông Bắc có đường biên giới dài hàng nghìn ki-lô-mét giáp với Trung Quốc cả trên đất liền, trên biển, trên không và dưới lòng đất. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, dân tộc biên giới là cơ sở đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng chính sách quản lý và phát triển đối với vùng biên giới, đa tộc người trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với 3 Trung Quốc bên cạnh xu hướng tích cực (như: thúc đẩy giao thương kinh tế, giao lưu văn hoá, tăng cường đối ngoại nhân dân, hình thành các khu kinh tế cửa khẩu...) thì cũng nảy sinh hàng loạt vấn đề an ninh phi truyền thống phức tạp như: di dân xuyên biên giới, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu hàng hoá, ứng phó với hiểm họa dịch bệnh lây lan nhanh (người, động vật, thực vật), thảm họa thủy điện và tranh chấp nguồn nước, các tổ chức ngoài nhà nước hoạt động xuyên biên giới... Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam. Nhờ vậy, đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi có sự thay đổi. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng và chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Các tỉnh miền núi Đông Bắc vẫn là vùng chậm phát triển; trình độ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội còn một khoảng cách lớn so với các khu vực khác trong cả nước. Sau một quá trình thực hiện thành công các chương trình, dự án giảm nghèo cho vùng miền núi và dân tộc thiểu số nói chung, đã đến lúc Đảng, Nhà nước phải có một hệ thống chính sách mới phù hợp với xu thế và trình độ phát triển khi Việt Nam đã bước vào ngưỡng của nước thu nhập trung bình thấp. Mặt khác, thực tiễn đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết như: vấn đề quan hệ dân tộc - quốc gia, dân tộc - tộc người, di dân tự do, vấn đề đói nghèo, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tộc người… đòi hỏi chính sách dân tộc phải được xây dựng và vận hành nhằm mang lại quyền bình đẳng thực sự cho các dân tộc. Muốn xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc, cần có một nghiên cứu quy mô và toàn diện về vùng dân tộc thiểu số nói chung cũng như ở vùng miền núi Đông Bắc nói riêng. Qua đó, tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng; đồng thời, nhận diện những ưu điểm, hạn chế và đúc kết kinh nghiệm nhằm hoàn thiện chính sách dân tộc nói chung cũng như các chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện chính sách dân tộc ở khu vực các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta nói riêng. 4 Do đó, việc thực hiện đề tài “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010” là vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích - Làm sáng tỏ nhận thức khoa học về chính sách dân tộc của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010. - Tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu về tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010 - gợi ý cho tổng kết thực tiễn - lý luận 30 năm đổi mới. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Phân tích các công trình nghiên cứu trước đây để xác định những cơ sở phương pháp luận cần vận dụng trong thực hiện luận án, những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần phải bổ khuyết. - Khái quát những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình dân tộc và dân cư ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với ý nghĩa tạo nên đặc tính vùng. - Nghiên cứu, hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc ở vùng miền núi Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010 nhằm góp phần làm rõ sự phát triển về nhận thức và sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở địa bàn này. - Phân tích quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam trong những năm 1996 - 2010. - Đánh giá thành tựu và hạn chế của Đảng trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc tại một số tỉnh vùng Đông Bắc nước ta từ năm 1996 đến năm 2010. 5 - Đúc kết một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các quan điểm, chủ trương, định hướng hợp thành chính sách dân tộc (theo nghĩa rộng) của Đảng; sự thể chế hóa về mặt nhà nước ở cấp vĩ mô, cấp vùng và cấp địa phương; các biện pháp thực thi chính sách dân tộc ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2010 đây là lúc mà Việt Nam chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập sâu hơn với khu vực và trên thế giới. Năm 2010 là mốc thời gian các Đảng bộ tỉnh Đông Bắc kết thúc nhiệm kỳ của đảng bộ địa phương 2005 - 2010, có sự đánh giá tổng kết thực hiện chính sách dân tộc của 5 năm và 10 năm trước đó. - Về không gian - địa bàn: Vùng Đông Bắc được hiểu theo nhiều góc tiếp cận khác nhau [Phụ lục 17], có thể là vùng văn hóa - lịch sử, vùng địa lý - sinh thái, vùng tộc người, vùng thể chế. Trong phạm vi luận án này, vùng Đông Bắc được xác định là không gian địa lý - tộc người, lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm nhìn để xác định tọa độ cho phương vị "đông bắc", lấy phạm vi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang làm không gian chung cho nghiên cứu cảnh quan cấp vùng, chọn các tỉnh biên giới Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh làm địa bàn khảo sát thực địa chủ yếu của luận án. - Về nội dung: + Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn ở năm nhóm chính sách chủ yếu: chính sách kinh tế (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế); chính sách chăm lo phát triển trí lực và thể lực (giáo dục - đào tạo, y tế, nâng cao đời sống vật chất); chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các 6 dân tộc; chính sách cán bộ dân tộc thiểu số; Xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. + Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng gồm cả cấp trung ương, địa phương (tỉnh, huyện, xã), cộng đồng (làng/bản), hộ gia đình và cá nhân; cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân; luận án chỉ tập trung vào khâu trọng tâm là sự thể chế hóa về mặt nhà nước; các biện pháp lớn trong triển khai các chương trình, dự án trọng điểm; các phong trào và mô hình điển hình kết hợp giữa ý đảng với lòng dân. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và chính sách dân tộc. Đặc biệt, luận án bám sát đến các quan điểm biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể để triển khai các ý tưởng nghiên cứu. 4.2. Nguồn tư liệu - Tư liệu sơ cấp: Các số liệu, thông tin do tác giả thu thập thông qua các phương pháp điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học tại một số tỉnh miền núi Đông Bắc. - Tư liệu thứ cấp: Những số liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo đã công bố của các nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kể cả các luận văn, luận án. - Tư liệu cấp ba: Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương từ khoá VIII đến khoá XI; các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành; các báo cáo tổng kết của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, các tác phẩm kinh điển liên quan đến luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử và phương pháp logíc là hai phương pháp chính được vận dụng, kết hợp để nghiên cứu tổng thể luận án cũng như triển khai các 7 nội dung cụ thể ở từng chương, tiết. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, tài liệu cấp ba; phương pháp tổng hợp... 5. Đóng góp mới của luận án - Về mặt tư liệu: Hệ thống hóa, phát hiện và giải mã một số tư liệu mới về dân tộc và quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam. - Về mặt nhận thức: + Phân tích khoa học về một số chính sách dân tộc và thực thi chính sách dân tộc của Đảng áp dụng ở cấp độ vùng, mang đặc điểm vùng và địa phương do chế định của yếu tố địa lý, bản sắc tộc người, quan hệ Việt - Trung trong điều kiện hội nhập. + Rút ra một số nhận xét, kết luận dựa trên tư liệu mới và thông tin mới được phân tích, luận giải khoa học, đặc biệt là các nhận xét, kết luận về thực hiện chính sách dân tộc gắn với nhóm cư dân Tày - Nùng, Mông - Dao, gắn với đặc thù các tỉnh biên giới. + Tổng kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa đóng góp vào tổng kết thực tiễn lý luận 30 năm đổi mới trên vấn đề dân tộc được xem xét ở cấp độ vùng và địa phương một số tỉnh miền núi Đông Bắc. - Về mặt thực tiễn: + Những kinh nghiệm được đúc kết giai đoạn 1996- 2010 có ý nghĩa tham chiếu cho quá trình triển khai chính sách dân tộc ở vùng Đông Bắc trong giai đoạn hiện nay. + Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy về chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng. 6. Ý nghĩa của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng; đồng thời, khẳng định quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng tại 8 vùng miền núi Đông Bắc Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết một số kinh nghiệm lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới trên vấn đề dân tộc được xem xét ở cấp độ vùng và địa phương. Luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở một số suy nghĩ có thể vận dụng vào thực tiễn thực hiện chính sách dân tộc ở vùng Đông Bắc trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết. 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chính sách dân tộc: Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay một nhà nước nhằm vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc trong một nước [74]. Như vậy, nội dung chính sách dân tộc của Đảng phải tác động, làm biến đổi thực sự bộ mặt kinh tế, xã hội, văn hoá của các vùng dân tộc và các dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa các vùng dân tộc từ trình độ sản xuất và đời sống thấp từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và phát triển quan hệ dân tộc tốt đẹp trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, đây là quá trình lâu dài, gian khổ và hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong việc xác định con đường, biện pháp, hình thức, bước đi thích hợp đối với từng vùng dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng là chính sách chung đối với tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách dân tộc hàm chứa nhiều nội dung, rất đa dạng, phong phú như: các chính sách về phát triển kinh tế, chính sách phát triển văn hoá, chính sách chính trị - xã hội, chính sách tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số v.v… Do đó, đề tài “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010” là một vấn đề có tính chất liên ngành, vừa là vấn đề chính trị, vừa là vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội. Ở mức độ, góc độ nghiên cứu khác nhau, chính sách dân tộc cũng là đối tượng nghiên cứu của các ngành sử học, dân tộc học, xã hội học,… Trong quá trình khảo sát tư liệu, tác giả luận án nhận thấy vấn đề “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010” được đề cập đến nhiều trong các công trình, bài viết, song, có thể chia theo 04 nhóm như sau: 10 Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc ở miền núi nói chung Có nhiều công trình, bài viết của các tác giả nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc, trong đó đề cập đến các vấn đề như dân số, đặc trưng văn hoá, kinh tế… của 54 dân tộc trong cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam. Những công trình tiêu biểu đề cập đến vấn đề này như: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam [117], Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam [11]. Đề cập tới vấn đề bình đẳng dân tộc có các công trình Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay [2], Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp của [76]. Các công trình này đã khẳng định: “Thực hiện bình đẳng dân tộc là một nhu cầu rất to lớn trong tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam” [76, tr.7]. Đồng thời chỉ rõ, đó còn là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội Việt Nam ổn định và phát triển. Trên cơ sở nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc; đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và các quan hệ dân tộc; làm rõ những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, các tác giả của các nghiên cứu này đã nhận định: Những bất cập, hạn chế trong việc giải quyết các quan hệ dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đều có thể làm phát sinh những mâu thuẫn, những xung đột dân tộc và giữa các tộc người trong quá trình phát triển; gây tổn hại lớn tới khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở và kìm hãm sự phát triển của dân tộc và của từng tộc người; đồng thời, làm suy giảm và triệt tiêu nội lực, động lực phát triển chung của đất nước, của quốc gia - dân tộc. Từ việc tổng kết thực tiễn để phát hiện mâu thuẫn và tình huống, tác giả đã dự báo các xu hướng, đề xuất các giải pháp và nêu lên những khuyến nghị về chính sách và các vấn đề có liên quan tới sự phát triển của các tộc người, các quan hệ dân tộc, đoàn kết dân tộc ở nước ta. Cũng theo tác giả các công trình này, cùng với đổi mới nhận thức, xây dựng hệ thống chính trị và đào tạo nguồn nhân lực thì thực hiện tốt chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, được xem là giải pháp cơ bản để thực hiện công bằng, bình đẳng trong phát triển vùng đa tộc người ở Việt Nam hiện nay. 11 Những kết quả nghiên cứu nêu trên góp phần tạo tiền đề, luận cứ khoa học cho những quyết sách mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc hiện nay cũng như về sau. Về giải quyết mối quan hệ dân tộc trong giai đoạn hiện nay có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay [9]; Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam [37]. Các công trình tiếp cận vấn đề chính sách dân tộc từ lý luận phát triển của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phác hoạ bức tranh tổng thể về xung đột dân tộc đang diễn ra trên thế giới; đồng thời, nêu lên các bài học kinh nghiệm và phương hướng giải quyết để hạn chế những xung đột tộc người. Đối với Việt Nam, các tác giả đã nêu lên thực trạng mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay vẫn còn tiểm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị để thực hiện tốt đường lối, chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi [26] đã dành một chương đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Trên cơ sở khái quát thực trạng kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, tác giả đưa ra những nhận thức và quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc trong thời kỳ mới, trong đó khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để thực hiện chính sách dân tộc. Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chính là khâu then chốt - giải pháp có tính đột phá cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta nói chung, sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta nói riêng - đó là nhận định được rút ra từ cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Sách chuyên khảo) [42]. Tác giả khẳng định: Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn chiến lược về kinh tế - xã hội, môi trường, văn hoá, chính trị, an ninh, quốc phòng, tôn giáo, dân tộc và quan hệ quốc tế của đất nước. Vùng dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội, lịch sử, văn hoá vô giá phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiềm năng và cơ hội phát triển của vùng 12 dân tộc thiểu số không chỉ mang ý nghĩa tự thân mà còn cho cả đất nước. Bên cạnh đó, vùng dân tộc đang phải đương đầu với những thách thức to lớn về phát triển, trước hết là thách thức về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của người dân tộc thiểu số chính là mảnh đất màu mỡ cho các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Với nhận thức đó, cuốn sách chuyên khảo đã trình bày luận cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó, nêu lên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số của một số nước trên thế giới như Canada, Trung Quốc. Đồng thời, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ đổi mới và rút ra nhận định quan trọng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, đã đóng góp vào việc cung cấp luận cứ và giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Tóm lại, có thể thống kê nhiều hơn nữa các công trình loại này, song đây là những nghiên cứu tổng hợp, mang đến những nhận định khái quát về đặc điểm địa lý, văn hoá xã hội, về thành phần dân tộc và sự phân bố các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó, rút ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn về đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời, đóng góp cơ sở khoa học cho việc thực hiện tốt hơn chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điểm thống nhất cơ bản của các nghiên cứu này là tiếp cận, nhìn nhận, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi kiến giải từng vấn đề cũng có những khác biệt. Những công trình nghiên cứu trên cung cấp cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và phần nào dữ liệu để triển khai nghiên cứu luận án. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam Từ cuối những năm 1990 đến nay, chính sách dân tộc đã được các viện, nhóm học giả trong và ngoài nước nghiên cứu như cuốn sách Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [120]. Tuy nhiên, công trình này không tránh khỏi những đánh giá mang tính 13 chủ quan ngay trong việc nhìn nhận một cách khách quan nhất kết quả thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua. Chuyên khảo Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay [40] một mặt, giúp người đọc nhìn nhận hệ thống về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1930 đến nay; mặt khác, thông qua khảo sát thực tế tại vùng dân tộc như Tây Bắc, Tây Nguyên, đã rút ra những kết luận, làm rõ những thành công và hạn chế trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xác định những quan điểm, phương hướng lớn về chính sách dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong thực tiễn nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển, đặc biệt là xử lý các vấn đề bức xúc như: tranh chấp nguồn lợi, xung đột tộc người, vấn đề nghèo đói, tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch... Qua công trình nghiên cứu, các tác giả đã phân biệt khái niệm “dân tộc” với tính cách tộc người với khái niệm "dân tộc" mang hàm nghĩa “quốc gia - dân tộc” [40, tr.250]. Chính sách dân tộc của Việt Nam trong những năm đổi mới đã hướng đến can thiệp vào những vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, đặc biệt là trên các vấn đề: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số… Chuyên khảo: Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới [13] là một ví dụ. Đóng góp của tác giả đã nhận diện đặc trưng Tây Nguyên với tính cách khu vực lịch sử - dân tộc học không thể lầm lẫn với khu vực nào khác trên đất nước Việt Nam, với địa bàn cư trú truyền thống của cư dân nói tiếng Malayo-polinesien và Môn-Khơme, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của chính sách khi chưa sát hợp với đặc điểm vùng và đặc điểm tộc người. Điều đó dẫn đến không ít hệ lụy ở Tây Nguyên từ sau năm 1975, đáng chú ý là các vấn đề xử lý không thỏa đáng vấn đề đất ở và đất canh tác cho các tộc người bản địa, quản lý di cư tự do thiếu chặt chẽ, tình trạng phá rừng nghiêm trọng đe dọa đến không gian sinh tồn và sinh kế tộc người... Các hạn chế đó đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết tộc người, tạo nên các cuộc bạo loạn chính trị, đỉnh điểm là năm 2001, mà đến nay tình hình Tây Nguyên đã "yên" nhưng vẫn chưa "ổn". Tác giả còn rút ra một số kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh 14 chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, một hạn chế dễ nhận thấy ở công trình này đó là tập trung nghiên cứu dựa trên các đặc điểm phân bố dân cư, phát triển kinh tế, giao thông và mức sống… Bàn về những xu hướng tác động đến quản lý phát triển xã hội các vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, trong bài viết Những xu hướng tác động đến quản lý phát triển xã hội các vùng dân tộc thiểu số nước ta [30], tác giả đã đề cập tới một số xu hướng chủ yếu như: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, tự do hoá kinh tế; xu hướng dân chủ hoá; xu hướng đan xen vấn đề dân tộc với tôn giáo; xu hướng đan xen giữa xung đột xã hội với hợp tác xã hội trong quan hệ tộc người; xu hướng hợp tác hóa lãnh thổ. Đồng thời, tác giả khẳng định: các xu hướng trên đang và sẽ tác động đến quản lý phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số Việt Nam trong thập niên tới, bao gồm cả tích cực, tiêu cực và lưỡng cực. Vì vậy, các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số trong đó đòi hỏi phải phát huy mặt tích cực, hoá giải mặt tiêu cực, kiểm soát được các tác động lưỡng cực. Luận án tiến sỹ Lịch sử: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long [48] đi sâu nghiên cứu chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và đối với đồng bào Khmer nói riêng cũng như quá trình thực hiện tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này đã nhận diện đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với địa bàn cư trú lâu đời của người Khơ-me, làm rõ những đặc điểm quan hệ tộc người nội vùng, liên vùng - xuyên biên giới với Campuchia, các yếu tố lịch sử, các đặc điểm của hệ sinh thái châu thổ - sông nước... ảnh hưởng đến đời sống đồng bào. Vì vậy, chính sách dân tộc không chỉ giải quyết những vấn đề của quyền bình đẳng tộc người mà còn phải chú ý hóa giải các tác động bất lợi từ sự lợi dụng các vấn đề Phật giáo Nam tông, vấn đề lãnh thổ lịch sử, vấn đề quan hệ tộc người xuyên biên giới để thực hiện "diễn biến hòa bình", thúc đẩy chủ nghĩa giải lãnh thổ. Từ những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc tại vùng đồng bào dân tộc Khơ-me. 15 Nhìn chung, các đề tài và các bài viết đã cung cấp một cách khách quan, toàn diện tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở các địa bàn nghiên cứu. Các công trình, bài viết cho thấy, ngoài những chính sách quốc gia phục vụ như những hướng dẫn và chiến lược chung cho phát triển, còn có những chính sách riêng cho các vùng nhằm vào các khu vực địa lý cụ thể dựa trên những điều kiện riêng biệt của từng vùng. Với nhận định, kết luận và bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của Đảng trong tình hình mới. Nhóm 3: Các công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Tác giả cuốn sách Văn hoá dân tộc Nùng ở Cao Bằng [116] lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu chuyên biệt về toàn bộ hệ thống văn hoá dân tộc Nùng ở Cao Bằng. Dựa vào những tài liệu có thể khai thác tại địa phương, tác giả đã khái quát những nét chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử hình thành tộc người. Qua đó, tác giả đã làm rõ mối quan hệ cộng đồng làng bản, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, sự giao thoa văn hoá Nùng - Tày, Nùng - Hoa và đặc biệt là Nùng - Kinh cùng với truyền thống yêu nước của các tộc người do những đặc điểm về địa lý, lịch sử mang lại. Chuyên khảo Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay [62] trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, đã đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ cán bộ, gồm cả cán bộ tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã, cả cán bộ hệ thống chính trị và viên chức các đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở đó đã đưa ra một số giải pháp mang tính can thiệp chính sách để gia tăng về số lượng, điều chỉnh về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao chất lượng cán bộ. Các vấn đề được đề cập sâu sắc là giải quyết cán bộ từ khâu tạo nguồn bằng mô hình đào tạo đặc thù cho các dân tộc thiểu số, trong đó phát triển trường dân tộc nội trú và chính sách cử tuyển được xem là một trọng tâm; điều chỉnh cơ cấu bằng các chính sách điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ cần được coi trọng; thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho 16 học sinh, con em các dân tộc trên cần bám sát điều kiện từng dân tộc, từng khu vực, trong đó các dân tộc có dân số ít phải được đặc biệt ưu tiên. Cuốn sách Phát triển bền vững văn hoá tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc [60] đã làm rõ thực trạng và đánh giá mức độ bền vững về văn hoá của các dân tộc thiểu số; đồng thời, xem xét tác động của hội nhập đến sự phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững văn hoá các tộc người ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Những năm qua, tập quán di dân tự do, du canh du cư của nhiều dân tộc thiểu số nói chung, vùng miền núi phía Bắc nói riêng vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp, tác động nhiều chiều. Đề cập đến vấn đề này có các cuốn sách: Di dân tự do của đồng bào Tày, Nùng, H’mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào ĐắkLắk (1986 - 2000) [47] và Di cư của người Hmông từ đổi mới đến nay (Sách chuyên khảo) [36]. Các tác giả đã phân tích cụ thể nguyên nhân của tình trạng di dân tự do chủ yếu do đời sống kinh tế khó khăn, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và giao thông đi lại khó khăn; điều kiện dịch vụ xã hội kém; bị người khác lôi kéo; đoàn tụ với gia đình, gia tộc; do văn hoá, truyền thống… Các tác giả cũng đánh giá: di dân tự do có tác động tích cực, đáng chú ý nhất là những đóng góp vào công cuộc đưa cái mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng và giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc thiểu số, nhưng đồng thời cũng gây ra rất nhiều tiêu cực như phá vỡ quy hoạch của nhiều vùng, khó khăn trong quản lý hộ khẩu… Từ những phân tích đó, các tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Nhà nước trong công tác điều tiết và ổn định di dân tự do nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của di dân tự do. Trong quá trình nghiên cứu các hướng xuất cư và nhập cư của di dân nội địa, các tác giả chủ yếu tập trung trình bày về hướng xuất cư của nhóm H'mông, Dao, Tày, Nùng từ một số địa phương cụ thể như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Thanh Hoá và Nghệ An vào Tây Nguyên. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa làm rõ được quá trình di dân tự do trong toàn quốc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc. Đồng thời, còn nhiều vấn đề có liên quan đến việc di cư tự do của đồng bào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất