Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm n...

Tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp và du lịch huyện mộc châu, tỉnh sơn la

.PDF
206
1
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THU HÒA NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 9.44.02.17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. PHẠM HOÀNG HẢI PGS.TS. ĐẶNG DUY LỢI HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Thị Thu Hòa, nghiên cứu sinh khóa K36 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Địa lí tự nhiên, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải và PGS.TS Đặng Duy Lợi từ năm 2016 đến năm 2020. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2022 Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hòa ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội theo chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 36 niên khóa 2016 - 2020. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ của Viện Địa lí, Thư viện Quốc gia Việt Nam, UBND tỉnh Sơn La, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, UBND huyện Mộc Châu, Phòng Nông nghiệp huyện Mộc Châu, Phòng Văn hóa huyện Mộc Châu. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS. Đặng Duy Lợi, đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, Ban Chủ nhiệm Khoa Khoa học Xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân, đặc biệt là bố mẹ, các anh chị em trong gia đình, chồng, các con của tôi cùng các đồng nghiệp, cộng sự, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cả về vật chất, tinh thần để tôi hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hòa iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu..................................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 5. Cơ sở tài liệu của luận án .....................................................................................3 6. Luận điểm bảo vệ ..................................................................................................3 7. Những điểm mới của luận án ...............................................................................3 8. Ý nghĩa khoa học của luận án ..............................................................................4 9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH ..5 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................................5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan trên thế giới ......................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu cảnh quan phát triển nông lâm nghiệp .................11 1.1.3. Các công trình nghiên cứu cảnh quan phát triển du lịch .................................14 1.1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Sơn La và Mộc Châu.....................17 1.2. LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH .....................................................21 1.2.1. Phân loại cảnh quan ........................................................................................21 1.2.2. Phân vùng cảnh quan ......................................................................................25 1.2.3. Đánh giá cảnh quan .........................................................................................27 1.2.4. Cấu trúc cảnh quan và mối quan hệ với các ngành kinh tế .............................28 1.2.5. Động lực của cảnh quan ..................................................................................34 1.2.6. Chức năng cảnh quan ......................................................................................37 1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ............44 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................44 iv 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu..........................................................................45 1.3.3. Quy trình thực hiện luận án .............................................................................49 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................51 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ...........................................................................................52 2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỨNG CẢNH QUAN HUYỆN MỘC CHÂU VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NGÀNH KINH TẾ...................................................52 2.1.1. Vị trí Địa lí ......................................................................................................52 2.1.2. Địa chất - Hợp phần tạo nên nền rắn và dinh dưỡng cảnh quan huyện Mộc Châu ..........................................................................................................................53 2.1.3. Địa hình và các quá trình địa mạo - Nhân tố phân bố lại vật chất rắn và năng lượng .........................................................................................................................55 2.1.4. Khí hậu - Nhân tố thành tạo nền tảng nhiệt ẩm .............................................58 2.1.5. Thủy văn - Nhân tố thành tạo nền tảng ẩm .....................................................64 2.1.6. Thổ nhưỡng - Nhân tố thành tạo nền tảng dinh dưỡng cảnh quan..................65 2.1.7. Thảm thực vật - nhân tố chỉ thị cảnh quan ......................................................69 2.1.8. Hoạt động nhân sinh - Nhân tố biến đổi cảnh quan ........................................81 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN HUYỆN MỘC CHÂU ...86 2.2.1. Hệ thống cảnh quan huyện Mộc Châu tỷ lệ 1:50.000 .....................................86 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc ngang cảnh quan huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ..............88 2.2.3. Phân vùng cảnh quan ......................................................................................92 2.3. ĐỘNG LỰC VÀ CHỨC NĂNG CẢNH QUAN HUYỆN MỘC CHÂU.....95 2.3.1. Tính nhịp điệu mùa của cảnh quan (động lực nhịp điệu của cảnh quan)........95 2.3.2. Các quá trình động lực và tai biến thiên nhiên ...............................................97 2.3.3. Chức năng cảnh quan ......................................................................................99 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................102 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH ...........................103 HUYỆN MỘC CHÂU ...........................................................................................103 v 3.1. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO HUYỆN MỘC CHÂU ..................................................................................103 3.2. ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CẢNH CẢNH QUAN HUYỆN MỘC CHÂU CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ........................................103 3.2.1. Lý do lựa chọn các loại hình và cây trồng để đánh giá cho nông nghiệp huyện Mộc Châu ................................................................................................................103 3.2.2. Điều kiện sinh thái của các loại hình nông nghiệp và các loại cây trồng ............106 3.2.3. Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và thang bậc đánh giá các loại hình nông nghiệp cho địa bàn huyện Mộc Châu ..................................................................................108 3.2.4. Kết quả đánh giá cảnh quan cho ngành nông nghiệp....................................110 3.3. ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CẢNH QUAN HUYỆN MỘC CHÂU CHO PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP.......................................................................114 3.3.1. Cơ sở lựa chọn loại hình lâm nghiệp và cây trồng lâm nghiệp để đánh giá .114 3.3.2. Điều kiện sinh thái cây Sơn tra .....................................................................117 3.3.3. Hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu và thang thứ bậc đánh giá.............................118 3.3.4. Kết quả đánh giá cho lâm nghiệp ..................................................................121 3.4. ĐÁNH GIÁ SINH THÁI CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN MỘC CHÂU ...........................................................................................125 3.4.1. Cơ sở để lựa chọn loại hình du lịch nghỉ dưỡng và tham quan để đánh giá thích nghi sinh thái cho huyện Mộc Châu...............................................................125 3.4.2. Hệ thống tiêu chí và thang bậc đánh giá cảnh quan cho du lịch ...................126 3.4.3. Kết quả đánh giá cảnh quan cho du lịch .......................................................132 3.5. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP, DU LỊCH VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI CHO ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU ...............................................................133 3.5.1. Quan điểm định hướng ..................................................................................133 3.5.2. Căn cứ định hướng ........................................................................................134 3.5.3. Định hướng phân bố không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch huyện Mộc Châu ................................................................................................................138 vi 3.5.4 Định hướng không gian ưu tiên phát triển các tiểu vùng chức năng .............143 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................147 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................149 vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và cộng sự .............25 Bảng 1.2. Các nhóm chức năng của cảnh quan và hệ sinh thái (TEEB,2010) .........37 Bảng 1.3. Dịch vụ hệ sinh thái rừng .......................................................................41 Bảng 2.1. Số giờ nắng trung bình tháng huyện Mộc Châu giai đoạn 2008 - 2018 ...58 Bảng 2.2. Độ ẩm trung bình tháng tại trạm Mộc Châu giai đoạn 2008 - 2018 (%) ..60 Bảng 2.3. Đặc điểm phân hóa các loại sinh khí hậu huyện Mộc Châu .....................62 Bảng 2.4. Kết quả các chỉ số phụ và chỉ số du lịch tại huyện Mộc Châu, ................63 Bảng 2.5. Các loại đất trên địa bàn huyện Mộc Châu ...............................................65 Bảng 2.6. Diện tích các loại thảm thực vật huyện Mộc Châu...................................71 Bảng 2.7. Mười chi đa dạng nhất tại Khu bảo tồn Xuân Nha huyện Mộc Châu ......77 Bảng 2.8. Phân bố các loài quý hiếm theo đai cao huyện Mộc Châu .......................79 Bảng 2.9. Tổng hợp tính đa dạng văn hóa của các dân tộc huyện Mộc Châu ..........85 Bảng 2.10. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ...............87 Bảng 2.11. Tổng hợp các nhóm loại cảnh quan huyện Mộc Châu ...........................91 Bảng 2.12. Hệ thống các chỉ tiêu phân vùng cảnh quan huyện Mộc Châu.....................93 Bảng 2.13. Phân cấp chế độ nhiệt ẩm .......................................................................95 Bảng 2.14. Tỷ lệ diện tích các cấp phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá .....97 Bảng 2.15. Công dụng của các loài thực vật tại huyện Mộc Châu .........................100 Bảng 3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thích nghi sinh thái cho cây Khoai môn .....109 Bảng 3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thích nghi sinh thái cho cỏ Mombasa Ghine ...110 Bảng 3.3. Bảng phân cấp mức độ thích nghi sinh thái cho các loại hình nông nghiệp ..110 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển cây Khoai môn ..................111 Bảng 3.5: Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây Khoai môn ..................112 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá diện tích cảnh quan cho phát triển cỏ Mombasa Ghine ...113 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá diện tích mức độ thích nghi sinh thái cỏ Mombasa Ghinê ...114 Bảng 3.8. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển rừng phòng hộ Mộc Châu ..119 Bảng 3.9. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển rừng sản xuất tại Mộc Châu .119 Bảng 3.10. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho cây Sơn tra huyện Mộc Châu ..119 Bảng 3.11. Phân cấp mức độ thích nghi sinh thái cho các loại hình lâm nghiệp...........121 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá diện tích mức độ ưu tiên rừng phòng hộ ..................121 viii Bảng 3.13. Kết quả đánh giá diện tích mức độ ưu tiên rừng phòng hộ ..................122 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá mức độ thích hợp phát triển rừng sản xuất .......................123 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá diện tích mức độ thích hợp phát triển rừng sản xuất 123 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cho cây Sơn tra .........................124 Bảng 3.17. Kết quả đánh giá diện tích mức độ thích nghi cây Sơn tra ...................125 Bảng 3.18. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá du lịch nghỉ dưỡng huyện Mộc Châu ........127 Bảng 3.19. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá du lịch tham quan huyện Mộc Châu ..........128 Bảng 3.20. Thống kê các loại tài nguyên du lịch huyện Mộc Châu ......................129 Bảng 3.21. Phân cấp mức độ thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng và tham quan ......130 Bảng 3.22: Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng..................130 Bảng 3.23: Kết quả đánh giá diện tích mức độ thích hợp hợp của du lịch nghỉ dưỡng .131 Bảng 3.24. Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch tham quan ...................132 Bảng 3.25. Kết quả đánh giá diện tích mức độ thích hợp của du lịch tham quan ..133 Bảng 3.26. Ma trận tam giác thể hiện các mức độ quan trọng của các loại hình sản xuất tại huyện Mộc Châu ...........................................................................137 Bảng 3.27. Trọng số các loại hình sản xuất quy hoạch tại huyện Mộc Châu................137 Bảng 3.28. Đề xuất không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch .................139 Bảng 3.29. Đề xuất không gian ưu tiên phát triển mô hình kinh tế sinh thái ..................142 Bảng 3.30. Định hướng phân bố không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch tiểu vùng chức năng núi thấp Tân Hợp - Hua Păng ...................................143 Bảng 3.31. Định hướng phân bố không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch tiểu vùng chức năng cao nguyên nông trường Mộc Châu .........................144 Bảng 3.32. Định hướng phân bố không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch tiểu vùng biên giới Việt - Lào, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn........................144 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1.Tầm quan trọng của cảnh quan và hệ sinh thái núi với hạ lưu .................38 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa chức năng cảnh quan và ngành nông nghiệp ...............40 Hình 1.3. Sơ đồ tuyến thực địa tại địa bàn huyện Mộc Châu ......................... 48 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu ........................................ sau trang 52 Hình 2.2. Mô hình 3D địa hình Mộc Châu.................................... ................. trang 56 Hình 2.3. Bản đồ địa mạo huyện Mộc Châu.... ........................................ sau trang 57 Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ lượng mưa giai đoạn 1961 - 2018 ...................59 Hình 2.5. Số ngày rét, đậm rét hại trung bình tháng trạm Mộc Châu .......................61 Hình 2.6. Số ngày sương mù trung bình tháng giai đoạn 2009 –2019 ....................61 Hình 2.7. Bản đồ sinh khí hậu huyện Mộc Châu.................. .................... sau trang 62 Hình 2.8. Biểu đồ biến thiên chỉ số TCI huyện Mộc Châu các tháng trong năm .....63 Hình 2.9. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Mộc Châu ....... ............................... sau trang 65 Hình 2.10. Mô phỏng các kiểu thảm tự nhiên theo đai cao tại huyện Mộc Châu .....70 Hình 2.11. Bản đồ thảm thực vật huyện Mộc Châu.... .............................. sau trang 71 Hình 2.12. Rừng kín thường xanh trên các loại đá mẹ khác nhau tại biên giới ........75 Hình 2.13. Tiêu bản loài Ficus acamptophylla (Miq.)Miq. – Sung acamp...............78 Hình 2.14. Tiêu bản loài Rhododendron pseudochrysanthum Hayata - Đỗ quyên Xuân Nha ................................................................................................78 Hình 2.15. Các mảnh nương lúa trên gần đỉnh núi tại xã Chiềng Sơn ....................84 Hình 2.16. Bản đồ cảnh quan huyện Mộc Châu... ................................... sau trang 89 Hình 2.17. Chú giải bản đồ cảnh quan huyện Mộc Châu..... .................. . sau trang 89 Hình 2.18. Lát cắt cảnh quan huyện Mộc Châu.... ................................... sau trang 89 Hình 2.19. Bản đồ phân vùng cảnh quan huyện Mộc Châu ................... sau trang 93 Hình 2.20. Biểu đồ thế hiện biến thiên lượng mưa trung bình năm huyện Mộc Châu .95 Hình 2.21. Biểu đồ thế hiện biến thiên nhiệt độ trung bình năm huyện Mộc Châu .96 Hình 2.22 Biến thiên chỉ số khô hạn trong năm tại huyện Mộc Châu .....................96 Hình 3.1. Mô hình trồng cỏ kết hợp Sơn tra tại Điện Biên .....................................106 Hình 3.2. Mô hình trồng cỏ Mombasa Ghine kết hợp trồng cây ăn quả ................106 Hình 3.3. Khoai môn lòng vàng còn được gọi là khoai sọ Mán ............................107 Hình 3.4. Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái cây Khoai môn.... ........ sau trang 111 x Hình 3.5. Một đồng cỏ Mombasa Ghine phát triển tốt giữa mùa đông .................113 Hình 3.6. Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái Cỏ Mombasha Ghine .. sau trang 113 Hình 3.7. Sơn tra được trồng xen canh với nhãn, soài, bơ, lúa nương ..................116 Hình 3.8. Chất lượng không đều của quả Sơn tra trồng tại xã Chiềng Hắc, ...........117 Hình 3.9. Bản đồ đánh giá mức độ ưu tiên thái rừng phòng hộ ............ sau trang 121 Hình 3.10. Bản đồ đánh giá thích hợp phát triển rừng sản xuất ........... sau trang 123 hình 3.11. Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái cây Sơn tra ................ sau trang 124 Hình 3.12. Bản đồ tài nguyên du lịch huyện Mộc Châu.. ...................... sau trang 129 Hình 3.13. Bản đánh giá mức độ thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng ..... sau trang 130 hình 3.14. Bản đồ đánh giá mức độ thích hợp cho du lịch tham quan ... sau trang 132 Hình 3.15. Bản đồ kiến nghị phân bố không gian sản xuất ............... ... sau trang 139 Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện diện tích các mô hình kinh tế sinh thái ....................141 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích CICES Phân loại các quốc tế chung về dịch vụ hệ sinh thái CQ Cảnh quan DLND Du lịch nghỉ dưỡng DLTQ Du lịch tham quan DTTN Diện tích tự nhiên ĐKTN Điều kiện tự nhiên FAO Tổ chức Nông lương quốc tế GPS Hệ thống định vị toàn cầu GIS Hệ Thông tin Địa lí HST Hệ sinh thái ICRAF Tổ chức nghiên cứu nông lâm quốc tế KTST Kinh tế sinh thái MEA Các đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỉ NCCQ Nghiên cứu cảnh quan NCS Nghiên cứu sinh PV Phân vùng PVCQ Phân vùng cảnh quan PVĐLTN Phân vùng Địa lí tự nhiên REDD Chương trình của Liên hợp quốc về giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ST Sinh thái STCQ Sinh thái cảnh quan SX Sản xuất TEEB Kinh tế học về các hệ sinh thái và đa dạng sinh học TNTN Tài nguyên thiên nhiên TTNT Thị trấn UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu phát triển bền vững là mục tiêu thiên niên kỉ không chỉ của toàn cầu mà còn là mục tiêu mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong đó có huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu thuộc một phần cao nguyên Mộc Châu, nằm ở độ cao trên 1050 m so với mực nước biển, nơi đây dặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, quy luật đai cao chi phối mạnh mẽ điều kiện tự nhiên của huyện. Mộc Châu có hệ thống cảnh quan đa dạng, tài nguyên đất rừng phong phú, khí hậu trong lành, nguồn lực tự nhiên và văn hóa đặc sắc... Ngay từ cuối thế kỉ XIX, khi tiến hành khảo sát để khai thác thuộc địa và xây dựng các khu an dưỡng ở Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ưu thế của Mộc Châu so với các địa phương khác. Cụ thể: “Cao nguyên Mộc Châu: mát hơn và ít ẩm hơn Tam Đảo, rộng hơn Sa Pa. Từ tháng 5 tới tháng 9 nhiệt độ không vượt quá 23 đến 24 độ C, dễ chịu hơn Sa Pa, Tam Đảo, Lang Bian, Trấn Ninh. Nằm gần Hà Nội, để vào đó không cần tuyến đường đặc biệt nào”[140]. Dựa trên những tiềm năng đó, các ngành kinh tế nông lâm nghiệp và du lịch của huyện có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm 93% cơ cấu GDP (2021). Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên ở đây trong một thời gian dài còn thiếu đồng bộ, chưa có cơ sở khoa học vững chắc. Ngành Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của phần đông dân cư nhưng sản xuất mang tính chất độc canh (ngô và lúa). Trong đó, người Mông - dân tộc được gọi là “những người chạy theo nương rẫy” trong một thời gian dài với lối sống du canh du cư và lối canh tác thiếu các biện pháp bảo vệ đất đã khiến đất ở đây bị xói mòn, rửa trôi, mất khả năng canh tác. Sở hữu một diện tích rừng có trữ lượng khá, có mức đa dạng sinh học cao nhưng nhiều diện tích rừng đã bị thu hẹp, các chức năng cung cấp, sinh cảnh, đặc biệt là chức năng điều tiết của rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Mộc Châu đang có xu hướng gia tăng, quy luật mùa vụ bị phá vỡ, sản xuất của người dân trở nên bị động, bấp bênh. Ngành du lịch là ngành kinh tế trẻ và rất quan trọng của Mộc Châu. Nhờ du lịch, thu nhập của người dân được tăng lên, cơ cấu kinh tế của huyện được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, phát triển du lịch còn mang tính tự phát, giá trị thẩm mĩ của điểm đến chưa được khai thác hợp lí. Thực tế cho thấy, thời gian lưu trú của du khách đến Mộc Châu thường ngắn và ý định quay trở lại không nhiều. 2 Để có đánh giá tổng thể, giúp các nhà quản lý tham khảo trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, phát triển bền vững các ngành nông lâm nghiệp, du lịch thì hướng nghiên cứu tổng hợp ĐKTN của huyện để làm cơ sở tổ chức không gian phát triển các ngành kinh tế có ý nghĩa quan trọng. Từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp và du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu Mục tiêu của luận án được xác định là “Xác lập những cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển nông lâm nghiệp và du lịch bền vững trên cơ sở nghiên cứu quy luật hình thành cấu trúc cảnh quan huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện 5 nhiệm vụ chính: - Xây dựng cơ sở lý luận, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp và du lịch huyện Mộc Châu. - Nghiên cứu đặc trưng, vai trò nhân tố thành tạo và đặc điểm phân hóa cảnh quan, xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan huyện Mộc Châu. - Phân tích đặc điểm các đơn vị phân loại, phân vùng cảnh quan huyện Mộc Châu. - Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Từ đó, xác định vùng thích nghi sinh thái cho phát triển nông lâm nghiệp và du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La - Định hướng không gian cho phát triển nông lâm nghiệp và du lịch ở cấp cảnh quan và tiểu vùng cảnh quan cho huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Lãnh thổ nghiên cứu Đề tài thực hiện theo quy mô cấp huyện: Toàn bộ huyện Mộc Châu có diện tích 107.169,92 ha, với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Mộc Châu, Thị trấn Nông Trường, các xã: Chiềng Hắc, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Đông Sang, Hua Păng, Lóng Sập, Mường Sang, Nà Mường, Tân Hợp, Tân Lập, Tà Lại, Phiêng Luông, Quy Hướng. 4.2. Nội dung nghiên cứu Với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu những vấn đề sau: 3 - Tập trung nghiên cứu cấu trúc cảnh quan (cấu trúc đứng và cầu trúc ngang) cảnh quan huyện Mộc Châu. - Đánh giá được giới hạn chính cho 3 loại hình sản xuất nông lâm nghiệp và du lịch theo mức tương thích với tài nguyên của lãnh thổ. - Đề xuất các không gian ưu tiên với phát triển các ngành kinh tế và mô hình kinh tế sinh thái với đơn vị cơ sở là loại cảnh quan và tiểu vùng cảnh quan. 5. Cơ sở tài liệu của luận án - Tư liệu khoa học: gồm các sách, bài báo khoa học về lý thuyết và ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu của luận án; các đề tài, dự án nghiên cứu tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. - Tư liệu bản đồ: hệ thống bản đồ được cung cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản đồ địa hình), Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa (Bản đồ thổ nhưỡng); Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La (Bản đồ hiện trạng rừng), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La (Bản đồ hành chính). - Các số liệu, kết quả khảo sát, điều tra thực địa trong quá trình thực hiện luận án giai đoạn 2016 - 2020. 6. Luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Huyện Mộc Châu nằm trong hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam và phụ hệ thống gió mùa cao nguyên có mùa đông lạnh, tương tác giữa các nhân tố hình thành cảnh quan nhất là quy luật đai cao đã quy định sự phân hóa cảnh quan lãnh thổ miền núi ở cấp huyện thành 3 lớp, 4 phụ lớp, 4 kiểu và 175 loại cảnh quan. - Luận điểm 2: Các không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch huyện Mộc Châu (các đơn vị cảnh quan và tiểu vùng cảnh quan) được đề xuất có cơ sở khoa học dựa trên tích hợp kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan theo tiếp cận sinh thái tổng hợp và dựa trên quan điểm bền vững là chủ đạo. - Luận điểm 3: Huyện Mộc Châu tồn tại 3 tiểu vùng cảnh quan, mỗi tiểu vùng cảnh quan có tính ứng dụng về nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch (có khả năng khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch khác nhau). 7. Những điểm mới của luận án - Điểm mới 1: Làm rõ được tính đặc thù trong cấu trúc và phân hóa cảnh quan huyện Mộc Châu (tỉ lệ 1/50.000) dựa theo tiếp cận sinh thái cảnh quan và tiếp cận nhân sinh, tạo cơ sở khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 4 - Điểm mới 2: Bước đầu tính toán được chỉ số khí hậu du lịch, chỉ số khí hậu khô hạn từ đó lượng hóa được động lực cảnh quan của địa bàn nghiên cứu. - Điểm mới 3: Xác định được các không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp, du lịch cho các loại cảnh quan và tiểu vùng cảnh quan thông qua các kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan. Các kết quả này được minh họa bằng tập bản đồ chuyên đề về đánh giá và kiến nghị sử dụng cảnh quan. 8. Ý nghĩa khoa học của luận án 8.1. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài về lãnh thổ góp phần làm phong phú hệ thống tri thức khoa học về cảnh quan cao nguyên trong môi trường nhiệt đới gió mùa Việt Nam. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu về địa lí tự nhiên, du lịch và là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp phát triển nông lâm nghiệp và du lịch bền vững huyện Mộc Châu. 9. Cấu trúc của luận án Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp và du lịch Chương 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và mối quan hệ với các ngành kinh tế Chương 3: Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan trên thế giới Nghiên cứu cảnh quan là một hướng nghiên cứu Địa lí tổng hợp, xuất hiện khá sớm, được định hình cả về cơ sở lý luận và những nghiên cứu ứng dụng ở các thập niên cuối của thế kỷ XIX. Trường phái các nhà khoa học Nga: Về cơ bản, khoa học cảnh quan ở Nga xuất hiện sớm, ban đầu tiếp cận nghiên cứu theo hướng tự nhiên đơn thuần. Đặt nền móng đầu tiên cho khoa học cảnh quan ở Nga là V.V. Docuchaev với nhận định coi“đất là sản phẩm tương tác lâu dài của các thành phần tự nhiên, là tấm gương phản ánh cảnh quan”. Kế tiếp là các học thuyết về đới tự nhiên: “mỗi đới tự nhiên là một tổng hợp thiên nhiên có quy luật, các thành phần tự nhiên có liên quan chặt chẽ và tạo điều kiện lẫn nhau” (trích theo Oldfied and Shaw, 2015)[115]. Sau đó, các tác giả là A.N.Krasnov, G.F.Morozov, G.N.Vysotsyk, L.S. Berg đã phát triển lí thuyết về cảnh quan và thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Năm 1915, L.S.Berg đã đưa ra định nghĩa “cảnh quan là một khu vực trong đó tính chất của phù điêu, khí hậu, thảm thực vật và lớp phủ đất hợp nhất thành một tổng thể hài hòa duy nhất. Chi tiết hơn, G.N.Vysotsky phát triển và đưa ra chỉ số nhiệt ẩm” để phân định các vùng tự nhiên. Một số nhà khoa học (R.I.Abolin và BB Polynov, I.V. Larinu) nghiên cứu các vấn đề tổ chức phân cấp của các phức hợp cảnh quan, sử dụng các nguyên tắc phân vùng khác nhau (theo Ixatxenko, 1969)[37]. Từ cuối thể kỉ XX cho đến nay khoa học cảnh quan ở Nga phát triển theo 3 hướng chính: Thứ nhất: Khoa học cảnh quan tiếp cận theo hướng hệ thống, tổng hợp và xuất hiện các hệ thống phân loại cảnh quan ở quy mô khác nhau. V.B. Sochava (1963) đã tiếp cận cảnh quan ở ở ba cấp: hành tinh, khu vực và địa phương; V.A. Nikolaev (1979) và G.I Yurenkov (1982) đã đề xuất một hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan dựa trên nghiên cứu tổng hợp tự nhiên các vùng lãnh thổ khác nhau của Nga (Trích theo Karakov, 2008) [153]. Đặc biệt, A.G. Ixatsenko (1964) đã xây dựng bản đồ cảnh quan Liên Xô tỷ lệ 1:4.000.000 và đưa phân loại cảnh quan thành các đơn vị: 6 nhóm, hàng, lớp, loại cảnh quan (A.G. Ixatsenko, 1985)[38]. Thứ hai, đối tượng nghiên cứu cảnh quan mở rộng từ các nhân tố và hiện tượng tự nhiên đơn thuần sang cảnh quan nhân sinh và ứng dụng. F.N. Milkova đã mở ra hướng khoa học cảnh quan nhân tạo, đã đi sâu nghiên cứu vị trí của con người và tác động của con người vào cảnh quan tự nhiên (Theo Karakov, 2008) [153]. A.G.Ixatsenko với nghiên cứu "Khoa học cảnh quan ứng dụng" (1985) đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa sản xuất của con người và tự nhiên [38]. Những năm đầu thế kỉ XXI, ông đã công bố nghiên cứu Địa lí sinh thái học Nga (2003), đánh giá hiện trạng sinh thái môi trường của nước Nga theo vùng và khu vực dựa trên cơ sở cảnh quan học và yếu tố nhân sinh [143]. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu cảnh quan phục vụ quy hoạch để bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên các vùng đất xa xôi, giàu tài nguyên và dễ bị tổn thương với tai biến thiên nhiên như: Antai, Siberia, vùng núi [145, 151]. Thứ ba, nghiên cứu cảnh quan chú ý đến sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước Nga. Các nghiên cứu nổi bật gồm: Cấu trúc cảnh quan Trái đất, định cư và quản lý thiên nhiên” (A.G. Ixatsenko, 2008) [152]; Các chỉ số Địa lí cho sử phát triển bền vững (T.V. Shikotarova, 2012)[147]. Về nghiên cứu cơ sở lí luận có công trình “Quy hoạch cảnh quan với các yếu tố của sinh thái kỹ thuật’’(A.V Drozdov, 2006) đã làm rõ các nguyên tắc khác nhau để tiến hành quy hoạch cảnh quan, chú ý đến sự nhạy cảm của các thành phần cảnh quan, các xung đột môi trường làm cơ sở để quy hoạch cảnh quan và sử dụng đất [150]. Trường phái nghiên cứu cảnh quan ở Tây Âu: Khác biệt với hướng tiếp cận của Nga, các nhà khoa học Tây Âu thường tiếp cận cảnh quan theo hướng nhân sinh, văn hóa và sinh thái cảnh quan. Năm 1908, Paul Vidal De La Blache đã tiếp cận gần đến khái niệm cảnh quan văn hóa hiện nay khi công nhận tầm quan trọng của xã hội địa phương và phong tục tập quán trong việc tổ chức cảnh quan, ông cũng coi cảnh quan tự nhiên và xã hội là sự thống nhất toàn diện. Sinh thái cảnh quan thực sự ra đời ở đây vào năm 1939, khi Carl Troll đã sử dụng ảnh hàng không để nghiên cứu cảnh quan vùng Đông Phi và chỉ ra mối quan hệ giữa Địa lí và sinh thái. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” nhằm nhấn mạnh tính thống nhất của sinh thái và cảnh quan. Nhiều nhà khoa học cho đây là “hôn nhân giữa sinh thái học và Địa lí” (Antrop, 2000) [84]. Về cơ bản, khoa học cảnh quan ở Châu Âu có hai đặc trưng chính: 7 Thứ nhất, nghiên cứu cảnh quan có tính chất liên ngành sâu rộng nhằm ứng phó với các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu (Wu, 2006; Wu, 2012)[130, 131]. Phương thức hợp tác thông qua các tạp chí quốc tế làm phương tiện công bố kết quả chung. Chương trình khung Châu Âu (EU) đã thống nhất chính sách khoa học và điều phối các hoạt động nghiên cứu cảnh quan. Năm 2000, các quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu ký kết Công ước Cảnh quan Châu Âu nhằm đạt được sự phát triển bền vững dựa trên mối quan hệ cân bằng và hài hòa giữa nhu cầu xã hội, hoạt động kinh tế và môi trường [93]. Thứ hai, các nghiên cứu tập trung định lượng và định tính các dịch vụ hệ sinh thái và chức năng cảnh quan. Thậm chí các nghiên cứu vượt ra ngoài phạm trù nghiên cứu của sinh thái học, bao gồm: tối đa hóa hiệu quả của không gian đất, quản lý không gian sinh thái (môi trường sống) trong đó đặc biệt đề cao đa dạng sinh học. Các nước đã hợp tác để đưa ra các công bố chung, nhất là đưa ra khung các dịch vụ hệ sinh thái, các phương pháp đánh giá và bảo vệ các dịch vụ hệ sinh thái (MEA, 2003; MEA, 2005;Turner, 2015) [83, 112, 127]. Khung dịch vụ hệ sinh thái đã giúp tác giả có nhìn nhận đầy đủ và chuẩn xác hơn về các giá trị của cảnh quan và hệ sinh thái đối với con người, nhất là ở địa bàn miền núi, dịch vụ hệ sinh thái càng cần được quan tâm và bảo vệ. Về phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Âu hiện nay có các đặc trưng cơ bản gồm: - Chuyển từ phương pháp nghiên cứu chuyên gia sang phương pháp thống kê, tìm kiếm thông số định lượng về hoạt động của hệ sinh thái; - Sử dụng các phương pháp và công cụ thông tin Địa lí (xử lý thống kê thông tin dạng lưới, mô hình hóa GIS) làm cơ sở phân tích khoa học; - Mô hình hóa nhằm giải thích động lực cảnh quan và sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường; - Sử dụng tài liệu viễn thám có độ phân giải cao làm cơ sở cho nghiên cứu. Nghiên cứu cảnh quan ở Bắc Mĩ và Úc: chú ý đến các nghiên cứu có tính ứng dụng, nhưng khoa học cảnh quan không phổ biến đối với các nhà địa lí Bắc Mỹ và Úc (mặc dù ở Mỹ, tạp chí "Khoa học cảnh quan" đã được xuất bản trong nhiều năm). Các nghiên cứu ở các khu vực này tập trung đánh giá đất đai và sinh thái học. Người đầu tiên đưa ra quan niệm cảnh quan là nhà địa lí văn hóa người Mĩ Carl Sauer (1925) trong tác phẩm “Hình thái cảnh quan” ông đã đưa ra quan niệm “cảnh quan là một 8 khoảng đất đai được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố văn hóa”. Đặc biệt, ông đã tiếp cận gần đến khái niệm chức năng cảnh quan và dịch vụ hệ sinh thái khi nhấn mạnh đặc tính “trả tiền” của cảnh quan và vai trò của con người trong việc thay đổi cảnh quan Trái Đất (Sauer, 1925) [119]. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở đây gắn liền với đánh giá đất nông nghiệp, kiểm kê rừng. Đại diện nổi bật nghiên cứu sau về cảnh quan là R. Forman (1995) với các nghiên cứu tập trung vào 3 nội dung chính: các mối quan hệ không gian giữa các bộ phận của cảnh quan; hoạt động của cảnh quan; sự biến đổi của cảnh quan. Về phương pháp, nghiên cứu cảnh quan - sinh thái ở Hoa Kỳ chú ý sử dụng các phương pháp định lượng hiện đại, mô hình hóa, tạo ra các hệ thống thông tin địa lí dựa trên các sản phẩm phần mềm mới nhất (Forman, M. Gordon, 1995)[96]. Các công trình nghiên cứu cảnh quan tại Việt Nam: các nhà địa lí người Pháp là những người đầu tiên nghiên cứu về điều kiện tự nhiên Đông Dương và Việt Nam nhằm mục đích quân sự, khai thác tài nguyên, quản lý hành chính. Năm 1922, người Pháp đã thành lập “Hội Địa lí Hà Nội” nhằm nghiên cứu Địa vật lý, Địa lí văn hóa, Khảo cổ học, Du lịch Đông Dương. Các nghiên cứu thành phần Địa lí tự nhiên riêng lẻ được công bố dưới dạng bảng tin như: Cấu trúc địa chất Đông Dương thuộc Pháp (Aurousseau, 1926); Robequain (1930) nghiên cứu về Khí hậu Đông Dương đã làm rõ các đặc điểm khí hậu, quy luật của bão và gió mùa (thông qua quan trắc 19 trạm khí tượng ở Bắc Kì và 10 trạm ở Nam Kì Việt Nam) hay Bruzon và cộng sự (1930) đã nghiên cứu và ghi chép kĩ lưỡng về chế độ gió mùa ở bán đảo Đông Dương và các cơn bão; Gourou (1939) phân tích đặc điểm khí hậu cao nguyên LangBiang [133, 136, 138, 139]. Về sinh vật, các nhà địa lí Pháp đi sâu nghiên cứu tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở Việt Nam. Năm 1918, Chevalier là người đầu tiên đưa ra bảng phân loại thực vật rừng Bắc Bộ Việt Nam, đây cũng là bảng phân loại rừng nhiệt đới Châu Á đầu tiên trên thế giới. Thành tựu nổi bật nhất của các nhà địa lí Pháp thời kì này là lần đầu tiên xây dựng được hệ thống bản đồ về rừng, khí hậu, thảm thực vật, hệ thống suối khoáng thuộc Đông Dương. Đứng trên quan điểm Địa lí văn hóa, các nhà địa lí Pháp đã bước đầu đặt mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với con người trong mối quan hệ nhân quả như: thảm thực vật rừng và lũ lụt ở Bắc Kì (Jules Sion, 1920) đã chỉ rõ hậu quả của mối liên hệ giữa các hiện tượng thời tiết cực đoan và nạn phá rừng ở Bắc Kì nơi có địa hình dốc và tài nguyên rừng phong phú nhất Việt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất