Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững t...

Tài liệu Luận án tiến sĩ khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh lào cai

.PDF
207
1
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HUY KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HUY KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn 2. TS. Nguyễn Thắng Hà Nội – 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Huy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ....................................................................................................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 19 1.3. Nhận xét chung về các công trình hiện có và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................................... 35 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................................................................ 38 2.1. Cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ................................................................................................................... 38 2.1.1. Các khái niệm có liên quan và nội dung về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ................................................................. 38 2.1.2. Các lý thuyết, cách thức, mô hình về thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ............................................................................... 45 2.1.3. Tiêu chí đánh giá về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ............................................................................................ 55 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ........................................................................................ 58 2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ................................................................................................. 64 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................ 64 2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam .................................... 68 2.2.3. Các bài học rút ra đối với tỉnh Lào Cai .................................................... 72 Chương 3: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI .............. 74 3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Lào Cai ảnh hưởng tới khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ...................... 74 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 74 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai .............................................. 75 3.2. Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng tại tỉnh Lào Cai ................ 77 3.2.1. Các chính sách của Trung ương và tỉnh Lào Cai liên quan đến khai thác tài nguyên thực vật rừng ............................................................................. 77 3.2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng xét theo biến động về quy mô và cơ cấu diện tích lâm nghiệp có rừng, diện tích rừng ở tỉnh Lào Cai ..... 81 3.2.3. Thực trạng khai thác xét theo chủng loại - gỗ và lâm sản ngoài gỗ ......... 84 3.3. Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng ở tỉnh Lào Cai từ điều tra, khảo sát thực tiễn tại một số địa điểm............................................................ 86 3.3.1. Khai thác tài nguyên thực vật rừng đối với một số sản phẩm từ tự nhiên ...... 86 3.3.2. Một số mô hình khai thác tài nguyên thực vật rừng theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Lào Cai ............................................................................. 91 3.4. Các kết quả của khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai .............................................................................. 94 3.4.1. Bền vững về kinh tế .................................................................................. 94 3.4.2. Bền vững về tài nguyên và môi trường .................................................... 98 3.4.3. Bền vững về xã hội ................................................................................. 102 3.5. Đánh giá chung về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ............................................................................ 107 3.5.1. Các kết quả đạt được .............................................................................. 107 3.5.2. Các hạn chế, yếu kém ............................................................................. 108 3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém ................................................. 110 Chương 4: GIẢI PHÁP VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI ............ 117 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ........ 117 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ..................................................................................... 117 4.1.2. Bối cảnh trong nước và ở tỉnh Lào Cai .................................................. 120 4.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khai tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ............................. 124 4.2. Quan điểm, định hướng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ................................................................... 127 4.2.1. Quan điểm của Nhà nước về khai thác tài nguyên thực vật rừng .......... 127 4.2.2. Quan điểm của tác giả về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ............................................................ 128 4.3. Các giải pháp khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 .................. 134 4.3.1. Các căn cứ đề xuất các giải pháp ............................................................ 134 4.3.2. Đề xuất các giải pháp ............................................................................. 135 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 173 Phụ lục 1: Các số liệu .............................................................................................. 173 Phụ lục 2: Bảng hỏi điều tra hộ về khai thác tài nguyên thực vật rừng ở Lào Cai ........................................................................................................................... 202 Phụ lục 3: Một số hình ảnh điều tra, khảo sát thực tiễn về khai thác tài nguyên thực vật rừng ở Lào Cai .......................................................................................... 212 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations) CDM CIFOR : : Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism) Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (Center for International : Forestry Research) Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP DVMTR FLEGT : : FSC ITTO : : (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) Dịch vụ môi trường rừng Quản trị rừng và thương mại lâm sản (EU Forest Law Enforcement, Governance and Trade) Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Stewardship Council) Tổ chức gỗ nhiệt đới (International Tropical Timber Organization) LSNG : NNPTNT : Lâm sản ngoài gỗ Nông nghiệp và phát triển nông thôn PES Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payments for environmental : PTBV REDD+ : : SFM UN UNEP : : : WB : services) Phát triển bền vững Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation) Quản lý rừng bền vững (Sustainable Forest Management) Liên hợp quốc (United Nations) Chương trình môi trường Liên hợp quốc (United Nations Environment Programme) Ngân hàng Thế giới (World Bank) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Địa bàn và quy mô, cơ cấu mẫu khảo sát ..................................................8 Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong mô hình ước lượng .........................................63 Bảng 3.1: Diện tích rừng ở Lào Cai phân theo nguồn gốc rừng ..........................82 Bảng 3.2: Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ trong mẫu khảo sát ...................86 Bảng 3.3: Sản lượng khai thác một số loại tài nguyên thực vật rừng ..................88 Bảng 3.4: Phương thức và mức độ khai thác tài nguyên thực vật rừng ...............88 Bảng 3.5: Kết quả hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác ....................90 Bảng 3.6: Tiêu thụ các sản phẩm của cây lâm sản ngoài gỗ ................................94 Bảng 3.7: Cơ cấu sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................95 Bảng 3.8: Thu nhập và số ngày công lao động từ khai thác .................................97 Bảng 3.9: Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......................................99 Bảng 3.10: Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng và chăm sóc các cây lâm sản ngoài gỗ ...................................................................101 Bảng 3.11: Tỷ lệ hộ nghèo theo thu nhập trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................102 Bảng 3.12: Phân bổ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng ...........104 Bảng 3.13: Chuỗi giá trị một số loại tài nguyên thực vật rừng ..........................106 Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu ở tỉnh Lào Cai .......................................................123 Bảng 4.2: Thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai .................................123 Bảng 4.3: Ma trận phân tích SWOT đối với khai tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai .............................................126 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con người. Đây là nơi cung cấp những cây gỗ quý, cây thuốc,… cho con người. Do các lợi ích về kinh tế-xã hội, việc khai thác tài nguyên rừng ngày càng được con người quan tâm. Tài nguyên rừng đang từng ngày, từng giờ bị tàn phá và hệ quả là sự tái tạo, tính cân bằng tự nhiên của các cánh rừng gần như không còn nữa. Việc khai thác tài nguyên rừng trong đó có tài nguyên thực vật rừng ảnh hưởng tới tài nguyên và môi trường, cân bằng hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Việc khai thác tài nguyên thực vật rừng đặt ra các nguy cơ, thách thức về “lời nguyền tài nguyên”. Từ góc độ kinh tế, việc khai thác tài nguyên thực vật rừng đặt ra các nguy cơ, thách thức về “lời nguyền tài nguyên”. Tài nguyên thực vật rừng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người, sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền, địa phương. Lào Cai là tỉnh có tài nguyên thực vật rừng phong phú, đa dạng và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Tài nguyên thực vật rừng có vị trí, vai trò quan trọng và việc khai thác tài nguyên thực vật rừng đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Trong giai đoạn 2010-2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp khoảng 15,8% GRDP ở tỉnh Lào Cai; trong khu vực này, lâm nghiệp chiếm tới 11,9%. Trong ngành lâm nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,32%. Ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động [20], [21]. Thời gian qua, Lào Cai đã phát huy lợi thế và tiềm năng để phát triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng của tỉnh đã và đang đặt ra các nguy cơ đối với phát triển bền vững ở các cấp độ khác nhau. Việc khai thác tài nguyên rừng, đặc biệt là tài nguyên thực vật rừng, tình trạng chặt, phá rừng…đang là mối lo ngại lớn. Cho dù tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng, với việc đẩy mạnh trồng rừng, diện tích rừng ở Lào Cai tăng từ 327.755ha (năm 2010) lên 354.063ha (năm 2019), tỷ lệ che phủ rừng tăng tương ứng từ 51,3% lên 55,63% [4], [138]. Tuy diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng có tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao, tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên bị suy giảm. Đáng chú ý là, hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng đang đặt ra các nguy cơ, thách thức đối với phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Việc khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên thực vật rừng, phát huy nguồn lực kinh tế đặc thù của tỉnh miền núi với địa hình bị chia cắt như Lào Cai đang là bài toán khó tìm lời giải với các ngành, đặc biệt là kinh tế. Trước những vấn đề như vừa nêu, cho đến nay, nhiều phương án đã đề xuất, nhiều mô hình phát triển đã được áp dụng. Tuy nhiên, ở Lào Cai, các giải pháp đề ra và áp dụng vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng nhân rộng thấp hoặc do quá trình áp dụng 1 các mô hình chưa chú ý đến khâu phân phối, thị trường, quảng bá… đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên thực vật rừng. Trong giai đoạn tới, cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, tài nguyên rừng đứng trước các bối cảnh mới. Các yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên và môi trường gắn với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Các tiến bộ về khoa học và công nghệ đang tạo ra và thay đổi các phương thức mới trong phát triển kinh tế-xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng. Biến đổi khí hậu đặt ra các thách thức đối với khai thác tài nguyên thực vật rừng. Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Trước cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Đặc biệt là, Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng không (net zero) tại COP26 và để đóng góp vào mục tiêu này đòi hỏi có sự đóng góp rất lớn từ tài nguyên thực vật rừng. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 1658/QĐTTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu nhằm thể hiện các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và là công cụ quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đang đẩy mạnh tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, kết hợp với phát triển bền vững. Những vấn đề vừa nêu đặt ra yêu cầu ở cấp độ quốc gia cũng như tỉnh Lào Cai và đòi hỏi khai thác tài nguyên thực vật rừng gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Việc khai thác tài nguyên thực vật rừng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường. Các nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên thực vật rừng nói riêng từ góc nhìn phát triển bền vững, nói cách khác là xem xét tới tính bền vững của khai thác tài nguyên thực vật rừng hoặc tính bền vững trong các hoạt động của khai thác tài nguyên thực vật rừng nhằm trả lời câu hỏi khai thác đã bền vững chưa. Vấn đề đặt ra là, khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ, đóng góp như thế nào vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Lào Cai? Câu hỏi này hầu như chưa được các nghiên cứu xem xét, giải quyết. Xuất phát từ những vấn đề như vừa nêu, đề tài “Khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai” được lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai nhằm cung cấp bức tranh chân thực, toàn diện hơn để có các giải pháp phù hợp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. 2.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững. 2) Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. 3) Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là: 1) Khai thác tài nguyên thực vật rừng ảnh hưởng và phục vụ như thế nào đến phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Lào Cai? 2) Những giải pháp gì và như thế nào để thực hiện khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là khai thác tài nguyên thực vật rừng ảnh hưởng và phục vụ như thế nào vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án không xem xét tới tính bền vững của khai thác tài nguyên thực vật rừng hoặc tính bền vững trong các hoạt động của khai thác tài nguyên thực vật rừng. Đề tài tập trung làm rõ thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai, bao gồm các trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường. 3 - Bền vững về kinh tế: luận án nghiên cứu về đóng góp của khai thác tài nguyên thực vật rừng vào nền kinh tế; năng suất tài nguyên; đóng góp vào thu nhập và việc làm của hộ. - Bền vững về môi trường: khai thác tài nguyên thực vật rừng với bảo vệ và phát triển rừng (tỷ lệ che phủ rừng) và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. - Bền vững về xã hội: Đóng góp của khai thác tài nguyên thực vật rừng vào cải thiện thu nhập và giảm nghèo, tạo việc làm cho hộ và phân chia lợi ích từ việc khai thác tài nguyên thực vật rừng. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Khung phân tích Khung phân tích của đề tài luận án được thể hiện như sau: 4 Hình 1: Khung phân tích của đề tài luận án Nguồn: Tác giả luận án. 4 4.2. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu i) Cách tiếp cận phát triển bền vững Đề tài sử dụng cách tiếp cận phát triển bền vững nhằm phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng và các ảnh hưởng của nó tới phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. Cách tiếp cận này nhằm phân tích bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của khai thác tài nguyên thực vật rừng. Đồng thời, cách tiếp cận này cho phép nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai trên các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường. ii) Cách tiếp cận hệ thống Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống nhằm phân tích cấu trúc bên trong và bên ngoài để xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững; các chủ thể có liên quan đến khai thác tài nguyên thực vật rừng nhằm đề xuất các giải pháp đồng bộ, có hệ thống. iii) Cách tiếp cận theo chuỗi giá trị Luận án sử dụng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của tài nguyên thực vật rừng tại tỉnh Lào Cai. Thêm vào đó, cách tiếp cận chuỗi giá trị nhằm phân tích, đánh giá sự tham gia của các chủ thể có liên quan, nhất là người nghèo và người dân tộc thiểu số, vào chuỗi giá trị đối với các sản phẩm thực vật rừng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, đánh giá các quan niệm của các tác giả trong và ngoài nước về các khái niệm có liên quan đến nội dung của đề tài và các cách tiếp cận về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các chủ trương, chính sách của tỉnh Lào Cai về phát triển bền vững nhằm đề xuất các tiêu chí đánh giá về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tỉnh Lào Cai. Các phân tích, đánh giá này nhằm giúp tác giả phân tích thực trạng, đề xuất các quan điểm và giải pháp có tính khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Lào Cai. Các kết quả phân tích được sử dụng để tổng hợp, hệ thống hóa nhằm rút ra các nhận xét, khái quát, kết luận từ các nội dung, kết quả nghiên cứu. Phân tích thống kê: Phân tích số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2020. Phương pháp này được sử dụng phân tích, đánh giá về biến động đất rừng, diện tích rừng và các số liệu về khai thác tài nguyên thực vật rừng ở tỉnh Lào Cai. Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích các số liệu 5 về ảnh hưởng của khai thác tài nguyên thực vật rừng đối với các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Lào Cai. Phương pháp so sánh: Các so sánh theo chuỗi thời gian, không gian và so sánh chéo được đề tài sử dụng để đối chiếu giữa các chỉ tiêu có liên quan trên các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. Các so sánh bao gồm: i) So sánh về thay đổi, chuyển biến theo thời gian của các chính sách liên quan đến khai thác tài nguyên thực vật rừng; ii) so sánh theo thời gian và không gian về khai thác tài nguyên thực vật rừng và các kết quả, hệ quả của nó đối với các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Lào Cai. Phân tích chính sách: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, đánh giá các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh Lào Cai có liên quan đến khai thác tài nguyên thực vật rừng. Phân tích tính đồng bộ của chính sách ở cấp Trung ương và của tỉnh Lào Cai và phân tích tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của các quy định hiện hành việc ban hành các chính sách có phù hợp với đặc thù của tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các quan điểm, định hướng về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khai tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến: Luận án sử dụng phương pháp định lượng để phân tích hồi quy đa biến để nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của hộ gia đình. Nguồn số liệu phục vụ cho mô hình ước lượng là các số liệu khảo sát thực tiễn của tác giả tại tỉnh Lào Cai. Các kiểm định cũng được thực hiện nhằm phát hiện và điều chỉnh các lỗi của mô hình hồi quy đa biến. Các kết quả ước lượng là cơ sở để đánh giá các nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. 4.4. Nguồn số liệu, tài liệu i) Số liệu thứ cấp - Tài liệu thứ cấp: Các báo cáo, nghiên cứu quốc tế và trong nước có liên quan đến khai thác tài nguyên thực vật rừng và về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai,… - Số liệu thứ cấp: Các số liệu về Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai; kết quả điều tra doanh nghiệp và điều tra nông, lâm và thủy sản của Tổng cục Thống kê;… 6 ii) Số liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát thực tiễn tại tỉnh Lào Cai - Đối tượng điều tra, khảo sát Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu từ khảo sát thực tiễn tại tỉnh Lào Cai. Đối tượng tham gia khai thác tài nguyên thực vật rừng bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, cộng đồng, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hộ gia đình cũng có thể là thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã và cộng đồng. Cho nên, chủ thể khai thác tài nguyên thực vật rừng có thể phân thành hai nhóm là hộ gia đình và doanh nghiệp. Cho đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 1.938 doanh nghiệp nhưng chỉ có 11 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.1 Việc tiếp cận các doanh nghiệp gặp những khó khăn nhất định. Từ những vấn đề vừa nêu, trong nghiên cứu này đối tượng khảo sát là cấp hộ do đây là đối tượng chính khai thác tài nguyên thực vật rừng và chủ thể sống phụ thuộc vào tài nguyên thực vật rừng. Hơn nữa, phát triển bền vững với mục tiêu là con người, theo đó tập trung vào cải thiện thu nhập và giảm nghèo, tạo việc làm cho hộ. - Lựa chọn loại tài nguyên thực vật rừng và địa bàn khảo sát Tài nguyên thực vật rừng bao gồm gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ. Các loại tài nguyên thực vật rừng được lựa chọn để điều tra căn cứ vào quy hoạch phát triển và định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Lào Cai. Các loại tài nguyên thực vật rừng, nhất là các cây lâm sản ngoài gỗ, được lựa chọn để khảo sát căn cứ theo công dụng, đặc điểm canh tác: cây lâm sản ngoài gỗ là thảo dược (khai thác, trồng dưới tán rừng: sa nhân tím, thảo quả, quế...); cây lâm sản ngoài gỗ dùng làm lương thực, thực phẩm (các loại măng); gỗ củi;... Căn cứ vào các loại tài nguyên thực vật rừng được lựa chọn để nghiên cứu, địa bàn khảo sát là những nơi có các cây trồng. Đối với những tài nguyên thực vật rừng có ở nhiều nơi, địa bàn được lựa chọn để điều tra bao gồm vùng thấp và vùng cao ở tỉnh Lào Cai. Các xã vùng thấp và vùng cao theo cách phân vùng của tỉnh Lào Cai. Các xã lựa chọn để khảo sát có sự tham vấn với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai nhằm phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tiễn tại các địa phương. Tại mỗi tiểu vùng, xã có diện tích lớn nhất theo từng loại tài nguyên thực vật rừng được lựa chọn để khảo sát (Bảng 1). 1 Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2020. 7 Bảng 1: Địa bàn và quy mô, cơ cấu mẫu khảo sát Vùng địa lý Địa bàn Số quan sát 1. Xã Lùng Sui, huyện Simacai Xã vùng cao 30 2. Xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng Xã vùng thấp 32 3. Xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa Xã vùng cao 41 4. Xã Bản Già, huyện Bắc Hà Xã vùng cao 30 5. Xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà Xã vùng thấp 30 6. Xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát Xã vùng cao 30 7. Xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn Xã vùng thấp 34 Tổng số 227 Nguồn: Tác giả luận án. - Phương pháp chọn mẫu Quy mô mẫu khảo sát được xác định theo công thức: n= z2( p.q ) e2 (1) Trong đó: n = là cỡ mẫu z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể q = 1-p (p và q được ước tính 50%/50%: khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể). e = sai số cho phép Quy mô mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy. Trong nghiên cứu này, tác giả xác định sai số cho phép là 6,5%. Theo công thức (1), quy mô cần điều tra tối thiểu là 227 quan sát. Tại mỗi xã được lựa chọn để khảo sát, căn cứ vào tổng số hộ và số hộ tham gia vào các hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng để phân bố cơ cấu số hộ cần khảo sát. Quy mô và cơ cấu mẫu khảo sát được thể hiện tại Bảng 1. - Công cụ khảo sát, thu thập dữ liệu Bảng hỏi điều tra được áp dụng với hộ gia đình nhằm đánh giá những vấn đề liên quan đến thực trạng khai thác, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thực vật rừng. 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững; khai thác tài nguyên thực vật rừng và ảnh hưởng của nó tới phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn như sau: - Góp phần bổ sung vào các lý luận về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững. Đóng góp về lý luận của luận án là đưa ra cách tiếp cận khai thác tài nguyên thực vật rừng như thế nào để bảo vệ tài nguyên thực vật rừng và vừa phục vụ các mục tiêu của phát triển bền vững. - Các nghiên cứu đã công bố hầu như chưa nghiên cứu về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. Luận án đã góp phần làm rõ thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng và ảnh hưởng của nó đối với phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. - Góp phần làm sáng tỏ và cung cấp những luận cứ khoa học về thực tiễn khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. Luận án có đóng góp về thực tiễn với việc cung cấp các số liệu, phân tích định lượng từ các kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn khai thác tài nguyên thực vật rừng tại tỉnh Lào Cai. Các đóng góp này phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý của các cơ quan hoạch định chính sách ở các cấp. 7. Kết cấu nội dung của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về khai thác tài nguyên thực vật rừng Chương 2: phục vụ phát triển bền vững Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững Chương 3: Chương 4: Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai Giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển bền vững có liên quan đến tài nguyên rừng và tài nguyên thực vật rừng 1.1.1.1. Các nghiên cứu bàn về vốn tài nguyên, tài nguyên rừng và tài nguyên thực vật trong tăng trưởng kinh tế Khi xem xét tới tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học cho rằng tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên thực vật rừng nói riêng là loại vốn, tạo nguồn vốn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nghiên cứu Hussain và cộng sự (2019) [195], Schure và cộng sự (2014) [234], Zulu và cộng sự (2013) [255] bàn về vai trò của tài nguyên rừng, tài nguyên thực vật rừng trong việc tạo thu nhập, việc làm và tạo nguồn vốn để đầu tư cho giáo dục, y tế và các hoạt động kinh tế khác. Như vậy, vấn đề đặt ra là khai thác như thế nào để bảo vệ tài nguyên thực vật rừng và vừa phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững. Tài nguyên thực vật rừng có vai trò đối với tăng trưởng kinh tế, một số nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề khác nhau về luận điểm “lời nguyền tài nguyên”. Lời nguyền tài nguyên là thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên và tăng trưởng kinh tế. Thuật ngữ này dùng để nói lên nghịch lý là quốc gia giàu có tài nguyên thiên nhiên nhưng không thể biến lợi thế đó để phát triển đất nước, ngược lại, thường là các quốc gia kém phát triển. Các tác giả Sachs và Warner (1999) [228] nghiên cứu về các nguy hại tiềm ẩn của việc khai thác tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Công trình của Gylfason (2001) [184] cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa giàu tài nguyên và phát triển giáo dục, hệ quả là ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và tăng trưởng bền vững. Nhìn chung, các nghiên cứu này chủ yếu so sánh giữa các nhóm quốc gia giàu tài nguyên và nghèo tài nguyên, chưa giải thích được cho một quốc gia trong các giai đoạn khác nhau sẽ như thế nào nếu dựa vào khai thác tài nguyên. Trong khi một số tác giả chứng minh “lời nguyên tài nguyên” nhằm phản đối việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, không ít nghiên cứu cho thấy kết quả ngược lại. Nghiên cứu của Philippot (2010) [223] cho thấy, khai thác tài nguyên đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Brunnschweiler (2010) [154] và Ahrend (2002) [147] cũng cho thấy kết quả tương tự. 10 Việc các nghiên cứu đưa ra các kết quả khác nhau về “lời nguyền tài nguyên” để ủng hộ hoặc phản đối khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng là điều dễ hiểu. Điều này là bởi do sự khác nhau về phương pháp nghiên cứu và/hoặc các quốc gia có các điều kiện khác nhau. Chính vì vậy, chủ đề này cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để góp phần làm sáng tỏ vấn đề. Nghiên cứu của Hotelling (1931) [194] đã xây dựng mô hình, phân tích các mối liên hệ giữa các nguồn lực để phát triển kinh tế với tài nguyên thiên nhiên. Cleveland và Stern (1997) [163] bàn về chỉ số khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu này cung cấp phương pháp khoa học cho việc đánh giá mức độ khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu góp phần định giá tài nguyên, đánh giá kết quả của việc khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế. Một cách tiếp cận để đánh giá xu hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên và tác động về môi trường trong tiến trình tăng trưởng kinh tế là sử dụng đường cong Kuznet. Đường cong này do Simon Kuznets đề xuất để mô tả mối quan hệ giữa sự thay đổi trong thu nhập quốc dân bình quân đầu người và các biến kinh tế như tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm, trong điều kiện tổng hợp giữa các quốc gia khác nhau và theo thời gian. Sự phát triển của “Đường cong Kuznets môi trường” (EKC) là ví dụ mở rộng của các chỉ số môi trường để đánh giá phát triển bền vững. Những người ủng hộ EKC lập luận rằng thiệt hại về môi trường ban đầu tăng lên trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế và sau đó giảm dần. Những thay đổi trong thành phần của hoạt động kinh tế cùng với việc sử dụng các công nghệ tốt hơn ngày càng bù đắp và trong nhiều trường hợp lớn hơn những hiệu ứng quy mô của tăng trưởng kinh tế. Việc áp dụng các chính sách xây dựng trên hiện đại hóa sinh thái, và việc sử dụng ngày càng cao của chuyển giao công nghệ, tạo ra khả năng đi tắt bằng đường hầm qua EKC. Cách giải thích tương tự mô phỏng dạng đường EKC là lý thuyết về diễn biến rừng do Mather (1992) [212] đề xuất. Lý thuyết về diễn biến rừng phản ánh sự thay đổi về diện tích rừng và độ che phủ rừng theo thời gian, theo đó, độ che phủ rừng hay tỷ lệ mất rừng của quốc gia sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian, tới một điểm nào đó sẽ dừng hẳn rồi sau đó tăng lên do chuyển sang trạng thái rừng trồng, rừng được tái sinh. Mức tăng độ che phủ rừng sau đó sẽ dần tiến tới trạng thái bền vững và ổn định trong tương quan với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào mô hình tăng trưởng của Solow (1974) [238] và sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu của Hartwick (1977) [188] chỉ ra rằng, mức tiêu dùng cố định có thể đạt được bằng cách đầu tư lợi tức từ khai thác tài nguyên vào sản xuất. Theo Hamilton (1995) [187] nguồn lợi thu từ khai thác tài 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất