Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại...

Tài liệu Luận án tiến sĩ giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận hải châu, thành phố đà nẵng

.PDF
116
1596
150

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Đà Nẵng- Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàng Oanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 2 5. Bố cục đề tài ................................................................................. 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................... 3 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH VÀQUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................... 10 1.1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..................................................... 10 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước ..................... 10 1.1.2. Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước ..................... 12 1.1.3. Chức năng của chi ngân sách nhà nước .................................. 14 1.1.4. Nội dung của chi ngân sách nhà nước .................................... 15 1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................... 18 1.2.1. Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước ....................... 18 1.2.2. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước ........................... 19 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUẬN ... 20 1.3.1. Lập dự toán chi ngân sách quận ............................................. 20 1.3.2. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách quận .......................... 22 1.3.3. Chấp hành dự toán chi ngân sách quận .................................. 24 1.3.4. Kiểm soát các khoản chi ngân sách quận ............................... 26 1.3.5. Quyết toán chi ngân sách quận .............................................. 27 1.3.6. Thanh tra, kiểm tra chi ngân sách quận .................................. 28 1.4. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ......................................... 29 1.4.1. Đặc điểm chi ngân sách cấp quận .......................................... 29 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ................... 30 Kết luận Chương 1 ................................................................................ 35 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝCHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................................... 36 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KT-XH QUẬN HẢI CHÂU .................. 35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 36 2.1.2. Tình hình Kinh tế- xã hội quận Hải Châu giai đoạn 2010-2013 ...... 37 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ................................................. 43 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................... 45 2.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước quận ................ 45 2.2.2. Công tác phân bổ, giao dự toán chi ngân sách quận ............... 48 2.2.3. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước quận ..... 50 2.2.4. Công tác kiểm soát các khoản chi ngân sách qua kho bạc nhà nước ...................................................................................................... 59 2.2.5. Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước quận ................. 60 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước quận ..... 68 2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................................... 69 2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu ........................................................... 69 2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách ở quận Hải Châu ............................................................................................... 74 Kết luận Chương 2 ................................................................................ 80 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠIQUẬN HẢI CHÂU,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................ 81 3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN HẢI CHÂU ... 81 3.1.1. Định hướng đổi mới tài chính công ....................................... 81 3.1.2. Mục tiêu phát triển KT-XH quận Hải Châu ........................... 83 3.1.3. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trong quá trình phát triển KT-XH của quận Hải Châu ............................................ 85 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN HẢI CHÂU ............... 86 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo nền tảng thúc đẩy KTXH phát triển theo đúng định hướng .............. 86 3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên nhằm hạn chế việc thất thoát, tránh sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước .................... 88 3.2.3. Hoàn thiện một số nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước của quận Hải Châu ................................................................................ 89 3.2.4. Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách .................................................................................. 95 3.2.5. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra tình hình sử dụng NSNN tại đơn vị sử dụng ngân sách quận .............................................. 97 3.2.6. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính tại các đơn vị, địa phương thuộc quận ..................................................................... 98 3.2.7. Khoán kinh phí hành chính và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị, địa phương thuộc quận .................. 99 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................. 100 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính ............................... 100 3.3.2. Kiến nghị với Thành ủy, UBND thành phố .......................... 101 3.3.3. Kiến nghị với UBND quận .................................................. 102 Kết luận Chương 3 .............................................................................. 102 KẾT LUẬN ........................................................................................ 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KT-XH : Kinh tế - xã hội NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách nhà nước THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 Tình hình Kinh tế- xã hội quận Hải Châu giai đoạn 2010-2013 2.2 37 Tổng hợp thực hiện chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu giai đoạn (2010-2013) 2.3 Trang 50 Tổng hợp tình hình chi Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại quận Hải Châu giai đoạn (20102013) 2.4 Tổng hợp tình hình chi thường xuyên tại quận Hải Châu giai đoạn (2010-2013) 2.5 63 Tổng hợp thực hiện so với dự toán chi NSNN tại quận Hải Châu giai đoạn (2010-2013) 2.7 54 Tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu giai đoạn (2010-2013) 2.6 52 64 Tổng hợp dự toán, quyết toán chi thường xuyên quận Hải Châu giai đoạn 2010-2013 66 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ biểu đồ 2.3 2.1 Sơ đồ khái quát cơ cấu tổ chức của phòng tài chính kế hoạch Hải Châu Biểu đồ cơ cấu lao động tại quận Hải Châu giai đoạn 2010-2013 Trang 41 38 2.2 Cơ cấu kinh tế quận Hải Châu giai đoạn 2010-2013 39 2.3 Cơ cấu chi ngân sách quận giai đoạn 2010-2013 51 Biểu đồ so sánh thực hiện so với dự toán chi ngân 2.4 sách nhà nước tại quận Hải Châu giai đoạn (20102013) 61 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước bối cảnh thế giới và trong nước những năm vừa qua trải qua rất nhiều thách thức và khó khăn; tình hình kinh tế trong nước không mấy khả quan như hàng loạt các tập đoàn, công ty nhà nước làm ăn thất thoát, lãng phí tiền của của nhân dân, tỷ lệ lạm phát cao, hệ thống ngân hàng rơi vào tỉnh cảnh khốn khó trong công tác thu nợ, một số Ngân hàng tìm giải pháp sát nhâp. Đứng trước những khó khăn đó Nhà nước ta đưa ra một số giải pháp Điều hành của Chính phủ như “Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”,giảm đầu tư công, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế mua sắm công và đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm kiềm chế lạm phát nhằm từng bước đưa nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển. Trước tình hình đó hàng loạt các vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý như quản lý về nhân lực, quản lý tài nguyên, quản lý giá cả, quản lý thị trường, quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.., trong đó công tác quản lý chi NSNN nói chung và ngân sách quận Hải Châu nói riêng đang đặt ra rất gay gắt. Hơn nữa, quản lý thực hiện chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cũng còn không ít hạn chế như công tác xây dựng dự toán chưa sát thực hiện nhiệm vụ, điều hành dự toán còn nhiều bất cập, công tác kiểm soát chi chưa hiệu quả, công tác thanh kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa tạo tính chủ động cho đơn vị sử dụng, công tác điều chỉnh dự toán trình tự thủ tục còn rườm rà, công tác bổ sung dự toán chưa đáp ứng được yêu cầu, thực hiện dự toán chưa trọng tâm, trọng điểm, nhiều nhiệm vụ chi không đảm bảo được kịp thời trong khi đó chính sách, chế độ thay đổi và bổ sung nhiều, năng lực, trình độ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế. 2 Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách quận có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, thắt chặt tài khóa phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, các nhiệm vụ chính trị đang là vấn đề nóng bỏng và gay gắt hiện nay. Đó cũng là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận quản lý chi ngân sách nhà nước - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách rên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và tình hình thực hiện quản lý chi NSNN trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên của ngân sách cấp quận + Về không gian: luận văn nghiên cứu quản lý chi NSNN trên địa bàn quận Hải Châu - Về thời gian: Đánh giá thực trạng trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2013 và các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm đến 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 3 - Phương pháp phân tích thực chứng, - Phương pháp phân tích chuẩn tắc; - Phương pháp phân tích thống kê, - Phương pháp phân tích tổng hợp, - Phương pháp phân tích so sánh; - Các phương pháp khác... *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Đề tài góp phần hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2013, từ đó đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị để hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. - Với kết quả nghiên cứu này, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan trong việc lãnh đạo, điều hành công tác quản lý chi ngân sách góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về chi ngân sách và quản lý chi ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta, thì quản lý kinh tế tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng là công cụ vô cùng quan 4 trọng để các cấp chính quyền điều hành và quản lý nền kinh tế. Để quản lý chi ngân sách nhà nước hiệu quả cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể: - "Tăng cường công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay" do PGS.TS Trần Xuân Hải làm chủ nhiệm cùng các tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về chi NSNN và quản lý chi NSNN; phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính công ở nước ta trong giai đoạn 20012010 vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện trong việc phân cấp quản lý ngân sách, trong công tác quản lý thu - chi NSNN, xử lý bội chi ngân sách, quản lý nợ công cũng như tài chính của các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý tài chính công. Song, việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính công như thế nào để đảm bảo có được một nền tài chính công lành mạnh và bền vững, có khả năng chống đỡ với những biến động từ nền kinh tế toàn cầu. - “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả GS,TS Dương Thị Bình Minh, năm 2005. Tài liệu đã hệ thống được tổng quan về quản lý chi tiêu công như: khái niệm, đặc điểm, nội dung chi tiêu công, quản lý chi tiêu công. Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã khái quát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2004, phân tích thực trạng quản lý chi tiêu công mà điển hình là chi NSNN Việt Nam giai đoạn 1991-2004, nêu được quá trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước và đã đánh giá quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2004, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, sách chuyên khảo đã đề cập đến các vấn đề chung của Việt Nam mà chưa gắn với thực trạng của từng địa phương - nhân tố cơ bản để phát triển một quốc gia vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. - “Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế” 5 do PGS.TS Vũ Thu Giang, NXB Chính trị Quốc gia năm 2000. Nội dung đề cập những yêu cầu đặt ra với chính sách tài chính trong quá trình hội nhập, những kiến nghị và giải pháp cải cách chính sách tài chính Việt Nam. Tác phẩm còn làm rõ thêm sự ảnh hưởng tới nguồn thu, nhu cầu chi tiêu ngân sách nhà nước - PGS.TS Hà Đức Trụ (2000) “Đổi mới cơ chế quản lý ngân quỹ ngân sách nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước giai đoạn 2001-2010” nêu lên quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, trước hết phải có cơ chế, chính sách, những ñịnh hướng cơ bản; đồng thời phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý NSNN, trong đó cơ quan Tài chính và Kho Bạc Nhà nước là hai cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý quỹ - Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” năm 2009, của tác giả Trần Văn Lâm, đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường với những nội dung cụ thể: mục tiêu, nguyên tắc và phương thức của quản lý chi NSNN...; quản lý chi NSNN với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách địa phương trên các mặt: cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; công bằng xã hội. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua. Nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi NSNN tác giả đã đưa ra một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước OECD về cải cách quản lý chi NSNN; quản lý ngân sách theo kết quả dầu ra và khuôn khổ ngân sách trung 6 hạn…, rút ra 5 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với những quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách địa phương. Trong đó, giải pháp áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra; hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách. Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ được đặc thù riêng của Tỉnh khi áp dụng phương thức quản lý mới, các phương thức quản lý, quy trình quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các Tỉnh khác nhau thì có gì khác nhau. - Đóng góp thêm cho vấn đề nghiên cứu này, Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lư chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cường 7 tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt nam. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt nam đến 2010 và những năm tiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN hiện nay.. Tuy nhiên, phần lý luận có một số lý luận về vai trò của chi NSNN chỉ đúng với điều kiện Việt Nam mà không đúng với các nước nói chung; phần kinh nghiệm nước ngoài, nếu có kinh nghiệm của các nước tương đồng với Việt Nam thì sẽ tốt hơn. Nếu Luận án đề cập một cách rõ ràng, cụ thể hơn những khó khăn, trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt khi triển khai thực hiện phương thức quản lý chi NSNN mới như Luận án đề xuất thì tính thuyết phục của các giải pháp sẽ cao hơn. - Luận văn Tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” tác giả Tô Thiện Hiền, Đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh (2012), luận văn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang phục vụ cho việc quản lý, điều hành NSNN được chặt chẽ và hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội một cách vững chắc . - Luận văn thạc sĩ “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Phạm Công HưngTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2012); đề xuất các giải pháp quản lý chi trên địa bàn nhằm giải quyết kịp thời những hạn chế về công tác quản lý 8 chi ở huyện Thuận Thành. Và việc thực hiện tốt công tác quản lý chi ngân sách giúp thực hiện tốt chức năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” tác giả Phạm Văn Thịnh- Đại học Đà Nẵng (2011); luận văn đề xuất những giải pháp về hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Phù Cát như cần thực hiện công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra giám sát của nhân dân, trong việc sử dụng ngân sách;và đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm - Luận văn thạc sĩ “ Quản lý chi ngân sách Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu”- Nguyễn Trung Kiên, Trường Đại học Kinh tế TPHCM (2000), luận văn đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao quản lý chi ngân sách Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế cụ thể như hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến NSNN, nâng cáo tính minh bạch, tăng cường giám sát, có chế tài rõ ràng trong điều hành và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Quảng Nam” tác giả Tạ Xuân Quan – Trường Đại học Đà Nẵng (2011) , luận văn đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Quảng Nam như cần tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách như thực hiện đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền. Các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết nêu trên, phần lớn các các giả đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN và các 9 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Hầu hết các bài viết tiếp cận từ góc độ quản lý nên rất ít có các công trình, bài viết đi sâu nghiên cứu về chi ngân sách cấp quận. Hơn nữa tại địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng, chưa có công trình khoa học nghiên cứu nào đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận. 10 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước a. Khái niệm Khái niệm chi tiêu công về cả lý thuyết lẫn thực tế, có quan hệ trực tiếp và không thể tách rời các hoạt động của nhà nước nhằm hai mục đích chính: cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội, hoặc tạo điều kiện nâng cao hiệu quản của nền kinh tế. Xét từ góc độ nền kinh tế nói chung (quan điểm kinh tế công cộng), chi tiêu công được xem là các khoản chi phí gắn liền với việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về hàng hoá công cộng. Như vậy nó có thể bao gồm cả chi phí cung cấp hàng hóa dịch vụ từ ngân sách nhà nước lẫn từ khu vực tư nhân theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, chi tiêu công là các khoản chi tiêu của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước (khu vực nhà nước) và của toàn dân khi cùng tham gia vào các hoạt động do chính phủ quản lý.Đây là một khái niệm tương đối rộng và đang dần dần được đưa ra hiện nay. Chi tiêu công cũng có thể hiểu là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được nhà nước và các cơ quan nhà nước mua sắm.Theo quan điểm này, chi tiêu công không bao gồm chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước. Chi phí mua sắm này được trang trải từ nguồn thu thuế, vay nợ trong nước, vay nợ, viện trợ nước ngoài.[7] Xét từ góc độ hẹp hơn của chi tiêu công là các khoản chi tiêu của chính phủ nhằm đạt nhiều mục đích khác nhau: về kinh tế, xã hội lẫn cả mục đích 11 chính trị. Hoặc đối với các nhà quản lý ngân sách, chi tiêu công có thể được coi là các khoản chi tiêu được trang trải từ ngân sách các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Trên thực tế, việc xem xét đánh giá chi tiêu công theo khái niệm bao gồm cả chi phí của toàn dân cho hàng hoá công cộng là rất khó thực hiện, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy thông thường (và ở Việt Nam) người ta hay xem xét vấn đề chi tiêu công từ góc độ chi tiêu của chính phủ, hay nói cách khác là chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực cụ thể. Như vậy đứng trên quan điểm của các nhà quản lý ngân sách ta có thể hiểu Chi ngân sách nhà nước (hay chi tiêu công) là những khoản chi tiêu do chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp… hay nói cách khác: “chi của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.”[9] b. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước - Thứ nhất: chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ. - Thứ hai: Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định nội dung, cơ cấu, quy mô và mức độ các khoản chi NSNN. Chính vì vậy các khoản chi NSNN mang tính pháp lý cao. - Thứ ba: tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài chính một yêu cầu đặt ra là: khi xem xét, đánh giá về các khoản chi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất