Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt (liên hệ với tiếng...

Tài liệu Luận án nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt (liên hệ với tiếng anh)

.PDF
204
1257
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --*-- NGUYỄN THỊ THU HÀ NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HUẾ - 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --*-- NGUYỄN THỊ THU HÀ NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. Lý Toàn Thắng 2. TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn HUẾ - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu của bản thân. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo - GS. TSKH Lý Toàn Thắng và cô giáo - TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn cùng quý thầy cô trong, ngoài trường đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Xin cảm ơn Giáo sư Frank Concilus đã giúp tôi tiếp cận nhiều tài liệu tiếng Anh quý giá ở thư viện Trường Đại học Maryland, Mĩ. Xin cảm ơn những động viên tinh thần, niềm tin yêu, cùng những sẻ chia thiết thực mà gia đình và người thân yêu đã dành tặng tôi. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU  chuyển nghĩa => suy ra ≈ nghĩa tương đương, xấp xỉ ≠ nghĩa khác nhau, không tương đương >< nghĩa đối lập nhau, trái nghĩa > khả năng chuyển nghĩa nhiều hơn < khả năng chuyển nghĩa ít hơn >> mức độ xác tín cao hơn hoán đổi vị trí cho nhau * câu đi sau * không được chấp nhận & và a+b a và b, a đi cùng với b, a kết hợp với b [+/- x] có/không có thuộc tính x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMDV: Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai CONK: Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều Cd: ca dao Đg: động từ GBBT: Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh HPNT: Hoàng Phủ Ngọc Tường HTBDGT: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ ML: Mê lộ, Phạm Thị Hoài NBCT: Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh P: mệnh đề PS: phóng sự PV: phỏng vấn T: tính từ TA: tiếng Anh TB: thông báo TGĐ: tiền giả định TK: Truyện Kiều, Nguyễn Du TL: trả lời TS&SN: Mục Thời sự và Suy nghĩ, Báo Tuổi trẻ TV: tiếng Việt TVH: Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp TXV: Thời xa vắng, Lê Lựu TTTN NHT: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Vd: ví dụ MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt Mục lục Danh mục các bảng và mô hình MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 6. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 3 7. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................... 5 1.1. Tổng quan ................................................................................................................. 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở nước ngoài ................ 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở Việt Nam ................. 12 1.2. Cơ sở lí thuyết ........................................................................................................ 16 1.2.1. Hoạt động nhận thức từ một số phương diện tiếp cận ......................................... 16 1.2.3. Cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ............... 20 1.3. Tiểu kết ................................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT ................................................................ 36 (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) ............................................................................................ 36 2.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 36 2.2. Cách tiếp cận “đường hướng nhiều tiêu chí” của ngữ pháp cấu trúc ..................... 38 2.2.1. Về từ loại ............................................................................................................. 38 2.2.2. Ý nghĩa khái quát................................................................................................. 39 2.2.3. Khả năng kết hợp ................................................................................................. 40 2.2.4. Chức năng cú pháp .............................................................................................. 45 2.3. Cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng .................................................................. 49 2.3.1. Cấu trúc tham tố của động từ nhận thức .............................................................. 49 2.3.2. Phân loại động từ nhận thức theo tham số ngữ nghĩa [+/- động] và [+/chủ ý] .................................................................................................................. 53 2.4. Tiểu kết ................................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT ................................................................ 60 (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) ............................................................................................ 60 3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt ...... 60 3.1.1. Dựa vào tiêu chí [+/- nét nghĩa đánh giá hoạt động] trong cấu trúc nghĩa của động từ ................................................................................................................ 60 3.1.2. Dựa vào tiêu chí [+/- TGĐ] trong cấu trúc nghĩa của động từ chỉ hoạt động nhận thức ............................................................................................................ 63 3.2. Quan hệ ngữ nghĩa của một số động từ chỉ hoạt động nhận thức tiêu biểu trong tiếng Việt ..................................................................................................... 65 3.2.1. Hiện tượng đa nghĩa của động từ nghĩ ................................................................ 65 3.2.2. Hiện tượng đồng nghĩa, gần nghĩa, bao nghĩa của nhóm biết - hiểu ................... 74 3.3. Một số đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức ....................................................................................................................... 82 3.3.1. Hiện tượng trung gian giữa động từ chỉ hoạt động nhận thức và động từ chỉ tâm lí - tình cảm .................................................................................................. 82 3.3.2 Sự chuyển nghĩa của động từ tri giác vào động từ nhận thức và trường hợp của động từ thấy.................................................................................................. 92 3.3.3. Khả năng biểu thị nghĩa tình thái của động từ chỉ hoạt động nhận thức và trường hợp Tôi nghĩ .......................................................................................... 108 3.4. Tiểu kết ................................................................................................................. 114 CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỂU THỨC NGÔN NGỮ CÓ CHỨA ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC........................................116 TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) ...............................................116 4.1. Dẫn nhập ............................................................................................................... 116 4.2. Khả năng ngữ dụng hóa để trở thành tác tử ngữ dụng ......................................... 117 4.3. Chức năng của các tác tử ngữ dụng có chứa động từ nhận thức .......................... 119 4.3.1. Chức năng tổ chức và tương tác hội thoại ......................................................... 119 4.3.2. Chức năng nối kết chủ quan (intersubjectivity) ................................................ 126 4.3.3. Chức năng cộng tác hội thoại ............................................................................ 128 4.3.4. Chiến lược lịch sự .............................................................................................. 129 4.3.5. Hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại ....................................................... 133 4.4. Tiểu kết ................................................................................................................. 136 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ....142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................143 TỪ ĐIỂN TRA CỨU NGỮ LIỆU KHẢO SÁT VÀ MINH HỌA PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ MÔ HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG (20 bảng) Chương 2 2.1. Một số đặc điểm của nhóm động từ nhận thức 2.2. Tần số xuất hiện của 8 động từ nhận thức phổ biến trong tiếng Việt 2.3. Bổ ngữ của động từ tri giác và động từ nhận thức 2.4. Diễn tố điển hình đảm nhận vai tác thể, nghiệm thể, phát ngôn thể 2.5. Phân loại động từ nhận thức theo tham số ngữ nghĩa [+/-động] và [+/chủ ý] Chương 3 3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nhận thức theo tiêu chí [+/- nét nghĩa đánh giá hoạt động] 3.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nhận thức theo tiêu chí [+/- tiền giả định] 3.3. Sự tổ chức ý niệm NGHĨ của người Việt, người Anh và sự thể hiện qua ngôn ngữ 3.4. Các phạm vi nghĩa của động từ biết trong tiếng Việt và hình thức tương ứng trong tiếng Anh 3.5. Động từ nhận thức và động từ đan xen nhận thức - tình cảm 3.6. Sự phân bố của động từ thấy, nghĩ, tin ở phạm vi nghĩa đánh giá trong tiếng Việt và hình thức tương ứng trong tiếng Anh 3.7. Các phạm vi nghĩa của động từ thấy 3.8. Sự phân bố của động từ thấy trong các phạm vi nghĩa 3.9. Cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa của thấy - động từ tri giác và thấy - động từ nhận thức 3.10. Bổ ngữ của thấy - động từ tri giác và thấy - động từ nhận thức 3.11. Các kiểu bổ ngữ của động từ thấy ở phạm vi nghĩa nhận thức 3.12. Mức độ sử dụng các cấu trúc đánh giá trong bài phỏng vấn trên báo năm 2012 3.13. Sự chuyển nghĩa của động từ thấy trong tiếng Việt và động từ see trong tiếng Anh vào lĩnh vực nhận thức Chương 4 4.1. Tần số xuất hiện của các cấu trúc đánh giá ở bài phỏng vấn trong tiếng Việt 4.2. Tần số xuất hiện của các cấu trúc đánh giá trong tiếng Anh DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH (10 mô hình) Chương 1 1.1. Mô hình phạm trù đường rọi 1.2. Mô hình tính hữu chứng 1.3. Mô hình ngữ pháp hóa và ngữ dụng hóa Chương 2 2.1. Sự giao nhau giữa động từ chỉ hành động nhận thức và động từ chỉ trạng thái nhận thức 2.2. Sự giao nhau giữa động từ chỉ trạng thái nhận thức và động từ chỉ quá trình nhận thức Chương 3 3.1. Cấu trúc đa nghĩa của động từ think theo cách tiếp cận của ngữ nghĩa học truyền thống 3.2. Cấu trúc đa nghĩa của think theo cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận 3.3. Cấu trúc đa nghĩa của nghĩ theo mô hình phạm trù đường rọi 3.4. Thang độ xác tín của người nói đối với tính chân thực của mệnh đề Chương 4 4.1. Thang độ của tính hữu chứng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hoạt động nhận thức là hoạt động bản chất và đặc thù của con người. Thời nào, ở đâu cũng thế, con người không thể tồn tại và phát triển nếu không có nhận thức. Hoạt động này vì vậy là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều khoa học: triết học, logic học, tâm lí học, nhân học, sinh học, thần kinh học, v.v. Tuy nhiên, nó có tính tinh thần, hoàn toàn trừu tượng, nhờ phương tiện ngôn ngữ mà được di chuyển ra bên ngoài. Ở đây, trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ, con người đã gọi tên hoạt động nhận thức một cách đầy đủ, phong phú và tinh tế bằng một số các từ gọi chung là từ chỉ hoạt động nhận thức như: biết, nghĩ, hiểu, tưởng, nhớ, quên, v.v. Điều này sẽ được khẳng định khi chúng ta đi vào tìm hiểu những đặc điểm ngôn ngữ của nhóm động từ nhận thức trong tiếng Việt. Từ bình diện ngữ nghĩa, gần đây, ngữ nghĩa học đã có được năng lực giải thích lớn cho các đơn vị từ vựng khi kết hợp ngữ nghĩa học hướng hệ thống với ngữ nghĩa học hướng lời nói, cũng như cách tiếp cận với nhiều kiến giải thú vị của ngữ nghĩa học tri nhận. Nhiều trường phái xuất hiện với lí thuyết trường nghĩa, phương pháp phân tích nghĩa vị, những thử nghiệm phân tích logic ngôn ngữ tự nhiên, nghĩa của lời, của văn bản, v.v. đã mang lại tiến bộ đáng kể cho khoa học ngôn ngữ thì việc lựa chọn ngữ nghĩa học từ vựng cùng việc vận dụng những thành tựu của ngữ nghĩa học tri nhận để nghiên cứu nhóm từ này là một công việc hợp lí. Thêm vào đó, trong mấy chục năm qua, hướng nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã đem lại nhiều thành tựu về lí thuyết cũng như ứng dụng, vậy nên trong quá trình triển khai vấn đề, việc liên hệ đối chiếu với tiếng Anh ở những điểm cần thiết là điều có ý nghĩa, nhằm làm nổi bật những đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm từ này trong tiếng Việt, đồng thời góp phần phục vụ cho những nhu cầu thiết thực của xã hội như: học tiếng, dịch thuật, biên soạn từ điển, v.v. Ngoài ra, khó có một hình dung đầy đủ, một hiểu biết trọn vẹn về các trường nghĩa cơ bản trong tiếng Việt nếu như bỏ qua trường nghĩa chỉ hoạt động nhận thức, hoạt động phức tạp nhưng là hoạt động mang tính loài, góp phần định tính con người về mặt xã hội. Sự thiếu vắng những công trình nghiên cứu về bộ phận từ ngữ này trong giới Việt ngữ học cho thấy đề tài của chúng tôi là thực sự cần thiết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và một số động từ tiếng Anh tương ứng. 1 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Chúng tôi chỉ nghiên cứu những động từ biểu thị hoạt động nhận thức lí tính hoặc ít nhiều liên quan đến lí tính, có tư cách của một nguyên tố ngữ nghĩa hoặc xuất hiện với tần số lớn, trong đó chủ yếu tập trung vào các động từ: biết, nghĩ, hiểu, tin, cho rằng/là, ngờ, tưởng, sợ, nhớ, quên, v.v; - Chúng tôi chỉ nghiên cứu tư cách từ thường dùng, không tính đến tư cách thuật ngữ của một số động từ như: tư duy, suy luận, v.v; - Chúng tôi không nghiên cứu động từ biểu thị hoạt động nhận thức cảm tính như: nghe, sờ, nếm, ngửi, trông, thấy, nhìn, xem, v.v. (trừ khi nó đã chuyển nghĩa để biểu thị nhận thức lí tính như trường hợp của thấy); không nghiên cứu những trường hợp chuyển nghĩa từ tri giác vào nhận thức nhưng có tính khẩu ngữ hoặc địa phương như: ngó, coi bộ, v.v; - Những trường hợp có nghĩa phái sinh mà tư cách từ hay cụm từ vẫn còn chưa thống nhất trong giới nghiên cứu nhưng xuất hiện nhiều, được giải nghĩa trong từ điển như: cho là/rằng, nhận ra, nhận thấy, v.v. vẫn nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt theo hướng tiếp cận của ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp chức năng; - Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt theo hướng của ngữ nghĩa học truyền thống, bước đầu vận dụng một số nội dung nghiên cứu của ngữ nghĩa học tri nhận (trong việc chỉ ra cơ sở tri nhận của con người liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa và đa nghĩa của một số động từ nhận thức); - Đặc điểm và chức năng ngữ dụng của một số biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt; - Việc liên hệ tiếng Anh được xác định không phải là nhiệm vụ xuyên suốt mà chỉ được thực hiện ở những điểm cơ bản và cần thiết nhằm làm nổi bật đặc thù về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt. 4. Ngữ liệu nghiên cứu - Việc thống kê động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt dựa vào Từ điển tiếng Việt (2011, Hoàng Phê chủ biên), trong tiếng Anh dựa vào từ điển dành cho người học Oxford Advanced Learner's Dictionary of Current English (2005, Hornby) và từ điển trực tuyến dành cho người bản ngữ, đó là: Từ điển Merriam Webster của Mĩ và Từ điển Oxford của Anh (xem địa chỉ trang web ở phần Từ điển tra cứu). - Ngữ liệu được lấy từ các nguồn sau: từ điển, từ các tác phẩm văn học, ấn phẩm báo chí với nhiểu thể loại và thuộc nhiều lĩnh vực, lấy từ khẩu ngữ, từ các 2 phương tiện thông tin đại chúng, ví dụ dẫn lại của các nhà nghiên cứu đi trước. Ngoài ra, việc nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt cần tới ngữ cảm của người nghiên cứu, do đó có một số ít các ví dụ là những câu thông dụng, được chúng tôi đặt ra. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp miêu tả: là phương pháp chủ đạo với các thủ pháp: + Thủ pháp trường nghĩa được chúng tôi vận dụng để tập hợp 211 động từ nhận thức vào một trường từ vựng - ngữ nghĩa; + Thủ pháp thống kê được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của các động từ theo nhiều tiêu chí khác nhau; + Thủ pháp phân tích vị từ - tham tố được vận dụng để xem xét các tham tố bắt buộc và không bắt buộc của một động từ nhận thức; + Thủ pháp phân tích văn cảnh được chúng tôi sử dụng để xem xét tư cách đa nghĩa, phân chia các nghĩa cho một từ dựa vào khả năng kết hợp của nó với những từ bao quanh; + Thủ pháp phân tích nguyên tử/nguyên tố - ngữ nghĩa giúp chúng tôi xác định được một số các từ chìa khóa để làm siêu ngôn ngữ nhằm giải thích, minh họa cho các từ phức tạp trong nhóm động từ nhận thức; + Thủ pháp phân tích nét nghĩa dùng để miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của một số động từ nhận thức hoặc là cơ sở để tập hợp chúng vào các tiểu nhóm dựa trên những nét nghĩa chung; + Thủ pháp thay thế được áp dụng cho những động từ có liên hệ về nghĩa để góp phần xác định quan hệ đồng nghĩa giữa chúng. 5.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu: là phương pháp bổ trợ, được vận dụng để liên hệ, so sánh nhóm động từ này trong tiếng Việt với tiếng Anh ở các bình diện. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về lí thuyết - Sự phân tích khá đầy đủ nhóm từ này sẽ góp phần bổ sung một trường nghĩa quan trọng vào bức tranh nghiên cứu ngữ nghĩa của tiếng Việt; - Sự liên hệ có hiệu quả trường từ vựng này trong tiếng Việt với tiếng Anh sẽ góp phần làm nổi bật những đặc điểm của tiếng Việt, đồng thời chỉ ra được những tương đồng và khác biệt trong quá trình người Việt và người Anh ngôn ngữ hóa hoạt động nhận thức của họ; 3 - Bước đầu tiếp cận và giới thiệu một số thuật ngữ và khái niệm mới về ngữ dụng như: ngữ dụng hóa, tác tử ngữ dụng, v.v. 6.2. Về thực tiễn Kết quả đối chiếu trực tiếp phục vụ cho những nhu cầu thiết thực của xã hội như: học tiếng, dịch thuật, biên soạn từ điển, phục vụ công tác giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trường cũng như quá trình các cá nhân vận dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp và tư duy. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được triển khai trong 4 chương: - Chương 1. Tổng quan và cơ sở lí thuyết - Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Anh) - Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Anh) - Chương 4. Đặc điểm ngữ dụng của một số biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Anh) Trong đó: - Chương 1 có tác dụng tổng quan lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước, tạo cơ sở cho chúng tôi đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế của các công trình đi trước, từ đó có sự kế thừa và đặt nhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề còn bỏ ngỏ; đây cũng là chương đặt nền tảng lí thuyết cho việc triển khai các nội dung cụ thể ở những chương tiếp theo; - Ở chương 2, chúng tôi đặt tiêu điểm ở việc chỉ ra những cấu trúc ngữ pháp đặc thù của nhóm động từ nhận thức, phân biệt đặc điểm ngữ pháp của nó với những nhóm động từ khác, tập trung hơn cả là sự phân biệt với nhóm động từ tri giác; - Ở chương 3, bên cạnh những nghiên cứu trên diện rộng về đặc điểm ngữ nghĩa của cả nhóm, chúng tôi còn có những nghiên cứu khá sâu về nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa của những động từ đại diện; - Chương 4 không đi vào miêu tả đặc điểm ngữ dụng của từng động từ nhận thức vì điều này đòi hỏi một ngữ liệu quá rộng, thay vào đó, chúng tôi chỉ ra đặc điểm và chức năng ngữ dụng tiêu biểu của những động từ điển hình. 4 CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan 1.1.1. Tình hình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở nước ngoài 1.1.1.1. Các bình diện nghiên cứu i) Từ bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa - Động từ chỉ hoạt động nhận thức được nghiên cứu với tư cách là động từ chêm xen (parenthetical verbs) Urmson (1952) đã nghiên cứu những cấu trúc tiếng Anh bao gồm ngôi thứ nhất số ít I (tôi) đi với động từ tinh thần (mental verbs) như: regret (tiếc), rejoice (mừng, vui mừng), believe (tin), guess (đoán), suppose (cho rằng), suspect (nghi), v.v. Trong số này, chúng ta nhận thấy sự có mặt động từ chỉ hoạt động nhận thức (cognition verbs) như: believe, guess, suppose, suspect. Ông xem việc sử dụng những cấu trúc như thế này trong câu là một cách sử dụng chêm xen và ông gọi những động từ này là động từ chêm xen (parenthetical verbs). Ông giải thích, sở dĩ chúng được gọi là chêm xen vì vị trí linh hoạt của chúng ở trong câu: có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu. Mackenzie (1987) đánh giá rằng, phát hiện của Urmson về khả năng chêm xen với đặc điểm ngữ nghĩa mới của nhóm động từ này đã góp phần hạn chế ngộ nhận của các nhà triết học đương thời khi họ khăng khăng giữ suy nghĩ rằng những động từ như thế luôn miêu tả những sự kiện tinh thần đang diễn ra trong đầu óc của người nói. Urmson, ngược lại, đã chứng minh rằng người nói không tường trình bất cứ hoạt động tinh thần nào mặc dù họ đang sử dụng những động từ có nghĩa gốc chỉ hoạt động nhận thức. Cũng từ đây, qua các năm 1963, 1965, 1987, lần lượt các tác giả Barners, Charlesworth, Mackenzie tiếp tục đi sâu nghiên cứu cách sử dụng chêm xen của các động từ chỉ hoạt động nhận thức như: know, believe, guess. Nhìn chung, các tác giả tiếp cận động từ chỉ hoạt động nhận thức theo cách này, về cơ bản, đều dựa trên nền tảng lí thuyết động từ chêm xen của Urmson, từ đó chỉ ra đặc điểm chung về ngữ pháp của chúng và phân biệt ngữ nghĩa cho những cấu trúc này. Đến năm 1991, không dừng lại ở việc miêu tả, Thompson và Mulac đã vận dụng lí thuyết ngữ pháp hóa (grammaticalization) để giải thích cho khả năng chêm xen của những cấu trúc trên. Các tác giả cho rằng những cấu trúc như thế đã trải qua một quá trình ngữ pháp hóa: ngữ nghĩa “bị tẩy trắng”, nó thay đổi từ cấu trúc mệnh đề thành một cấu trúc chêm xen, hoạt động và thực hiện chức năng như là những trạng từ tình thái (modal abverbs): probably, possibly, maybe, v.v. 5 Trong công trình I think - an English modal particle, Aijmer (1997) tiến thêm một bước khi nghiên cứu cấu trúc này. Theo ông, I think “đã đi một bước khá xa” được ngữ pháp hóa để trở thành một tiểu từ tình thái (modal particles). Tiểu từ tình thái là một phương tiện thể hiện nghĩa tình thái, “là yếu tố có nghĩa, thường rất ngắn, xuất hiện đâu đó trong phát ngôn, biểu thị những ý nghĩa bổ trợ cho phát ngôn”. (Platt 1987, dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2008) Vẫn thừa nhận tư cách động từ của think nhưng là những động từ yếu (weak verbs) đó là Mindt (2003) và Blanche & Willems (2007, 2008) (dẫn theo Van 2011). Tóm lại, dù cách gọi tên có khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đều thống nhất quan điểm: Động từ nhận thức khi đi vào những cấu trúc như thế thường không phản ánh nghĩa miêu tả mà thể hiện nghĩa tình thái, phản ánh thái độ, mức độ cam kết của người nói đối với tính chân thực của nội dung mệnh đề đi theo sau. Cần lưu ý, đây không phải là nghĩa ban đầu của động từ nhận thức mà là quá trình phát triển nghĩa về sau. Điều này thực ra cũng dễ hiểu bởi việc sử dụng ngôn ngữ có tác động đến cấu trúc ngôn ngữ, cho nên, tất yếu trong ngôn ngữ có những nhân tố ngữ dụng được mã hóa. Một hình thức ngôn ngữ như: I think/believe/guess, v.v. tỏ ra “rất nhạy” với nhu cầu giao tiếp của con người, càng được sử dụng nhiều chúng càng có xu hướng ổn định về cấu trúc và mã hóa thái độ của người nói. - Động từ nhận thức được nghiên cứu với tư cách là động từ hàm thực (factive verbs) hoặc động từ vô hàm (non - factive verbs) Dựa vào sự khác biệt về ngữ pháp và ngữ nghĩa, một số tác giả đã có sự phân biệt động từ hàm thực và động từ vô hàm. Trong danh sách động từ hàm thực và vô hàm của Kiparsky (1971), của Leech (1974), chúng ta nhận thấy sự góp mặt của một số động từ chỉ hoạt động nhận thức tiêu biểu như: know, realize, forget (được xếp vào động từ hàm thực) và think, believe, suppose (được xếp vào động từ vô hàm). Đặc điểm chung của động từ hàm thực là khẳng định tính xác thực của thông tin trong mệnh đề (P), nói cách khác, những động từ này tiền giả định (TGĐ) sự tình được truyền đạt ở P là đúng với hiện thực, đối lập với nó là các vị từ vô hàm - không chứa TGĐ, do đó không cho biết sự tình được truyền đạt ở P là đúng hay không đúng với hiện thực. - Động từ nhận thức khi đi vào cú được xếp vào quá trình tri nhận Từ cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng, Halliday (1985, bản dịch 2004) khi nghiên cứu nghĩa của cú như là một sự thể hiện các quá trình đã có sự phân biệt quá trình vật chất (build - xây, run - chạy, do- làm, v.v) với quá trình tinh thần (know - biết, think - nghĩ, like - thích, v.v.). Trong quá trình tinh thần, ông xếp những động từ think 6 nghĩ, know - biết, v.v. vào quá trình tri nhận và chỉ ra một số đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của nhóm này: + Luôn có tham thể là người - đó là người cảm giác, tri nhận; + Thành phần được tri nhận không bị giới hạn: có thể là một sự vật, có thể là một sự kiện; + Các động từ thuộc nhóm này là động từ ngoại động, do đó hai tham thể: cảm thể (senser) và hiện tượng (phenomenon) phải cùng xuất hiện. Ở Việt Nam, Hoàng Văn Vân (2002) là tác giả tiếp thu rõ nét tinh thần của Halliday vào việc miêu tả quá trình tri nhận của cú tiếng Việt. ii) Từ bình diện ngữ nghĩa - Trường nghĩa trí tuệ đã được quan tâm từ rất sớm - từ năm 1931, trong nghiên cứu của Trier. Tuy nhiên, bấy giờ, Trier chỉ đề cập đến tính từ đánh giá hoạt động nhận thức trong tiếng Đức chứ chưa nghiên cứu động từ nhận thức. - Một trong những động từ chỉ hoạt động nhận thức đầu tiên được nghiên cứu trong tiếng Anh là động từ think. Căn cứ vào tiêu chí [+/- thời gian], Vendler (1967) đã phân biệt hai nghĩa của động từ này đó là: + Think chỉ một quá trình nhận thức được xác định về thời gian. Vd: 1) He is thinking about Jones. (Anh ta đang nghĩ đến Jones.) + Think chỉ một trạng thái nhận thức không được xác định về thời gian. Vd: 2) He thinks that Jones is a rascal. (Anh ta nghĩ Jones là một kẻ bất lương.) Thoạt nhìn qua, việc lấy tiêu chí thể thời gian để phân biệt nghĩa cho think của Vendler có vẻ thuyết phục, tuy nhiên, theo Wierbiczka (1998), đó chỉ là một sự nhầm tưởng. Một ý kiến đánh giá (như vd 2) thường không được xác định về thời gian, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian, tuy nhiên vẫn có những đánh giá được xác định vị rõ về mặt thời gian (thời gian nhất thời) như ở vd: 3) I think that someone is knocking at the door (Tôi nghĩ ai đó đang gõ cửa). Bà đặt ra câu hỏi liệu có nên tách think (trong ngữ liệu trên) thành hai nghĩa hay thực chất chỉ là một. Trên thực tế cũng có nhiều tác giả chủ trương phân biệt think như Vendler (chẳng hạn Persson 1993, Aijmer 1997). Chúng ta sẽ trở lại quan niệm của hai tác giả này ở phần sau, họ đi theo hai hướng tiếp cận khác nhau về hiện tượng đa nghĩa của think (Aijmer đi theo hướng của ngữ nghĩa học tri nhận, còn Persson đi theo hướng nghiên cứu phiếm thời luận (panchronic perspective)). 7 - Động từ nhận thức được nghiên cứu với tư cách là những nguyên tố ngữ nghĩa: Năm 1972, 1992, 1996, 1998 khi nghiên cứu về siêu ngôn ngữ, Wierzbicka đã công bố một danh sách các semantic primitives (nguyên tố ngữ nghĩa, Hoàng Dũng, Cao Xuân Hạo 2005), trong đó có các động từ chỉ hoạt động nhận thức bao gồm: think và know. Đặc điểm của các nguyên tố ngữ nghĩa là tính phổ quát trong vốn từ vựng của mọi ngôn ngữ tự nhiên. - Động từ chỉ hoạt động nhận thức được nghiên cứu ở quan hệ ngữ nghĩa như đa nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa, chuyển nghĩa + Với hiện tượng đồng nghĩa, gần nghĩa, Apresjan có hai bài nghiên cứu về một số vị từ nhận thức trong tiếng Nga, bao gồm schitat' (to consider- cân nhắc, xem, xem xét) và znat' (to know- biết). Ở bài viết thứ nhất “The synonymy of mental predicates: schitat’ [to consider] and its synonyms”, Apresjan (1993) đã khảo sát quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa giữa schitat' (cân nhắc, xem xét) với những động từ nhận thức khác như: dumat' (nghĩ ), polagat (có tính sách vở, cho là/ rằng), nakhodit' (có tính sách vở, nhận thấy), rassmatrivat' (cho rằng/là ), smotret' (xem như, coi như), videt' (thấy). Tác giả đã chỉ ra những tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa giữa các động từ này căn cứ vào nghĩa của mỗi từ trong hệ thống cũng ý nghĩa của chúng trong hoạt động hành chức. Sử dụng phương pháp đồng đại, tác giả chỉ ra hình thức ngữ pháp và hoạt động của các từ này trong sự so sánh, tuy nhiên khi cần giải thích cho sự phân hoá ngữ nghĩa của chúng trong thế kỉ XIX - đầu XX, tác giả đã vận dụng thêm phương pháp lịch đại. Ở bài viết thứ hai: “The problem of factivity: znat’ [to know] and its synonyms”, Apresjan (1995) đi vào khảo sát ngữ nghĩa của znat' và vedat' trong mối quan hệ với các vị từ nhận thức khác trong tiếng Nga như: schitat' (xem xét), verit' (tin), ponimat' (hiểu), dumat' (nghĩ), nakhodit' (nhận thấy) để chỉ ra “giao điểm” cũng như "ngã rẽ" về ngữ nghĩa của chúng. Sau đó, ông tập trung phân biệt sự giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa, ngữ dụng, cấu trúc cú pháp giữa động từ znat' với vedat'. Có thể thấy, mặc dù trọng tâm nghiên cứu của Apresjan chỉ đặt ở znat' nhưng khá nhiều động từ nhận thức của tiếng Nga có cơ hội "nhập cuộc" trong sự liên hệ, so sánh với znat'. + Ở hiện tượng trái nghĩa, từ một mô hình phủ định khá phổ biến trong văn nói tiếng Anh: I don’t believe so, I know so (Không phải tôi tin mà là tôi biết), Cappelli (2008) đã đặt vấn đề trái nghĩa giữa know với think và believe. Dĩ nhiên tác giả cũng lưu ý, trái nghĩa ở đây không đi theo quan niệm của truyền thống mà là một kiểu trái 8 nghĩa có phần linh hoạt hơn, nằm giữa hai cực hệ thống và lời nói, giữa ngữ nghĩa hướng hệ thống và ngữ nghĩa hướng sử dụng, không chỉ đặt cơ sở trái nghĩa trong từ điển mà còn trên thực tế sử dụng và điều tra thực nghiệm. + Với hiện tượng đa nghĩa, những nghiên cứu đối chiếu gần đây đã cho thấy bên cạnh tính phổ quát như đã nói, trong quá trình phái sinh ngữ nghĩa, các nguyên tố ngữ nghĩa có thể mở rộng ý nghĩa để trở thành một từ đa nghĩa, sự mở rộng này có thể không giống nhau ở các ngôn ngữ và các nguyên tố ngữ nghĩa chỉ hoạt động nhận thức cũng không phải là ngoại lệ. Đây là cơ sở để Goddard (2003), theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, bước đầu xem xét sự mở rộng ngữ nghĩa của think (nghĩ) trong tiếng Anh, tiếng Quan thoại, tiếng Yupik Eskimo, tiếng Samoan, tiếng Nhật. Một phát hiện khá thú vị là: động từ think có xu hướng mở rộng ngữ nghĩa vào lĩnh vực tâm lí tình cảm. Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến hiện tượng chuyển nghĩa của những từ thuộc trường ngữ nghĩa khác vào trường nghĩa chỉ hoạt động nhận thức. Tiêu biểu cho quá trình này là sự phát triển ngữ nghĩa của những động từ biểu thị tri giác (perception verbs) sang biểu thị hoạt động nhận thức (cognition verbs). Có thể kể đến công trình nghiên cứu sự chuyển nghĩa của các động từ tri giác trong tiếng Anh, Tây Ban Nha và tiếng Basque vào địa hạt nhận thức của Iraide (1999) hay nghiên cứu sự mở rộng ngữ nghĩa của động từ tri giác sang phạm vi nhận thức trong một số ngôn ngữ ở Australia của Evans và Wilkins (2000). Đây là gợi ý tốt để chúng tôi nghiên cứu một số động từ tri giác tiếng Việt chuyển nghĩa vào lĩnh vực nhận thức mà điển hình là động từ thấy. iii) Nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức từ bình diện ngữ dụng - Phần lớn nghiên cứu tập trung xem xét chức năng tổ chức và tương tác hội thoại của các tác tử ngữ dụng (pragmatic markers) có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức xuất hiện với tần số cao trong hội thoại, đó là: + I don’t know (Tôi không biết): Cấu trúc này có mặt trong nghiên cứu của Tsui (1991), Scheiman (1999), Diana, Potter (2004), Woffitt (2005), Aijmer (2009), Grant (2010); + You know (Anh biết đấy) lại thu hút sự quan tâm của Schiffrin (1987, 1996), Macaulay (2002), Fox Tree & Schrock (2002), Aijmer (2009); + I know (Tôi biết) tuy không được nghiên cứu phong phú như You know nhưng vẫn là sự quan tâm của Irwin (2006). 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan