Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án ảnh hưởng âm nhạc phương tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc...

Tài liệu Luận án ảnh hưởng âm nhạc phương tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc của nhạc sĩ việt nam

.DOCX
182
1
108

Mô tả:

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN ANH VIỆT ẢNH HƯỞNG ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC CỦA NHẠC SĨ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC HÀ NỘI, 2023 BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN ANH VIỆT ẢNH HƯỞNG ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC CỦA NHẠC SĨ VIỆT NAM NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM PHƯƠNG HOA HÀ NỘI, 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và không trùng lặp với bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Anh Việt ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÁC PHẨM MỚI VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC.....8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các tác phẩm âm nhạc viết cho nhạc cụ dân tộc.......................................................................................8 1.1.1. Tài liệu đã xuất bản.....................................................................................8 1.1.2. Các bài viết................................................................................................13 1.2. Khái quát quá trình hình thành các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc.....15 1.2.1. Các tác phẩm độc tấu cùng dàn nhạc.........................................................20 1.2.2. Các tác phẩm hòa tấu.................................................................................23 1.2.3. Giới thiệu về 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại...........................24 Tiểu kết chương 1.......................................................................................................49 Chương 2 ẢNH HƯỞNG THỂ LOẠI, HÌNH THỨC ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC............................50 2.1. Ảnh hưởng về thể loại âm nhạc phương Tây...................................................50 2.1.1 Khái lược một số thể loại âm nhạc phương Tây........................................50 2.1.2. Ảnh hưởng một số thể loại âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc.............................................................................................51 2.2. Ảnh hưởng về hình thức tác phẩm của âm nhạc phương Tây..........................56 2.2.1. Khái lược một số hình thức tác phẩm âm nhạc phương Tây......................56 2.2.2. Ảnh hưởng một số hình thức tác phẩm âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc.............................................................................58 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................96 Chương 3. ẢNH HƯỞNG NHỮNG PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN CỦA ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC.................................................................................................................98 3.1. Điệu thức.........................................................................................................98 3.1.1. Sử dụng điệu thức trưởng - thứ bảy âm phương Tây................................98 3.1.2. Sử dụng kết hợp điệu thức năm âm với bảy âm.........................................99 3.1.3. Sử dụng những nét Chromatic...............................................................100 3.2. Hòa âm..........................................................................................................101 3.2.1. Hợp âm chồng quãng ba..........................................................................102 3.2.2. Hòa âm công năng...................................................................................103 3.2.3. Các vòng hòa âm kết...............................................................................104 3.2.4. Ly điệu, chuyển điệu...............................................................................107 3.2.5. Âm nền và âm trì tục...............................................................................110 3.3 Phức điệu.......................................................................................................113 3.3.1. Phức điệu tương phản..............................................................................113 3.3.2. Phức điệu mô phỏng................................................................................115 3.4. Phối khí.........................................................................................................117 3.4.1. Khái lược về biên chế dàn nhạc trong 5 tập hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại...................................................................................................................... 117 3.4.2. Ảnh hưởng thủ pháp phối khí của âm nhạc phương Tây cho các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc....................................................................................124 Tiểu kết chương 3.....................................................................................................144 KẾT LUẬN............................................................................................................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................148 iii DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................157 PHỤ LỤC.................................................................................................................158 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANDT : Âm nhạc dân tộc DNDT : Dàn nhạc dân tộc DNGH : Dàn nhạc Giao hường Dur : Trưởng Moll : Thứ NXB : Nhà xuất bản PL : Phụ lục PGS : Phó giáo sư Tr : Trang VD : Ví dụ iv BẢNG THỐNG NHẤT TÊN GỌI CÁC NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY TRONG TỔNG PHỔ LUẬN ÁN Campanela Oboe Celesta Organ Cello Piatti Clarinette Vibraphone Contrabasso Tamburo Cor anglais Tamburino Corni Timpani Cymbale Trombe Flute Trombone Fagotte Tuba Guitare Triangolo Guitare bass Violon Gr.cassa Viola v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tổng kết các tác phẩm có tiêu đề trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại........................................................................................................26 Bảng 2. Tổng hợp việc sử dụng thuật ngữ, ký hiệu...................................................39 Bảng 3. Đội ngũ sáng tác trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại...............48 Bảng 4. Tổng kết các thể loại tác phẩm ảnh hưởng từ phương Tây trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại...............................................................51 Bảng 5.Phân loại tác phẩm một chương và các tác phẩm nhiều chương....................59 Bảng 6. Tổng kết hình thức 71 chương nhạc của 52 tác phẩm...................................59 Bảng 7. Các dạng biên chế dàn nhạc........................................................................117 Bảng 8. Các tác phẩm sử dụng dàn nhạc phương Tây cho nhạc cụ dân tộc độc tấu ...................................................................................................................... 123 vi THUẬT NGỮ DÙNG TRONG LUẬN ÁN - Ảnh hưởng: Tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó [32; tr.7]. Trong luận án này ảnh hưởng được hiểu là những tác phẩm âm nhạc viết cho nhạc cụ dân tộc của các nhạc nhạc sĩ Việt Nam đã chịu tác động dẫn tới sự tiếp thu có sáng tạo, chọn lọc một số yếu tố âm nhạc từ phương Tây qua các phương tiện diễn tả, thể loại, hình thức, phối khí…. - Điệu thức là hệ thống mối tương quan giữa các âm ổn định và âm không ổn định [58; tr 95]. - Độc tấu là tác phẩm viết cho một nhạc cụ trình diễn độc lập hoặc có thể trình diễn kết hợp cùng nhạc cụ khác hay dàn nhạc đệm. - Đương đại là thuộc về thời đại hiện nay [32; tr. 345]. Trong luận án này đương đại được hiểu là các sáng tác mới viết cho nhạc cụ dân tộc tính từ sau khi trường Âm nhạc Việt Nam - tiền thân của Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay được thành lập (năm 1956). - Hình thức: là một quá trình chứa đựng các phần, các chủ đề của một tác phẩm. Hình thức âm nhạc là khái niệm dẫn đến cấu trúc của tác phẩm. [72; tr 9-10]. Luận án sử dụng thuật ngữ hình thức có trong âm nhạc phương Tây. - Hòa tấu là các nhạc cụ tham gia cùng diễn tấu một bản nhạc. Tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc là những sáng tác có tác giả, có văn bản với hệ thống ghi âm bằng nốt nhạc trên khuông nhạc 5 dòng kẻ theo âm nhạc phương Tây. Các tác phẩm này cũng được viết từ sau khi trường Âm nhạc Việt Nam - tiền thân của Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay được thành lập (năm 1956). - Thể loại: là những loại hình, tác phẩm khác nhau của nghệ thuật âm nhạc [26; tr.6] dạng tác phẩm có liên quan đến phạm vi nhất định những phương tiện diễn tả của âm nhạc. Luận án cũng chỉ sử dụng thuật ngữ thể loại có trong âm nhạc phương Tây. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước đây phần lớn các nhạc cụ dân tộc thường trình diễn dưới dạng hòa tấu lòng bản được thể hiện trong các dàn nhạc như hòa tấu bát âm, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử... Ngoài ra dàn nhạc dân tộc còn đệm cho các loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương… Một số nhạc cụ có thể đệm cho ngâm thơ, hát văn… Tuy nhiên trong nền âm nhạc truyền thống, nhạc cụ dân tộc diễn tấu dưới hình thức độc tấu cùng dàn nhạc là rất hiếm hoi, chỉ xuất hiện ở một vài thể loại hòa tấu nhạc cung đình và tuồng. Sau khi trường Âm nhạc Việt Nam - tiền thân của Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay được thành lập (năm 1956) các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhạc công đã được học tập một cách có bài bản và tiếp cận các môn kiến thức âm nhạc phương Tây. Từ đó nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ chơi đàn dân tộc đã viết những tác phẩm mới dành cho các nhạc cụ này diễn tấu với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như: độc tấu, hòa tấu dàn nhạc hoặc dàn nhạc đệm cho nhạc cụ độc tấu... Nhìn chung các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc của các nhạc sĩ Việt Nam dù ít hay nhiều đều có ảnh hưởng các kỹ thuật, thủ pháp sáng tác từ âm nhạc phương Tây. Sự ảnh hưởng đó có thể nhận thấy qua nhiều mặt như: thể loại, hình thức, điệu thức, hòa âm, phức điệu, thủ pháp sáng tác, thủ pháp phát triển, thủ pháp phối khí… Các tác phẩm mới ra đời đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ mà các nhạc sĩ nhìn nhận các nhạc cụ truyền thống là những nhạc khí mang tính chuyên nghiệp thực thụ. Theo thời gian gần 70 năm qua những tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc đã tăng lên với một số lượng đáng kể và đã đóng góp không nhỏ cho kho tàng âm nhạc Việt Nam nói chung và âm nhạc dân tộc nói riêng. Các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc đã từng bước phát triển rộng rãi đến với công chúng qua những sự kiện trọng đại của đất nước, qua các hội thi, hội diễn, biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp và qua các luồng thông tin đại chúng… Sự phong phú về hình thức, thể loại với những giá trị nghệ thuật cao trong các chương trình biểu diễn đã đem lại sức sống mới cho các tác phẩm này và dần được hình thành trong lòng công chúng cũng như những người có tình cảm đặc biệt với nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Bên cạnh đó, những tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc của các nhạc sĩ, nghệ 2 sĩ Việt Nam còn giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo chuyên ngành nhạc cụ truyền thống trong các trường âm nhạc ở Việt Nam. Về cơ bản, các tác phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong quá trình giảng dạy. Có thể thấy các tác phẩm không chỉ là những bài tập kỹ thuật đơn thuần dùng trong giảng dạy, học tập mà còn là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện ngôn ngữ mới, bút pháp mới của các nhạc sĩ đối với các nhạc cụ dân tộc. Cũng chính vì số lượng và chất lượng tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc mà các chương trình đào tạo cũng trở nên quy mô hơn, chuyên nghiệp hơn và tiến tới sự hoàn thiện. Sự ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây đã có những tác động mạnh mẽ đến các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc. Theo thời gian, các nhạc sĩ Việt Nam đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho các tác phẩm thuộc thể loại này. Họ đã kết hợp những tinh hoa của âm nhạc Việt Nam với tinh hoa của âm nhạc thế giới, làm phong phú và giàu thêm màu sắc cho các tác phẩm âm nhạc dân tộc. Phải chăng các nhạc sĩ Việt Nam đã tạo dựng được một ngôn ngữ riêng khi sáng tác cho các nhạc cụ dân tộc? Cùng với xu hướng hội nhập văn hóa toàn cầu, các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã bắt đầu đến với nhiều quốc gia trên thế giới vì vậy cách ghi chép và những thuật ngữ âm nhạc cũng cần được thống nhất, chuyên nghiệp hóa, quốc tế hóa để nhạc công của các nước có thể biểu diễn một cách chính xác các tác phẩm của nhạc sĩ Việt Nam. Có như vậy thì cơ hội giao lưu biểu diễn, truyền bá các tác phẩm âm nhạc dân tộc của mỗi quốc gia mới thực sự đạt hiệu quả và đem lại nhiều thành công. Việc ảnh hưởng các phương tiện diễn tả của âm nhạc phương Tây để sáng tạo ra những tác phẩm mới cho nhạc cụ dân tộc là một hướng đi đúng đắn và giúp cho âm nhạc dân tộc Việt Nam phát triển theo chiều chuyên nghiệp và mang tính hội nhập. Sự kế thừa truyền thống dân tộc và chắt lọc những yếu tố mới mang tính thời đại một cách đúng đắn sẽ giúp nền âm nhạc Việt Nam có những bước chuyển mình vững chắc mang tầm quốc tế phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu. Các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn được biểu diễn thành công ở nhiều sân khấu nước ngoài và chính là tiếng nói riêng của dân tộc Việt Nam muốn khẳng định giá trị của mình và những bước phát triển tiếp theo đối 3 với thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ viết cho nhạc cụ phương Tây nhưng hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu các tác phẩm trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại của các nhạc sĩ Việt Nam. Âm nhạc dân tộc Việt Nam cần tiếp nhận cái mới, bảo tồn và phát triển tinh hoa dân tộc một cách sáng tạo vì vậy cần có sự nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn và hiệu quả hơn đối với các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc. Việc nghiên cứu cho thấy vai trò đóng góp, sự tìm tòi sáng tạo của nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam trong thời gian qua và cũng để có những định hướng đúng đắn tiếp theo cho con đường phát triển nghệ thuật âm nhạc dân tộc sau này. Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn tiêu đề của luận án là: “Ảnh hưởng âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc của nhạc sĩ Việt Nam” 2. Lịch sử đề tài Trong quá trình khảo cứu chúng tôi đã tiếp cận với một số công trình, tài liệu có liên quan đến đề tài. 2.1. Tài liệu trong nước Công trình nghiên cứu - Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, NXB Âm nhạc đã cho thấy sự hình thành và phát triển của nền âm nhạc Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay. - Nguyễn Viêm (1996) Lịch sử âm nhạc dân gian cổ truyền, Viện nghiên cứu âm nhạc đề cập đến các thể loại hát dân ca các vùng miền, giới thiệu các loại nhạc cụ gõ, hơi, dây trong kho tàng nhạc cụ Việt Nam. Tác giả còn nói đến sự giao lưu, tiếp thu văn hóa qua các thời kỳ lịch sử, công tác nghiên cứu, sáng tác, đào tạo và biểu diễn âm nhạc dân gian cổ truyền. - Nhiều tác giả do PGS Tú Ngọc chủ nhiệm công trình và các thành viên PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, TS. Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên (2000), Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và thành tựu, Viện âm nhạc. Công trình có phần nói về tình trạng âm nhạc cổ truyền dân tộc và mối quan hệ với âm nhạc mới, sự hình thành và phát triển của một số tác phẩm độc tấu và hòa tấu tiêu biểu viết cho nhạc cu dân tộc. 4 - Võ Thanh Tùng Nhạc khí dân tộc Việt (NXB Âm nhạc 2001) xếp loại, phân chia các nhạc khí trên cơ sở ngồn vật chất chuyển động tạo ra âm thanh và phương pháp kích âm. Tác giả đã giới thiệu cơ bản 45 nhạc khí của dân tộc Việt. - Tô Vũ Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại (Viện âm nhạc 2002) tập hợp nhiều công trình và tiểu luận khảo cứu, cùng một số bài lý luận phê bình giới thiệu một số tác giả sáng tác. Khái quát về lịch sử phát triển nhạc khí truyền thống Việt Nam và điểm qua một số nhạc khí của các dân tộc. - Trong cuốn Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX - tập 3 (Viện âm nhạc 2003) là một số các bài viết về các nhạc cụ dân tộc: Huy Trân Một số hình thức hòa tấu trong nhạc thính phòng cổ truyền Nam Bộ, Nghiên cứu nghệ thuật (số 9, 1975) bài viết đề cập tới sự phối hợp giữa các nhạc khí kéo vĩ và nhạc khí gảy. Tô Ngọc Thanh Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam Tạp chí Âm nhạc (số 2, 1982) bài viết giới thiệu cấu tạo và những đặc tính phân loại các nhạc cụ dân tộc: nhạc cụ hơi-lỗ khoét vòm, nhạc cụ hơi dăm, nhạc cụ hơi lưỡi gà rung tự do, nhạc cụ hơi tác động môi người thổi, nhạc cụ hơi-tác động lùa hơi, họ nhạc cụ tự thân vang. Tô Vũ Nhạc khí với tính dân tộc trong âm nhạc Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật (số 1, 1973) bài viết đề cập tới tính dân tộc của các nhạc khí thể hiện ở cung bậc, và nhịp điệu, màu sắc, chất lượng âm thanh, hình thức của các nhạc cụ. Tô Vũ Nhạc khí với tính hiện đại trong âm nhạc Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật (số 2, 1974) bài viết đề cập tới sự cải tiến nhằm thay đổi hình dạng âm sắc và những du nhập của các nhạc khí dân tộc khác đã tạo nên bước phát triển và thể hiện rõ tính hiện đại trong các thể loại âm nhạc. KPlă - Ylăng Những nhạc cụ phổ biến của một số dân tộc ở Tây Nguyên, Văn hóa Nghệ thuật (số 9 và 10, 1980) bài viết giới thiệu cấu tạo, kỹ thuật âm sắc và những vấn đề khi sử dụng nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Nguyễn Hữu Thu Mấy ghi nhận về nhạc khí Tây Nguyên, Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật (số 1, 1987) bài viết giới thiệu cấu tạo các nhạc cụ, đặc điểm âm nhạc và con người Tây Nguyên. 5 - Hoàng Đạm (2003) Hòa tấu biến hóa lòng bản âm nhạc cổ truyền người Việt, Viện Âm nhạc Hà Nội đề cập tới vai trò, kỹ thuật phương pháp biến hóa lòng bản trong một số hình thức hòa tấu âm nhạc người Việt phù hợp với đặc điểm cấu tạo của các cụ cổ tryền. Một số loại hình hòa tấu không cần biến hóa lòng bản hoặc có thì cũng hạn chế, một số loại hình hòa tấu sử dụng duy nhất phương pháp biến hóa lòng bản. - Trần Quý (2004) Những vấn đề phối khí cho dàn nhạc dân tộc đương đại. Viện âm nhạc. Công trình đề cập đến biên chế, tổ chức dàn nhạc dân tộc đương đại; Giới thiệu cấu tạo, kỹ thuật diễn tấu, những nguyên tắc cơ bản sắp xếp theo bộ, theo bè các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt. Những nguyên lý và phương pháp phối khí cho dàn nhạc dân tộc đương đại. 2.2 Tài liệu nước ngoài Ngoài tài liệu trong nước còn có tham khảo một số tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài như: - Trân, Van Khê. “La musique vietnamienne à la fin du XXe siècle”. La musique et le monde, dirigé par Francoise Grund, 105-114. Paris: Badel/Maison des cultures du monde, 1995. Công trình viết về âm nhạc Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XX giới thiệu về dàn nhạc truyền thống, các nhạc cụ dân tộc. - Trân, Van Khê. Viet-nam. Paris: Buchet/Chastel, 1967.224 p. Cuốn sách giới thiệu về các dàn nhạc truyền thống của Vệt Nam. - Trân, Van Khê. “Vietnam”. The New Grove Dictionary of Music and Musicans, édité par Stanley Sadie, 744-752, vol 19. Londres: Macmillan, 1980. Bài báo giới thiệu về văn hóa truyền thống của Việt Nam. - Trân, Quang Hai. “Improvisation et variation dans la musique vietnamienne” L’improvisation dans les musique de tradition orale, édité par Bernard Lortat-Jacob, 203-207. Paris:SELAF, 1987. đề cập tới việc ngẫu hứng và biến tấu trong âm nhạc dân gian Việt Nam. Các tài liệu này mặc dù cũng nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam nhưng không thấy có tài liệu nào nói về âm nhạc mới cho nhạc cụ dân tộc. 6 3. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của luận án nhằm tìm ra những ảnh hưởng từ âm nhạc phương Tây trong bút pháp sáng tác cho nhạc cụ dân tộc của các nhạc sĩ Việt Nam như : hình thức, hòa âm, phối khí và kỹ thuật diễn tấu… - Luận án muốn nghiên cứu một số tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc để thấy được công lao đóng góp, sự tìm tòi sáng tạo của nhiều nhạc sĩ Việt Nam trong thời gian qua và phần nào hiểu rõ được tầm quan trọng của các tác phẩm hòa tấu dàn nhạc dân tộc đối với nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam. - Tổng hợp những tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại của các nhạc sĩ Việt Nam theo dòng thời gian. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những ảnh hưởng từ âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc. - Phạm vi nghiên cứu: Các các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc ảnh hưởng từ nhiều ngôn ngữ âm nhạc khác nhau nhưng trong luận án này chỉ nghiên cứu về những ảnh hưởng từ âm nhạc phương Tây. Hiện nay cũng có nhiều tác phẩm khác viết cho nhạc cụ dân tộc đã đem lại những thành công nhất định nhưng vẫn chưa được in ấn, xuất bản nên phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ gồm các tác phẩm đã được in trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại được Viện âm nhạc xuất bản năm 2002. Đây là những tác phẩm đã được biểu diễn và đạt giải thưởng trong nước và nước ngoài. Luận án sẽ chỉ nghiên cứu các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc của các nhạc sĩ Việt Nam sống tại Việt Nam và không có ý định nghiên cứu các tác phẩm của nhạc sĩ Việt Nam sống ở nước ngoài. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu tư liệu, âm thanh, tổng phổ đã có: chúng tôi tiến hành đọc tài liệu, nghe âm thanh tác phẩm xem tổng phổ và các tài liệu đã thu thập được. - Phương pháp phân tích, diễn giải : tiến hành phân tích tổng phổ, diễn giải để thấy được ý đồ của tác giả thông qua ngôn ngữ, phương tiện biểu hiện ảnh hưởng từ 7 âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc. - Phương pháp so sánh đối chiếu, nghị luận, tổng hợp quy nạp : Tổng hợp sự ảnh hưởng về hình thức, thể loại, hòa âm, phối khí… được so sánh, đối chiếu lại với âm nhạc phương Tây để có thể rút ra những nhận định có cơ sở khoa học. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra, phỏng vấn các nhạc sĩ, các giáo sư, giáo viên, nhạc công, thính giả…để đánh giá vấn đề một cách xác thực hơn. 6. Đóng góp của đề tài - Tìm ra những ảnh hưởng từ âm nhạc phương Tây trong các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc của nhạc sĩ Việt Nam trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại xuất bản năm 2002 tại Viện Âm nhạc. - Chỉ ra sự ảnh hưởng của những yếu tố âm nhạc phương Tây bên cạnh việc kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc cho sáng tác mới của nhạc sĩ Việt Nam. - Phác thảo sự hình thành và phát triển của tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc theo tiến trình của lịch sử để từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể. - Trên cơ sở phân tích 52 tác phẩm trong 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại của các nhạc sĩ Việt Nam chúng tôi thấy vẫn còn tồn tại một vài hạn chế và mong muốn các tác phẩm sau này sẽ thống nhất, khoa học hơn về cách trình bày, thuật ngữ và chỉ dẫn kỹ thuật trong bản nhạc. - Luận án sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu của những người quan tâm đến các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc… 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận án gồm 3 chươn: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và khái quát quá trình hình thành các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc. Chương 2: Ảnh hưởng của thể loại, hình thức âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc. Chương 3: Ảnh hưởng những phương tiện biểu hiện của âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÁC PHẨM MỚI VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các tác phẩm âm nhạc viết cho nhạc cụ dân tộc Qua nghiên cứu và tiếp cận, chúng tôi đã tham khảo được những tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1.1.1. Tài liệu đã xuất bản Theo tác giả Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, NXB Âm nhạc. Nội dung chính gồm phần mở đầu: Khái quát về âm nhạc Việt Nam và lịch sử âm nhạc Việt Nam. Phần thứ nhất: Âm nhạc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Phần thứ hai: Âm nhạc trong thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ đất nước chống những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Phần thứ ba: Âm nhạc Việt Nam trong cuộc đụng độ với những cuộc xâm lăng của phương Tây và đấu tranh giành độc lập thống nhất, xây dựng Chủ nghĩa xã hội (từ giữa thế kỷ XIX cho tới nay. Trong phần ba chương 1 mục IV [44 ; tr.112] nhà nghiên cứu cho rằng ở những năm đầu thế kỷ XX “lối ghi nhạc của phương Tây trên khuông nhạc năm dòng kẻ cũng được du nhập và bắt đầu được sử dụng trong việc nghiên cứu, ghi chép âm nhạc dân gian cổ truyền”. Tác giả cũng nhận định “Một số nhạc cụ phương Tây du nhập vào Việt Nam cũng được Việt hóa và tham gia những dàn nhạc dân tộc cổ truyền như trường hợp cây Ghi-ta phím lõm có thể nhấn nháy như các nhạc cụ cổ truyền khác của dân tộc…” Cuốn Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và thành tựu (Viện âm nhạc 2000) của nhiều tác giả do PGS Tú Ngọc chủ biên với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu như: Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên. Có thể thấy đây là công trình khoa học khá đồ sộ mang tính hệ thống, đánh giá cả một quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc mới Việt Nam trải dài suốt thế kỷ. Trong phần đánh giá về Những tác phẩm viết cho nhạc cụ cổ truyền dân tộc ở giai đoạn 1954-1975 các nhà nghiên cứu cho rằng: “Từ sau ngày hòa bình lặp lại 9 năm 1954, các sáng tác âm nhạc đã xuất hiện một số tác phẩm mới viết cho nhạc cụ cổ truyền độc tấu và hòa tấu đã mở ra một thời kỳ mới của nhạc đàn dân tộc ” [63; tr. 578]. Nhận định về các tác phẩm viết cho nhạc cụ truyền thống giai đoạn này các tác giả cho rằng: Về nội dung đề tài: Các tác phẩm thường lấy đề tài về quê hương đất nước, nỗi đau xót về sự chia cắt Bắc - Nam hay những bức tranh về con người lao động… Về mặt cấu trúc: Một số tác phẩm có cấu trúc 2 phần, 3 phần. Ngoài một số tác phẩm có cấu trúc ba phần (A B A’) còn có tác phẩm cấu trúc kiểu rondo, biến tấu… [63; tr. 600]. “Việc tiếp thu các kỹ thuật diễn tấu của âm nhạc châu Âu nhằm nâng cao, mở rộng khả năng biểu hiện của nhạc cụ dân tộc, tăng cường hiệu quả phong phú cho tác phẩm” [63 ; tr. 603] cũng được các tác giả quan tâm. Các tác giả công trình cũng nhận định: “Những tác phẩm viết cho hòa tấu dàn nhạc dân tộc giai đoạn (1954-1975) nằm trong khuynh hướng sáng tác gắn bó với âm nhạc và tiếp thu những tinh hoa âm nhạc nước ngoài. Để xây dựng tác phẩm, các tác giả thường dựa vào chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp các yếu tố của âm nhạc cổ truyền với các yếu tố, thủ pháp của âm nhac châu Âu để sáng tác” [63; tr 604]. Khi nhận định về các tác phẩm viết cho nhạc cụ truyền thống giai đoạn sau năm 1975 các tác giả công trình có nhiều nhận xét. Ví dụ khi nhận xét về tác phẩm Âm vang cao nguyên của nhạc sĩ Doãn Tiến: “Trong tác phẩm này ta thấy những đường nét giai điệu mang tính khí nhạc, sử dụng lối tư duy khí nhạc kiểu phương Tây. Thông qua việc xử lý câu, đoạn và các thủ pháp phát triển âm nhạc, ta thấy tác phẩm có khuynh hướng viết theo dạng hòa tấu (Concerto) cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc.” [63; tr.875]. Khi nhận định về cấu trúc, các tác giả cho rằng rất nhiều tác phẩm được viết ở dạng cấu trúc kinh điển phương Tây như: Khát vọng Badan của Nguyễn Cường [63 ;tr.878], Biển quê hương của Trần Quý , Quê tôi giải phóng, Đất và Hoa của Quang Hải… được viết ở hình thức Sonate. Tác phẩm Hân hoan của Nguyễn Cường viết ở hình thức Rondo… Về kỹ thuật diễn tấu của các nhạc cụ, các tác giả có nhận định: “Ngoài lối tư 10 duy khí nhạc, còn có những yêu cầu cải tiến cả về phương pháp diễn tấu để những phương tiện biểu hiện mới tiếp thu từ kỹ thuật diễn tấu của các nhạc cụ phương Tây- để bổ sung một số mặt hạn chế của các nhạc cụ dân tộc cũng như tăng thêm khả năng biểu hiện phong phú của nhạc cụ dân tộc” Xu hướng đưa một số nhạc cụ phương Tây vào biên chế dàn nhạc các tác giả lại đưa ra nhận định: “ Sự kết hợp sử dụng các nhạc cụ dân tộc lẫn nhạc khí phương Tây có âm sắc gần với nhạc cụ dân tộc tương ứng như kèn oboe với kèn bóp, đàn Cello với Hồ trung, Contrebass với Hồ đại…” [63; tr. 902]. Các tác giả đã đưa ra nhận định: “Truyền thống âm nhạc Việt Nam không chỉ là một quá trình chắt lọc, lưu truyền, mà còn luôn luôn sáng tạo, cách tân, phát triển cho phù hợp với ngôn ngữ nghệ thuật từng thời đại” Các tác giả chỉ đưa ra một số ví dụ về tác phẩm viết cho nhạc cụ truyền thống có cấu trúc hình thức, kỹ thuật diễn tấu, cách kết hợp nhạc cụ ảnh hưởng từ âm nhạc phương Tây, vì vậy luận án sẽ cố gắng tiếp cận những tác phẩm khác cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố âm nhạc phương Tây. Cuốn Nhạc khí dân tộc Việt (NXB Âm nhạc 2001) của tác giả Võ Thanh Tùng, chương 1 giới thiệu sơ lược về lịch sử khí nhạc truyền thống Việt Nam, xếp loại các nhạc khí, các thuật ngữ - ký hiệu được vận dụng và các tổ chức dàn nhạc. Chương 2 giới thiệu 13 loại nhạc khí dây, trong đó có 9 nhạc khí dây gẩy và 4 nhạc khí dây kéo. Chương 3 giới thiệu 4 nhạc khí hơi, trong đó có 2 nhạc khí hơi lỗ thổi, 1 nhạc khí hơi dăm kép và 1 nhạc khí hơi môi. Chương 4 giới thiệu nhạc khí màng rung và nhạc khí tự thân vang. Nhạc khí màng rung có 14 loại trống, trong đó có 11 nhạc khí màng rung gõ và 3 nhạc khí màng rung vỗ. Nhạc khí tự thân vang có 14 nhạc khí gồm 10 nhạc khí tự thân vang gõ, 3 nhạc khí tự thân vang đập, lắc và 1 nhạc khí tự thân vang gõ, quẹt, lắc. Tác giả đã khái quát và trình bày một cách có hệ thống về cấu tạo, âm sắc, nguyên tắc phát âm, tầm âm kỹ thuật diễn tấu ... để thấy rõ sự đa dạng và phong phú của nhạc khí dân tộc Việt về chủng loại cũng như các kỹ thuật, hình thức diễn tấu ... Cuốn Những vấn đề phối khí cho dàn nhạc dân tộc đương đại (Viện âm nhạc 2004) của Nhạc sĩ Nghệ sĩ nhân dân Trần Quý. Chương 1 Những nhạc khí truyền 11 thống trong dàn nhạc dân tộc đương đại [76; tr. 32] giới thiệu cấu tạo, kỹ thuật diễn tấu các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt và một số nhạc khí của các dân tộc thiểu số. Các hình thức dàn nhạc dân tộc đã tồn tại trong lịch sử dân tộc ta từ thế kỷ thứ X đến nay qua các thời kỳ, triều đại gồm cả nhạc cung đình và nhạc dân gian nhưng chủ yếu của dân tộc Kinh. Biên chế các thành phần trong dàn nhạc dân tộc đương đại [76; tr 99] Chương 2 đề cập tới dàn nhạc nhỏ (tốp nhạc) đệm cho đơn ca, độc tấu, dàn nhạc nhỏ hòa tấu và dàn nhạc dân tộc lớn với một số nguyên tắc cơ bản trong việc sắp xếp các nhạc cụ theo bộ, theo bè [76; tr. 128]. Những nguyên lý và phương pháp phối khí cho dàn nhạc dân tộc đương đại (Trang 156 chương 3) đề cập tới một số phương pháp phối khí trong đó sử dụng một số kỹ thuật phương Tây trong hòa âm, phức điệu… Hòa âm: cách sắp xếp các hợp âm, hòa âm trong một bộ, hòa âm trong nhiều bộ, hòa âm tĩnh và động-âm hình tiết tấu hòa âm… “Trong tác phẩm Ông Gióng của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã sử dụng điệu thức và điệu tính dân tộc hỗn hợp, sáng tạo hòa thanh hiện đại nhưng cũng rất dân tộc…” Phức điệu: Đối vị riêng biệt tự do, phức điệu mô phỏng, phức điệu tương phản… “Trong nhiều tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Đạm, tác giả sử dụng nhiều dạng phức điệu đối vị, lúc là đồng chất liệu có tính chất tô điểm, lúc là phức điệu tương phản…” Tác giả đã phân tích một số tác phẩm trong tuyển tập “Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại” đưa ra một số nhận định quan trọng: “Hầu hết các tác giả đã tiếp thu có chọn lọc những kiến thức của dòng âm nhạc kinh điển thế giới, tham khảo các nguyên tắc và phương pháp phối khí cho dàn nhạc giao hưởng, vận dụng sáng tạo, kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn với việc phát huy và phát triển những tinh hoa của âm nhạc truyền thống Việt Nam…” “Chúng ta có thể tiếp thu những nguyên tắc, phương pháp phối khí cơ bản của đàn nhạc giao hưởng nhưng phải rất linh hoạt và sáng tạo khi vận dụng chúng trong những trường hợp cụ thể…” [76; tr. 433]. Đây là công trình nghiên cứu công phu mang tính học thuật rất cao. Công trình đề cập đến tính khoa học, lịch sử, nghệ thuật và cũng thể hiện những trải 12 nghiệm trong thực tế của tác giả đối với vấn đề phối phí cho dàn nhạc dân tộc đương đại. Có thể thấy công trình này rất hữu ích cho nhiều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp từ sáng tác đến nghiên cứu, biểu diễn những tác phẩm âm nhạc cổ truyền, góp phần xây dựng một nền âm nhạc tiên tiến phù hợp với yêu cầu thời đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Lê Văn Toàn (2006), Âm nhạc Việt Nam tác giả-tác phẩm tập II, Nhạc Viện Hà Nội, Viện Âm nhạc, tác giả đã giới thiệu về 12 nhạc sĩ Việt Nam và các tác phẩm tiêu biểu. Trong phần tác phẩm của tác giả đã giới thiệu sơ lược về các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc của các nhạc sĩ : Quê hương viết cho Tỳ bà của nhạc sĩ Lê Yên; Én bạc trên đồng xanh viết cho nhị độc tấu với Piano, Hội non sông viết cho đàn bầu độc tấu cùng bộ gõ dân tộc của nhạc sĩ Nguyễn Viêm... Dòng kênh trong, Hội nghị Diên Hồng, Hội Mừng công, Vó ngựa trên đường ra trận của Hoàng Đạm; Vì miền Nam viết cho đàn Bầu, Âm vang Điện Biên viết cho bộ gõ dân tộc của Huy Thục. Tác giả Lê Văn Toàn đã phân tích sơ lược và đưa ra những nhận xét và bình luận một số tác phẩm viết cho nhạc cụ truyền thống có tiếp thu những yếu tố từ âm nhạc phương Tây. Về hình thức: công trình nghiên cứu đã chỉ ra tác phẩm Dòng kênh trong, Hội mừng công của nhạc sĩ Hoàng Đạm cấu trúc ở hình thức ba phần (A B A’). Hội nghị Diên Hồng là bản hòa tấu dàn nhạc dân tộc một chương dài có hình thức biên tấu “là tác phẩm có cấu trúc quy mô các phần không đều nhau - Biến tấu 1, 6, 7, 8 lớn hơn các biến khúc khác…” Cách kết hợp các nhạc cụ trong tác phẩm Hội mừng công tác giả đã chỉ ra việc kết hợp các nhạc cụ dân tộc với nhạc cụ phương Tây. “Ở tác phẩm này tác giả sử dụng kèn Oboe, Cor anglais, Faggotto, Celli, Contrebassi hòa cùng dàn nhạc dân tộc: Sáo, Tiêu,Tam, Tam thập lục, Nhị, Hồ…” [97; tr. 206]. Công trình đi phân tích mang tính sơ lược một số tác phẩm ảnh hưởng về mặt hình thức, kết hợp các nhạc cụ của các nhạc sĩ trong đó có nhạc sĩ Hoàng Đạm. Luận án mong muốn tìm hiểu thêm những tác phẩm khác ảnh hưởng những yếu tố âm nhạc phương Tây và hệ thống xuyên suốt các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc. Thế Bảo (2011), Nghĩ về nhạc luật cổ truyền Việt Nam, NXB Thanh niên. Trong chương 1 [5 ; tr 13] Những luật nhạc nước ngoài có ảnh hưởng đến luật nhạc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất