Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo...

Tài liệu Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (tt)

.PDF
27
227
150

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH LOAN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh Phản biện 1: ………………………………………………. ………………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………………. ………………………………………………. Phản biện 3: ………………………………………………. ………………………………………………. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình hiện nay trước sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật thông tin và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động mạnh mẽ hơn, cùng với xu thế chung đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã có sự gia tăng hơn trước rất nhiều. Sự gia tăng đó do nhiều yếu tố khách quan tác động, đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thế giới bước đầu thoát ra khỏi khủng hoảng. Lạm phát ở một số nước Châu Á giảm, tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trong khu vực đã có chiều hướng gia tăng. Đầu tư nước ngoài vào Hà Nội có sự khởi sắc đã tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đáng chú ý là các dự án đầu tư được thực hiện đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động của Thủ đô và các địa phương lân cận. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN) đã quan tâm đến lợi ích của người lao động làm việc ở cơ sở sản xuất của họ, trả lương cho công nhân ở mức thoả đáng đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động, quan tâm đến điều kiện môi trường làm việc của công nhân và đã có những hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân. Phần lớn người lao động trong các DNCVĐTNN có thu nhập khá ổn định, tiền thưởng tăng lên, lợi ích kinh tế (LIKT) của người lao động được bảo đảm, đời sống của họ từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh các DNCVĐTNN có sự quan tâm đối với đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, cũng còn không ít các chủ doanh nghiệp (DN) do chạy theo lợi nhuận, mưu lợi cho mình nên đã hạn chế, không quan tâm tới lợi ích chính đáng của người lao động làm việc trong cơ sở sản xuất của mình, trả lương cho công nhân thấp, lương không đảm bảo tái sản xuất sức lao động ở mức bình thường, điều kiện, môi trường làm việc độc hại không được xử lý, trang thiết bị cho người lao động không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động. Nhiều DNCVĐTNN không lo được chỗ ở cho công nhân, phần lớn công nhân tự thuê nhà, phòng trọ để cư trú, các nhà trọ gần với khu vực làm việc của công nhân, nhưng mang tính tạm bợ, bố trí trong không gian chật hẹp, thiếu điện nước thường xuyên. Đời sống tinh thần của công nhân cũng rất hạn chế, ngoài giờ làm việc công nhân ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, phim ảnh, ti vi… 2 Nhìn chung, tình trạng một số DNCVĐTNN vẫn chưa quan tâm thích đáng đến LIKT của người lao động cụ thể là: - Vi phạm LIKT trực tiếp của người lao động: Tiền công; tiền thưởng; quỹ phúc lợi, bảo hiểm. - Vi phạm LIKT gián tiếp: Điều kiện môi trường làm việc độc hại, trang thiết bị cho người lao động không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động thấp; đời sống tinh thần thiếu thốn. - Xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình sử dụng lao động, lừa đảo, đánh đập người lao động, không thể hiện sự quan tâm đến LIKT của người lao động... Do điều kiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội không được bảo đảm dẫn tới tình trạng công nhân trong nhiều DN đình công, đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện môi trường làm việc, đòi các chủ DN quan tâm tới các nhu cầu và lợi ích chính đáng của công nhân. Mặt khác, cũng do lợi ích của công nhân bị xâm hại, mức lương thấp, điều kiện cuộc sống khó khăn đã có một bộ phận công nhân sa vào các tệ nạn xã hội trộm cắp, cờ bạc, lừa đảo… Tất cả các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong đời sống của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tác động không tốt đối với sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn thành phố. Trước thực trạng trên dẫn đến có nhiều cuộc đình công, bãi công, của người lao động trong các DNCVĐTNN ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do tích tụ mâu thuẫn trong giải quyết LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN xuất hiện những xung đột xã hội, gây ra những biến động xấu về kinh tế, chính trị. Đây không chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề phải giải quyết cơ bản lâu dài trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và bảo đảm LIKT cho người lao động, cần phải được nghiên cứu và có những giải pháp cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội", để làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Luận án đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm 3 LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về LIKT và LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu về LIKT mà người lao động có được khi làm việc trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có vốn đầu tư nói chung, mà chỉ nghiên cứu trong DN thuộc loại 100% vốn đầu tư nước ngoài. - Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội ở 3 khu công nghiệp (KCN): KCN Bắc Thăng Long huyện Đông Anh, Hà Nội; KCN Nội Bài huyện Sóc Sơn, Hà Nội, và KCN Quang Minh huyện Mê Linh, Hà Nội. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2000 đến 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có liên quan đến LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Về phương pháp luận: Luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. - Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lô gíc kết hợp với lịch sử, khảo sát thực tiễn. - Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố, đồng thời cập nhật, bổ sung những tư liệu mới về chủ đề nghiên cứu. 4 5. Những đóng góp mới của luận án - Làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng và cơ cấu lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. - Đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra được những nguyên nhân gây nên xung đột về lợi ích giữa người lao động với các chủ DNCVĐTNN. - Đề xuất các quan điểm nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến LIKT của người lao động nói chung và người lao động trong các DNCVĐTNN nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về LIKT như: Khái niệm về lợi ích, LIKT, LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN, đặc trưng, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động. Trên cơ sở đó, luận án góp phần tạo ra cơ sở lý luận vững chắc về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, từ phân tích thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 2014, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những hạn chế đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho thành phố Hà Nội nói riêng để vận dụng vào giải quyết mối quan hệ LIKT giữa người lao động, DNCVĐTNN và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Một số tác phẩm nghiên cứu về lợi ích kinh tế tiêu biểu của nước ngoài Những công trình nghiên cứu về lợi ích kinh tế của các tác giả nước ngoài như: Nghiên cứu của Adam Smith (1723 - 1790); nghiên cứu của David. Ricardo (1772 - 1823), Laprinmenco, B.B.Radaev.., thể hiện rõ những quan điểm khác nhau về lợi ích nói riêng và lợi ích kinh tế nói chung. Nhưng đã có nhiều ý kiến đồng nhất, đặc biệt là về vai trò của lợi ích kinh tế với tư cách là một động lực phát triển xã hội. 1.1.2. Một số tác phẩm tiêu biểu ở nước ngoài nghiên cứu về đầu tư và mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động Những công trình nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và quan hệ giữa chủ doanh nghiệp (DN) và người lao động của các tác giả nước ngoài như: Abraham Maslow (1908 - 1970); Harold Meyerson, Daniel S. Hamermesh; Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee; N.Driffield và K. Taylor; Dirk Willem te Velde và Oliver Morrissey; Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan; Behzad Azarhoushang; Abhirup Bhunia; Layna Mosley… Theo đó, các tác giả đã thể hiện rõ những quan điểm khác nhau về FDI ở các quốc gia trên nhiều lĩnh vực, nhưng tất cả đều có chung mục đích là lợi nhuận. Cho nên, đã nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ DN và người lao động. Để giải quyết các xung đột đó cần phải có sự can thiệp của Nhà nước và các cơ quan chức năng. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC 1.2.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về lợi ích kinh tế Vấn đề lợi ích kinh tế đã được thể hiện qua các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ; Và các công trình tiêu biểu của một số tác giả đề cập đến lợi ích kinh tế như: Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu Ngoạn, Lê Xuân Tùng, Nguyễn Duy Bảy, Nguyễn Linh Khiếu, Đỗ Huy Hà, Hoàng Văn Luận, Trần Thị Lan. 6 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích kinh tế và sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Nghiên cứu về thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động với tư cách là một chủ thể trong các DNCVĐTNN; Nghiên cứu sự hoạt động của các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu được đăng tải dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. 1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN PHẢI TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Những vấn đề có liên quan đến đề tài đã có sự thống nhất Các công trình nghiên cứu về lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN dưới các dạng sách, luận án, bài báo, nhìn chung cơ bản đã có sự thống nhất về một số nội dung sau đây: - Về cơ sở lý luận: Các công trình nghiên cứu đã làm rõ khái niệm lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế của người lao động; Các tác giả đều xác định LIKT có vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với hoạt động kinh tế các nhân, nó đóng vai trò là động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển; Các tác giả luận giải được một số đặc trưng của LIKT của người lao động. - Về cơ sở thực tiễn: Các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá hoạt động của các DNCVĐTNN trên phạm vi cả nước, làm rõ quan hệ LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN; Thực trạng của quan hệ LIKT trong các DNCVĐTNN và các giải pháp nhằm giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN; Các tác giả nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, những đóng góp của sự đầu tư đó đối với nền kinh tế quốc dân; Nguyên nhân đình công của người lao động ở một số DNCVĐTNN là do mức thu nhập (lương) của người công nhân còn quá thấp, tiền lương danh nghĩa so với tiền lương thực tế còn quá chênh lệch, đời sống của người công nhân chưa thật sự được giới chủ DNCVĐTNN quan tâm. 1.3.2. Những nội dung có liên quan đến đề tài chưa có sự thống nhất Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu chưa thống nhất về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam là: 7 - Chưa đưa ra những tiêu chí đánh giá về LIKT của người lao động. - Chưa phân tích làm rõ được một cách đầy đủ các nguyên nhân gây cản trở cho việc thực hiện LIKT của người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN. - Quy định về mức lương tối thiểu đối với DNCVĐTNN còn nhiều bất cập. - Mối quan hệ giữa LIKT và vấn đề tăng năng suất lao động cá nhân. Các chủ DNCVĐTNN cũng lợi dụng để chỉ đóng bảo hiểm theo lương cứng gây thiệt hại về lợi ích cho người lao động. 1.3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ ở những khía cạnh sau: Một là: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về LIKT, đặc biệt làm rõ nội hàm của khái niệm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN, Hai là: Phân tích cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Ba là: Chỉ ra những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN tên địa bàn thành phố Hà Nội. Bốn là: Đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó thấy được những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong việc bảo đảm LIKT của người lao động ở khu vực này. Năm là: Đề xuất các quan điểm nhằm và giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Định hướng nghiên cứu của Luận án là đi sâu vào những vấn đề về cơ cấu lợi ích kinh tế của người lao động. Việc lựa chọn nghiên cứu như vậy là mới, không trùng lặp với các công trình khoa học, luận án đã được công bố. 8 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.1. LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ 2.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích kinh tế 2.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu và của tác giả luận án về lợi ích kinh tế Bàn về lợi ích kinh tế các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã nêu lên những khái niệm về lợi ích kinh tế. Từ sự tiếp cận ở trên tác giả luận án khẳng định: Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nó phát sinh và tồn tại trên cơ sở của một quan hệ sản xuất nhất định, là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất và phản ánh mặt bản chất nhất của quan hệ sản xuất. Lợi ích kinh tế không tuỳ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người, không tuỳ thuộc ở chỗ là con người có nhận thức được nó hay không, mà do địa vị của họ trong quan hệ sản xuất quyết định. 2.2. LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.2.1. Bản chất lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Từ những quan niệm chung về LIKT, tác giả luận án cho rằng: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN là phạm trù kinh tế, thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người lao động với chủ DNCVĐTNN; phản ánh những nhu cầu, động cơ khách quan của người lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế trong DNCVĐTNN. 2.2.2. Đặc điểm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN biểu thị và phản ánh quan hệ lợi ích giữa người lao động với các chủ DNCVĐTNN; lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN là một phạm trù kinh tế khách quan; lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN mang tính giai cấp và lịch sử. 2.2.3. Cơ cấu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.2.3.1. Lợi ích kinh tế trực tiếp 9 Lợi ích kinh tế trực tiếp của người lao động, biểu hiện dưới hình thức thu nhập bằng tiền bao gồm Tiền lương (tiền công), tiền thưởng, quỹ phúc lợi, bảo hiểm. 2.2.3.2. Lợi ích kinh tế gián tiếp Đó là bộ phận lợi ích người lao động được hưởng thông qua dưới các hình thức khác chủ DN mang lại cho họ. Lợi ích kinh tế gián tiếp của người lao động trong quá trình làm việc thể hiện ở những nội dung: Điều kiện môi trường làm việc; Đào tạo nâng cao tay nghề; Đảm bảo đời sống tinh thần, được thực hiện thông qua hoạt động sản xuất ở DNCVĐTNN. 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.3.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp - Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Hệ thống chính sách của Nhà nước; Hệ thống pháp luật của Nhà nước; Sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý. - Vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.3.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp - Các nhân tố thuộc về người lao động - Hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở - Các nhân tố thuộc về thị trường - Các nhân tố thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ TỈNH CỦA VIỆT NAM VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.4.1. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam 2.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 2.4.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng 2.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 10 2.4.2. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của các tỉnh có thể vận dụng vào giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Qua tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNNcủa một số địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học vận dụng đối với thành phố Hà Nội. - Thứ nhất: Cần nhận thức đầy đủ hơn nữa vai trò, mối quan hệ lợi ích kinh tế - xã hội của người lao độngvà người sử dụng lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Từ đó, tiếp tục thể chế hóa hệ thống pháp lý, bổ sung chính sách cho phù hợp, bảo đảm lợi ích cả hai bên và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng giai đoạn. - Thứ hai: Tăng quyền tự chủ của DNCVĐTNN trong trả lương, gắn trả lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Tăng cường kiểm tra và giải quyết kịp thời những kiến nghị, bức xúc của công nhân về tiền lương, tiền thưởng, đóng bảo hiểm, thỏa ước lao động tập thể và các chế độ khác theo quy định. Thường xuyên phối hợp giữa Tổ chức Công đoàn trong các DNCVĐTNN để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người lao động, qua đó đàm phán với chủ DN nhằm giảm bớt các tranh chấp về lao động, bãi công, biểu tình. - Thứ ba: Nhà nước cần có cơ chế, chính sách tiền lương, thu nhập cho phù hợp với khu vực DN nói chung và DNCVĐTNN nói riêng. Nhà nước tạo hành lang pháp luật thuận lợi cho DN và người lao động thỏa thuận tiền lương phù hợp với mức lương trên thị trường và quy định của pháp luật. - Thứ tư: Môi trường lao động tốt và điều kiện làm việc thuận lợi là tiền đề quan trọng bảo đảm LIKT của người lao động. - Thứ năm: Cần quan tâm đến giáo dục &đào tạo, dạy nghề cho người lao động theo đúng yêu cầu của DN trước khi cấp giấy phép đầu tư và thực hiện đúng theo hợp đồng lao động. 11 Chương 3 THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.1. Những thuận lợi của Hà Nội trong thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Luận án đề cập đến các vấn đề về: Đặc điểm tự nhiên; đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội; đặc điểm nguồn lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội; những ưu thế trong thu hút các DNCVĐTNN vào sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Những khó khăn của Hà Nội trong thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, thủ tục và thời gian thực thi pháp luật còn dài, nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. 3.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Hiện nay, Hà Nội có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư với số lượng hơn 2.700 dự án, tổng số vốn đầu tư gần 22 tỷ USD; Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất (520 dự án, với 4,6 tỷ USD, chiếm 22%). Nộp thuế chiếm 61,3%; giải quyết việc làm cho hơn 130 nghìn lao động (chiếm 75% tổng số lao động FDI) Hà Nội có 19 KCN, 3.500 ha, trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 1235 ha; 5 KCN đang triển khai thủ tục đền bù và xây dựng cơ sở hạ tầng. Qua khảo sát 3 KCN: KCN Nội Bài; KCN Quang Minh; KCN Thăng Long: Công ty Canon thuộc KCN Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà 12 Nội. Cho thấy, nhìn chung các công ty đều chú trọng đến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, không ngừng phát triển thị trường tại Việt Nam. Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tiếp đó là kết quả thu hút đầu tư nước ngoài số liệu tính đến tháng 12 năm 2014, thành phố Hà Nội đã thu hút được 418 dự án đầu tư và tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.397,2 triệu USD, tăng 26% so với năm 2013 và tăng 7,4 so với kế hoạch năm 2014 (1.300 triệu USD). Trong đó: Tình hình cấp mới giấy chứng nhận đầu tư năm 2014 là 313 dự án với tổng vốn đăng ký là 651,2 triệu USD; Tình hình điều chỉnh tăng vốn đầu tư dự án: Năm 2014 toàn Thành phố có 105 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với giá trị vốn tăng là 746 triệu USD (tăng 20% so với năm 2013. 3.2.1.2. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong quá trình đầu tư nhiều DN đã tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, mở rộng đầu tư nên vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp nguồn thu cho ngân sách lớn. Điển hình là các DN: Marumitsu (KCN Quang Minh I) đầu tư thêm 12 triệu USD, tăng thêm 800 công nhân; Công ty MHI Acrospale Việt Nam (KCN Thăng Long) khánh thành dây chuyền sản xuất linh kiện máy bay Boeing; Công ty Cheewah (KCN Phú Nghĩa) đầu tư thêm 3 triệu USD tăng thêm 600 công nhân; Công ty Yamaha (KCN Nội Bài) đầu tư thêm 32 triệu USD; Công ty điện tử Hanel (KCN Sài Đồng B) đầu tư tăng 105 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô của các DNCVĐTNN còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các DNCVĐTNN hiện có vẫn chưa đồng bộ. 3.2.2. Cơ cấu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.2.1. Tiền lương và tiền thưởng Tiền lương là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội, nó liên quan thiết thực đối với đời sống hàng ngày của bản thân và gia đình của họ. Qua điều tra khảo sát cho thấy thu nhập của người lao động còn thấp, mức độ hài lòng về các chế độ chính sách cho công nhân chưa cao, được thể hiện qua biểu đồ 3.2 trong luận án. - Về vấn đề tiền lương: Đa phần người lao động có thái độ bình 13 thường với mức lương thu nhập của mình chiếm 68,9%, số người lao động không hài lòng với mức lương của mình 22,2% và có 8,9 % người lao động hài lòng với mức thu nhập của mình. - Về tiền thưởng: Số công nhân không hài lòng với tiền thưởng của mình lên tới 22,2%, có 64% người lao động có thái độ bình thường với mức tiền thưởng của DN, có 5,8% là hài lòng với mức thưởng hiện tại. Những người lao động cho biết: Đi kèm với tăng lương sẽ là tăng định mức, cùng kỳ năm ngoái định mức của một công nhân (tính cả ca) khoảng 1850 sản phẩm/chuyền/ngày nhưng đến nay định mức khoán là 2000 sản phẩm/chuyền/ngày; định mức thưởng là 2300 sản phẩm/chuyền/ngày. Nếu hoàn thành định mức khoán thì ngoài tiền lương và tiền ăn giữa ca, người lao động mới được hưởng phụ cấp chuyên cần. Để trả đủ định mức ấy, nhiều công nhân khác phải chấp nhận ăn trưa thật nhanh hay hạn chế vệ sinh cá nhân chỉ cắm mặt làm việc liên tục từ 8 - 10h/ ngày. Và nếu không đủ định mức, công nhân bị cắt điểm chuyên cần và thu nhập. Công nhân nhà máy Nissei Electric Hanoi tại KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội cho biết: Định mức tăng ca cùng kỳ năm ngoái chỉ là 4500 sản phẩm/chuyền/ngày nhưng năm nay phải đạt 5000 - 6000 sản phẩm/chuyền/ngày. Như vậy, công nhân phải làm cật lực hơn với năng suất lao động tăng từ 20 - 25% mà lương chỉ tăng thêm 350.000/ tháng. Tuy nhiên, với định mức này nhiều công nhân lành nghề vẫn làm không đủ sản lượng mà có nguy cơ trừ lương, trừ thưởng. Lương tháng của người lao động nhận được không khá hơn trước đây trong khi giá cả đã tăng gấp nhiều lần hơn thế. Người lao động chưa hài lòng về lương thấp (chiếm 75,4%); ít quan tâm đến công nhân (chiếm 26,4%); thiếu cơ hội thăng tiến (chiếm 22,1%); không hỗ trợ chỗ ở cho công nhân (chiếm 22,7%)… [Xem biểu đồ 3.3]. Từ đó, dẫn đến những cuộc đình công của người lao động trong các DNCVĐTNN vẫn thường xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là tiền công thấp (chiếm 89,3%), chế độ đãi ngộ kém (chiếm 32,2%), bị ép thời gian làm việc (chiếm 21%), liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của người lao động. 3.2.2.2. Các chế độ đãi ngộ của chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với người lao động Phần lớn người lao động đều được hưởng các chế độ đãi ngộ khi làm việc trong các DNCVĐTNN, nhưng chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người lao động. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chậm lương 14 hoặc không nâng lương đúng kỳ hạn cho người lao động, cố tình lách luật để sa thải người lao động, vì mục đích lợi nhuận nên các DNCVĐTNN đặt ra những quy định không phù hợp với văn hóa Việt Nam, áp dụng chính sách tại nơi làm việc không rõ ràng, xử lý kỷ luật, sa thải lao động không đúng quy định, đó là nguyên nhân chính gây ra các cuộc đình công, bãi công, tranh chấp lao động hiện nay. 3.2.2.3. Về nhà ở cho người lao động Nhìn chung, các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội thì vấn đề nhà ở của người lao động thực sự chưa được các chủ DN quan tâm. Qua khảo sát của tác giả ở các DNCVĐTNN tại 3 KCN: KCN Thăng Long - Đông Anh; KCN Nội Bài - Sóc Sơn; KCN Quang Minh - Mê Linh: Tỷ lệ người lao động đi thuê nhà trọ với 343/487 phiếu (70,4%); tỷ lệ người lao động ở cùng gia đình là 57/487 phiếu (17,5%); tỷ lệ người lao động ở nhà tập thể của DN là 57/487 phiếu (11,7%). Do DNCVĐTNN chưa có hệ thống nhà ở cho công nhân nên tỷ lệ người lao động phần lớn là đi thuê nhà trọ chiếm 70,8%, người lao động phải đi thuê nhà gần DN nơi mình làm việc. Ngoài thời gian làm việc căng thẳng ở nhà máy thì cuộc sống của công nhân còn rất khó khăn, lương thấp, thời gian làm việc kéo dài, cường độ lao động tăng, không có cơ hội phát triển nghề nghiệp… 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.3.1. Những kết quả đạt được Trong những năm vừa qua, với hệ thống chính sách, pháp luật đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện đầu tư vào địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả của việc đầu tư này đã mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể: Giải quyết việc làm cho người lao động; thu nhập của người lao động được tăng lên và khá ổn định; ngoài tiền công là nguồn thu nhập chính nhiều DNCVĐTNN cũng thực hiện rộng rãi các hình thức trả thưởng để khuyến khích người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình có hiệu quả cho các chủ DN, lợi ích kinh tế của người lao động ở nhiều DNCVĐTNN đã phản ánh thực chất hiệu quả lao động của họ; môi trường và điều kiện làm việc, đời sống của người lao động được cải thiện hơn. 15 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Những hạn chế - Một là:Tiền lương, tiền thưởng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động; chủ DNCVĐTNN chưa quan tâm thỏa đáng đến quyền lợi của người lao động; chất lượng nhà ở và đời sống tinh thần của người lao động chưa được bảo đảm. - Hai là: Một số DNCVĐTNN vẫn chưa thật sự quan tâm đến người lao động, như không nâng lương đúng kỳ hạn cho người lao động, cố tình lách luật để sa thải người lao động; Các DNCVĐTNN vì mục đích lợi nhuận đặt ra những quy định không phù hợp với văn hóa Việt Nam, áp dụng chính sách tại nơi làm việc không rõ ràng, xử lý kỷ luật, sa thải lao động không đúng quy định…Do đó, cần tìm ra những vấn đề tồn tại đang diễn ra ở một số DNCVĐTNN và các biện pháp khắc phục nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế chính đáng của người lao động trong các DNCVĐTNN. 3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Thứ nhất: Hệ thống cơ chế, chính sách bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động chưa thực sự phù hợp, hoàn thiện. - Thứ hai: Đội ngũ lao động của Việt Nam còn yếu về trình độ năng lực chuyên môn, rất nhiều người có trình độ học vấn thấp, ít được trang bị kiến thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng làm việc theo nhóm, chưa đáp ứng được yêu cầu của các DVCVĐTNN. - Thứ ba: Các tổ chức công đoàn cơ sở chưa phát huy được vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động. -Thứ tư: Sự gia tăng số lượng lao động lớn trong các DNCVĐTNN đặc biệt là DNCVĐTNN trong KCN dẫn đến vượt quá khả năng quản lý của các cơ quan chức năng gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tệ nạn ngày càng gia tăng, như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm... - Thứ năm: Các DNCVĐTNN đầu tư vào Việt Nam nói chung và đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đều nhằm mục đích hướng tới thu lợi nhuận ngày càng cao. 3.3.3. Những vấn đề đặt ra về lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Hội - Lợi ích kinh tế của người lao động chưa bảo đảm được các nhu cầu sống tối thiểu, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần người lao động. - Lợi ích kinh tế của người lao động và chủ doanh nghiệp chưa được giải quyết hài hòa, dẫn tới phát sinh mâu thuẫn. - Lợi ích kinh tế của người lao động chưa bảo đảm đủ tái sản xuất sức lao động mở rộng, dẫn đến nảy sinh các hiện tượng xã hội tiêu cực. 16 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. - Bảo đảm LIKT của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải gắn chặt chẽ với hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN nhằm duy trì hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. - Bảo đảm LIKT của người lao động trong DNCVĐTNN phải thông qua thỏa ước tập thể và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn. 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 4.2.1.1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Cải thiện môi trường đầu tư trước hết phải không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoài cần được xây dựng theo hướng thông thoáng có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, cần tạo ra những điều kiện ưu đãi cho phép giúp các nhà đầu tư thực hiện các quy trình, thủ tục thuận lợi trong việc tham gia đầu tư. Phải tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế chính sách, điều chỉnh những điều khoản chưa hợp lý trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sao cho vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam vừa kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư với lợi ích 17 quốc gia dân tộc để các bên cùng có lợi. Cần rà soát lại các thủ tục, quy trình cấp phép đầu tư và các quy chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt bỏ những khâu trung gian các thủ tục phiền hà không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. 4.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội để bảo đảm lợi ích cho người lao động - Xây dựng lộ trình chiến lược, quy hoạch sử dụng hiệu quả vốn FDI. Thu hút các DNCVĐTNN có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng vùng, chú ý thu hút và chăm sóc những nhà đầu tư lớn, sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tạo một quy hoạch thống nhất, dễ thực hiện, đạt kết quả cao. Nhà nước phải có kế hoạch định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực có giá trị cao như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất, phát triển hạ tầng… - Tạo lập môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các DNCVĐTNN luôn đảm bảo ổn định về chính trị, kinh tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. - Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của DNCVĐTNN, hoàn thiện theo hướng quy định trách nhiệm của chủ DNCVĐTNN có sử dụng lao động giản đơn phải bố trí thời gian và điều kiện để mỗi để mỗi người lao động có thể vừa học vừa làm, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức pháp luật. - Khuyến khích, tôn vinh các DNCVĐTNN thực hiện tốt lợi ích kinh tế của người lao động. - Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa các Bộ luật Lao động, Luật Đầu tư trong nước và nước ngoài có liên quan đến lợi ích người lao động, môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. - Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Triển khai thực hiện đa dạng hóa, linh hoạt hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa Hà Nội với cộng đồng người nước ngoài đang làm việc sinh sống trên địa bàn. 18 4.2.1.3. Hỗ trợ của nhà nước về đào tạo người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nhà nước cần phải có các chính sách kết hợp với DNCVĐTNN hai bên đều phải có vai trò nhất định trong vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quản lý tốt hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, chủ động tiến hành khảo sát, quy hoạch nắm chắc nhu cầu nguồn nhân lực của các chủ DNCVĐTNN - Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, tạo nguồn lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. - Các cơ quan chức năng phải tăng cường giám sát theo dõi, quản lý lực lượng lao động trong các DNCVĐTNN. - Cần phải rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động trong các DNCVĐTNN, trong đó khuyến khích thành lập cơ sở dạy nghề trong các DNCVĐTNN, nhất là trong các DNCVĐTNN có sử dụng nhiều lao động. 4.2.1.4. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương trong quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Tiếp tục duy trì chế độ giao ban định kỳ giữa các bộ, ngành trung ương với các địa phương có nhiều dự án đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch; tạo môi trường kinh doanh tốt với các nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý của ban quản lý các KCN của Hà Nội. 4.2.1.5. Tăng cường sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội - Tăng cường xây dựng các Đồn công an tại các KCN với quy mô chính quy và lực lượng chuyên nghiệp nhằm nắm bắt tình hình thực tế. - Xây dựng cộng tác viên bí mật ở các DNCVĐTNN nhằm nắm tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng công ty, biết được công nhân làm việc trong môi trường như thế nào, đồng thời nắm bắt được hoạt động chủ DN sử dụng người lao động. - Mở hồ sơ điều tra cơ bản đối với các DNCVĐTNN hoạt động trong KCN.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất