Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân bình dương (1954 1975)...

Tài liệu Lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân bình dương (1954 1975)

.PDF
194
1451
150

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO PHƯƠNG THẢO LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA QUÂN VÀ DÂN BÌNH DƯƠNG (1954-1975) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Hồ Sơn ĐÀI 2. TS. Trần Thị Nhung HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Cao Phương Thảo MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN 8 ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về cuộc kháng chiến chống Mỹ có 8 liên quan đến luận án 1.2. Nhóm các công trình đề cập trực tiếp đến đấu tranh cách mạng ở Thủ Dầu 16 Một trong chống Mỹ 1.3. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 23 Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ CHI PHỐI ĐẾN CUỘC ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA QUÂN VÀ DÂN THỦ DẦU 25 MỘT 2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên, hành chính, quân sự và cư dân 25 2.2. Truyền thống yêu nước, chống xâm lược của quân và dân tỉnh Thủ Dầu 34 Một đến trước năm 1954 Chương 3. DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA QUÂN VÀ 42 DÂN THỦ DẦU MỘT TỪ 1954 ĐẾN 1965 3.1. Giai đoạn 1954-1960 42 3.2. Giai đoạn 1961-1965 59 Chương 4. DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA QUÂN VÀ 75 DÂN THỦ DẦU MỘT TỪ 1965 ĐẾN 1975 4.1. Giai đoạn 1965-1968 75 4.2. Giai đoạn 1969-1972 89 4.3. Giai đoạn 1973-1975 100 Chương 5. ĐẶC ĐIỂM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 112 5.1. Đặc điểm 112 5.2. Bài học kinh nghiệm 130 KẾT LUẬN 140 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO 147 PHỤ LỤC 159 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dương là một tỉnh thuộc phía Bắc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Tây Nam và Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng đất có vị trí trọng yếu về kinh tế và quân sự, do nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, và nằm ở vị trí cầu nối giữa Nam Trường Sơn với Nam Bộ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược của quân và dân Việt Nam, Bình Dương là bàn đạp tiến công vào sào huyệt cuối cùng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ hướng Bắc. Chiến trường Bình Dương rất thuận lợi cho các hoạt động tác chiến với quy mô tập trung của các binh đoàn chủ lực cơ động và cũng là nơi mà phong trào chiến tranh du kích rất phát triển. Chính vì vậy, cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều xem Bình Dương là địa bàn mà họ tập trung dồn sức tiến công. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), vùng đất Bình Dương ngày nay là một trong những địa bàn đụng đầu vô cùng quyết liệt giữa quân cách mạng và quân đội Mỹ và Sài Gòn1. Trên chiến trường Bình Dương, tất cả những đơn vị “sừng sỏ” của đội quân viễn chinh Mỹ và đồng minh của họ đều có mặt. Đây cũng là nơi mà quân đội Mỹ đã tiến hành những cuộc hành quân khốc liệt, trong đó có sử dụng những loại vũ khí tối tân nhất lúc bấy giờ nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng của Việt Nam. Với truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang, Bình Dương có rất nhiều địa danh gắn liền với những chiến công vang dội, là niềm tự hào đối với quân và dân cả nước như Chiến khu Đ, Chiến khu Thuận An Hòa, Chiến khu Long Nguyên, Tam giác sắt, chiến thắng Phước Thành, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bông Trang, Nhà Đỏ… Trải qua 21 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đáng tự hào, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân Bình Dương . Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), chính quyền Sài Gòn ban hnh Sắc lệnh số 143-NV thành lập tỉnh Bình Dương bao gồm các quận: Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Dầu Tiếng, Củ Chi. Năm 1959, chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 25-NV thành lập tỉnh Phước Thành trên cơ sở một phần đất tách ra từ tỉnh Bình Dương, đến năm 1965 thì tỉnh này bị giải thể. Trong thời gian này, chính quyền cách mạng vẫn sử dụng tên gọi Thủ Dầu Một để chỉ vùng đất Bình Dương ngày nay. 1 1 đã phát huy cao độ lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, lập nên những chiến công xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ trên một địa bàn chiến lược ở miền Đông Nam Bộ, góp phần xứng đáng cùng quân và dân cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. Từ trước đến nay, do còn có nhiều hạn chế về mặt tư liệu thành văn cũng như chưa có sự thống nhất cao trong việc nhận định, đánh giá từ các nhân chứng lịch sử, nên lịch sử tỉnh Bình Dương nói chung và lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Bình Dương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) nói riêng chưa được tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ. Vì vậy, luận án về đề tài này sẽ góp phần bổ sung cho những công trình nghiên cứu về cuộc đấu tranh cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ ở Bình Dương và miền Đông Nam Bộ được toàn diện và sâu sắc hơn. Ngoài ra, trước đây bản thân tác giả luận án cũng đã có điều kiện nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Bình Dương (19451954), vì vậy những kinh nghiệm và tư liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu sẽ giúp cho tác giả có thêm những hiểu biết cần thiết và điều kiện thuận lợi để nhận thức một cách đầy đủ về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, vấn đề “Lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương (1954-1975)” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Khoa học Lịch sử với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Bình Dương ngày nay được gọi với tên là tỉnh Thủ Dầu Một, vì vậy chúng tôi sẽ gọi là tỉnh Thủ Dầu Một trong luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu “Lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Bình Dương (1954-1975)” thứ nhất là nhằm tổng hợp, xâu chuỗi các nội 2 dung đấu tranh cách mạng của Bình Dương thành một hệ thống để đưa ra một cái nhìn tổng thể về cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hai là từ việc xâu chuỗi và hệ thống hóa lại để rút ra một số đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là phục dựng chân thật và khoa học cũng như đánh giá những đóng góp của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, trên cơ sở mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: - Sưu tầm, hệ thống hóa và đánh giá tài liệu thông qua các vấn đề nghiên cứu. - Trình bày các nội dung đấu tranh cách mạng trong một thể thống nhất nhằm luận giải một cách hệ thống và toàn diện tiến trình đấu tranh cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp Đảng bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương qua từng giai đoạn lịch sử. - Rút ra một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm lịch sử nhằm làm rõ hơn thực tiễn sinh động về việc thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… ở một địa bàn cụ thể là tỉnh Thủ Dầu Một 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu: Đấu tranh cách mạng là phạm vi rất rộng. Luận án chỉ tập trung trình bày: - Hoạt động của bộ máy chính trị tỉnh (Đảng, chính quyền cách mạng, Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh). 3 - Hoạt động của các lực lượng cách mạng (nông dân, công nhân, công nhân cao su, học sinh sinh viên…). - Hoạt động xây dựng căn cứ địa – hậu phương tại chỗ, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội… 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài luận án giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 7-1954 đến tháng 4-1975, tức trong thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước của quân và dân cả nước. Mặc dù đề tài chỉ giới hạn trong giai đoạn này, nhưng thực tế cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một có liên hệ rất lớn đối với các giai đoạn trước. Do đó, luận án cũng đề cập khái quát đến lịch sử truyền thống của tỉnh Thủ Dầu Một cho đến trước tháng 7-1954. 3.2.3. Không gian nghiên cứu Luận án tập trung phản ánh các cuộc đấu tranh cách mạng chống Mỹ, cứu nước của quân và dân trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước gồm có thị xã Thủ Dầu Một, huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát, huyện Thuận An, huyện Phú Giáo (tức phạm vi thuộc tỉnh Bình Dương hiện nay, bao gồm thành phố Thủ Dầu Một; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An và các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên). Đồng thời, luận án cũng chú trọng mở rộng hướng nghiên cứu, đặt cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một trong tiến trình đấu tranh cách mạng trên phạm vi toàn miền Nam và cả nước, để từ đó làm nổi bật những nét đặc thù của tỉnh Bình Dương trong các cuộc đấu tranh cách mạng chống Mỹ, cứu nước. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Hướng tiếp cận: Khác với các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ và lịch sử kháng chiến (nghiên cứu quá trình hình thành, tổ chức và lãnh đạo của các tổ 4 chức Đảng), lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một trong giai đoạn 1954-1975 là cuộc chiến tranh nhân dân. Do đó, luận án tập trung làm rõ những nguyên nhân, quá trình diễn biến và đặc điểm lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương qua từng giai đoạn lịch sử. Trong đó nhấn mạnh: Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phương; Vai trò của quần chúng nhân dân; Các vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh như vấn đề xây dựng căn cứ địa kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân... - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân từ góc độ sử học, đề tài vận dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, đề tài còn chú trọng sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phỏng vấn hồi cố, phương pháp liên ngành,… - Phương pháp lịch sử: Giúp chúng tôi xem xét và trình bày quá trình hình thành và xây dựng lực lượng cách mạng của quân và dân tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ và giai đoạn lịch sử cụ thể, gắn với bối cảnh tình hình của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn; làm rõ các sự kiện và vấn đề lịch sử như nó đã từng xảy ra trong quá khứ. Kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử, đề tài hệ thống lại các sự kiện, đúc kết những đặc điểm, vai trò, thành công, hạn chế trong quá trình hình thành, xây dựng và đấu tranh của lực lượng cách mạng tỉnh Bình Dương ở từng thời kỳ, từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình chống Mỹ xâm lược (từ 1954 đến 1975). Qua đó rút ra những bài học bổ ích cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Phương pháp phỏng vấn hồi cố: Nhằm khai thác tư liệu từ các nhân chứng lịch sử, nhất là các nhân chứng đã trực tiếp tham gia các trận đánh lịch sử, các phong trào đấu tranh tiêu biểu, sôi nổi trong giai đoạn 1954-1975, để thu thập thêm nguồn tư liệu sống, đối chiếu và bổ sung thêm vào nguồn tư liệu thành văn có phần ít ỏi, phân tán ở các giai đoạn này; góp phần làm rõ thêm hiện thực sinh động của nội dung nghiên cứu mà tài liệu thành văn chưa phản ánh đầy đủ. Bên cạnh đó, để giải quyết những vấn đề khoa học của luận án, tác giả vận dụng thêm các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành trong việc khai thác, 5 chọn lọc và phân tích các tài liệu thu thập được. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về tài liệu Sưu tầm và hệ thống hóa các tài liệu đa dạng và phong phú từ nhiều nguồn như thư viện, bảo tàng, cục lưu trữ, nguồn tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được,... về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Luận án góp phần bổ sung tài liệu phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. Đây đồng thời là nguồn tài liệu bổ khuyết cho việc nghiên cứu về lịch sử đấu tranh của quân và dân miền Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Thủ Dầu Một nói riêng trong một giai đoạn kháng chiến đầy cam go và thử thách. 5.2. Về nội dung - Luận án góp phần phục dựng một cách hệ thống và toàn diện về tiến trình đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một trong 21 năm chiến tranh giải phóng (1954-1975). Đặc biệt, chúng tôi chú ý đến việc làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, vấn đề xây dựng căn cứ địa kháng chiến, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân và vai trò của quần chúng nhân dân, vai trò của lực lượng chủ lực, xây dựng hậu phương tại chỗ, xây dựng các tổ chức cách mạng trên địa bàn tỉnh. Đây chính là những nhân tố tích cực, nêu bật tinh thần “lấy dân làm gốc”, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng của quân và dân Thủ Dầu Một. - Làm rõ đặc điểm và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một. Trong đó, chú trọng nêu bật vai trò lãnh đạo sáng suốt và đường lối quân sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kết hợp sức mạnh tổng hợp của quân và dân Thủ Dầu Một “chung sức, chung lòng” đấu tranh chống xâm lược. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - “Lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Bình Dương (19541975)” là một bộ phận của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam. Viết về lịch sử Bình Dương trong thời kỳ 1954-1975 có ý nghĩa góp phần cụ thể để góp phần đánh giá, tổng kết về những năm đấu tranh hào hùng của 6 dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. - Bình Dương – Thủ Dầu Một lúc đó (một tỉnh nằm giữa miền Đông Nam Bộ) là chiến trường chính của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam vì nơi này là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng. Giải quyết được những vấn đề được đặt ra, luận án sẽ bổ sung những luận cứ khoa học không những để hoàn chỉnh bức tranh đầy đủ, chân thực quá trình đấu tranh cách mạng, đầy tính sáng tạo, quả cảm của quân và dân tỉnh Bình Dương, mà còn góp phần làm rõ nét tính độc đáo của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, những nhận xét được rút ra trong quá trình nghiên cứu sẽ gợi mở những bài học thiết thực đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân tỉnh Bình Dương giai đoạn hiện nay. Đây chính là ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài luận án. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. - Chương 2. Những yếu tố địa lý và lịch sử chi phối đến cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân Thủ Dầu Một - Chương 3. Diễn biến đấu tranh cách mạng của quân và dân Thủ Dầu Một từ 1954 đến 1965. - Chương 4. Diễn biến đấu tranh cách mạng của quân và dân Thủ Dầu Một từ 1965 đến 1975. - Chương 5. Đặc điểm và bài học kinh nghiệm. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về cuộc kháng chiến chống Mỹ có liên quan đến luận án - Công trình “Lịch sử Việt Nam”, tập XII (từ năm 1954 đến năm 1965) do Trần Đức Cường chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014) và Lịch sử Việt Nam, tập XII (từ năm 1965 đến năm 1975) do Nguyễn Văn Nhật chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014). Trong tập XII, ở chương 2, công trình đề cập đến “Miền Nam dưới sự thống trị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến lên Đồng Khởi (1954-1960)” và chương 4: “Quân và dân miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mỹ”; Sang tập XIII, nói đến cách mạng miền Nam, có chương 2: “Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ”, chương 4: “Đánh thắng một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1973)” và Chương 6: “Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam (1973-1975)”. Hai tập Lịch sử Việt Nam (tập XII và tập XIII) nói trên đã nêu khái quát về công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc làm hậu phương chi viện sức người và sức của cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam từ năm 1954 đến 1975 cũng như việc quân và dân miền Nam từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, hoàn thành thống nhất đất nước nói chung nhưng chưa đề cập chi tiết vào lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một trong giai đoạn 1954-1975. - Công trình “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học” (Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) trình bày một cách hệ thống về nguyên nhân, đặc điểm, tính chất, diễn biến, nhận xét ưu khuyết điểm và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong cả nước và tại miền Đông Nam Bộ. Công 8 trình đã cung cấp cho chúng tôi cái nhìn toàn cảnh và cụ thể khi xem xét về lịch sử đấu tranh cách mạng ở Thủ Dầu Một trong bối cảnh chung và từ đó sẽ có các đánh giá khách quan hơn, cũng như thấy rõ hơn những đặc điểm riêng của địa phương, của vùng. - Công trình “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975”, gồm 9 tập (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) đã trình bày một cách có hệ thống về tiến trình lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 trên phạm vi cả nước, cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện và có hệ thống về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trên cả nước, đánh bại chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam. Bằng nhiều chiến lược chiến tranh, họ đã huy động đến mức cao nhất những tiềm lực kinh tế, quân sự, đồng thời lôi kéo các nước phụ thuộc tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Công trình trên đã trình bày đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, huy động sức mạnh của toàn dân tộc để tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong đó, quân và dân Việt Nam đã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, vừa ra sức xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc, vừa anh dũng chiến đấu giải phóng miền Nam. Trước một kẻ thù lớn mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt, quán triệt tư tưởng tiến công cách mạng, quân và dân Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều cách đánh độc đáo, hiệu quả, vừa đánh vừa thăm dò, vừa đánh vừa đúc rút kinh nghiệm chiến đấu, đánh địch bằng ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, sử dụng nghệ thuật quân sự đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên chiến tranh cách mạng, lần lượt đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng thời, công trình này cũng đã luận giải, phân tích 9 tính chất, đặc điểm, tầm vóc và những bài học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước. - Công trình “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập II (1954-1975)” cùng 2 công trình khác là “Những vấn đề chính yếu của lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945-1975) và “Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975” thuộc bộ sách Nam Bộ kháng chiến (Hội đồng chỉ đạo lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2010). Đây là những công trình nghiên cứu mà chúng tôi đặc biệt quan tâm vì nó có liên quan đến luận án. Các công trình này phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) của nhân dân Nam Bộ nói chung và của nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một nói riêng. Công trình chủ yếu nêu lên cuộc kháng chiến, quá trình tổ chức kháng chiến của nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ nhằm chống lại chính sách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. - Công trình “Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)” (Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003). Công trình này đã phục dựng các giai đoạn chống Mỹ (1954-1975) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ (trong đó có tỉnh Thủ Dầu Một). Công trình này cũng làm rõ đường lối, nghệ thuật, kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ miền Đông Nam Bộ, một trong những yếu tố tiên quyết đưa đến thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ tại miền Đông Nam Bộ nói chung và Thủ Dầu Một nói riêng. - Công trình “Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975)” (Đảng uỷ – Bộ tư lệnh Quân khu 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011) đã đề cập đến địa bàn miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là địa bàn chiến lược có tính chất sống còn trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ suốt 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc của 10 nhân dân Việt Nam. Trong đó, Sài Gòn được quân xâm lược xây dựng thành thủ đô, trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, nơi đặt bộ máy chỉ huy chiến tranh với những lực lượng chính trị, quân sự tinh nhuệ và hệ thống kho tàng dự trữ hậu cần và phương tiện chiến tranh khổng lồ. Đối với lực lượng kháng chiến, miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là địa bàn chiến lược trọng yếu cả về chính trị, quân sự, kinh tế. Đây là địa bàn trở thành chiến trường trọng yếu giành giật quyết liệt, dai dẳng giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù xâm lược, nơi khởi đầu và cũng là nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc chiến tranh. Công trình đã phục dựng lại thời kỳ quân và dân miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã chiến đấu hy sinh trên chiến trường này trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Các tác giả của công trình này đã trình bày một cách có hệ thống về diễn biến cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tìm ra những bài học lịch sử, cổ vũ những người đang sống, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhiệt tình và trách nhiệm để kế tục truyền thống vẻ vang của lớp người đi trước. Công trình này là những nguồn tài liệu tham khảo giúp chúng tôi bám sát các diễn biến lịch sử chống Mỹ của quân và dân Nam Bộ. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra những vấn đề phù hợp phục vụ cho đề tài. - Công trình “Cuộc kháng chiến 1945-1975 nhìn từ Nam Bộ”, của tác giả Hồ Sơn Đài (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008). Công trình đã đề cập đến nhiều nội dung có liên quan đến đề tài luận án như sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương; vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa; vấn đề đấu tranh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa tại Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Ngoài những công trình khoa học đề cập chung đến cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân và lực lượng vũ trang cả nước nói chung và Nam Bộ nói riêng, còn có một số công trình nghiên cứu về từng lĩnh vực của cuộc đấu tranh cách mạng có liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể như sau: 11 - Về phương thức đấu tranh cách mạng, có: 1) Công trình “Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1963)” được xuất bản năm 2003, tác giả Trần Thị Thu Hương. Công trình này tập trung trình bày vai trò, định hướng, chỉ đạo có tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ. Đặc biệt, đây là công trình nghiên cứu công phu với nhiều tài liệu trong và ngoài nước đã mang lại cho chúng tôi một cái nhìn bao quát hơn cho đề tài của luận án. Cụ thể là sự đoàn kết của quân và dân miền Nam chống Mỹ đã được sự quan tâm và chỉ đạo tận tình của Đảng Cộng sản Việt Nam về phương pháp và tinh thần đấu tranh cách mạng. Trong đó, hoạt động chống phá ấp chiến lược được tác giả tập trung phân tích khá rõ nét. Những thông tin từ công trình này cũng giúp luận án của chúng tôi có được cái nhìn bao quát và phong phú hơn. 2) Công trình “Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương, Chuyên đề: Kết hợp đấu tranh hai chân, ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền đông Nam Bộ (1954-1975)” (Bộ Tổng tham mưu, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001) (tài liêu lưu hành nội bộ). Chuyên đề tập trung nói về nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam bằng việc đấu tranh chống Mỹ với phương châm “hai chân, ba mũi” trong việc đánh phá càn quét của địch, phá ấp chiến lược, phá hệ thống đồn bót... là một nghệ thuật chiến tranh nhân dân chống chính sách bình định của kẻ thù một cách sáng tạo ở miền Nam nói chung và ở miền Đông Nam Bộ nói riêng. “Hai chân, ba mũi giáp công, trên ba vùng chiến lược” để chỉ sự kết hợp đấu tranh bằng hình thức sáng tạo, độc đáo của chiến tranh cách mạng. Hai chân là lực lượng chính trị và vũ trang; ba mũi là chính trị, vũ trang và binh vận; ba vùng chiến lược là đồng bằng, đô thị và rừng núi. Tất cả đã kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau đắc lực tạo điều kiện cho quân cách mạng đánh bại những chiến lược chiến tranh của Mỹ và cũng nhờ vận dụng phương châm này, cách mạng đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng đấu tranh với kẻ thù xâm lược bằng cả hợp 12 pháp và bất hợp pháp, từ đó giúp cho cách mạng miền Nam giữ được thế chủ động tiến công. Do đây là công trình tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương thông qua chuyên đề về việc “Kết hợp đấu tranh hai chân, ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền đông Nam Bộ (1954-1975)” nên công trình này không nghiên cứu sâu về phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân Thủ Dầu Một một cách toàn diện cũng như chưa có những đánh giá đầy đủ về đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến của quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một. 3) Công trình: “Phong trào chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1969-1972)” (Hà Minh Hồng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000) đã cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về những chiến lược của quân và dân miền Nam trong phong trào chống phá bình định nông thôn của kẻ thù. Trong đó, những bài học này khi được so sánh đối chiếu cũng cho thấy đó là kinh nghiệm mà quân và dân Thủ Dầu Một đã áp dụng hiệu quả và sáng tạo trong cuộc đấu tranh cách mạng chống Mỹ xâm lược. 4) Công trình “Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược” (Nguyễn Công Thục, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006) tập trung đề cập đến chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Chính quyền Mỹ đã sử dụng “ấp chiến lược” là xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và là một biện pháp chiến tranh tổng lực nhằm tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân, để tiến tới bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Công trình tập trung phân tích các phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược trong hai năm 1963 và 1964 mà tiêu biểu là chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) và Bình Giã (Bà Rịa) trên địa bàn miền Nam. Trên cơ sở đó, công trình cũng đã đúc kết ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của phong trào đấu tranh này. Những ý nghĩa và bài học kinh nghiệm này cũng cho thấy quân và dân miền Đông và miền Tây Nam Bộ đã đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn như thế nào, trong đó có quân và dân Thủ Dầu Một cũng đã hưởng ứng phong trào đấu tranh để chống lại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” này. 13 - Về xây dựng tiềm lực và căn cứ địa kháng chiến, có: 1) Công trình “Tổng kết công tác hậu cần chiến trường Nam Bộ - Cực Nam Trung Bộ (B2) trong kháng chiến chống Mỹ” (Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội, 1986). Công trình này đã cung cấp cho người đọc những kiến thức quan trọng về hệ thống cung cấp hậu cần trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trên toàn chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung bộ, trong đó đề cập về những hoạt động của các khu vực hậu cần quan trọng nằm trên đất Thủ Dầu Một, được nhân dân che chở và ủng hộ (thuộc các Đoàn hậu cần 81, 82). 2) Công trình “Căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” là luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Thị Nhung (bảo vệ tại Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh năm 2001) đã tập trung trình bày về hệ thống căn cứ địa trên toàn miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, tác giả đã đề cập đến vai trò và hoạt động của các căn cứ địa trên địa bàn của tỉnh Bình Dương, như căn cứ địa đạo Nam Bến Cát, vùng Tam giác sắt, Long Nguyên… Chúng tôi xem các kiến thức tổng quan về sự phát triển của các căn cứ địa từ giai đoạn kháng chiến chống Pháp sang giai đoạn chống Mỹ là sự chuyển biến có tính kế thừa với những nội dung quan trọng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để phục vụ cho luận án. 3) Công trình “Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ (1945-1954)” (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1996) của tác giả Hồ Sơn Đài. Công trình đã tập trung làm rõ vai trò của các chiến khu được thành lập trong kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ, tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hệ thống căn cứ địa trong kháng chiến chống Mỹ sau này. 4) Công trình “Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển”, (Nhiều tác giả, Nxb. Đồng Nai, 1998) có các bài viết “Biên Ḥòa, nơi sản sinh cách đánh đặc công” và “Chiến khu Đ còn – Sài Gòn mất” v.v… Các chuyên đề này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những căn cứ địa liên hoàn ở tỉnh Thủ Dầu Một, từng là nơi đứng chân hoạt động của các lực lượng cách mạng, là bàn đạp tấn công và là trung tâm điều hành cuộc kháng chiến chống 14 thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở miền Đông Nam Bộ. Chúng tôi xem đây là một trong những nội dung quan trọng có liên quan đến đề tài luận án. - Về đánh giá kẻ thù, có: 1) Công trình “Vì sao Mỹ thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Đồng (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986) đã ra đời vào thời điểm đất nước đang hàn gắn những vết thương chiến tranh và tiến bước vào thời kỳ “cải cách và mở cửa”. Giai đoạn “Đổi mới” cần một cái nhìn toàn diện về nguyên nhân Mỹ thất bại ở Việt Nam để rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Trong đó, chúng tôi nhận thấy, tình đoàn kết quân và dân keo sơn gắn bó là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà người Mỹ đã chủ quan không tính đến kỹ lưỡng. Đây là một trong những nội dung quan trọng để chúng tôi xem xét sự gắn kết của quân và dân Thủ Dầu Một trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ... 2) Các bài viết như: “Vài suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” (Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 3, năm 1993) của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng hay “Căn cứ địa cách mạng – truyền thống và hiện tại” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, năm 1995) của nhà sử học Văn Tạo cũng có đề cập chi tiết đến những đặc trưng của các căn cứ địa Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Nhìn chung, các tác giả đã nhận định và đánh giá xác đáng về tầm quan trọng của các căn cứ địa như là trận địa vững chắc để góp phần đưa hoạt động đấu tranh cách mạng đến thắng lợi. Vai trò của các căn cứ địa cùng thực tiễn triển khai hoạt động trong các căn cứ để phục vụ cho công cuộc đấu tranh cách mạng là nội dung có giá trị tham khảo cho luận án. Chính vì vậy, chúng tôi xem đây là nội dung quan trọng mà luận án cũng phải cần chú ý đến. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã đề cập như trên là những kiến thức tổng quan nhiều mặt về cuộc đấu tranh cách mạng trên phạm vi cả nước trong những năm 1954-1975, trong đó việc nghiên cứu riêng ở tỉnh Thủ Dầu Một không thể đặt ngoài những vấn đề trên, nếu không nói là phải được xem xét kỹ lưỡng dưới ảnh hưởng chung của vùng và cả nước. 15 1.2. Nhóm các công trình đề cập trực tiếp đến đấu tranh cách mạng ở Thủ Dầu Một trong chống Mỹ Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập trực tiếp đến cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiêu biểu là các công trình sau đây: - Về sự chỉ đạo và điều hành của đảng bộ, chính quyền địa phương, có: 1) Công trình “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1930-1975)” (Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Bình Dương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) đã nêu cụ thể hơn diễn biến cuộc kháng chiến của quân và dân tỉnh Bình Dương, trong đó phân tích rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống Mỹ giai đoạn 1954-1975. Trong Phần IV của công trình đề cập đến: “Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (20-7-1954 – 30-4-1975)” là nội dung quan trọng có liên quan đến giai đoạn lịch sử mà luận án đề cập. Các tổ chức Đảng ở Bình Dương được ra đời từ trong lòng quần chúng nhân dân, mặc dù luôn đứng trước rất nhiều gian lao, hy sinh, mất mát nhưng tổ chức Đảng vẫn luôn nhận được sự tin cậy và động viên, hỗ trợ từ quần chúng nhân dân. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cho thấy các cấp Đảng bộ địa phương đã giữ vai trò quan trọng và đáp ứng được những yêu cầu của cuộc kháng chiến trong từng giai đoạn cụ thể. Quá trình lãnh đạo của Đảng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về phát huy sức mạnh của nhân dân khi tiến hành công cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc. Nhìn chung, công trình này là tài liệu cần thiết để chúng tôi tham khảo về vai trò của các tổ chức Đảng trong mối quan hệ với phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương giai đoạn 1954-1975. 2) Công trình “Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2010)” (Đảng bộ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014) viết về sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam với công tác chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 16 1954) và chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975) cũng như công cuộc xây dựng tỉnh nhà từ sau ngày đất nước hoà bình và thống nhất đến năm 2010. 3) Công trình “Lịch sử chính quyền nhân dân tỉnh Bình Dương (19452005)” (Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014). Chương III của chuyên khảo này tập trung nói về giai đoạn chống Mỹ cứu nước của nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một là “Chính quyền nhân dân ở Bình Dương trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975” gồm 149 trang (từ trang 104 đến trang 252). Chuyên khảo nêu lên tiến trình chiến tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến tới Đồng khởi giành quyền làm chủ (1954-1960); Việc xây dựng tổ chức cách mạng, đấu tranh vũ trang, kết hợp ba mũi giáp công, phá ấp chiến lược để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ; Phát huy vai trò của chính quyền cách mạng để từng bước đánh bại các chiến “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ và đẩy mạnh đấu tranh tiến công và nổi dậy sau Hiệp định Paris năm 1973… Như vậy, chuyên khảo này không có chủ ý nghiên cứu sâu về phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương trong những năm 1954-1975 một cách hệ thống, toàn diện cũng như chưa đưa ra những đánh giá đầy đủ về đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của quân và dân tỉnh Bình Dương. - Về điều kiện tự nhiên, xã hội và các yếu tố liên quan đến đấu tranh cách mạng ở Bình Dương, có các công trình “Địa chí Bình Dương, tập I: Tự nhiên – Nhân Văn”, (Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010); “Thủ Dầu Một Bình Dương Đất nước – con người” (Hồ Sơn Diệp chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012)… Nói về kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của công trình này, ở chương II, mục V: “Cư dân Bình Dương trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược 1945-1975”, mục này gồm 4,5 trang (từ trang 77 đến trang 81) chủ yếu trình bày về sự biến động dân cư của tỉnh Thủ Dầu Một trong những năm 19451975. Trong chương IV, mục I: “Tiến trình giữ nước” gồm 27 trang (từ trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất