Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kỳ thi kiểm tra chất lượng học kì ii

.DOC
5
144
142

Mô tả:

Sở GD & ĐT Đồng Tháp Trường THPT Trần Văn Năng KỲ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2011 – 2012 Môn thi: Địa lí khối: 12 Thời gian làm bài: 60phút Ngày thi: / /2012 (Đề thi gồm 01. trang) A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8.0 điểm ) Câu I ( 3 điểm ) 1 .Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư cho hợp lí ? 2. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học: a. Nêu tên và sự phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. b. Trình bày điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước. Câu II : (3.0 điểm ) Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta . Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng ? Câu III : (2.0 điểm ) Cho bảng số liệu sau: Năng suất lúa đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long (tạ/ha) Năm 1985 1995 2005 Đồng bằng Sông Hồng 29,4 44,4 54,4 Đồng bằng Sông Cửu 30,5 40,2 50,3 Long a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện năng suất lúa ở 2 đồng bằng trên. b. Nhận xét và giải thích về năng suất lúa ở 2 đồng bằng trên? B . PHẦN RIÊNG : ( 2,0 điểm ) Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm riêng câu cho chương trình đó ( Câu IV. a hoặc IV. b ) Câu IVa .Theo chương trình chuẩn ( 2 điểm ) Dựa vào ÁtLát địa lí Việt Nam ( trang công nghiệp chung ) và kiến thức đã học, nhận xét sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta ? Câu IV b .Theo chương trình nâng cao ( 2 điểm ) Cho bảng số liệu sau : SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN NĂM 2005 Loại Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản lượng thuỷ sản ( tấn ) 3465915 1845821 Sản lượng cá biển khai thác ( nghìn tấn ) 1367,5 529,1 Sản lượng cá nuôi ( tấn ) 971179 652262 Sản lượng tôm nuôi ( tấn ) 327194 265716 a. Nhận xét về vai trò của Đồng bằng Sông Cửu Long trong việc sản xuất thuỷ sản ở nước ta? b. Giải thích vì sao ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long ? ( Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lý Việt nam để làm bài ) --------Hết --------SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG HỌC KỲ II Năm 2011-2012 Môn : Địa lí. Lớp 12(Chương trình chuẩn) Thời gian : 60 phút NỘI DUNG BIẾT HIỂU STT 1 2 3 4 6 -Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư. -Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên -Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ Vấn đề phát triển nông nghiệp Tổng VẬN DỤNG 2 điểm 1 điểm Câu I. 2 Câu I. 1 3điểm 3điểm Câu II Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp 3 điểm 2 điểm Câu III 2,0 điểm 2điểm 2điểm 10điểm 2 điểm Câu IV 5điểm TỔNG 3điểm HƯỚNG DẪN CHẤM THI HK II MÔN ĐỊA L Í 12 NĂM HỌC : 2011-2012 Câu Nội dung Câu I 1. Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/ km 2 ( năm 2006), phân 3điểm bố chưa hợp lí giữa các vùng. + Giữa đồng bằng với trung du và miền núi . Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước (ĐB sông Hồng là 1.225 người/km2), trung du và miền núi chỉ chiếm 25% dân số cả nước (Tây Bắc là 69 người/km2). + Giữa thành thị và thành thị . Tỉ trọng dân nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số. 2 a. - Nêu tên: Cà phê, cao su, tiêu, chè - Phân bố: + Cà phê: Đắklắk, Đắknông, Gia Lai, Kom Tum. + Cao su: Đắklắk, Đắknông, Gia Lai, Kom Tum. + Tiêu: Đắklắk, Gia Lai. + Chè: Lâm Đồng, Gia Lai. b. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên: - Đất badan có tấng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và khô kéo dài. Do ảnh hưởng của độ cao nên trên các cao nguyên trên 100m có khí hậu mát mẻ  Tây Nguyên có thể trồng cả cây nhiệt đới và cận nhiệt (chè). Câu II : 3,0 điểm 1. Trung Du và miền núi Bắc Bộ: là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, Có cả khoáng sản năng lượng , khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại - Khu Đông Bắc : + Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á . Hiện nay sản lượng khai thác đã vượt mức 10 triệu tấn / năm . Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu . + Mỏ kim loại như : sắt ở Yên Bái , thiếc và bôxít ở Cao Bằng , chì – kẻm Chợ Điền ( Bắc Cạn ) , đồng – vàng ( Lào Cai ) , thiếc Tĩnh Túc ( Cao Bằng sản xuất khoảng 1000 tấn / năm ) . + Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatít ( Lào Cai ) . Mỗi năm khai thác 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân .) - Khu Tây Bắc : Có một số lớn như mỏ đồng – niken ( Sơn La ) , đất hiếm ( Lai Châu ) . Điểm 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 2. Thuận lợi và khó khăn về khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng . - Thuận lợi : + Trong vùng có một số loại khoáng sản quan trọng , trữ lượng lớn . + Trên một diện tích nhất định tập trung nhiều loai khoáng sản nên việc khai thác và chế biến khoáng sản trên quan điểm tổng hợp là một thế mạnh mà không phải vùng nào cũng có . -Khó khăn : đa số các quặng khoáng sản nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao . Câu III 2 điểm Câu IV a. 2 điểm IV b. 2 điểm a. Vẽ đúng, đủ, đẹp. Thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm. b. Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Cả 2 đều tăng (dẫn chứng). - ĐBSH tăng nhanh sau đó giảm chậm (dẫn chứng). - ĐBSCL tăng liên tục (dẫn chứng). - Năng suất DBSH cao hơn ĐBSCL (dẫn chứng). * Giải thích - Trình độ thâm canh ĐBSH cao hơn. - Năng suất lúa ĐBSH giảm là do thiên tai, đất bạc màu,... - Năng suất ĐBSCL tăng do thuỷ lợi, chuyển đổi mùa vụ, sử dụng giống năng suất cao,... - Nước ta có sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp , hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung ở một số khu vực . + Ở Bắc Bộ , đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận : Tập trung công nghiệp cao nhất nước, với các trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Nam Định, .... + Ở Nam Bộ nổi lên một số trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh , Biên Hòa , Thủ Dầu Một . + Dọc Duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm quan trọng nhất còn có một số trung tâm nằm ven biển ( Vinh , Quy Nhơn , Nha Trang …) . - Các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên có mức độ phân bố công nghiệp rất thấp , chỉ có các điểm công nghiệp . a. Nhận xét: Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng nhất trong việc sản xuất thuỷ sản ở nước ta: Chiếm 53,2% tổng sản lượng thuỷ sản, 38,7 % sản lượng cá biển khai thác, 67,2% sản lượng cá nuôi, 81,2% sản lượng tôm nuôi của cả nước. b. Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thuỷ sản phát triển mạnh vì: -Có nhiều thuận lợi về tự nhiên: vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi 0,25 0,5 0,5 1 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0, 25 1 tôm, nhiều hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày, có gần nửa triệu ha diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản nước ngọpt, nước lợ, ... -Là vùng được chú trọng đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển ngành thuỷ sản. -Thị trường xuất khẩu thuỷ sản mở rộng. 0,5 0,25 0, 25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan