Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ktctqt.final

.PDF
34
298
51

Mô tả:

Slide Kinh tế chính trị quốc tế - FTU
KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ Bài 1 - Giới thiệu chung * Kinh tế chính trị quốc tế là gì? - Khủng hoảng tài chính và ngân hàng bắt đầu từ 9/2007 - Chiến tranh Iraq, khủng bố Afghanistan, Pakistan - Xung đột tôn giao và sắc tốc ở Trung Đông, Tây Á, Nam Á, Kenya và Ethiopia - Khủng hoảng năng lượng do giá dầu mỏ tăng mạnh từ 2008 dần đến giá lương thực và hàng hóa tăng mạnh - Ô nhiễm môi trường  Nguyên nhân chính: TOÀN CẦU HÓA - Liệu chúng ta có thể lí giải những vấn đề hiện tại nếu chúng ta thiếu kiến thức về xã hội , kinh tế, chính trị? - Liệu các quốc gia, các tổ chức quốc tế có thể tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà ko ảnh hưởng đến môi trường và thỏa mãn đòi hỏi về chính trị và xã hội một cách hòa bình? - KTCTQT - International at political economy (IPE): là môn học nghiên cứu sự tương tác lẫn nhau giữa yếu tố chính trị và kinh tế trong các sự kiện quốc tế, đặc biệt, sự tương tác trong mỗi quan hệ giữa các bang/tỉnh, thành phố và giữa các quốc gia với nhau - “Global political economy” để lý giải một số vấn đề như AIDS hoặc nạn đói mà ảnh hưởng đến toàn Thế giới, không phải chỉ một số quốc gia nhất định. - Trong môn này, 2 thuật ngữ này như nhau - Phạm vị của IPE: + Phạm vi chính trị : . Việc sử dụng quyền lực của một số tác nhân (cá nhân, tổ chức) . Điều này ảnh hưởng đến những quyết định về việc phân bố những thứ hữu hình (thuế) hoặc vô hình (an ninh) . Tạo ra những luật lệ ah đến lợi ích của các quốc gia + Phạm vi kinh tế: Các nguồn lực khan hiếm được phân bố như thế nào giữa các cá nhân, các nhóm và các quốc gia + Phạm vi xã hội: . IPE không phản ánh đủ phạm vi này . Các nhóm người khác nhau trong một quốc gia * Tính hữu ích của môn học: - Bằng việc kết hợp các quan điểm chủ đạo và phạm vi phân tích của IPE, chúng ra có thể giải thích được các vấn đề toàn cầu một cách toàn diện - Made, transported, marketed, resold - Các vấn đề liên quan: chính trị, thị trường, Xã hội * 4 cấp độ phân tích của IPE: - Cá nhân: hẹp nhất, giải thích tại sao một cá nhân (có thể là một người đứng đầu một quốc gia) lực chọn một chính sách cụ thể nào đó. Cấp độ này nhấn mạnh vào tâm lí và sự lựa chọn của nhưng người tạo lập chính sách. - Tỉnh/thành/bang: xem xét liệu các chính phủ/đảng khác nhau trong một quốc gia ảnh hưởng thế nào đến việc quốc gia đó tương tác với quốc gia khác. - Cấp độ nhà nước: xem xét liệu sự chuyển biến tương đối về sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, triển vọng hợp tác. - Toàn cầu: Những yếu tố quan trọng mang tính toàn cầu như sự thay đổi về công nghệ, giá cả hàng hóa, khí hậu tạo ra rào cản và cơ hội cho tất cả các quôc gia như thế nào? * 4 cấu trúc của IPE: - Sản xuất và thương mại: ai sản xuất cái gì, cho ai? Luật về Thương mại quốc tế, các mô hình thương mại quốc tế thay đổi như thế nào? FDI dịch chuyển ra sao? Ảnh hưởng của sự thay đổi này. - Tài chính và tiền tệ: Những qui định/luật lệ/rào cản về tài chính, toàn cầu hóa ảnh hưởng đến sự di chuyển dòng tiền như thế nào? - Tri thức và Công nghệ: Tại sao tri thức và công nghệ trở thành nguồn gốc của sự giàu có và quyền lưc của mỗi quốc gia. Ảnh hưởng của nó đến an ninh, sản xuất, thương mại, tài chính và tri thức? - An ninh quốc phòng: Sự tan ra của Liên bang Xô Viết, kết thúc chiến tranh lạnh, sự kiện 11/9 ảnh hưởng như thế nào đến an ninh toàn cầu và từng quốc gia * Toàn cầu hóa: - Toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện trong IPE từ 1985, phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng của mọi người và các quốc gia trên thế giới. - Là kết quả của sự phát triển về công nghệ viễn thông và thông tin, sự ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa và tư tưởng phương Tây. - Làm GDP của các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động thương và các hoạt động kinh tế bên ngoài quốc gia đó. - Mức độ toàn cầu hóa bắt đầu dâng cao từ chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, từ 1990s, Toàn cầu hóa chuyển sang một giai đoạn mới. - Việc dịch chuyển là từ giai đoạn chiến tranh lạnh (1947-1990) khi các quốc gia bận tâm nhiều đến an ninh toàn lãnh thổ và cạnh tranh sang giai đoạn theo hướng toàn cầu hơn khi các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều hơn. - Toàn cầu hóa thực chất được bắt đầu vào những năm 1980 khi tổng thống Mỹ R.Reagen và thủ tưởng Anh M.Thatcher truyền bá { tưởng và chính sách về chủ nghĩa tự do trong kinh tế và thương mại. - Mỹ, Anh và các nước công nghiệp khác thúc đẩy toàn cầu hóa và cho rằng cùng với Chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế và đặt nền tảng dân chủ cho toàn Thế giới. - Trong những năm 90, các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển mạnh, được coi là “nền kinh tế toàn cầu” mới. * Chủ nghĩa tự do toàn cầu: Đại diện cho những tư tưởng về tự do kinh tế mà được thể hiện qua sự tự do dịch chuyển về tiền tệ, vốn, lao động, thị trưởng mở và quyền hợp pháp của mỗi cá nhân. - Điểm tốt: + Mọi người kết nối dễ dàng và tiện lợi hơn + Sản xuất, đầu tư đều gia tăng + Tạo ra các mối quan hệ hòa bình hơn giữa các quốc gia + Mang đến cơ hội nhiều hơn cho mỗi cá nhân - Mặt trái: + Với những người chống lại sự thâm nhập quá rộng của tư tưởng và văn hóa phương Tây + Bất bình đẳng + Khủng hoảng Tài chính Bài 2 - Các quan điểm trong KTCTQT Phần I - Chủ nghĩa tự do kinh tế 1. Lịch sử của quan điểm tự do kinh tế - Nhấn mạnh vào bản chất con người, hòa bình, hợp tác, hành động theo lý trí chứ không phải theo cảm xúc - Con người hành động vì lợi ích cá nhân, nhưng sự cạnh tranh mang lại lợi ích cho mỗi các nhân thông qua hợp tác 2. Chủ nghĩa tự do kinh tế (EL) - Khuynh hướng tự do kinh tế(EL) bắt đầu ở Châu Âu vào cuối Thế kỷ 17 đầu Thế kỷ 18 - Francois Quesnay, người đứng đầu một nhóm nhà Kinh tế học người Pháp, chỉ trích sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường - Sau Quesnay, A.Smith, D.Ricardo, F.Hayek, M.Friedman + OELS: Ủng hộ thị trường và thương mại mở + HILS: Ủng hộ sự điều tiết của Chính phủ và bảo hộ thương mại để ổn định thị trường - Đặc điểm nổi bật của EL: + Tư tường và ủng hộ thương mại tự do + Tôn trọng sáng kiến của cá nhân + Bảo vệ quyền sở hữu + Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ 3. A.Smith và lí thuyết “Bàn tay vô hình” - Nghi ngờ động cơ của những người sử dụng quyền lực của nhà nước vì lợi ích công - Tin tưởng vào bản chất của con người: hành động lý trí và hợp tác + Con người kết hợp làm việc với nhau trong sự hòa hợp + Không cần sự can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động của thị trường + Bàn tay vô hình = laisez-faire = let them do + Chủ nghĩa tự do cổ điển - A.Smith Là người đầu tiên đưa ra một cái nhìn tổng thể về Chủ nghĩa tư bản: + Thị trường kết nối các hoạt động kinh tế trong xã hội + Tồn tại thị trường cho việc trao đổi đất đai, lao động, hàng hóa và tiền tệ + Cạnh tranh điều tiết các hoạt động kinh tế, lợi ích cá nhân của người mua thúc đẩy hoạt động kinh tế + Tự do lập doanh nghiệp tư nhân + Tôn trọng và bảo đảm quyền sở hữu tài sản cá nhân 4. Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế - Các quốc gia có thể cạnh tranh trong hòa bình, hợp tác và xây dựng - Thương mại quốc tế: Lợi ích cho tất cả các bên - D.Ricardo: Lí thuyết về lợi thế so sánh chống lại đạo luật về ngô ở Anh - Các quốc gia tuân theo thị trường thương mai tự do giảm mức độ bảo hộ (thuế, hạn ngạch) - Các tổ chức thương mại quốc tế tạo ra một môi trường cho các hoạt động thương mại trong hòa bình và thịnh vượng * Quan điểm tự do nhìn nhận thành quả của mối quan hệ giữa nhà nước – thị trường – xã hội là một trò chơi có kết quả lớn hơn 0, trong đó mọi người đều có thể hưởng lợi thông qua trao đổi và thỏa thuận với người khác * Thông qua thị trường mở, các quốc gia trở thành một phần của “Xã hội toàn cầu” gắn kết với nhau bởi lợi ích của mỗi quốc gia. Do đó, những lí do tạo ra cạnh tranh sẽ bị suy yếu hay bị loại trừ. 5. John Stuart Mill và sự tiến hóa của Chủ nghĩa tự do - Mill phát triển lý thuyết về sự tiến bộ của xã hội dựa trên sự phát triển về đạo đức và tinh thần hơn là đơn thuần chỉ là sự tích lũy của cải. - Mill cho rằng một xã hội tư bản được xây dưng trên quan điểm coi trọng lợi ích cá nhân và tự do kinh tế. Khó mà đạt được Phúc lợi xã hội cao nhất. - Để đạt được tiến bộ xã hội, Nhà nước cần phải thực hiên một số chính sách quyết định nhằm hỗ trợ thị trường và sửa chữa nhưng sai lầm của thị trường. 6. Tư tưởng của Keynes về cuộc đại suy thoái - Keynes giống như Mill quan ngại về những ảnh hưởng của thị trường - Tư tưởng của ông phổ biến từ 1930s – 1970s - Cuộc đại suy thoái (1926 – 1933/29.10.1929) cá nhân và thị trường có khuynh hướng chia ra những quan điểm sai lầm, do vậy “Bàn tay vô hính” có thể mắc sai lầm nghiêm trọng. - Nghịch lí của việc tiết kiệm: lo sợ suy thoái  giảm nhu cầu tiêu dùng  giảm sản xuất  thất ngiệp  giảm thu nhập  suy thoái kinh tế  cần sự can thiệp của chính phủ - Tư tưởng Keynes: Bàn tay vô hình của thị trường + Bàn tay hữu hình tích cực của nhà nước - Hệ thống Bretton Woods (1944): Chủ nghĩa tự do + tư tưởng kinh tế của Keynes: + IMF và WB để kiểm soát hệ thống tiền tệ và tài chính + GATT (1947) quản lí thương mại quốc tế - Trường phái Keynesian: quản lí Kinh tế phải được thực hiện trong sự hợp tác, hòa bình của các quốc gia là thành viên của 3 tổ chức trong hệ thống Bretton Woods - Các Quốc gia nên dần rở bỏ các chính sách điều tiết để mở cửa nền Kinh tế khi nền Kinh tế phục hồi và trở nên cạnh tranh hơn 7. Sự quay trở lại của tư tưởng tự do cổ điển - Những năm 1960s được coi là kỉ nguyên vàng trong sự phát triển của kinh tế Mỹ và Châu Âu - CP đóng vai trò ngày càng quan trọng, hệ thống chính trị mang hơi hướng của Chủ nghĩa xã hội - dân chủ - Từ cuối 1960s nền kinh tế Mỹ bắt đầu có dấu hiệu chững lại, Mỹ phải chi rất nhiều dể duy trì hệ thống tiền tệ toàn cầu, chi quốc phòng cho các nước đồng mình, chi cho chiến tranh Việt nam. - Trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu đi xuống và sự cạnh tranh của các quốc gia khác tăng lên, tư tưởng kinh tế của Keynes dần bị thay thế bởi tư tưởng tự do chính thống của F.Hayek và M.Friedman  Trường phái tân tự do. - F.Hayek – The road to serfdom: vai trò ngày càng gia tăng của Chính phủ để đảm bảo an ninh kinh tế ngày càng lớn thực tế là bước đầu tiên trên con đường tụt dốc xuống Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Phát-xít. - Cách duy nhất để có an ninh và tự do là hạn chế vai trò của Chính phủ. Sự an toàn và an ninh đến từ những cơ hội mà thị trường mang lại cho các cá nhân tự do. - M.Friedman – Capitalism and Freedom: Chính phủ là công cụ mà thông qua đó chúng ta có thế thực hiện quyền tự do, tuy nhiên việc tập trung quyền lực quá nhiều vào tay một số cá nhân đe dọa quyền tự do. - Margaret Thatcher và Ronald Reagen là những nhà thực thi chính của các chính sách theo tư tưởng tự do kinh tế. - Mỹ: Giảm thuế, giả tự điều tiết trong ngành ngân hàng, đầu tư và thúc đẩy Thương mại tự do, tư nhân hóa những tập đoàn nhà nước về truyền thông, hàng không, công nghiệp sản xuất xe tải, thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa. - Sự thành công của chính sách Kinh tế tự do ở Mỹ và Anh cùng sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào 1900s đã thúc đẩy các nước đang phát triển ở ĐNÁ và Mỹ Latinh có nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh theo đuổi chính sách thị trường mở. - Giữa 1990s và hiện tại, lại có những chỉ trích với các chính sách tân tự do, đặc biệt ở những nước đang phát triển (Mex, Nga, Thailand) + Chia tách nền kinh tế ra khỏi các khía cạnh khác trong xã hội + Môi trường bị tàn phá + Khoảng cách giàu nghèo càng lớn + Coi trọng quá cao khía cạnh lí trí của cá nhân + Sự cho vay quá dễ của ngân hàng, vốn đầu tư quá nhiều giữa các quốc gia  Khủng hoảng Tài chính Phần II - Chủ nghĩa trọng thương Từ Thế kỷ 16 - 19: Ở Tây Âu tư tưởng xây dựng nhà nước và sự can thiệp của nhà nước vào nền Kinh tế để đảm bảo an ninh quốc gia. - Mục đích: + Tạo ra và duy trì tài sản và quyền lực nhằm dảm bảo an ninh và độc lập quốc gia + Sức mạnh và của cải có quan hệ mật thiết với nhau + Đề cao vai trò của Nhà nước + Tư tưởng kinh tế chính trị cổ điển đề cao vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm có thặng sư thương mại bằng cách đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu - Giống tư tưởng chủ nghĩa hiện thực: + Quốc gia là nhân tố đầu tiên trong mối quan hệ quốc tế + Quyền lực là người phân xử cuối cùng trong mọi mâu thuẫn + Quyền lực: nguồn lực Quốc gia, vị trí địa lý, đặc tính Quốc gia, sức mạnh về quân sự và sản xuất + Chiến tranh giữa các quốc gia: Trò chơi có tổng bằng 0 - Khác tư tưởng chủ nghĩa hiện thực: + Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh vào những đe dọa về mặt kinh tế đối với quốc gia + Chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh vào cả đe dọa về quân sự, do vậy khuyến khích nhà nước dùng cả công cụ Kinh tế và Quân sự để bảo về đất nước - Tư tưởng kinh tế chính trị tân cổ điển (1970s) + Sau chiến tranh thế giới II: Thương mại tự do, giảm thuế + Chính sách bảo hộ mới để bảo về nền sản xuất trong nước : trợ giá xuất khẩu, phi thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu Phần III- Chủ nghĩa cấu trúc 1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Karl Marx (1818-1883) là nhà triết học người Đức - Lý thuyết lịch sử quan điểm xung đột tầng lớp Xã hội và những chỉ trích về Xã hội tư bản phải được hiểu trong bối cảnh Kinh tế, Chính trị, Xã hội của TK19 ở Châu Âu. - Nhiều quan điểm của ông phản ánh những điều kiện mà ông và Friedrich Engels quan sát được trong các nhà máy ở Anh của thời kz cách mạng công nghiệp. 2. Marx và đấu tranh giai cấp - Lịch sử là một quá trình tiến hóa và vận động, được quyết định bởi lực lượng công nghệ và kinh tế - Lực lượng sản xuất (tri thức công nghệ) quyết định quan hệ sản xuất (các giữa mối quan hệ các tầng lớp trong Xã hội), do đó quyết định cấu trúc XH và các hành vi ứng xử - Do Lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn quan hệ sản xuất nên sẽ xảy ra xung đột giữa các tầng lớp trong Xã hội, dẫn đến cách mạng - Tầng lớp người chủ: + Nắm giữ công cụ sản xuất (ngày nay là các công ty lớn, ngân hàng) + Cạnh tranh và lợi nhuận  người chủ bóc lột người lao động - Tầng lớp người làm công: + Công nghệ phát triển, máy móc thay thế con người  thất nghiệp tăng cao + Bị bóc lột sức lao động, được nhận mức lương thấp hơn năng suất lao động - Tư bản ngày càng được tích tụ trong tay một nhóm người - Xung đột tầng lớp Xã hội  cách mạng diễn ra, Chủ nghĩa tư bản sẽ bị tan rã - Lịch sử sẽ trải qua các giai đoạn: cộng sản nguyên thủy – nô lệ - phong kiến – Chủ nghĩa tư bản – Chủ nghĩa xã hội 3. Trường phái Tân Marxist - Vẫn chấp nhận { tưởng về bóc lột sức lao động - Chủ nghĩa tư bản sẽ không bị hủy diệt - Chủ nghĩa xã hội có thể có trong tương lao, nhưng nó chỉ là một lựa chọn về mặt chính trị, chứ không phải là cái dứt khoát sẽ xảy ra theo quy luật lịch sử của Marx - Tuy nhiên, nhiều tư tưởng của Marx góp phần giải thích những hiện tượng xảy ra hiện tại trong IPE (phần sau) 4. Lenin và chủ nghĩa đế quốc - V.I Lenin (1870-1924): có vai trò lớn trong cách mạng Nga 1917 và việc thành lập Liên Bang Nga - Quan điểm về Chủ nghĩa Đế Quốc dựa trên lý thuyết về đấu tranh giai cấp, xung đột giai cấp và bóc lột của Marx - Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản. Trong giai đoạn này, các nhà Tư bản mở rộng sự kiểm soát của mình thong qua việc thuộc địa hóa các nước nghèo để khai thác tài nguyên hiếm, nhân công rẻ, thị trường đầu tư mới. - Chuyển dịch việc bóc lột người lao động bản địa sang bóc lột sức lao động ở nước khác - Chủ nghĩa đế quốc cho phép các nước Tư bản duy trì lợi nhuận trong khi làm các nước nghèo nghèo hơn, nợ nần và phụ thuộc vào các nước giàu qua hàng hóa công nghiệp, nguồn tài chính và công việc - Bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội và sự phát triển không bình đẳng giữa các quốc gia. - Lý thuyết về Chủ nghĩa đế quốc phổ biến ở những nước kém phát triển. Nhiều cuộc cách mạng chống chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa đế quốc diễn ra. Eg: Việt nam, Trung Quốc, Cuba. - Ngày nay, hầu hết các nhà tư tưởng theo Chủ nghĩa cấu trúc không còn tin rằng việc giảm tỷ suất lợi nhuận sẽ làm Chủ nghĩa tư bản sụp đổ - Tuy nhiên tư tưởng về Chủ nghĩa đế quốc vẫn còn có ảnh hưởng ở các nước như Trung Quốc, Việt nam, Cuba, Venezuela. Các nhà lãnh đạo các nước này vẫn coi các nhà Tư bản là những kẻ đế quốc đi tìm kiếm lợi nhuận ở những nước có nên dân chủ và giai cấp công nhân yếu kém - Giả định của Lenin và Marx là: trong bản chất của Chủ nghĩa tư bản, cơ cấu tài chính và sản xuất ở các nước có khuynh hướng mang lại lợi ích cho chủ sở hữu vốn - Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quốc gia dồi dào vốn và quốc gia khan hiếm vốn là mối quan hệ tương hỗ, hai bên cùng có lợi (D.Ricardo. H-O) 5. Chủ nghĩa cấu trúc và khủng hoảng tài chính năm 2007 ở Mỹ - Việc phân bố không đồng đêu về thu nhập trong nước đã ngăn cản người tiêu dùng mua thêm hàng hóa và dịch vụ (1) - Năm 2001, 20% người giàu nhất Mỹ chiếm 50% GDP, 20% người nghèo nhất chỉ chiếm 3.1% GDP - Vốn được đầu tư quá nhiều vào sản xuất + (1) làm giá sụt giảm - Trong hơn 30 năm qua, những người giàu nhất Mỹ là những người góp phần tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế, làm gia tăng quyền lực của các nhà tư bản đối với tang lớp người làm công - Từ 1990s-2008, những người thuộc tầng lớp trung lưu và nghèo có thể dễ dàng có tín dụng và thế chấp nhà - Ban đầu, những khoản vay này được đầu tư nhiều vào hàng tiêu dùng  thúc đẩy nên kinh tế phát triển - Sau đó, họ phải trả nợ  tiêu dùng giảm dần  sản xuất giảm  thất nghiệp - Chủ nghĩa cấu trúc nhìn nhận việc các nước công nghiệp phía Bắc truyền bá chính sách của Chủ nghĩa tân tự do sang các nước đang phát triển thong qua IMF, WB, WTO, TNCs(công ty xuyên quốc gia) như là bước khởi đầu thực hiện chính sách của Chủ nghĩa cận đế quốc để tìm kiếm lao động, tài nguyên Bài 3: Sản xuất và thương mại quốc tế Chính sách bảo hộ được áp dụng nhằm - Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ Để bảo vệ một số nhóm người trong xã hội Bảo vệ an ninh quốc gia Bảo vệ sự độc lập của quốc gia Ngăn chặn các sản phẩm xa xỉ, có hại cho xã hội 3. Quan điểm của Chủ nghĩa tự do về thương mại - Tự do thương mại tăng tính hiệu quả của quốc gia, mọi người đều có lợi: + Lợi thế tuyệt đối (A.Smith), lợi thế so sánh (D.Ricardo) + Chi phí cơ hội - Vấn đề là ai sản xuất cái gì và ai có lợi hơn ai - Thách thức: + Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ + Sự bình đẳng giữa các quốc gia + Vấn đề nhóm lợi ích 4. Quan điểm của Chủ nghĩa cấu trúc về thương mại - Thương mại là phương tiện để phát triển Chủ nghĩa xuất khẩu giúp Chủ nghĩa tư bản tránh khủng hoảng kinh tế - Thương mại chỉ làm lợi cho phần lớn người của giai cấp thống trị trong xã hội - Thương mại là phương tiện để lan truyền chủ nghĩa đế quốc + Xuất khẩu và xây dựng chủ nghĩa tư bản ở những nước kém phát triển + Thiết lập sự phụ thuộc và bóc lột + Sự phân công lao động quốc tế: sự bất bình đẳng về Thương mại giữa các nước “trung tâm” và nước “ngoài rìa” 5. Quan điểm thương mại và chính sách Thương mại - Các chính sách Thương mại hiện tại pha trộn 3 dòng tư tưởng: + Đồng thuân về hệ thống thương mại quốc tế tự do + Các nước áp dụng những chính sách bảo hộ khi lợi ích bị đe dọa + Các nước tránh bị bóc lột trong thương mại: công nghiệp hóa để tiến vào “vùng lõi” 6. Cấu trúc thương mại tự do sau chiến tranh thế giới II - Bối cảnh lịch sử: + Đại khủng hoảng, sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan + Chiến tranh thế giới II kết thúc với việc Mỹ thành siêu cường quốc + Hội nghị Bretton Woods 1944  thiết lập trật tự kinh tế mới ngăn ngừa chiến tranh + GATT (1947) . Nhiệm vụ của GATT: Tự do hóa thương mại qua các vòng đàn phán đa phương . Các qui tắc chính của GATT * Không phân biệt đối xử (nondiscrimination) qui tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia * Có đi có lại (reciprocal): cùng giảm hàng rào thuế quan - Sự ra đời của WTO (1994) WTO có cơ chế giải quyết các tranh chấp (Dispute Settlement Panel – DPS) mà GATT không có - Nhiệm vụ của WTO: + Thực thi những hiệp định của GATT và thúc đẩy đàm phán và hiệp định thương mại mới + Xem xét chính sách thương mại quốc gia + Hỗ trợ các nước kém phát triển trong chính sách thương mại (hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện) 7. Kinh tế chính trị trong thương mại - Mâu thuẫn: chiến tranh chuối + 1993: EU ưu tiên chuối xuất khẩu từ những nước Châu phi và Caribe với thuế suất bằng không, trong khi đó lại đánh thuế vào chuối nhập khẩu từ các nước Mỹ Latinh + Mặc dù không phải là nước xuất khẩu chuối, xong Washington lập luận rằng các mức thuế không đồng nhất của EU vi phạm các quy định của WTO và phân biệt đối xử với các nhà sản xuất của Mỹ hoạt động tại Mỹ Latinh + 7/1993: Mỹ và các nước Mỹ Latinh kiện EU lên WTO + 1995-1997: WTO phán quyết EU sai + 3/1999: Mỹ trừng phạt thương mại lên EU  tăng thuế 100% hàng nhập từ EU : áo len, rượu,… + EU trả đũa bằng việc tăng thuế lên hàng nhập khẩu Mỹ + 9/2012: các bên mới đạt thỏa thuân Hiệp định Geneva về thương mại chuối (GATB), EU sẽ giảm dần thuế nhập khẩu chuối từ 176 euro/tấn xuống còn 114 euro/tấn vào năm 2017 + Đối lại Mỹ Latin cam kết chám dứt các hành động pháp lý chống lại EU tại WTO. Các nước Mỹ Latinh ký thỏa thuận gồm Brazil, Columbia, Costa Rica, Ecuado, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Peru,… 8. Khối thương mại khu vực - Sự xuất hiện các khối (ASEAN, AFTA, NAFTA, APEC) - Tranh luận về khối TM khu vực: + Vi pham nguyên tắc WTO? Không + Ngoại lệ không cần áp dụng “không phân biệt đối xử” và “tối huệ quốc”  Tổ chức KT khu vực  Những đối xử đặc biệt và những ưu đãi với các nước kém phát triển - Tổ chức TM khu vực – con dao hai lưỡi: Bài 4: Hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế Nội Dung:  Vai trò tỷ giá hối đoái IPE  Ba hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế 1. - Sự tiến hóa của tài chính – tiền tệ quốc tế Hàng – hàng Vỏ sò (Trung Quốc) Kim loại (Trung Quốc- tiền xu) Vàng bạc (in hình các bị thần ví dụ ở Lydia, Thổ Nhĩ Kz, sau lan ra Hy Lạp, đế quốc Ba Tư, La Mã) - Tiền giấy (Trung Quốc Thế kỷ 9-19) - Thẻ tín dụng (Thế kỷ 20) 2. Tỷ giá hối đoái - Là giá trị trao đổi giữa những đơn vị tiền tệ của những quốc gia khác nhau - Ảnh hưởng tới tất cả mọi thứ mà một quốc gia mua hay bán trên thịt trường Thế giới - Ảnh hưởng tới giá trị của những khoản gửi tiết kiệm hay khoản nợ bằng ngoại tệ ở ngân hàng nội địa - Đồng tiền mạnh (strong/hard currency) là đồng tiền được phát hành bởi một nước lớn có hệ thống kinh tế chính trị ổn định: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Thụy Sĩ, khu vực Châu Âu - Đồng tiền mạnh có thể được đổi trực tiếp sang một đồng tiền mạnh khác, hay để mua các hàng hóa nước ngoài  lợi thế - Đồng tiền yếu (weak/soft currency) không được chấp nhận rộng rãi, thường chỉ được sử dụng trong nước hoặc trong khu vực - Thường là của các nước kém phát triển, có nền kinh tế và chính trị không ổn định - Phải đổi sang đồng tiền mạnh để mua hàng hóa của nước khác hoặc để trả nợ quốc tế  tập trung phân tích đồng tiền mạnh  Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: - Sự tăng và giảm giá của đồng tiền - Sự can thiệp tỉ giá đồng tiền của nhà nước - Liệu đồng tiền của một nước được áp đặt tỉ giá cố định với đồng tiền của một nước khác - Lãi suất và lạm phát - Đầu cơ 3. Các hệ thống tỉ giá hối đoái a. Giai đoạn 1: Tiêu chuẩn vàng cổ điển - Cuối Thế kỷ 19 - Kết thúc chiến tranh thế giới I, các nước gắn kết với nhau thông qua hoạt động thương mại và đầu tư, Châu âu đầu tư nhiều vào các thuộc địa - Giá trị của những đồng tiền khác nhau của các nước Châu âu này được qui đổi theo giá vàng - Nếu một nước bị thâm hụt cán cân thanh toán ( tiêu nhiều hơn kiếm được, cách khắc phục thông thường qua chính sách (giảm) lương và (tăng) giá - Vàng sẽ được bán đi bù đắp vào khoản thâm hụt - Trong trường hợp nghiêm trọng in tiền, tăng lãi suất, cắt giảm chi tiêu công với mục đích tỉ giá của đồng tiền theo vàng - Trước chiến tranh thế giới I, đồng POUND của Anh là mạnh nhất. Anh là nước cho vay nhiều nhấtđể thúc đẩy thương mại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại - Sau chiến tranh thế giới I, Đồng dollar của Mỹ trở thành mạnh nhất. Mỹ không muốn duy trì hệ thống quy đổi giá trị của tiền theo vàng của Châu âu trước đó. - Một số nước muốn giảm giá đồng tiền để khuyển khích xuất khẩu thay vì cắt giảm chi tiêu Chính phủ b. Hệ thống Bretton wood - Tỉ giá hối đoái cố định - Trong thời kz đại khủng hoảng 1929, chính sách “biến hàng xóm thành kẻ ăn mày – ”beggar thy neighbor” khiến các quốc gia đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích quốc tế  thuế quan cao nhất trong lịch sử - Việc không thể qui đổi đồng tiền được coi là một trong những nguyên nhân gia tăng hiềm khích giữa các cường quốc ở EU chiến tranh thế giới II - 7/1944, MỸ và các nước đồng minh gặp nhau ở Bretoon woods, Hamphire để đưa ra kế hoạch khôi phục châu Âu và tạo ra hệ thống thương mại và tiền tệ mới thời kz hậu chiến để tăng trưởng và phát triển - 55 nước tham dự cũng muốn vượt qua thời kz mà tỉ lệ thất nghiệp cao và việc giảm giá đồng tiền mang tính cạnh tranh tiêu cực giữa các nước - IMF và WB được thành lập 1944, sau đó là GATT (1947) - Một số ý kiến cho rằng các thể chế này thực chất là vỏ bọc thể hiện ý muốn về chính sách của các nước mạnh, đặc biệt là Mỹ - WB có vai trò trong việc khôi phục và phát triển kinh tế - IMF xây dựng hệ thống tiền tệ và chính sách đầu tư quốc tế ổn định, thúc đẩy thương mại, ổn định tỉ giá, giúp các thành viên cân bằng cán cân thanh toán trong ngắn hạn - Ngày nay, IMF cố gắng giúp ngăn chăn và giải quyết khủng hoảng tài chính và tiền tệ tại các nước đang phát triển  Hai quan điểm IPE giải thích cho vai trò của IMF - Từ quan điểm của chủ nghĩa tự do, J.M Keynes thuyết phục các nước đồng minh xây dựng một trạt tự kinh tế quốc tế mới - “Thỏa hiệp của Keynes – Keynesian compromise” cho phép các nước tiếp tục điều tiết hoạt động kinh tế nội địa trong phạm vi biên giới quốc gia. Nhưng trong phạm vi quốc tế, để tránh khủng hoảng, IMF sẽ quản lý chính sách tài chính với mục đích cuối cùng là thúc đẩy tự do thương mại và thị trường tài chính - Keynes cũng thúc đẩy việc hình thành WB để hỗ trợ cho các nước thắng và thua trận trong chiến tranh thế giới 2 - Keynes cho rằng người người cho vay nên giúp đỡ người đi vay “thích nghi” với nền kinh tế của họ - Tuy nhiên, đại diện Kho bạc Mỹ, Harry Dexter White, không ủng hộ ý kiến của Keynes vì khi đó Mỹ là nước cho vay lớn nhất thế giới và Anh vay nợ rất nhiều - Khi đó, IMF cung cấp sự hỗ trợ tạm thời cho các nước đi vay để cơ cấu lại nền kinh tế thích nghi với nền kinh tế thế giới đang trỗi dậy - Đối với người theo Chủ nghĩa trọng thương/hiện thực, quy định và cơ cấu của IMF phản ánh lợi ích của các nước mạnh - Mỹ có quyền quyết định chính sách IMF lớn nhất dựa trên phiếu bầu của các thành viên đã sử dụng IMF như 1 cách gián tiếp để thúc đẩy một hệ thống tài chính tự do trong khuôn khổ: không phân biệt đối xử các đồng tiền và việc chi trả đạt tính thanh khoản cao - Dưới áp lực của Mỹ, IMF sử dụng mô hình đã được chỉnh sửa của mô hình theo chuẩn vàng trước kia hệ thống tỉ giá cố định (FER)  Một số nội dung cơ bản của FER: - Cố định tỉ lệ: 35$=1 ounce vàng - Giá trị của những đồng tiền khác sẽ giao động xung quanh đồng USD khi cung và cầu của những đồng tiền này thay đổi - Chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ giá trị của đồng tiền trong phạm vi trên hoặc dưới 1% theo tỉ giá cố định - Vì cung và cầu cho đồng tiền có thể thay đổi, một nhóm theo dõi hoạt động tiền tệ của IMF xác định mức giới hạn trong đó tỉ giá có thể giao động - Nếu giá trị của bất kz đồng tiền nào rơi ra khỏi giới hạn đó, ngân hàng TW của nước đó sẽ phải can thiệp bằng cách mua USD dư thừa hoặc bán đồng nội tệ ra thị trường cho đến khi tỉ giá quay trở lại mức giới hạn  Lợi ích của Mỹ từ FER: - Cuối chiến tranh thế giới II, MỸ tích trữ một lượng lớn vàng để đảm bảo giá trị của đồng USD - Điều này giúp ổn định hệ thống tiền tệ, tạo ra niềm tin cho các thành viên và khả năng thanh toán bằng tiền mặt nếu nền kinh tế của Châu âu được phục hồi - Khi cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu vào năm 1947, Mỹ chấp nhận ( một cách có chủ ý vai trò bá chủ của mình qua việc cung cấp sự đảm bảo cho các đồng minh) c. Giai đoạn 3 – Tỉ giá hói đoái thả nổi - Một số nguyên nhân của việc chấm dứt hệ thống tỉ giá hối đoái cố định: + Trong giai đoạn đầu của hệ thống Breton Woods, vốn đầu tư không được dịch chuyển một cách dễ dàng đến những nước có ROR cao + Việc kiểm soát đồng vốn đầu tư do lo ngại khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 1920s và 1930s + Việc Mỹ đầu tư nhiều vào chiến tranh Việt Nam góp phần khiến Mỹ bị thâm hụt cán cân thanh toán + việc mở rộng đầu tư của các đang phát triển ở Tây Âu  Mỹ phải bơm tiền vào nền KT và nới lỏng việc kiếm soát đồng vốn + Hệ thống tỉ giá hối đoái cố định không thực sự phù hợp nữa  Một số mốc quan trọng trong thời kz áp dụng hệ thống hối đoái thả nổi - Cuối 1960s, các đang phát triển đầu tư nhiều sang các nước khác, các ngân hàng thương mại tăng cường hoạt động cho vay  đồng vốn được đầu tư vào các nền kinh tế bên cạnh các khoản vốn vay từ nhà nước, IMF, WB - Hệ thống hối đoái thả nổi phản ánh: sự ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Nhật bản và Tây Âu, sự phát triển của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và sự dịch chuyển sang cấu trúc an ninh đa cực (US, EU, JP, China) - 1973-1974 và 1978-1979: giá dầu tăng  các nước OPEC thu về hàng tỉ USD  OPEC cho các nước đang phát triển vay như một khoản đầu tư tốt vì nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng và dầu mỏ ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển - 1973-1979, vay nợ ở các nước đang phát triển tăng từ 100 tỉ USD đến 600 tỉ USD dẫn đến khủng hoảng tài chính (bài 5) - Trong 1980s. sự mất cân bằng trong thương mại ở các nước phát triển ( nhập nhiều, xuất ít)  lạm phát - Giá dầu tăng  lạm phát ở Mỹ  USD yếu đi Mỹ thắt chặt cung tiền  nền kinh tế giảm phát  suy thoái kinh tế - Ở Anh và Mỹ, tư tưởng kinh tế của Keynes bị thay thế bới tư tưởng kinh tế tự do của A.Smith, Friedman… - Chính phủ Anh (M.Thatcher) và Mỹ (R. Reagan) tư hữu hóa các ngành công nghiệp quốc gia, nới lỏng việc kiểm soát thị trường ngoại hối và tài chính, giảm thuế và thực hiện các chính sách Thương mại tự do  tăng tiền tiết kiệm và đầu tư  thúc đẩy nền kinh tế phát triển - Mặc dù theo đuổi tư tưởng tự do, chính phủ của Reagan đầu tư vào bảo vệ quốc phòng lớn nhất kể từ chiến tranh thế giơi II. Việc chi tiêu lơn vào quốc phòng + USD mạnh  giá của hàng xuất khẩu của Mỹ tăng và giá hàng nhập khẩu thấp hơn  thâm hụt thương mại, đặc biệt là với Nhật bản - Đến năm 1985, Mỹ là nước vay nợ lớn nhất thê giới với mức thâm hụt cán cân thanh toán là 5000 tỷ USD. Nhiều nước và nhà xuất khẩu phàn nàn rằng USD quá đắt so với giá trị thực - Vào năm 1985, Mỹ nhóm họp G5 (Anh, Tây Đức, Pháp, Nhật bản) để đưa ra chính sách can thiệp vào thị trường tiền tệ - Hiệp ước Plaza ( Plaza Accord) cam kết G5 cùng nhau thực hiện nhằm giảm giá đồng USD so vs các đồng tiền khác  Khủng hoảng tài chính toàn cầu – giá trị của USD bị lung lay - 1990s và đầu 2000s, khủng hoảng tài chính diễn ra tại Châu Á và Argentina bị chỉ trích là do IMF và WB cho vay quá nhiều và không có sự kiếm soát vốn chặt chẽ. - 2001, bong bóng bất động sản xảy ra ở US và lan sang Anh, Ireland, Tây Ba Nha, Australia và New Zealand và nhiều nước khác nữa - Khi bong bóng tiếp tục gia tăng ở Mỹ  thâm hụt cán cân thanh toán  Mỹ phải dựa vào các khoản đầu tư của các nước Nhật bản, Trung Quốc, Đức và Saudi Arabia (FDI, stocks. Treasury bonds,…) - Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, chiến lược phục hồi nền kinh tế của Keynes: tăng chi tiêu công bằng việc in thêm tiền gây ra sự quan ngại về lạm phát, gia tăng nợ, sự mất niềm tin vào giá trị USD  ảnh hưởng đến vai trò của Mỹ trên thế giới - Một số nguyên nhân làm USD mất giá: + Thâm hụt cán cân thanh toán + Thâm hụt thương mại + Chi tiêu quá nhiều (chiến tranh Iraq, chống khủng bố)  Nếu không phải là USD thì đồng tiền nào sẽ đủ mạnh để thay thế??? - USD vẫn là đồng tiền được dự trữ - Euro hoặc đồng Renminbi của Trung Quốc sẽ thay thế đồng USD Bài 5 – Khủng hoảng tài chính và nợ quốc tế Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 - Cuộc khủng hoảng bắt đầu ngày 2/7/1997 khi đồng Baht của Thái Lan bất ngờ giảm giá mạnh  khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan - Tạo ra một chuỗi các phản ứng lên đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Lan và các nước khác trong khu vực như: Indonesia, Malaysia, Taiwan, Hongkong, South Korean  khủng hoảng tài chính châu Á Nguyên nhân: - Chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách tỉ giá hối đoái cố định: 25 Baht = $1 - Chính sách này giúp khuyến khích thương mại và đầu tư từ Mỹ  nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng - Lãi suất ở Mỹ thấp hơn so với ở Thái Lan. Tỉ giá cố định khuyến khích các công ty tài chính của Thái Lan vay USD trên thị trường tài chính toàn cầu, đổi USD sang Baht, và cho vay với mức lãi suất cao hơn ở Thái Lan để mở rộng sản xuất, mua tài sản và thậm chí là tích trữ cổ phiếu - Các ngân hàng Thái Lan vay rất nhiều USD và các đồng tiền mạnh khác để tạo ra lợi nhuận (cho vay lại) và đầu tư  Bong bóng đầu tư tài chính bắt đầu xảy ra ở Thái Lan và các nước khác trong khu vực - Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi các ngân hàng Thái Lan có rất nhiều các khoản nợ xấu Tương tự như trường hợp của Việt nam về các khoản nợ xấu của ngân hàng có “bàn tay” của chính phủ - Khi thông tin về các khoản nợ xấu nổ ra, các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về tính trạng của các ngân hàng Thái Lan và khả năng của chính phủ trong việc duy trì mức tỉ giá cố định của Baht với USD  bắt đầu rút vốn đầu tư ra khỏi Thái Lan - Khi việc rút vốn khỏi Thái Lan của các nhà đầu tư ngày càng tăng cao  nhu cầu đổi tiền Baht sang USD tăng  quĩ dự trữ ngoại hối của Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh  Liệu chính phủ Thái Lan có giữ mức tỉ giá cố định? - Khi mọi người đều lo ngại rằng chính phủ Thái Lan không thể duy trì mức tỉ giá cố định, việc rút tiền ra khỏi Thái Lan bắt đầu diễn ra ồ ạt cùng một lúc  chính phủ Thái Lan ko thể trả USD cho tất cả cùng một lúc + dự đoán Baht bị phá giá, đầu cơ mua đồng USD vào để sau này kiếm lời speculative attack ( tấn công đầu cơ) - Tấn công đầu cơ xảy ra khi ngân hàng trung ương phải đối mặt với việc duy trì tỉ giá thì các đầu cơ tiền loan tin rằng ngân hàng trung ương không có khả năng làm điều đó - 2/7/1997, chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi giá trị Baht  Baht bị mất giá trầm trọng - Khủng hoảng ở Thái Lan khiến các nhà đầu tư ở Châu Á lo ngại  bắt đầu rút vốn  khủng hoảng lan rộng - Khi cuộc khủng hoảng lắng xuống, tỉ giá là 50 Baht = 1 USD Hậu quả: - Lạm phát. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tăng giá - Phá sản. Các doanh nghiệp không thể trả các khoản vay bằng USD cho ngân hàng. Các gia đình và cộng đồng bị ảnh hưởng - Thất nghiệp. Khủng hoảng Thái Lan làm giảm thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan 25%/năm 1. Quá trình dẫn đến khủng hoảng tài chính ở Mỹ - 1930s – 1960s: chính sách kinh tế áp dụng ở Mỹ và Châu Âu theo tư tưởng của Keynes - Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng cách sử dụng các chính sách tài chính để kiếm soát làm phát, tối thiểu hóa suy thoái, duy trì mức lương cho lao động và thúc đẩy kinh tế phát triển - Cuối 1960s, tư tưởng Keynes bị chỉ trích do gây ra chi tiêu chính phủ quá nhiều, nền kinh tế ổn định nhưng ko phát triển - Tư tưởng của Keynes được thay thế bởi tư tưởng kinh tế tự do của Milton Friedman - 1973: hệ thống tỉ giá hối đoái thả nổi thay thế hệ thống tỉ giá hối đoái cố định  tăng đầu cơ tiền tệ và tiền tệ lưu hành nhiều hơn trong nền kinh tế - 1973: giá dầu mỏ tăng kỷ lục  OPEC có nhiều tiền gửi vào các ngân hàng ở Tây Âu. Nhiều nước ở Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mỹ trong việc tìm kiếm thị trường đầu tư và thương mại - Đầu 1980s, Reangan và Thatcher thúc đẩy việc thực hiện tư tưởng kinh tế tự do, giảm thuế, nới lỏng việc kiểm soát các ngân hàng, các thể chế tài chính, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước - Khi chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1990, tư tưởng kinh tế tự do không chỉ được phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, các nước Tây Âu mà còn lan tỏa ảnh hưởng đến các nước trong khối Xô Viết và các nước đang phát triển khác - Đảng dân chủ của Clinton tiếp tục thúc đẩy các chính sách tự do - Cuối 1990s, giá cổ phiếu tăng mạnh + phát triển của hệ thống công nghệ thông tin  hoạt động thị trường tăng mạnh - Đầu tư tăng nhiều vào lĩnh vực công nghệ thông tin, tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, và một số nước hậu cộng sản khác - Cuối 1990s, các nước cạnh tranh mạnh mẽ cho các nguồn vốn đầu tư. Các dòng tiền nóng đổ vào các thị trường mới  khủng hoảng tại Mexico 1994 và Châu Á 1997 - Vào năm 1999, thượng viện Mỹ cho phép sáp nhập ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư  tăng rủi ro cho hệ thống tài chính nội địa và quốc tế - Chính phủ của Bush và cục dự trữ liên bang cũng vẫn cho rằng cần tiếp tục sự kiếm soát và giảm vai trò của nhà nước vào nền kinh tế với niềm tin rằng thị trường hiệu quả, tự điều chỉnh, tự định giá và có thể giải quyết tốt các rủi ro tài chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146