Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Kinh tế quản lý khai thác công trình thủy...

Tài liệu Kinh tế quản lý khai thác công trình thủy

.PDF
166
3
53

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI BỘ MÔN KINH TẾ BÀI GIẢNG KINH TẾ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ BIÊN SOẠN: PGS.TS. NGUYỄN BÁ UÂN HÀ NỘI - 2009 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THUỶ LỢI...................................................................... 1 1.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...................................................................................... 1 1.2.1. Ở những nước kinh tế phát triển .................................................................. 2 1.2.2. Các nước Đông nam Châu á........................................................................ 3 1.2.3. Hình thức tổ chức quản lý............................................................................ 4 1.3. CÔNG TÁC QL KHAI THÁC CTTL Ở NƯỚC TA ..................................................... 5 1.3.1. Những thành tựu đạt được ........................................................................... 5 1.3.2.Thực trạng của công tác quản lý khai thác công trình TL ........................... 6 1.3.3. Chiến lược phát triển thuỷ lợi đến năm 2020 ............................................. 7 1.4. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THUỶ NÔNG............... 9 1.5. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN HỌC .......................................... 10 1.6. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC ................................. 10 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................................ 11 CHƯƠNG 2: VỐN SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY THUỶ NÔNG........................ 12 2.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................................. 12 2.2. PHÂN LOẠI VỐN SẢN XUẤT .................................................................................. 12 2.2.1.Theo quan điểm nghiên cứu hiệu quả kinh tế ............................................. 13 2.2.2. Phân loại vốn theo tính chất luân chuyển của vốn và theo quan điểmKD doanh.................................................................................................................... 14 2.3. VỐN CỐ ĐỊNH (TSCĐ) .............................................................................................. 14 2.3.1. Khái niệm và tiêu chuẩn nhận biết............................................................. 14 2.3.2. Phân loại vốn cố định ................................................................................ 16 2.3.3. Đánh giá vốn cố định ................................................................................. 17 2.3.4. Cơ cấu vốn cố định .................................................................................... 21 2.3.5. Hao mòn và khấu hao vốn cố định............................................................. 22 2.4. VỐN LƯU ĐỘNG........................................................................................................ 28 2.4.1. Các khái niệm: ........................................................................................... 28 2.4.2. Phân biệt sự khác nhau giữa vốn LĐ và VCĐ........................................... 31 2.4.3. Sự khác nhau giữa vốn lưu động và tài sản lưu động ............................... 31 2.4.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô vốn lưu động................................ 31 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................................ 32 CHƯƠNG 3: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM......................... 35 3.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................................. 35 3.1.1. Chi phí sản xuất (O)................................................................................... 35 3.1.2. Giá thành sản phẩm (G)............................................................................. 35 3.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT ............................................................................ 35 3.2.1 Theo phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................ 35 3.2.2. Theo kỳ nghiên cứu .................................................................................... 36 3.2.3. Theo phương pháp hạch toán từng hạng mục chi phí sản xuất................. 36 PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 3.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SX VÀ GIÁ THÀNH SP.......... 37 3.3.1. Điều kiện năm thời tiết ............................................................................... 37 3.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp................................................................. 37 3.3.3. Loại công trình, đặc điểm tự nhiên nơi xây dựng công trình .................... 38 3.3.4. Trình độ tổ chức quản lý của đơn vị .......................................................... 38 3.3.5. Sự phối hợp, cộng tác của các cấp các ngành........................................... 39 3.3.6. Sự diễn biến của các yếu tố kinh tế xã hội ................................................. 39 3.4. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH........................................... 39 3.4.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm (A) ........................................ 39 3.4.2. Chi phí tiền lương công nhân (Otl)............................................................ 61 3.4.3. Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ (Osctx).......................................... 65 3.4.4. Chi phí nạo vét bùn cát (Onv) .................................................................... 67 3.4.5. Chi phí điện năng (Ođn) ............................................................................ 68 3.4.6. Chi phí quản lý xí nghiệp và chi khác (OK).............................................. 74 3.4.7. Chi phí chi trả nguồn nước (OTN)............................................................. 74 3.5. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI TÍNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT................... 75 3.6. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH .................................. 76 3.6.1. Đặc điểm sản xuất và sản phẩm của CTQLKTCTTL ............................... 76 3.6.2. Quan điểm về sản phẩm ............................................................................. 77 3.6.3. Phân loại và cách xác định giá thành sản phẩm ....................................... 78 3.7. CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN PHẨM........................................................................... 81 3.7.1. Khái niệm ................................................................................................... 81 3.7.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 81 3.8. CÁC BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ..................................................... 81 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3 ................................................................................ 81 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ ÁN THUỶ LỢI .......... 86 4.1. THỰC CHẤT VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ .................... 86 4.1.1. Thực chất của hiệu quả kinh tế .................................................................. 86 4.1.2. Nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của CTTL ....................................... 86 4.1.3. Các phương pháp nghiên cứu hiệu quả kinh tế của dự án ........................ 88 4.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................................... 89 4.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá từng mặt hiệu quả kinh tế của công trình............ 89 4.2.2. Nhóm chỉ tiêu về trình độ sử dụng vốn. ..................................................... 95 4.2.3. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn Th ................................................................... 97 4.2.4. Chỉ tiêu thời gian bù vốn đầu tư chênh lệch Tb ....................................... 101 4.2.5. Phương pháp phân tích chi phí và lợi ích................................................ 105 4.2.6. Phân tích rủi ro của dự án ....................................................................... 114 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 .............................................................................. 117 CHƯƠNG 5: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................ 123 5.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................................................... 123 5.1.1. Một số khái niệm về dự án ....................................................................... 123 5.1.2. Sự khác biệt giữa các chương trình, dự án và nhiệm vụ.......................... 125 5.1.3. Các loại dự án .......................................................................................... 125 PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 5.1.4. Quản lý dự án........................................................................................... 125 5.1.5. Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án............................................ 126 5.1.6. Những trở lực trong quản lý dự án .......................................................... 126 5.1.7. Chức năng quản lý dự án ......................................................................... 126 5.1.8. Dự án đầu tư xây dựng............................................................................. 127 5.1.9. Chủ đầu tư xây dựng công trình .............................................................. 127 5.1.10. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án cơ bản ......................... 128 5.2. CHU TRÌNH DỰ ÁN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QLDA ĐẦU TƯ XD....................... 129 5.2.1. Giai đoạn đầu của dự án.......................................................................... 130 5.2.2. Nghiên cứu tiền khả thi ............................................................................ 130 5.2.3. Nghiên cứu khả thi ................................................................................... 131 5.2.4. Giai đoạn thiết kế ..................................................................................... 131 5.2.5. Giai đoạn đấu thầu .................................................................................. 132 5.2.6. Các hoạt động trong giai đoạn thi công .................................................. 133 5.2.7. Các hoạt động trong giai đoạn vận hành thử .......................................... 133 5.2.8. Bảo hành xây lắp và bảo trì công trình ................................................... 134 5.2.9. Các giai đoạn hình thành và thực hiện của DAĐT.................................. 134 5.3. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................. 135 5.3.1. Theo quy mô và tính chất:........................................................................ 135 5.3.2. Theo nguồn vốn đầu tư: ........................................................................... 138 5.4. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH............................................... 138 5.4.1. Quy định về lập dự án đầu tư................................................................... 138 5.4.2. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)..... 139 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 .............................................................................. 142 CHƯƠNG 6: HIỆU QUẢ KINH TẾ CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ BẢO VỆ BỜ ............................................................................................................... 143 6.1. TỔNG QUAN............................................................................................................. 143 6.1.1. Tình hình thiên tai ở Việt Nam................................................................. 143 6.1.2. Hậu quả do thiên tai................................................................................. 144 6.1.3. Các loại thiên tai...................................................................................... 145 6.1.4. Vấn đề và giải pháp giảm nhẹ thiên tai ................................................... 147 6.2. CƠ SỞ VÀ PHẠM VI P.TÍCH KINH TẾ CÁC DA PHÒNG CHỐNG LŨ ............. 147 6.2.1 Cơ sở kinh tế của dự án phòng chống lũ ................................................. 147 6.2.2 Phạm vi và các phép phân tích ................................................................ 148 6.3. XÁC ĐỊNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG CHI PHÍ................................................................ 149 6.3.1. Chi phí hệ thống ....................................................................................... 149 6.3.2 . Chi phí không hoàn lại............................................................................ 149 6.3.3 Sự ngẫu nhiên............................................................................................ 150 6.3.4 Vốn hoạt động ........................................................................................... 150 6.3.5 Chi trả Chuyển khoản ............................................................................... 150 6.3.6 Sự giảm giá (Khâu hao) ............................................................................ 150 6.3.7 Chi phí ngoại lai........................................................................................ 150 6.4. XÁC ĐỊNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG HIỆU ÍCH ............................................................. 151 PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 6.4.1. Xác định khu vực được bảo vệ ................................................................. 151 6.4.2. Xây dựng hồ sơ kinh tế của khu vực được bảo vệ.................................... 151 6.4.3 Tần suất Lũ, xác suất hư hỏng của đê, và đặc trưng các trận lũ............. 152 6.4.4 Diện tích ngập lụt, chiều sâu ngập, thời gian ngập, và tác động đến thiệt hại....................................................................................................................... 152 6.4.5 Đánh giá thiệt hại do lũ lụt ....................................................................... 153 6.4.6. Phương pháp tính toán tổng quát ............................................................ 156 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ...................................................................................... 161 PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THUỶ LỢI Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế. Trong các ngành sản xuất, dịch vụ phục vụ Nông nghiệp thì Thuỷ lợi được coi là một ngành mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng nhất. Có thể hiểu như sau: Thuỷ lợi là sự tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống những thiệt hại do nước gây ra với nền kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng công trình thuỷ lợi đem lại hiệu quả: * Tăng diện tích đất canh tác nhờ tưới tiêu chủ động. * Tăng diện tích đất gieo trồng do tăng vụ, tăng n. * Góp phần thâm canh tăng năng suất cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng. * Cải tạo môi trường, nâng cao điều kiện dân sinh kinh tế. * Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế quốc dân phát triển. Công tác thuỷ lợi bao gồm các giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Quy hoạch, khảo sát, thiết kế. + Giai đoạn 2: Tổ chức thi công xây dựng công trình. + Giai đoạn 3: Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng công trình. 1.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Trình độ tổ chức, quản lý khai thác các hệ thống thuỷ lợi ở các nước không như nhau, mà bị chi phối bởi: + Sự phát triển không đều về kinh tế, xã hội. + Sự khác nhau về tập quán sản xuất. + Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 1 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 1.2.1. Ở những nước kinh tế phát triển Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế Thế giới, dựa trên các căn cứ: Trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, trình độ khoa học công nghệ, thu nhập bình quân đầu người, y tế, giáo dục... thì toàn thế giới có 24/180 nước là các nước phát triển. Đứng đầu là các nước trong nhóm G7 (Là những nước có tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ lớn, tỷ trọng nông nghiệp nhỏ). a. Về cơ sở vật chất + Cơ sở vật chất Thuỷ lợi được đầu tư rất cao khoảng 10.000 USD/ha. Vì vậy các công trình thuỷ lợi đầu mối không những chỉ là những công trình vững chắc về kỹ thuật mà còn là những công trình mỹ thuật, có kiến trúc hiện đại. + Hệ thống kênh mương được bê tông hoá nên làm việc rất ổn định và chống thấm tốt. Các hệ thống tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt người ta dùng ống thép hoặc ống nhựa chôn ngầm dưới đất,vừa kín,vừa an toàn, thuận lợi cho canh tác, tiết kiệm đất canh tác. + Hệ thống thiết bị quản lý được trang bị hiện đại, được cơ khí hoá và điều khiển từ xa. Hệ thống các trạm quan trắc, đo đạc khí tượng thuỷ văn, thổ nhưỡng ổn định, đầy đủ, đồng bộ và hiện đại, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời , khoa học các thông tin cho công tác quản lý khai thác hệ thống. + Công tác quản lý khai thác hệ thống đạt trình độ cao. Bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ. Chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng đến từng người. Cán bộ, công nhân có chức danh, tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi cụ thể. + Hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ nông thường mang tính chất tổng hợp. Toàn bộ các hoạt động: công tác tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp, quản lý nguồn nước, xử lý nước thải, vận tải thuỷ, thuỷ sản, du lịch... thậm chí cả công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật. + Hạch toán kinh doanh ở các doanh nghiệp là thực sự, không mang tính chất hình thức. Quan hệ giữa các đơn vị, các hộ dùng nước với các doanh nghiệp được thực hiện bằng hợp đồng kinh tế. Các nhà chức trách địa phương chỉ thực hiện vai trò quản lý hành chính dựa trên cơ sở luật pháp, không can thiệp sâu vào hoạt động của các chủ thể hợp đồng kinh tế. + Hầu hết bộ máy quản lý các công trình thuỷ lợi lớn là các doanh nghiệp nhà nước. Hội đồng quản trị do cơ quan quản lý chuyên ngành ở trung ương bổ nhiệm. Hội đồng quản trị thay mặt nhà nước làm chủ sở hữu vật chất và kiểm soát hoạt động của ban điều hành (ban này do hội đồng quản PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 2 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế trị tuyển chọn). Đối với hệ thống nhỏ thường chủ sở hữu đất là chủ sở hữu hệ thống thuỷ lợi trên đất của họ. b. Về quản lý kinh tế Hầu hết các nước đều thu thuỷ lợi phí để trang trải các chi phí trong quá trình quản lý khai thác và hoàn lại một phần vốn đầu tư xây dựng ban đầu. Nhìn chung mức thu thuỷ lợi phí ở các nước khác nhau là khác nhau, thậm chí ngay trong một nước ở từng thời điểm, từng vùng khác nhau cũng khác nhau và hết sức mềm dẻo. Ví dụ 1.1: Mức thu thuỷ lợi phí ở một số nước phát triển Tên nước Thuỷ lợi phí bù đắp lại Do Nhà nước cấp (Do người dùng nước trả) Ca Na Đa Toàn bộ chi phí bảo dưỡng vận 50%Kb (phí tổn XD Bđầu) hành (100%C) 50% Kb (50-60)%Kb 100%C Mỹ (40-50)%Kb (40-80)%Kb 100%C Nhật Một phần C (20-60)%Kb 100%Kb Một phần C Úc 50%Kb Tây Ban 100%C 50%Kb Nha 1.2.2. Các nước Đông nam Châu á Năm 1986 tất cả các công trình thuỷ lợi của khu vực phục vụ tưới cho 135.4 triệu ha, tăng 190% so với năm 1961. Các nước có tốc độ phát triển thuỷ lợi nhanh là Băng la đét, Nê pan, Thái lan,... Nhưng nhìn chung các công trình thuỷ lợi đã xây dựng không phát huy được năng lực thiết kế. Công trình càng lớn thì năng lực phục vụ thực tế càng thấp so với thiết kế. Hiện nay chiến lược phát triển thuỷ lợi của các nước là đầu tư chiều sâu để phát huy hết hiệu quả của các công trình hiện có. Trình độ quản lý khai thác: Mức độ đầu tư bình quân từ 3000-4000 USD/ha tưới. Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm bộ máy quản lý nhà nước và tổ chức sản xuất trực tiếp ở hệ thống công trình. Ví dụ ở Thái lan có "Cục thuỷ nông PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 3 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế Hoàng gia" là cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, ở các tỉnh có các chi cục. Về quản lý kinh tế: Hầu hết các nước đã thu thuỷ lợi phí Mức thu thuỷ lợi phí ở các nước khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ 1.2: Mức thu thuỷ lợi phí ở một số nước Đông nam châu á Tên nước Thuỷ lợi phí (Người dùng nước trả) 20%Kb dưới dạng thuế Ấn độ 100%C Đài loan 50%Kb 300Kg/ha năm để chi bảo dưỡng vận hành In đô nê xia 100% C Ma lai xia 50%C Phi lip pin 100%C Hàn quốc (10-30)%Kb 100%C Chưa thu Thái lan Trung Quốc (30-50)%Kb 100%C Nhà nước hỗ trợ 80%Kb 50%Kb Bù phần thiếu C trong bảo dưỡng, vận hành 100% Kb 50%C 00%Kb 100%Kb (70-90)%Kb 100%Kb 100%C (50-70)%Kb 1.2.3. Hình thức tổ chức quản lý. Một số hình thức tổ chức quản lý chính sau đây: a . Hình thức thứ nhất Các cơ quan, công ty phụ trách quản lý tưới tiêu do nhà nước lập ra và nhà nước quản lý trực tiếp hoạt động của công ty, doanh nghiệp này. loại hình này phổ biến ở các nước công nghiệp, cũng như các nước đang phát triển. Ngân sách hoạt động của đơn vị từ các nguồn: + Dự chi ngân sách. + Tiền thu thuỷ lợi phí từ các diện tích tưới tiêu. + Khoản tiền thu được từ các ngành dùng nước. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 4 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế Xét cấp ngân sách cho hoạt động của công ty, bộ tài chính hoặc kho bạc dựa vào tính hợp lý của dự chi ngân sách, xem xét năng lực tưới của hệ thống. Nơi nào hoạt động tốt thì được cấp khá, ngược lại nơi nào hoạt động kém thì được cấp ngân sách ít. b. Hình thức thứ hai Nhà nước cho phép thành lập các công ty, xí nghiệp không thuộc nhà nước nhưng lại mang tính chất nhà nước. Các công ty này có trách nhiệm xây dựng, vận hành hệ thống tưới quốc gia (Như ở Phi líp pin ). c. Hình thức thứ ba Tư nhân đầu tư xây dựng và quản lý công trình, nhưng thường với quy mô nhỏ và ở những nơi có nhu cầu cấp thiết, nhà nước không có khả năng với tới. Người sản xuất và người tiêu dùng thoả thuận được với nhau về cơ chế mua bán theo hợp đồng. d. Hình thức thứ tư Nhà nước bỏ tiền để xây dựng hoặc trợ cấp phần lớn vốn đầu tư và giúp đỡ về kỹ thuật để xây dựng các hệ thống thuỷ lợi rồi giao cho hiệp hội những người tưới nước thu nhận, sử dụng. Nhà nước chỉ hỗ trợ khi có thiên tai hoặc viện trợ kỹ thuật khi cần. 1.3. CÔNG TÁC QL KHAI THÁC CTTL Ở NƯỚC TA 1.3.1. Những thành tựu đạt được 1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975: Đầu tư gần 800 tỷ đồng vốn ngân sách (mặt bằng giá 1989). Xây dựng được hơn 1200 công trình, trong đó có 80 công trình loại lớn. Diện tích tưới đạt 1.89 triệu ha, năng suất lúa BQ đạt 22,3 tạ/ha. Đào đắp trên 190 triệu m3 đất củng cố hệ thống đê điều. Nâng cao mức nước phòng lũ của đê sông Hồng tại Hà nội lên 1,3 m so với năm 1945). 2. Giai đoạn từ 1976 đến 1985 Đầu tư 2047 tỷ đồng cho công tác thuỷ lợi. Xây dựng mới được hơn 2700 công trình thuỷ nông vừa và lớn, trong đó có 185 công trình loại lớn như hồ Dầu Tiếng, Phú Ninh, Kẻ Gỗ, Núi Cốc. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 5 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế Tưới được cho trên 4,5 triệu ha lúa và màu, trong đó gồm 1,67 triệu ha lúa đông xuân, 791 nghìn ha lúa hè thu, 1,99 triệu ha ha lúa mùa và gần 100 nghìn ha màu và cây công nghiệp. 3. Giai đoạn từ 1986 đến nay: (đổi mới nền kinh tế). Đến nay cả nước có: 75 hệ thống thuỷ lợi lớn. 1967 hồ chứa nước có dung tích trữ từ 0.2 triệu m3 trở lên với tổng dung tích trữ trên 24,8 tỷ m3 (gồm 10 hồ chứa thuỷ điện). 5000 cống tưới, tiêu Trên 200 trạm bơm điện lớn Trên 8000 km bờ bao ngăn lũ Hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh. Cả nước hiện có 5.700 km đê sông, 2.000 km đê biển Tổng cộng trong giai đoạn từ 1986-2004, tổng vốn đầu tư cho ngành thuỷ lợi lên đến 20.875 tỷ đồng. 1.3.2.Thực trạng của công tác quản lý khai thác công trình TL a. Tình hình cơ sở vật chất. Mặc dù Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt và đầu tư rất nhiều, nhân dân ta cũng đóng góp nhiều công sức nhưng do khả năng đầu tư có hạn nên chúng ta chỉ tập trung vào công trình đầu mối, còn hệ thống kênh mương nội đồng chưa được đầu tư tương ứng. Mức đầu tư của chúng ta hiện nay khoảng 1000 USD/ha. Trong khi đó mức đầu tư của các nước trong khu vực khoảng 3000-4000 và thậm chí ở những nước tiên tiến là trên 10000 USD/ha. Như vậy có thể hình dung rất rõ rằng, mức đầu tư của chúng ta còn rất thấp. Do rất nhiều nguyên nhân từ khâu khảo sát cho tới quản lý khai thác công trình đã làm cho công trình bị hư hỏng, hao mòn, xuống cấp nhanh, nghiêm trọng. Thêm vào đó hệ thống các công trình lại không được sửa chữa thường xuyên do thiếu vốn, vì thế các công trình phát huy hiệu quả rất kém. Theo số liệu kiểm kê của 30 tỉnh thành, tại thời điểm 1990 thì trị số hao mòn bình quân của các công trình thuỷ lợi ở Nước ta là 35.7% b. Công tác quản lý khai thác công trình PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 6 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế * Công tác quản lý công trình còn nhiều hạn chế, công trình xuống cấp nhanh, làm việc kém an toàn, kém hiệu quả. * Việc quản lý phân phối nước còn yếu kém, tình hình lãng phí nước xảy ra nghiêm trọng làm cho năng lực của công trình giảm ( Hiện nay chỉ đạt khoảng 60% công suất so với nhiệm vụ thiết kế). Điều này càng làm tăng chi phí quản lý vận hành của các khu tưới. * Quản lý kinh tế: Nguồn thu chủ yếu của các công ty thuỷ nông là thuỷ lợi phí (theo tinh thần của nghị định 112 HĐBT ngày 25-8-1984 ). Mức thu bình quân từ (3.5-8)% năng suất. Theo nghị định này, hàng năm ta phải thu 830 000 tấn. Nhưng số thu thực tế chỉ đạt 20% yêu cầu. Năm 1992 thu được 228 000 tấn đạt 27.5% yêu cầu. Vì vậy tình hình tài chính của các công ty rất khó khăn. Cách chi hiện nay ở các công ty không theo tiêu chuẩn định mức, mà theo kiểu "gọt chân theo giầy". Số tiền từ các nguồn thu chỉ đủ chi các chi phí bắt buộc như: Tiền lương, tiền điện, hư hỏng tại chỗ, chi quản lý, còn các khoản chi đại tu, sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp khó thực hiện được. Vì thế công trình hoạt động ngày càng kém hiệu quả. Đời sống của cán bộ công nhân viên quản lý các công trình ngày càng gặp khó khăn. c. Tổ chức bộ máy quản lý Hiện nay chúng ta có 146 công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, 166 trạm quản lý và 491 cụm quản lý với tổng số 16000 người. Thực hiện theo quyết định 388/QĐ/HĐBT, hiện nay các công ty được tổ chức quản lý theo hệ thống thuỷ nông, có hệ thống tổ chức theo đơn vị huyện, tỉnh. 1.3.3. Chiến lược phát triển thuỷ lợi đến năm 2020 1. Định hướng chung a. Một số chỉ tiêu chính của giai đoạn 2001-2010 Tăng GDP lên gấp đôi năm 2000, bình quân đầu người khoảng 1.000 USD (tăng trưởng trung bình 7,2% trong 10 năm). Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP; Tỉ trọng GDP nông nghiệp 16 -17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43% Lao động nông nghiệp còn 50%; Lao động được đào tạo nghề ~40% b. Định hướng mục tiêu và nhiệm vụ giai đoạn 2011-2020 Tỷ trọng N.nghiệp trong GDP khoảng 10%, lao động NN khoảng 25-30%, Phấn đấu đạt mức GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 USD. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 7 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 2. Mục tiêu phát triển thuỷ lợi Mục tiêu 1 : đảm bảo nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế: * Đến năm 2010 : - Tưới 10,5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó tưới chủ động được 75 %. - Nuôi thả thuỷ sản 0,563 triệu ha. - Cấp nước sinh hoạt: nông thôn - 85% dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh với mức 60 l/người/ngày; đô thị : - 100% được cấp 165 l/ng.ng. *Đến năm 2020: - Tưới 11,4 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó tưới chủ động được 85 %. - Nuôi thả thuỷ sản 0,65 triệu ha. - Cấp nước sinh hoạt: nông thôn - 100% dân với mức ít nhất là 60 l/người/ngày; đô thị : - 100% dân được cấp 180 l/ng.ng - Đảm bảo đủ nước cho phát triển công nghiệp với mức cấp từ 50- 100 m3 ha xây dựng. Muc tiêu 2: Nâng cao mức an toàn phòng chống và thích nghi để giảm thiểu tổn thất do thiên tai bão lũ gây ra: Mục tiêu 3: Quản lý tốt các lưu vực sông, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, phát triển bên vững, chống Ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước Muc tiêu 4: Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ về nghiên cứu đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý tài nguyên nước, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đạt mức trung bình (vào năm 2010) và mức trên trung bình của châu á (vào năm 2020). 3. Chương trình phát triển nguồn nhân lực - Đào tạo hàng năm trong nước: Năm Dạy nghề (người) CNKT Tr. cấp 2010 6000 5000 2020 8000 7000 Đại học (người) C. đẳng Sau đại học (người) Đại học Thạc sỹ Tiến sĩ Bd ngắn hạn 1500 2200-3000 180-300 15-50 700 2000 3000-5000 300-500 50-80 900 4. vốn đầu tư thực hiện các chương trình PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 8 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ T Bộ môn Kinh tế Chương trình ưu tiên 2000 - 2010 2010-2020 Tổng cộng (109 VNĐ) 83.800 109.600 T 1.4. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THUỶ NÔNG 1. Sản xuất của các công ty thuỷ nông chịu tác động của điều kiện tự nhiên: + Điều kiện khí hậu thời tiết. + Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng... + Điều kiện xã hội và dân sinh kinh tế. 2. Địa bàn hoạt động sản xuất rộng, hệ thống công trình phân bố theo lãnh thổ, nằm rải rác phân tán ngoài trời, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và điều hành sản xuất. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty được đánh giá thông qua sản phẩn cuối cùng của sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó kết quả của sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc đánh giá, xác định ảnh hưởng của từng yếu tố là một việc hết sức khó khăn. 4. Cơ sở vật chất của các công ty, một phần thuộc sở hữu tập thể, một phần thuộc sở hữu toàn dân, ranh giới chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc quản lý điều hành sản xuất. 5. Nguồn nguyên liệu là nước trong thiên nhiên, chịu ảnh hưởng lớn của quy luật thay đổi của nước trong thiên nhiên. 6. Nhu cầu dùng nước phụ thuộc vào yêu cầu dùng nước của sản xuất nông nghiệp và các ngành dùng nước nên nó phụ thuộc vào các yếu tố như thời vụ, giống, cơ cấu, chế độ canh tác... 7. Sản phẩm hàng hoá là nước chỉ sử dụng một lần, không mang tính chất thuận nghịch, không cất trữ được. 8. Quá trình sản xuất giống các dạng XN Nông nghiệp, Khai thác mỏ, Phân phối lưu thông. 9. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang tính chất độc quyền. 10. Hiệu quả khai thác của công trình phụ thuộc vào các năm thời tiết khác nhau. Thời tiết càng khắc nghiệt thì thường hiệu quả khai thác của công trình càng cao. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 9 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 1.5. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN HỌC Có nguồn gốc lịch sử từ Mỹ + Năm 1936, một đạo luật (Flood Control Act) ở Mỹ được ban hành. Theo đạo luật này thì việc đánh giá trên cơ sở kinh tế về chi phí - Kết quả cho các biện pháp phòng chống lũ lụt là một đòi hỏi tất yếu. Nó chính là cơ sở cho phương pháp phân tích chi phí- sử dụng phát triển. + Năm 1950 " Green Book " được công nhận như là những nguyên tắc thống nhất để đánh giá các công trình thuỷ lợi. Liên Bang Nga người ta cũng đã nghiên cứu Kinh tế thuỷ lợi vào những năm 60. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư vào các dự án xây dựng thuỷ lợi chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Phương pháp tĩnh). Vào những năm 80 người ta cũng bắt đầu đưa ra các phương pháp động. Tuy nhiên do cơ chế kinh tế của Nga bấy giờ nên các phương pháp còn có hạn chế, chẳng hạn như việc người ta chưa xét tới chi phí cơ hội của vốn... ở Nước ta việc nghiên cứu kinh tế ngành thuỷ nông từ trước tới nay có thể coi như chưa có gì, nếu có cũng chỉ mang tính chất hình thức. Thực trạng này do đặc điểm và điều kiện của nền kinh tế quyết định. Trường đại học Thuỷ lợi bắt đầu đưa vào giảng dạy môn Kinh tế thuỷ nông ( Với tên gọi ban đầu là Kinh tế thủy lợi) cho khoá 6 (1968) với tổng số giờ giảng là 30 tiết. Nội dung môn học chỉ nhằm mục đích giới thiệu những khái niệm cơ bản về kinh tế thuỷ lợi. Kể từ khi thành lập khoa Kinh tế thuỷ lợi cho đến nay số giờ giảng của môn học cho học sinh các khoa và học sinh khoa Kinh tế được tăng lên đáng kể, mặt khác nội dung môn học cũng được cải tiến ngày một phù hợp với yêu cầu của thực tế quản lý sản xuất ở các công ty thuỷ nông. 1.6. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Môn học Kinh tế thuỷ nông nghiên cứu các vấn đề kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác hệ thống các công trình Thuỷ lợi ở Việt nam trong điều kiện nền kinh tề thị trường, nhằm giải quyết một cách tốt nhất các nhiệm vụ của các công ty quản lý khai thác Thuỷ nông trong việc: + Quản lý nước. + Quản lý công trình, trang thiết bị. + Tổ chức sản xuất và kinh doanh. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 10 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế Toàn bộ nội dung môn học sau khi cải tiến gồm có 7 chương, 1 đồ án môn học, bài tập nhỏ. Số tiết lý thuyết dạy là 60 tiết. Các môn liên quan các môn học kinh tế cơ sở, các môn học kỹ thuật thuỷ lợi: Thuỷ nông, Công trình thuỷ công... Các phương pháp nghiên cứu môn học gồm: + Phương pháp lý luận. + Phương pháp điều tra, thăm dò, tính toán thực tế. + Phương pháp thống kê kinh nghiệm. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Mục tiêu phát triển nông nghiệp nước ta đến 2020? Câu 2: Mục tiêu phát thuỷ lợi nước ta đến 2020? Câu 3: Nêu khái niệm về công trình thuỷ, công trình thuỷ lợi? Câu 4: Vai trò của ngành thuỷ lợi đối với nền kinh tế quốc dân? Câu 5: Trình bày những hiểu biết của mình về tình hình phát triển thuỷ lợi trên thế giới, khu vực Đông nam Châu Á? Câu 6: Tình hình phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam qua các giai đoạn và kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại? Câu 7: Đặc điểm sản xuất và sản phẩm của thuỷ lợi? PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 11 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế CHƯƠNG 2: VỐN SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY THUỶ NÔNG 2.1. KHÁI NIỆM Quá trình sản xuất của công ty thuỷ nông cũng giống như các quá trình sản xuất khác, nó đòi hỏi phải có các yếu tố cơ bản đó là: + Sức lao động. + Tư liệu lao động. + Đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động và đối tượng lao động còn gọi là tư liệu sản xuất, nó chính là nội dung vật chất của vốn sản xuất. Hay nói một cách khác, vốn sản xuất chính là giá trị biểu hiện bằng tiền của tư liệu sản xuất. Vốn sản xuất của các công ty thuỷ nông có thể được huy động từ các nguồn sau đây: + Vốn ngân sách do Nhà nước cấp. + Vốn vay ngân hàng. + Vốn đóng góp của nhân dân (Bằng tiền hoặc bằng công lao động). + Vốn từ quỹ thuỷ nông tỉnh. + Vốn tự có. + Vốn huy động của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Vốn tài trợ . + Vốn thu từ việc bán sản phẩm... Tuy nhiên hiện nay nguồn vốn quan trọng nhất duy trì sự hoạt động của các công ty là vốn Ngân sách và vốn thu từ việc bán sản phẩm, hoặc thu từ các dịch vụ khác. 2.2. PHÂN LOẠI VỐN SẢN XUẤT Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta có những quan điểm phân loại vốn cho phù hợp. Trong thực tế có nhiều quan điểm phân loại vốn, nhưng chúng ta chỉ nghiên cứu hai quan điểm sau đây: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 12 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 2.2.1.Theo quan điểm nghiên cứu hiệu quả kinh tế Theo quan điểm nghiên cứu hiệu quả kinh tế vốn sản xuất được phân làm hai loại là vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư liên hệ. a - Vốn đầu tư trực tiếp Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm những yếu tố sau: + Vốn đầu tư cho việc nghiên cứu địa hình, địa chất, các tài liệu cơ bản khu vực xây dựng công trình. + Vốn đầu tư cho công tác thiết kế công trình (giá thiết kế của công trình). + Vốn đầu tư cho việc xây dựng công trình, các hạng mục công trình, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị. + Vốn để trang trải những chi phí cần thiết trong một chu trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (đối với các công trình thuỷ lợi là 1 vụ hoặc 1 năm và gồm 7 thành phần). + Chi phí thêm ngoài dự kiến (chi phí dự phòng) cho những trường hợp đặc biệt, bất thường (5%). Như vậy vốn đầu tư trực tiếp là tất cả những chi phí về tài chính, có thể xác định trước, hoặc chưa xác định trước một cách chính xác (thường rất nhỏ) để chuẩn bị, thực hiện một dự án Thuỷ lợi nào đó theo mục tiêu xác lập. b - Vốn đầu tư liên hệ. Là phần vốn đầu tư tăng thêm cho các ngành hưởng lợi của hệ thống công trình Thuỷ lợi, nhằm làm tăng thêm hiệu quả của công trình và tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Ví dụ: + Vốn đầu tư tăng thêm của các đơn vị sản xuất nông nghiệp để khai thác tối ưu và triệt để đất canh tác (Giống, phân bón, thâm canh, máy móc nông nghiệp...). + Vốn đầu tư để tạo thành một số ngành sản xuất mới trong nông nghiệp nhằm làm tăng giá trị kinh tế và tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 13 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế 2.2.2. Phân loại vốn theo tính chất luân chuyển của vốn và theo quan điểm kinh doanh Theo quan điểm kinh doanh người ta phân vốn sản xuất của công ty thuỷ nông ra làm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. 2.3. VỐN CỐ ĐỊNH (TSCĐ) 2.3.1. Khái niệm và tiêu chuẩn nhận biết 1. Khái niệm Vốn cố định là giá trị những tư liệu sản xuất tồn tại trong một thời gian dài và tham gia vào mọi chu kỳ sản xuất ra sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dàn vào giá trị sản phẩm mà nó sản xuất ra thông qua quá trình hao mòn. Trong thực tế quản lý sản xuất kinh doanh còn có một số khái niệm liên quan thường được sử dụng sau đây : Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Tài sản cố định tương tự: là tài sản cố định có công dụng tương tự, trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương. Nguyên giá tài sản cố định (Vốn ban đầu): o Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 14 Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ Bộ môn Kinh tế nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. o Nguyên giá tài sản cố định vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Giá trị hợp lý của tài sản cố định: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Thời gian sử dụng tài sản cố định: Là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định. Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định: Là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định. Nâng cấp tài sản cố định: Là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của tài sản cố định so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản cố định so với trước. 2. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ (Theo QĐ 206/2003của Bộ Tài Chính) a. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình: − Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó; − Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; − Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; − Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Hà Nội 2009 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan