Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo bé Kinh nghiệm giúp dạy con trẻ biết vâng lời...

Tài liệu Kinh nghiệm giúp dạy con trẻ biết vâng lời

.PDF
8
177
145

Mô tả:

Kinh nghiệm giúp dạy con trẻ biết vâng lời Muốn con trẻ vâng lời, các bậc phụ huynh cũng nên biết lựa lời mà nói, nên dùng mẫu câu “khi nào… thì” thay bằng dùng mẫu câu “nếu… thì”. Muốn con trẻ vâng lời, các bậc phụ huynh cũng nên biết lựa lời mà nói, nên dùng mẫu câu “khi nào… thì” thay bằng dùng mẫu câu “nếu… thì”. Đó là chia sẻ của các ông bố bà mẹ trong một buổi gặp gỡ bàn về việc nuôi dạy con nên người tại Tp.HCM diễn ra vào sáng 10/3. Gần 30 phụ huynh tham gia buổi nói chuyện, từ người sắp lên chức bố đến người đã có 20 năm làm cha mẹ, có người chuẩn bị sinh con hoặc đã 3, 4 mặt trẻ. Rất nhiều phụ huynh lo lắng bởi nói mà con không chịu nghe lời, hoặc cố tình làm trái ý bố mẹ. Thậm chí có người đã không dám góp ý gì với con vì sợ bé bướng bỉnh lại càng làm trái ý hơn. Từ kinh nghiệm nuôi 3 đứa con 13, 8 và 7 tuổi cũng như quản lý nhân viên của mình, ông Trần Việt Quân, Tổng Giám đốc Bách Khoa Computer, chia sẻ nếu muốn con vâng lời, bố mẹ cũng nên biết lựa lời mà nói. Theo đó, kinh nghiệm của ông như sau: <>1. Bố mẹ nên dùng mẫu câu “Khi nào… thì” Bố mẹ hãy nói “Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi”, mà không nên dùng cụm “Nếu… thì”. “Khi nào” ngụ ý công việc bé cần hoàn thành và mang ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. “Nếu… thì” khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc. <>2. Nói với con, bố mẹ nên “chân trước, miệng sau” Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng quát. Anh Quân kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát lên: “Con làm vỡ phải không”, đến khi chạy ra, mới biết con mình không làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối. <>3. Hãy cho bé được lựa chọn Bố mẹ muốn con thu dọn đồ chơi thay vì ép: “Con phải thu dọn ngay lập tức”, có thể nói “Mẹ đếm từ 1 đến 5, hoặc con hãy dọn xong đồ chơi, hoặc mẹ sẽ thu và bỏ vào thùng rác”. Sự thực thì tất cả những lựa chọn này đều đã được bố mẹ kiểm duyệt và giới hạn nhưng bé vẫn thấy vui vẻ và không cảm thấy bị gò bó. Tất nhiên, bố mẹ không nên đưa quá nhiều lựa chọn khiến bé rối trí và chính bố mẹ cũng khó xử, chỉ nên 2 đến 3 lựa chọn là tốt nhất. <>4. Nói trực tiếp với bé, mắt miệng bố mẹ ở cùng tầm với mắt miệng của bé Nếu bé đang tuổi mầm non, bố mẹ hãy hạ mình và ngồi xuống để nói cùng với bé. Anh Quân ví von, cũng như khi quản lý nhân viên, nếu anh ngồi ở phòng giám đốc và ra lệnh, nhiều khi nhân viên vâng vâng dạ dạ rồi việc để đấy. Nhưng khi anh trực tiếp xuống tận chỗ nhân viên hướng dẫn và chỉ đạo, công việc được hoàn thành rất nhanh. <>5. Nêu đích danh bé Nếu bố mẹ cứ nói chung chung: “Tắt tivi đi”, nhiều bé bướng bỉnh tảng lờ không nghe thấy, nhưng khi được nêu đích danh: “Bi, con tắt tivi đi”, bé sẽ dễ dàng làm theo lời bố mẹ hơn. <>6. Đưa ra yêu cầu một cách đơn giản Bố mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách hỏi xem bé có thể nhắc lại điều bố mẹ vừa nói hay không. Nếu bé nhắc lại gần chính xác tức là bố mẹ đã đi đúng hướng. Không ai có thể làm đúng yêu cầu của người khác nếu không hiểu yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là một đứa trẻ. <>7. Nêu những lợi ích cũng như bất lợi dành cho bé khi bảo bé làm một việc gì Ví dụ “Đi học vui vẻ và được phiếu bé ngoan, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi chơi”, “Nếu con phá hỏng món đồ chơi này thì sẽ không được mua thêm một món đồ chơi nào nữa cho đến sinh nhật con”. Một điều quan trọng là bố mẹ phải giữ đúng lời hứa với bé. <>8. Nên tự đặt mình vào vị trí của bé Anh Luận, bố của một cô con gái 11 tuổi đồng thời cũng là một doanh nhân đã có kinh nghiệm hơn một năm làm quản lý của một trường mầm non bổ sung thêm, nếu muốn bé vâng lời, người lớn nên tự đặt mình vào vị trí của bé để xem yêu cầu của mình có phù hợp không. Tại sao chúng ta bắt bé phải ăn hết suất cơm trong khi mình nấu quá dở? Tại sao ngày nghỉ chúng ta bắt bé đi ngủ đúng giờ như ở lớp học, trong khi buổi sáng chúng ta cho phép mình và bé được ngủ nướng đến 10h? Nếu bố mẹ đặt mình vào vị trí của con, sẽ không có những yêu cầu vô lý, bé không phải chịu những trận đòn oan và gia đình cũng không ầm ĩ tiếng quát tháo như ong vỡ tổ. <>9. Thể hiện thái độ tôn trọng con Chị Thu Linh (bà mẹ của 4 đứa con lần lượt 18, 16, 13 và 10 tuổi) cho rằng cách sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con rất quan trọng. Nếu lúc nào bố mẹ cũng giở giọng quát nạt từ những việc đơn giản, bé sẽ nhờn và không còn nể sợ nữa. Bé sẽ dễ dàng làm những việc đáng bực mình hơn rất nhiều. Từ thực tế nhà mình, chị Linh chia sẻ, nếu muốn các con vâng lời, bố mẹ nên thể hiện thái độ tôn trọng con. Ở nhà chị, nếu bé nào mắc lỗi, chị đều gọi riêng ra nói chuyện và nhắc nhở, không để các anh chị em khác trong nhà biết mà chế giễu bé. Dạy con xin lỗi như... Tây Hi vọng trong tương lai số người "hà tiện" hoặc thậm chí không hề biết tới những câu “cảm ơn, xin lỗi” sẽ ít dần đi Hi vọng trong tương lai số người "hà tiện" hoặc thậm chí không hề biết tới những câu “cảm ơn, xin lỗi” sẽ ít dần đi... Làm việc chủ yếu với người nước ngoài nên cô em gái chị Hiền tự nhiên "nhiễm" cách ứng xử của họ lúc nào không hay. Vậy là, cô con gái 5 tuổi - ở nhà gọi là Ích - của chị Hiền nghiễm nhiên được mang ra “thí nghiệm”. Bất kể chuyện gì Ích làm sai là dì lập tức nhắc “Con xin lỗi chưa?”, bé lại vội vàng “Con xin lỗi”. Rồi đưa khăn, đưa tăm, đưa đồ cho người lớn, dì đều yêu cầu con nói “Con mời mẹ” (con gái chị Hiền cũng gọi dì là mẹ - PV). Có bận, Ích quên lời, lập tức dì hỏi: “Con không nói à?”, "Ích" líu ríu: “Con mời mẹ”. Ngược lại, dì cũng không quên nói: “Mẹ cảm ơn con”. Ích cũng phải trả lời lại ngay là “Không có gì ạ”. Những câu nói đi, đáp trả cứ lặp đi lặp lại như một cái máy khi có sự trao đổi, nhờ vả giữa 2 dì cháu. Những đứa trẻ được dạy lễ phép ngay từ nhỏ, lớn lên sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn khi trưởng thành. (Ảnh minh họa). Một lần, Ích mắc lỗi. Dì nhờ đi lấy cái lược để chải đầu thì Ích mải chơi không đi lấy. Dì dọa: Lần sau dì không mở “đào vàng” cho chơi, không tết tóc đẹp, không đánh móng tay cho ích nữa Ích phụng phịu đứng lên lấy lược.Dì bảo: Con không vui thì thôi, dì không nhờ nữa. Ích cố ra vẻ tươi tỉnh đưa cái lược cho dì. Dì yêu cầu tiếp: Con không nói gì à? Ích nói như cái máy: Con mời mẹ Dì vẫn chưa vừa ý: Con nói sao nữa? Ích hếch mũi lên: Con xin lỗi, được chưa? Đến đây thì cả nhà được phen cười váng. Dù biết việc dạy con những điều này là nhỏ nhặt, nhưng dì của Ích vẫn rất cố công. Ngoài việc yêu cầu nói “cảm ơn, xin lỗi”, dì còn dạy Ích cách chào hỏi bạn bè khi lần đầu gặp mặt. Bên hàng xóm có nhà mới chuyển đến ở, bạn gái 5 tuổi lần đầu sang chơi, dì yêu cầu hai bạn bắt tay nhau và nói “Chào cậu, rất vui được làm quen với cậu”. Những đứa trẻ mới đầu có vẻ gượng gạo và xấu hổ. Nhưng sau khi được dì khích lệ: “Các con phải chào hỏi nhau thật tự tin và vui vẻ, sao phải ngại nhỉ?”, thế là bọn trẻ cười cười bắt tay chào nhau như dì bảo và sau cùng chơi với nhau rất vui. Từ việc dạy con “xin lỗi” mình, dì liên hệ tiếp sang các bạn của con. Khi làm rơi đồ chơi của bạn hay làm bạn đau thì phải biết “xin lỗi”. Bạn cho miếng bánh đề cùng ăn, hay cho cái vòng để cùng đeo trên tay thì ngay lập tức phải “cảm ơn bạn”. Chị Hiền để ý, chỉ riêng 3 câu: “xin lỗi”, “cảm ơn”, “không có gì” được dì nhắc bé nói bất cứ lúc nào có tình huống trong ứng xử. Kết quả là, con gái nói những câu đó như bản năng. Chỉ cần mải chơi với bạn, rơi đồ chơi hay rơi kẹo của bạn xuống đất mà quên không “xin lỗi”, dì ngồi quan sát thấy được lập tức nhắc nhở ngay. Theo những nhà tâm lý học, dạy trẻ ứng xử là một quá trình lâu dài và phải rất kiên nhẫn, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Việc này sẽ khiến các bậc cha mẹ mất nhiều thời gian, nhưng đổi lại, những thói quen đó sẽ ăn vào tiềm thức của trẻ cho đến khi chúng trưởng thành. Và khi các em lớn lên, hy vọng những người "hà tiện" hoặc thậm chí không hề biết tới những câu “cảm ơn, xin lỗi” sẽ ít dần đi...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan