Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Kiến thức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm khách quan gdcd theo chủ đề lớp 12 có...

Tài liệu Kiến thức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm khách quan gdcd theo chủ đề lớp 12 có đáp án

.PDF
128
1
146

Mô tả:

BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hàng và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm. b. Các đặc trưng của pháp luật - Tính quy phạm phổ biến + Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Đây là đặc trưng để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác. + Tính quy phạm phố biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định. - Tính quyền lực, bắt buộc chung: + Pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với mọi tổ chức cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật. + Đây là đặc điếm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng chặt chẽ trong từng điều khoản. + Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. + Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một thể thống nhất: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp. 2. Bản chất của pháp luật a. Bản chất giai cấp của pháp luật (Điểm a mục 2: Bản chất giai cầp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào... ” đại diện là nhà nước của nhân dân lao động”: Không dạy) - Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do Nhà nuớc ban hành, mà Nhà nước đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động. - Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bao vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động...” b. Bản chất xã hội của pháp luật - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (giảm tải) b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị (giảm tải) c. Qua hệ giữa pháp luật với đạo đức - Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phố biến, phù họp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật. - Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội a. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tồ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. - Để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước phải: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở các văn bản pháp luật, căn cứ vào các quy định này mà công dân thực hiện quyền của mình. - Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình thông qua các văn bản luật. - Công dân phải chấp hành pháp luật, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người vi phạm pháp luật. Như vậy, pháp luật vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành A. một quy phạm pháp luật. B. một quy định pháp luật. C. một thể chế pháp luật. D. một ngành luật. Câu 2: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến. C. tính cưỡng chế. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 3: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 4: Quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành là A. công văn. B. nội quy. C. pháp luật. D. văn bản. Câu 5: Dựa vào đặc trưng cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 6: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. tính quyền lực bắt buộc chung. B. tính quy phạm phổ biến. C. tính cưỡng chế. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 7: Nội dung nào sau đây là đặc trưng cơ bản của pháp luật nước ta? A. Tính quốc tế rộng lớn. B. Tính ổn định lâu dài. C. Tính đối ngoại chặt chẽ. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 8: Quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 9: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 10: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là A. vi phạm pháp luật. B. quy phạm pháp luật. C. quy phạm thông tư. D. quy phạm chỉ thị. Câu 11: Pháp luật được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, tất cả mọi lĩnh vực là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 12: Văn bản luật nào sau đây của nước ta có hiệu lực pháp lí cao nhất? A. Hiến pháp. B. Chỉ thị. C. Thông tư. D. Nghị quyết. Câu 13: Quy phạm nào sau đây được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước? A. Tập quán. B. Đạo đức. C. Giaó dục. D. Pháp luật. Câu 14: Pháp luật là A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện. B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban. D. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Câu 15: Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền của Nhà nước là A. đạo đức. B. qui ước. C. pháp luật. D. quy định. Câu 16: Pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành? A. Đoàn Thanh niên. B. Mặt trận Tổ Quốc. C. Nhà nước. D. Chính quyền. Câu 17: Một trong các đặc trưng của pháp luật thể hiện ở A. tính dân tộc. B. tính nhân dân. C. tính quyền lực bắt buộc chung. D. tính đại chúng. Câu 18: Pháp luật quy định những việc được làm, những việc phải làm và những việc A. sẽ làm. B. không nên làm. C. cần làm. D. không được làm. Câu 19: Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung vì pháp luật A. được hình thành từ đạo đức. B. được hình thành từ xã hội. C. do nhà Nước ban hành. D. do người dân xây dựng. Câu 20: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật? A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nghị quyết của Quốc hội. C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Câu 21: Đặc trưng của pháp luật không bao gồm những nội dung nào dưới đây? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính công khai dân chủ. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 22: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm. B. quy định các hành vi không được làm. C. quy định các bổn phận của công dân. D. các quy tắc xử sự chung. Câu 23: Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định quy định “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với A. quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. B. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người. C. nguyện vọng của mọi công dân. D. Hiến pháp. Câu 24: Chuẩn mực về những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm là A. đạo đức. B. pháp luật. C. kinh tế. D. chính trị. Câu 25: Ý nào sau đây là đúng khi nói về pháp luật? A. Pháp luật là chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người. B. Pháp luật là những quy định về những hành vi không được làm. C. Pháp luật là những quy định về những hành vi được làm. D. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Câu 26: Nội dung nào của văn bản luật dưới đây không phải là văn bản dưới luật? A. Nghị quyết. B. Luật Hôn nhân và Gia đình. C. Chỉ thị. D. Nghị định Câu 27: Luật Hôn nhân và Gia đình quy định điều kiện kết hôn, li hôn phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xã hội rộng lớn. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 28: Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô gắn máy phải tuân thủ theo Luật Giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xã hội rộng lớn. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 29: Người tham gia giao thông chấp hành tín hiệu vạch kẻ đường, tín hiệu đèn phản ánh đặc trung cơ bản nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính áp chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 30: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây? A. Những việc được làm. B. Những việc phải làm. C. Những việc cần làm. D. Những việc không được làm. Câu 31: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì pháp luật được áp dụng A. nhiều lần, nhiều nơi. B. một số lần, một số nơi. C. với một số đối tượng. D. trong một số trường hợp nhất định Câu 32: Bạn X vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 33: Trên đường phố, tất cả mọi người đều tuân thủ Luật Giao thông đường bộ là sự phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 34: Cảnh sát giao thông xử phạt A khi A vi phạm Luật Giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 35: Anh A bắt trộm gà bị công an xử phạt hành chính là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 36: Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên sau mỗi buổi học, C lại cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị tạm giữ để điều tra. K phản đối gay gắt H vì đã gián tiếp khiến C bị bắt. Hành vi của những ai đã vi phạm pháp luật? A. Hai anh em C. B. Anh em C và H. C. Anh em C, H và K. D. Bạn H và K. Câu 37: Anh A yêu chị B nhưng chị B lại yêu anh C nên A đã nhờ G và S đánh anh C xây xước nhẹ. Trong lúc G và S đánh anh C thì anh V đã chứng kiến toàn bộ sự việc rồi lẳng lặng ra về. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Chị B và anh A. B. Chị B, anh A, anh G, anh V và S. C. Anh A, anh G và S. D. Anh A, anh G, anh V và S. Câu 38: Bạn M không cho B nhìn bài trong lúc kiểm tra nên B rủ X chặn đường đe doạ M khiến M hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và B đã rủ thêm L đánh B và X. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Bạn B và X. B. Bạn B, X và M. C. Bạn B, X, H và L. D. Bạn H và L. Câu 39: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật được A. xã hội tạo nên. B. Nhà nước ban hành. C. hình thành từ đạo đức. D. được nhân dân ghi nhận. Câu 40: Nếu cá nhân tổ chức xâm phạm đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, của Nhà nước thì Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật thể hiện bản chất nào của pháp luật? A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội. C. Bản chất kinh tế. D. Bản chất răn đe. Câu 41: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu lợi ích của A. một bộ phận nhân dân. B. Nhà nước. C. Đảng Cộng sản. D. các giai cấp, tầng lớp nhân dân. Câu 42: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện, thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật? A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội. C. Bản chất kinh tế. D. Bản chất chính trị. Câu 43: Bản chất xã hội của pháp luật phản ánh A. nhu cầu của một bộ phận nhân dân trong xã hội. B. nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. C. nghĩa vụ của một bộ phận nhân dân trong xã hội. D. nhu cầu của dân nghèo trong xã hội. Câu 44: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của A. những người giàu. B. đa số nhân dân lao động. C. những người nghèo. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 45: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật A. đứng trên xã hội. B. bắt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội. C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Câu 46: Nếu pháp luật mang tính bắt buộc thì đạo đức mang tính A. tự phát. B. tự nhiên. C. tự giác. Câu 47: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về bản chất xã hội của pháp luật? A. Pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội. B. Pháp luật là những điều cấm đoán trong xã hội. C. Pháp luật xử lí người vi phạm trong xã hội. D. Pháp luật chỉ mang tính bắt buộc. D. tự nó. Câu 48: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương của nước ta là A. Uỷ ban nhân dân. B. Hội đồng nhân dân. C. Toà án nhân dân. D. Viện Kiểm sát nhân dân. Câu 49: Pháp luật nước ta được ban hành bởi A. Quốc hội. B. Mặt trận Tổ quốc. C. Đảng Cộng sản. D. Hội Liên hiệp Phụ nữ. Câu 50: Pháp luật được thực hiện trong đời sống vì sự phát triển của xã hội thế hiện bản chất nào của pháp luật? A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội. C. Bản chất kinh tế. D. Bản chất chính trị. Câu 51: Pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Nhà nước. B. Giai cấp. C. Xã hội. D. Các giai cấp. Câu 52: Từ quy tắc thuận mua vừa bán trong đời sống xã hội, Nhà nước đã thừa nhận và quy định thành những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội. C. Bản chất kinh tế. D. Bản chất chính trị. Câu 53: Quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội nói lên mối quan hệ giữa A. đạo đức và pháp luật. B. đạo đức và kinh tế. C. đạo đức và lối sống. D. đạo đức và phong tục tập quán. Câu 54: Dấu hiệu nào sau đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức. B. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức. C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. Câu 55: Điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật với đạo đức xã hội được thể hiện ở A. tính tự giác. B. tính quy phạm phổ biến. C. tính quần chúng. D. tính cục bộ địa phương. Câu 56: Phạm vi điều chỉnh của pháp luật như thế so với phạm vi điều chỉnh của đạo đức? A. Rộng hơn. B. Hẹp hơn. C. Lớn hơn. D. Nhiều hơn. Câu 57: Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành vi vi phạm A. pháp luật hình sự. B. chuẩn mực đạo đức. C. pháp luật dân sự. D. pháp luật hành chính. Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Khi đạo đức thành pháp luật sẽ được đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. B. Pháp luật bảo vệ đạo đức và một số quy định bắt nguồn từ đạo đức. C. Đạo đức là cơ sở duy nhất để pháp luật tồn tại, phát triển. D. Pháp luật sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tới các quy phạm đạo đức. Câu 59: Bạn B trộm cắp tài sản của người khác. Vậy bạn B vi phạm A. đạo đức. B. pháp luật, đạo đức. C. nghĩa vụ, pháp luật. D. nội quy, đạo đức. Câu 60: Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng rong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy hành vi của bạn A vi phạm. A. đạo đức. B. pháp luật. C. nghĩa vụ. D. nội quy. Câu 61: Đang trên đường đi học bằng xe buýt, H gặp một cụ già cũng lên xe nhưng không có ghế ngồi. Mỗi lần xe thắng gấp là cụ lại ngã nhào về phía trước. Thấy vậy H ái ngại định nhường ghế cho cụ, nhưng vì nhân viên xe buýt không nhắc nhở nên trên xe không ai nhường ghế cho cụ già. Hành vi của H là A. vi phạm đạo đức. B. vi phạm pháp luật. C. vi phạm nghĩa vụ. D. vi phạm nội quy. Câu 62: Khi thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có khả năng cứu giúp, cách xử sự nào sau đây là phù hợp với đạo đức và pháp luật? A. Chờ người khác đến cứu. B. Bỏ mặc. C. Cứu người. D. Đứng nhìn. Câu 63: Q biết trên xe buýt A không nhường ghế cho một cụ già nên trong buổi sinh hoạt lớp, Q phản đối A gay gắt. Bực mình vì bị Q lên án, A đã nói xấu Q trên trang cá nhân và nhờ U và L chia sẻ cho M và N. Hành vi của những ai dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Bạn A. B. Bạn A, bạn U và bạn L. C. Bạn A, bạn M và N. D. Bạn A, U, L, M và N. Câu 64: Lớp trưởng giao cho A giúp đỡ bạn B học bài. Nhưng A không giúp đỡ vì cho rằng việc học là chuyện của mỗi người. N và H phản đối suy nghĩ của bạn A nhưng lại không giúp được B vì hai bạn học cũng yêu. Hành vi của những ai dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lớp trưởng và bạn A. B. Bạn N và H. C. Bạn A. D. Lớp trưởng, A, N và H. Câu 65: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước A. quản lí xã hội. B. quản lí công dân. C. bảo vệ các giai cấp. D. bảo vệ các công dân. Câu 66: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các biện pháp để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật? A. Nhà nước ban hành pháp luật. B. Nhà nước tuyên truyền, giáo dục pháp luật. C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến. Câu 67: Vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. C. Bảo vệ lợi ích tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 68: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình. B. quyền và nghĩa vụ của mình. C. các quyền của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 69: Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí A. hữu hiệu và phức tạp nhất. B. dân chủ và hiệu quả nhất. C. hiệu quả và khó khăn nhất. D. dân chủ và cứng rắn nhất. Câu 70: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục. B. đạo đức. C. pháp luật. D. kế hoạch. Câu 71: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có A. dân chủ và hạnh phúc. B. hoà bình và dân chủ. C. trật tự và ổn định. D. sức mạnh và quyền lực. Câu 72: Phát biểu nào sau đây là sai khi trả lời câu hỏi tại sao quản lí xã hội bằng pháp luật là dân chủ và hiệu quả nhất? A. Pháp luật do Nhà nước ban hành. B. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. C. Pháp luật bảo đảm sức mạnh quyền lực của Nhà nước. D. Pháp luật là phương tiện duy nhất quản lí xã hội. Câu 73: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật? A. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội. C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. Câu 74: Phát biểu nào sau đây không đúng khi trả lời câu hỏi tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật? A. Đe đảm bảo quyền tự do cơ bản của công dân. B. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất. C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến. Câu 75: Để quản lí xã hội bằng pháp luật một cách hiệu quả, Nhà nuớc cần phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng nguời dân và của toàn xã hội nói lên A. vai trò của pháp luật. B. ý nghĩa của pháp luật. C. nội dung của pháp luật. D. đẳng cấp của pháp luật. BÀI 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật (Điểm c mục 1: Các giai đoạn thực hiện pháp luật: Không dạy? a. Khái niệm "thực hiện pháp luật" Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật Gồm 4 hình thức sau: STT 1 Hình thức thực hiên pháp luật Sử dụng pháp luật Nội dung Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. 2 Thi hành pháp luật Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm. 3 Tuân thủ pháp luật Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. 4 Áp dụng pháp luật Căn cứ pháp luật ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Giống nhau: Đều là hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện. Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình không bị ép buộc phải thực hiện. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a. Vi phạm pháp luật Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật - Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện: + Hành độn: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm…. + Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. VD: Sản xuất – kinh doanh không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người… - Thứ 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí là: + Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường. + Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. + Chịu trác nhiệm độc lập về hành vi của mình. - Thứ 3: Người vi phạm phải có lỗi. + Lỗi cố ý Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra. Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xảy ra. + Lỗi vô ý Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng hi vọng không xảy ra. Vô ý do cẩu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác. Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lí - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tồ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm: + Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt). + Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật (mục đích giáo dục). c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - Vi phạm hình sự. + Khái niệm: Là hành vi vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. + Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra. Tâm sinh lí bình thường, có khả năng nhận thức. Đủ từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. Lưu ý: Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 đến dưới 18 tuôi) phạm tội theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình nhằm giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. + Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 hình phạt chính) và 7 hình phạt bổ sung do toà án áp dụng với người phạm tội. - Vi phạm hành chính: + Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. + Chủ thể: Là cá nhân hoặc tổ chức + Trách nhiệm hành chính: Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật. - Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt về vi phạm hành chính do cố ý. - Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. - Vi phạm dân sự. + Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp đồng dân sự. + Chủ thể: Là cá nhân hoặc tổ chức. + Trách nhiệm dân sự: Toà án áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận. Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện. - Vi phạm kỉ luật: + Khái niệm: Là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. + Chủ thể: Cán bộ; công nhân viên; học sinh sinh viên... + Trách nhiệm kỉ luật: Do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải. Như vậy: Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lí và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí. Chú ý: Truy cứu trách nhiệm pháp luật phải đảm bảo: + Tính pháp che. + Tính công bằng và nhân đạo. + Tính phù hợp. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật A. cho phép làm. B. quy định làm. C. bắt buộc làm. D. khuyến khích làm. Câu 2: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ làm những gì mà pháp luật A. quy định phải làm. B. khuyến khích làm. C. cho phép làm. D. bắt buộc phải làm. Câu 3: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tố chức là A. thực hiện pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 4: Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 5: Các tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 6: Các tồ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 7: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 8: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. quy định làm. B. quy định phải làm. C. cho phép làm. D. không cấm. Câu 9: Cá nhân tổ chức sử dụng pháp luật là làm những việc mà pháp luật A. quy định làm. B. quy định phải làm. C. cho phép làm. D. không cấm. Câu 10: Cá nhân tổ chức áp dụng pháp luật là các cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các A. quyền và nghĩa vụ. B. trách nhiệm pháp lí. C. ý thức công dân. D. nghĩa vụ công dân. Câu 11: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật? A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 12: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật? A. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 13: Trường họp nào dưới đây thuộc hình thức thi hành pháp luật? A. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 14: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức tuân thủ pháp luật? A. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ. B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép. C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm. Câu 15: Người tham gia giao thông tuân thủ theo Luật Giao thông đường bộ là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 16: Đến hạn nộp tiền điện mà anh X vẫn không nộp. Vậy anh X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 17: Ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 18: Anh B săn bắt động vật quý hiếm. Trong trường hợp này, anh B đã không A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 19: Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 20: Trong lúc kiểm tra, A cho B nhìn bài của mình. Vậy cả A và B không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 21: A 15 tuổi nhưng không sử dụng xe có dung tích xi lanh 50cm3. Vậy A đã không thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 22: Chị X vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Vậy chị X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 23: Anh A không phá rừng. Vậy anh A đang A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 24: Anh M đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội. Trong trường họp này, anh M đã A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 25: Chị C đi nộp thuế cho Nhà nước. Vậy chị C đang A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 26: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này, chị C đã không A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 27: Anh A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma tuý. A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 28: Chị C là trưởng phòng. Chị vừa ra quyết định kỉ luật một nhân viên dưới quyền. Vậy chị C đang A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 29: Cảnh sát giao thông xử phạt một người vi phạm Luật Giao thông. Vậy cảnh sát giao thông đang A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 30: Hiệu trưởng trường THPT X ra quyết định kỉ luật học sinh A. Vậy hiệu trưởng trường X đã A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 31: Tòa án nhân dân huyện X triệu tập A để xét xử vụ án li hôn giữa A với vợ. Vậy tòa án đang A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 32: Công an huyện X ra quyết định khởi tố bị can bắt tạm giam đối tượng Y. Vậy công an huyện X đang A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 33: Công xã X bắt tạm giữ A để điều tra việc A đánh nhau. Vậy công an xã đang A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 34: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 35: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 100.000 đồng. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 36: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra toà. Vậy chị H đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 37: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 38: Ông A săn bắn động vật quý hiếm. Vậy ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 39: Ông A vượt đèn đỏ. Vậy ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 40: M thương hoàn cảnh của A nhà nghèo nên đã lấy trộm tiền của H đem cho A và bị công an bắt. Vậy hành vi của M là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 41: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 42: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức áp dụng pháp luật? A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn. Câu 43: Đang học lớp 12 nhưng V được cha mẹ mua xe máy 100cm3 để đi học. K là bạn học cùng lớp khuyên V không nên đi xe phân khối lóp đến trường. M và J lại khuyên V cứ dùng xe 100cm3 đó đi học. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật? A. Mình bạn V. B. Bạn V và K. C. Bạn V, bạn M và J. D. Bạn M và J. Câu 44: Anh G có tình cảm với chị H nhưng chị H lại thích anh K. Bực tức vì anh K ở nơi khác mà lại dám đến “tán gái làng” nên G đã rủ thêm anh Z và anh X đón đường đánh anh K, nhưng may mắn, anh K chạy thoát được. Anh K nhờ F đến khuyên G không nên đánh K nữa, nếu G không đồng ý, anh F sẽ báo cơ quan công an. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh G và chị H. B. Anh G, Z và X. C. Anh Z và X. D. Anh G, Z, X và F. Câu 45: Đang đi học thì V gặp X, Y, Z đang ngồi uống bia. vốn quen biết nên V nên X mời V uống cùng cho vui nhưng V khước từ. Thấy vậy, Y bực mình ép V phải uống bia, nếu không sẽ bị đánh. Lo sợ bị Y đánh nên V phải ngồi uống bia với X, Y và Z. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh Y. B. Anh Y và X. C. Anh Z và X. D. Anh X, Y và Z. Câu 46: Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là A. xâm phạm pháp luật. B. trái pháp luật. C. vi phạm pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 47: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quy tắc quản lí nhà nước. B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. các quan hệ lao động. D. các quan hệ công vụ nhà nước. Câu 48: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 49: Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 50: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 51: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 52: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 53: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 54: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 55: Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 56: Vi phạm hình sự là những hành vi A. gây nguy hiểm cho xã hội. B. cực kì nguy hiểm. C. đặc biệt nguy hiểm. D. rất nguy hiểm. Câu 57: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các A. quy tắc quản lí nhà nước. B. quy tắc kỉ luật lao động. C. quy tắc quản lí xã hội. D. nguyên tắc quản lí hành chính. Câu 58: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính. Câu 59: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình. D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình. Câu 60: Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật với vi phạm về tài sản là A. Cấm cư trú. B. cấm đi lại. C. Buộc xin lỗi công khai. D. Đền bù thiệt hại về tài sản. Câu 61: Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. nghĩa vụ. B. trách nhiệm pháp lí. C. trách nhiệm gia đình. D. trách nhiệm công dân. Câu 62: Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật với vi phạm về tinh thần là A. phạt tiền. B. cấm đi lại. C. buộc xin lỗi công khai. D. phạt tù. Câu 63: Độ tuổi nào dưới đây khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, thành công dân có ích? A. Đủ 12 - dưới 14. B. Đủ 14 - dưới 16. C. Đủ 16 - dưới 18. D. Đủ 14 - dưới 18.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan