Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Kiến thức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm khách quan gdcd theo chủ đề lớp 11 có...

Tài liệu Kiến thức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm khách quan gdcd theo chủ đề lớp 11 có đáp án

.PDF
103
1
87

Mô tả:

BÀI 1. CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Sản xuất của cải vật chất a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.  Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Có 3 yếu tố cơ bản: • Sức lao động - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất. - Sức lao động gồm: thể lực và trí lực. - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. • Đối tượng lao động Đối tượng lao động là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. - Đối tượng lao động có hai loại: Đối tượng lao động có sẵn (gỗ, đất đai, khoáng sản...) và đối tượng lao động qua tác động của lao động (sợi để dệt vải, sắt thép, xi măng...) - Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú. Con người ngày càng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn. - Cần có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. • Tư liệu lao động Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Phân loại tư liệu lao động: - Công cụ lao động - Kết cấu hạ tầng - Hệ thống bình chứa 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. (Nội dung thứ hai của phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế: không đưa vào nội dung giảng dạy) a. Phát triển kinh tế Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung: + Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế + Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định. Cơ sở của tăng trưởng kinh tế: - Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. - Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. - Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. - Gắn với chính sách dân số phù hợp. - Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và tiến bộ. b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội - Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân. - Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hoá. - Đối với xã hội: + Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. + Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. + Là điều kiện kiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình A. tạo ra của cải vật chất. B. sản xuất xã hội. C. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất. D. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Câu 2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là A. cơ sở tồn tại của xã hội. C. giúp con người có việc làm. B. tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 3: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất? A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất B. Công cụ lao động. D. Cơ sở vật chất. Câu 4: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. C. Tư liệu lao động. B. Sức lao động. D. Máy móc hiện đại. Câu 5: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác? A. Máy cày. B. Than. C. Sân bay. D. Nhà xưởng. Câu 6: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động? A. Đối tượng lao động. C. Sức lao động. B. Tư liệu lao động. D. Nguyên liệu lao động. Câu 7: Phát triển kinh tế là A. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm. B. sự tăng trưởng vê kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống. C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững. D. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. Câu 8: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân? A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm. B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế. C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe. Câu 9: Con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Điều đó thể hiện nội dung nào dưới đây của sản xuất của cải vật chất? A. Vai trò. B. Ý nghĩa. C. Nội dung. Câu 10: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. B. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động. D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất. Câu 11: Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội là A. vai trò của sản xuất của cải vật chất. B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất. C. nội dung của sản xuất của cải vật chất. D. phương hướng của sản xuất của cải vật chất. Câu 12: Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội là A. vai trò của sản xuất của cải vật chất. B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất. C. nội dung của sản xuất của cải vật chất. D. Phương hướng. D. phương hướng của sản xuất của cải vật chất. Câu 13: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đối các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là A. sản xuất kinh tế. C. sản xuất của cải vật chất. B. thỏa mãn nhu cầu. D. quá trình sản xuất. Câu 14: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là A. sức lao động. C. sản xuất của cải vật chất. B. lao động. D. hoạt động. Câu 15: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù họp với nhu cầu của con người được gọi là A. sản xuất của cải vật chất. C. tác động. B. hoạt động. D. lao động. Câu 16: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là A. tư liệu lao động. C. đối tượng lao động. B. công cụ lao động. D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 17: Sức lao động của con người là A. năng lực thể chất của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất. B. năng lực tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất. C. năng lực thể chất và tinh thần của con người. D. năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất. Câu 18: Loại đã qua chế biến như sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy là A. đối tượng lao động. C. phương tiện lao động. B. công cụ lao động. D. tư liệu lao động. Câu 19: Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là A. đối tượng lao động. C. phương tiện lao động. B. công cụ lao động. D. tư liệu lao động. Câu 20: Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tư liệu lao động. C. Đối tượng lao động. B. Công cụ lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 21: Tư liệu sản xuất gồm những loại nào sau đây? A. Công cụ lao động. C. Phương tiện lao động. B. Công cụ và đối tượng lao động. D. Người lao động và công cụ lao động. Câu 22: Tư liệu lao động được chia thành mấy loại? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 23: Đối tượng lao động được phân thành mấy loại? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 24: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. C. Công cụ lao động. B. Tư liệu lao động. D. Nguyên vật liệu nhân tạo. Câu 25: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. C. Công cụ lao động. B. Tư liệu lao động. D. Nguyên vật liệu nhân tạo. Câu 26: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là A. động lực thúc đẩy xã hội phát triển. B. nền tảng của xã hội loài người. C. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. D. cơ sở cho sự tồn tại của nhà nước. Câu 27: Xét đến cùng, sự vận động và phát triển của toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội là do A. con người quyết định. C. nhà nước chi phối. B. sản xuất vật chất quyết định. D. nhu cầu của con người quyết định. Câu 28: Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng: A. có nhiều của cải hơn. C. được nâng cao trình độ. B. sống sung sướng, văn minh hơn. D. được hoàn thiện và phát triển toàn diện. A. cơ cấu thành phần. C. cơ cấu lãnh thổ. B. cơ cấu vùng. D. cơ cấu ngành. Câu 33: Khả năng của lao động là A. căng lực sáng tạo. C. sức lao động. B. sức khỏe của người lao động. D. sức sản xuất. Câu 34: Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực là A. sức lao động. B. lao động. C. người lao động. D. hoạt động. Câu 35: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò nào dưới đây đên mọi hoạt động của xã hội? A. Quan trọng. B. Quyết định. C. Cần thiết. B. Trung tâm. Câu 36: Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất? A. Tư liệu sản xuất. C. Hệ thống bình chứa. B. Công cụ lao động. D. Kết cấu hạ tầng. Câu 37: Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động? A. Công cụ lao động. C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. B. Người lao động. D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản. Câu 38: Trong tư liệu lao động, bộ phận quyết định đến năng suất lao động là yếu tố nào dưới đây? A. Công cụ lao động. C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. B. Nguyên vật liệu cho sản xuất. D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản. Câu 39: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào dưới đây là quan trọng nhất? A. Cơ cấu ngành kinh tế. C. Cơ cấu vùng kinh tế. B. Cơ cấu thành phần kinh tế. D. Cơ cấu lãnh thổ. Câu 40: Phát triển kinh tế có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân? A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập. B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc. C. Phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. B. Thực hiện dân giàu, nước mạnh. Câu 41: Tất cả các loại đối tượng lao động, dù trực tiếp hay gián tiếp đều A. có sự tác động của con người. C. có nguồn gốc từ tự nhiên. B. có những công dụng nhất định. D. do con người sáng tạo ra. Câu 42: Theo C. Mác, chúng ta có thể dựa vào đâu để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử? A. Đối tượng lao động. C. Người lao động. B. Sản phẩm lao động. D. Tư liệu lao động. Câu 43: Muốn thúc đẩy sự phát triển của sản xuất thì trước tiên phải chăm lo đầu tư phát triển A. nguồn tài chính. C. nguồn lực con người. B. nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. giáo dục và đào tạo. Câu 44: Người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ bản của A. lực lượng sản xuất. C. công cụ sản xuất. B. mọi tư liệu sản xuất. D. phương thức sản xuất. Câu 45: Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết họp lại thành A. phương thức sản xuất. C. quá trình sản xuất. B. lực lượng sản xuất D. tư liệu sản xuất. Câu 46: Người lao động với tư liệu sản xuất kết hợp thành: A. Phương thức sản xuất. C. Quá trình sản xuất. B. Lực lượng sản xuất. B. Tư liệu sản xuất. Câu 47: Lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kết hợp thành A. phương thức sản xuất. C. quá trình sản xuất. B. lực lượng sản xuất. D. tư liệu sản xuất. Câu 48: Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội vì A. là nguyên nhân, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. B. là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội. C. là hạt nhân, là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng sự đa dạng hoạt động của xã hội. D. là trung tâm, là sự liên kết các hoạt động của xã hội. Câu 49: Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt A. các hoạt động kinh tế. C. các mức độ kinh tế. B. các quan hệ kinh tế. D. các thời đại kinh tế. Câu 50: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất vì A. biểu hiện trình độ phát triển của tư liệu sản xuất. B. kết quả trình độ phát triển của tư liệu sản xuất. C. hệ quả trình độ phát triển của tư liệu sản xuất. D. kết tinh trình độ phát triển của tư liệu sản xuất. Câu 51: Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là A. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất. B. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất. C. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất. D. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất. Câu 52: Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò của tăng trưởng kinh tế? A. Để củng cố quốc phòng, an ninh. B. Để tạo thêm việc làm, giải quyết thất nghiệp. C. Là điều kiện để khắc phục tình trạng đói nghèo. D. Giúp các quốc gia phát triển hoàn toàn độc lập với thế giới bên ngoài. Câu 53: Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế? A. Muốn phát triển kinh tế phải tăng trưởng kinh tế. B. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế. C. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. D. Tăng trưởng kinh tế không có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế. Câu 54: Đối tượng lao động của người thợ may là A. máy khâu. B. kim chỉ. C. vải. D. áo, quần. C. đục, bào. D. bàn ghế. Câu 55: Đối tượng lao động của người thợ mộc là A. gỗ. B. máy cưa. Câu 56: Với người thợ xây, đâu là công cụ lao động? A. Thước, bay, bàn chà. B. Gạch, ngói. C. Tôn lợp nhà. D. Xà gồ. Câu 57: Công cụ lao động của người thợ mộc là A. gỗ. B. sơn. C. đục, bào. D. bàn ghế. C. vải. D. áo, quần. Câu 58: Công cụ lao động của người thợ may là A. máy khâu. B. áo quần bán ở chợ. Câu 59: Hoạt động nào sau đây được coi là lao động? A. Anh B đang xây nhà. B. Ong đang xây tổ. C. H đang nghe nhạc. D. Chim tha mồi về tổ. Câu 60: Doanh nghiệp M kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Việc làm của doanh nghiệp M thể hiện vai trò của phát triển kinh tế đối với A. gia đình. B. xã hội. C. tập thể. D. cộng đồng. Câu 61: A tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ lo ăn chơi. Việc làm của A không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Phát triển kinh tế. C. Củng cố an ninh quốc phòng. B. Giữ gìn truyền thống gia đình. D. Phát huy truyền thống văn hoá. Câu 62: S cho rằng gia đình mình giàu, không cần lao động vẫn sống tốt nên hàng ngày, sau giờ học lại tụ tập bạn bè đi chơi. Nếu là S, em sẽ chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với quan điểm kinh tế? A. Không cần lao động, cứ sống hưởng thụ. B. Cố gắng học tập và giúp đỡ gia đình công việc phù hợp. C. Không cần học vì nhà giàu lo gì chuyện tiền bạc. D. Không tụ tập bạn bè đi chơi nhưng cũng không cần học, không cần lao động. Câu 63: Doanh nghiệp Z đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vậy, quan điểm của doanh nghiệp Z là A. được, vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế. B. được, vì doanh nghiệp gắn phát triền kinh tế với giải quyết việc làm cho con người. C. không được, vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. D. không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương. Câu 64: Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi. Theo em A. quan niệm của M, N, H là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái. B. quan niệm của M, N, H là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp. C. quan niệm của M, N là sai vì sau giờ học không nên ngủ và chơi game. D. quan niệm của N, H là sai vì không nên chơi game và nói dối cha mẹ. Câu 65: Được Nhà nước cử đi du học ở nước ngoài, sau khi hoàn thành khoá học, E muốn về Việt Nam để làm việc vì ngành mà E học ở Việt Nam còn thiếu. Cha mẹ E phản đối vì cho rằng làm ở nước ngoài lương sẽ cao, chế độ đãi ngộ tốt, cộng sự giỏi. Là bạn của E, em hãy giúp bạn đưa ra ứng xử phù hợp? A. Nghe theo lời cha mẹ. B. Phản đối cha mẹ. C. Thuyết phục cha mẹ để về Việt Nam làm việc. D. Không liên lạc với cha mẹ, bí mật về nước làm việc. C. ĐÁP ÁN 1-D 2-A 3-B 4-B 5-B 6-B 7-D 8-B 9-A 10-B 11-A 1-2-A 13-C 14-A 15-D 16-C 17-D 18-A 19-A 20-A 21-B 2-2-B 23-A 24-B 25-B 26-C 27-B 28-D 29-D 30-D 31-C 3-2-D 33-B 34-B 35-B 36-B 37-B 38-A 39-B 40-A 41-B 42-D 43-C 44-A 45-D 46-B 47-A 48-A 49-D 50-A 51-B 52-D 53-D 54-C 55-A 56-A 57-C 58-A 59-A 60-B 61-A 62-B 63-C 64-B 65-C BÀI 2: HÀNG HOÁ – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM a. Hàng hóa là gì? Hàng hoá là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán. b. Đặc điểm hàng hóa - Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá - Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hoá có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể. C. Hai thuộc tính của hàng hóa Hàng hoá gồm có hai thuộc tính: giá trị hàng hoá và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng - Giá trị sử dụng của hàng hoá là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. - Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng. - Giá trị sử dụng của hàng hoá là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị hàng hoá - Giá trị của hàng hoá chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa. - Hao phí lao động từng người sản xuất được gọi là thời gian lao động cá biệt (TGLĐCB). - Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hoá. - Nền sản xuất hàng hoá lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết. - Thời gian lao động cần thiết (TGLĐCT) để sản xuất hàng hoá là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã hội nhất định. - Thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT) tạo ra giá trị xã hội của hàng hoá. - Người có: TGLĐCB < TGLĐXHCT: Lãi, TGLĐCB > TGLĐXHCT: Thua lỗ.  Hàng hoá là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hoá. Hàng hoá biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hoá. 2: Tiền tệ a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ (bốn hình thái giá trị: đọc thêm) Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và các hình thái giá trị. Bản chất: Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hoá. b. Các chức năng của tiền tệ Thước đo giá trị - Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá (giá cả). - Giá cả hàng hoá quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hoá, giá trị tiền tệ, quan hệ cung - cầu hàng hoá. Phương tiện lưu thông - Theo công thức: Hàng - tiền - hàng (tiền là môi giới trao đổi). - Trong đó, Hàng - Tiền là quá trình bán, Tiền - Hàng là quá trình mua. Phương tiện cất trữ - Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị. Phương tiện thanh toán - Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hoá, mua nợ, nộp thuế...). Tiền tệ thế giới -Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái. C. Quy luật lưu thông tiền tệ (không dạy) 3: Thị trường Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá dịch vụ. Các chức năng cơ bản của thị trường: - Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. - Chức năng thông tin. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.  Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng dành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán là A. hàng hoá. B. tiền tệ. C. thị trường. Câu 2: Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây? A. Giá trị. C. Giá trị trao đổi. D. lao động. B. Giá trị thương hiệu. D. Giá trị sử dụng. Câu 3: Giá trị xã hội của hàng hoá được xác định bởi A. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hoá tốt nhất. B. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hoá tốt nhất. C. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. D. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hoá. Câu 4: Giá trị sử dụng của hàng hoá được hiểu là A. công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. B. công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất. C. công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần. D. công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán. Câu 5: Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là A. giá trị hàng hoá. C. giá trị lao động. B. giá trị sử dụng của hàng hoá. D. giá trị sức lao động. Câu 6: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi A. nhà nước phát hành thêm tiền. B. nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm. C. đồng nội tệ mất giá. D. tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết. Câu 7: Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua A. sản xuất, tiêu dùng. B. trao đổi mua - bán. C. phân phối, sử dụng. D. quá trình lưu thông. Câu 8: Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây? A. Giá trị và giá trị trao đổi. C. Giá trị và giá trị sử dụng. B. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt. D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt. Câu 9: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua A. giá trị sử dụng của nó. C. giá trị cá biệt của nó. B. công dụng của nó. B. giá trị trao đổi của nó. Câu 10: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng A. khác nhau. B. giống nhau. C. ngang nhau. D. bằng nhau. Câu 11: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là A. giá trị của hàng hoá. C. tính có ích của hàng hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.  D. thời gian lao động cá biệt. Câu 12: Công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người là A. giá trị. B. chức năng. C. giá trị sử dụng. D. chất lượng. Câu 13: Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá trị trao đổi. Câu 14: Giá trị của hàng hoá được thực hiện khi A. người sản xuất cung ứng hàng hoá phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. B. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường bán. C. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường bán và bán được. D. người sản xuất cung ứng được hàng hoá có nhiều giá trị sử dụng. Câu 15: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hoá? A. Điện. B. Nước máy. C. Không khí. D. Rau trồng để bán. Câu 16: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là A. mệnh giá. B. giá niêm yết. C. chỉ số hối đoái. D. tỉ giá hối đoái. Câu 17: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng A. phương tiện lưu thông. C. tiền tệ thế giới. B. phương tiện thanh toán. D. giao dịch quốc tế. Câu 18: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện chức năng A. phương tiện lưu thông. C. tiền tệ thế giới. B. phương tiện thanh toán. D. giao dịch quốc tế. Câu 19: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng A. phương tiện lưu thông. C. tiền tệ thế giới. B. phương tiện thanh toán. D. giao dịch quốc tế. Câu 20: Người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng là thực hiện chức năng A. phương tiện lưu thông. C. tiền tệ thế giới. B. phương tiện thanh toán. D. giao dịch quốc tế. Câu 21: Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng A. giảm phát. B. thiểu phát. C. lạm phát. D. giá trị của tiền tăng lên. Câu 22: Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá sẽ: A. giảm đi. B. không tăng. C. tăng lên. D. giảm nhanh. Câu 23: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. B. tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. C. tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch. D. tiền dùng để cất trữ. Câu 24: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 25: A nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây? A. A đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ. C. A gửi số tiền đó vào ngân hàng. B. A mua vàng cất đi. D. A bỏ số tiền đó vào lợn đất. Câu 26: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là A. sàn giao dịch. C. chợ. B. thị trường chứng khoán. D. thị trường. Câu 27: Các nhân tố cơ bản của thị trường là A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả. C. tiền tệ, người mua, người bán. B. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán. D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. Câu 28: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây? A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Câu 29: Giá trị của hàng hoá là A. lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá. B. lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hoá. C. lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hoá. D. lao động của người sản xuất hàng hoá. Câu 30: Mục đích cuối cùng mà người sản xuất hàng hoá hướng đến là A. giá cả. C. công dụng của hàng hoá. B. lợi nhuận. D. số lượng hàng hoá. Câu 31: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến hàng hóa là A. giá cả của hàng hoá. C. công dụng của hàng hoá. B. lợi nhuận. D. mẫu mã của hàng hoá. Câu 32: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá trị trao đổi. C. Lao động xã hội của người sản xuất. B. Giá trị số lượng, chất lượng. D. Giá trị sử dụng của hàng hoá. Câu 33: Nói hàng hoá là một phạm trù lịch sử là vì A. hàng hoá chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá. B. hàng hoá xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người. C. hàng hoá ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử. D. hàng hoá ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người. Câu 34: Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá? A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá. C. Giá trị của hàng hoá. B. Giá trị sử dụng của hàng hoá. D. Xu hướng của người tiêu dùng. Câu 35: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hoá? A. 5 con. B. 20 con. C. 15 con. D. 3 con. Câu 36: Đâu không phải là chức năng của tiền tệ trong các ý sau đây? A. Phương tiện thanh toán C. Phương tiện lưu thông B. Tiền tệ thế giới D. Thước đo kinh tế Câu 37: Yếu tố nào dưới đây nói lên tiền tệ là hàng hoá đặc biệt? A. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hoá đã phát triển. B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị. C. Vì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá. D. Vì tiền tệ là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Câu 38: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán. B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại. C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. D. tiền dùng làm phương tiện lưu thông. Câu 39: Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi A. tiền dùng đề đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. B. tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hoá diễn ra thuận lợi. C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán. D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.  Câu 40: Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. B. trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới của một quốc gia. C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán. D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ. Câu 41: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 42: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây? A. Hàng hoá, tiền tệ, cửa hàng, chợ. C. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. B. Hàng hoá, người mua, người bán. D. Người mua, người bán, tiền tệ. Cân 43: Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Nhà nước. D. Người làm dịch vụ. Câu 44: Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào dưới đây? A. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. B. Hàng hoá, người mua, người bán. C. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả. D. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả. Câu 45: Một trong những chức năng của thị trường là A. đánh giá hàng hoá. B. trao đổi hàng hoá. C. thực hiện hàng hoá. D. thông tin. Câu 46: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng A. có giá trị sử dụng. C. mua - bán trên thị trường. B. được xã hội thừa nhận. D. được đưa ra để bán trên thị trường. Câu 47: Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị trao đổi. D. giá trị trên thị trường. Câu 48: Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, công dụng của hàng hoá được phát hiện dần và: A. không ngừng được khẳng định. C. ngày càng trở nên tinh vi. B. ngày càng đa dạng, phong phú. D. không ngừng được hoàn thiện. Câu 49: Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hóa đó A. đã được sản xuất ra. C. đã được bán cho người mua. B. được đem ra trao đổi D. được đem ra tiêu dùng Câu 50: Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 51: Công thức H-T-H, trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 52: Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất? A. Cung bằng cầu. C. Cung lớn hơn cầu. B. Cung nhỏ hơn cầu. D. Cung nhỏ hơn cầu rất nhiều. Câu 53: Khi là người bán hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất? A. Cung bằng cầu. C. Cung lớn hơn cầu. B. Cung nhỏ hơn cầu. D. Cung lớn hơn cầu rất nhiều. Câu 54: Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của A. sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. lượng vàng được dự trữ. B. lượng hàng hoá được sản xuất D. lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ. Câu 55: Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng ít hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ A. được cất trữ nhiều hơn. C. giảm giá trị. B. được đưa vào lưu thông nhiều hơn. D. giảm số vòng luân chuyển. Câu 56: Khi lạm phát xảy ra thì sức mua của tiền tệ sẽ A. mạnh lên. B. tăng lên. C. không giảm. D. giảm đi. Câu 57: Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ A. được cất trữ nhiều hơn. C. tăng giá trị. B. được lưu thông nhiều hơn. D. tăng số vòng luân chuyển. Câu 58: Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá được A. thông qua. B. thực hiện. C. phản ánh. D. biểu hiện. Câu 59: Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng A. thực hiện. B. kiểm tra. C. mua - bán. D. thông tin. Câu 60: Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do: A. tác động của người mua. C. tác động của người sản xuất. B. tác động của cung - cầu. D. tác động của người bán. Câu 61: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa. Những hàng hóa nào phù hợp thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thông tin. B. Điều tiết sản xuất. C. Mã hóa. D. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Câu 62: Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại hàng hoá, điều kiện mua bán là thể chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. B. Thông tin. C. Điều tiết sản xuất. D. Mã hóa. Câu 63: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường? A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Câu 64: Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Phương tiện thanh toán. C. Thước đo giá trị. B. Phương tiện giao dịch. D. Phương tiện lưu thông. Câu 65: Tháng 06 năm 2017, 1 USD đổi được 22.300 VNĐ, điều này được gọi là A. tỉ giá hối đoái. B. tỉ giá trao đổi. C. tỉ giá giao dịch. D. tỉ lệ trao đổi. Câu 66: Tour tham quan Huế - Quảng Trị là loại hàng hoá A. ở dạng vật thể. B. hữu hình. C. không xác định. D. dịch vụ. Câu 67: Nhà đất được rao bán trên các sàn giao dịch bất động sản là loại hàng hoá A. dịch vụ. B. phi vật thể. C. hữu hình. D. bất động sản. Câu 68: Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 69: Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra đôla để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 70: Vợ chồng chị S đã trả cho công ty D 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Q. Trọng trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 71: Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào sau đây? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 72: Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mĩ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thế hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây? A. Giá trị. B. Giá cả. C. Giá trị sử dụng. D. Lượng giá trị. Câu 73: Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhung B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào sau đây? A. Tiền tệ thế giới. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Thước đo giá trị. Câu 74: Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 75: Gia đình anh A, sau mùa quýt để dành được 150 triệu đồng bỏ vào két sắt để khi cần thì dùng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 76: A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 77: Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ A. thu hẹp sản xuất, nâng cao năng suất lao động. B. mở rộng sản xuất. C. mở rộng tối đa sản xuất. D. bỏ sản xuất. Câu 78: Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ A. thu hẹp sản xuất. C. bỏ sản xuất. B. mở rộng sản xuất. D. giữ nguyên quy mô sản xuất. Câu 79: Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể chức năng nào của thị trường? A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. B. Thông tin. C. Điều tiết sản xuất. D. Định lượng. Câu 80: Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng thực hiện giá trị. C. Chức năng thừa nhận giá trị. D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng. C. ĐÁP ÁN 1-A 2-A 3-C 4-A 5-B 6-D 7-B 8-C 9-C 10-A 11-A 12-C 13-D 14-A 15-C 16-D 17-C 18-A 19-B 20-A 21-C 22-C 23-A 24-C 25-B 26-D 27-D 28-A 29-C 30-B 31-C 32-A 33-A 34-C 35-C 36-D 37-B 38-C 39-D 40-B 41-C 42-C 43-A 44-C 45-D 46-C 47-B 48-B 49-B 50-A 51-B 52-C 53-B 54-A 55-B 56-D 57-A 58-B 59-D 60-B 61-D 62-B 63-D 64-D 65-A 66-D 67-D 68-D 69-C 70-D 71-B 72-C 73-C 74-B 75-C 76-D 77-A 78-B 79-B 80-D
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan