Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat và metanol của cây hedyotis dichotom...

Tài liệu Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat và metanol của cây hedyotis dichotoma koen.ex roth (rubiaceae)

.PDF
31
158
121

Mô tả:

Chương 1 TỔNG QUAN 1 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Tổng quan 1.1. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT Chi Hedyotis gồm khoảng 180 loài, là những cây thân thảo, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Chúng thường mọc ở vùng đất cát, dọc theo bờ sông và các vùng duyên hải [5]. Có khoảng 70 loài thuộc chi Hedyotis ở Việt Nam, chủ yếu là các cây Hedyotis biflora (L.) Lam, Hedyotis diffusa Willd, Hedyotis corymbosa (L.) Lam, Hedyotis capitellata var.mollis Piere ex Pit, Hedyotis heynii R. Br…. [3] Cây An điền lưỡng phân là một cây thuộc chi Hedyotis có tên khoa học là Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Hình 1.1: An điền lưỡng phân Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth (Rubiaceae) 2 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Tổng quan 1.1.1. Mô tả cây Cỏ nhất niên, cao đến 30 cm, có nhánh dài. Lá không lông, có phiến hẹp, dài 3-5 cm, rộng 3-5 mm, gân phụ không rõ; lá bẹ nhỏ có hai răng. Tụ tán lưỡng phân đều, thưa ở ngọn nhánh. Hoa nhỏ, màu lam hay tím tím, tứ phân. Nang tròn tròn, to 3 mm, hột nhỏ nhiều. [3] 1.1.2. Phân bố Cây mọc ở nơi đất cát, vườn, nhất là dựa biển Phú Quốc. [3] 1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 1.2.1. An điền lưỡng phân (Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth) Năm 1997, A. S. Hamzah và cộng sự [6] đã cô lập từ rễ cây Hedyotis dichotoma được isovitexin, acid ursolic, hai antraquinon là: 1,4-dihydroxy-2,3dimetoxyantraquinon và 2,3-dimetoxy-9-hydroxy-1,4-antraquinon. Năm 2001, R. Ahmad và cộng sự [15] đã cô lập được hai coumarin là scopoletin và fraxin với cấu trúc như sau. O OH OH OMe OMe O MeO O Isovitexin Glc O OH OH O 1,4-Dihydroxy-2,3-dimetoxyantraquinon MeO OH O OMe HO O Scopoletin OMe H O O 2,3-Dimetoxy-9-hydroxi-1,4-antraquinon COOH MeO HO O O Glc O Fraxin HO Acid ursolic 3 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Tổng quan 1.2.2. Những cây cùng chi Hedyotis • An điền bò (Hedyotis diffusa Willd) [7, 8, 9] Acid ursolic; hydroxyantraquinon; metylantraquinon; acid oleanolic; β-sitosterol; stigmasterol; 2-metyl-3-hydroxy-4-metoxyantraquinon; 2-metyl-3-metoxyantraquinon; 2-metyl-3- 2,3-dimetoxy-6- (Z)-6-O-p-metoxycinnamoyl scandosid metyl ester; (E)-6-O-p-metoxycinnamoyl scandosid metyl ester; (Z)-6-Oferuloyl scandosid metyl ester; (E)-6-O-feruloyl scandosid metyl ester; (Z)-6-O-pcoumaroyl scandosid metyl ester; (E)-6-O-p-coumaroyl scandosid metyl ester; kaempferol 3-O-[2-O-(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid; quercetin 3-O-[2-O-(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid; quercetin 3-O-[2-O-(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-glucopyranosid; kaempferol 3-O-(2-O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-galactopyranosid và quercetin 3-O(2-O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-galactopyranosid. • An điền cạnh nhọn (Hedyotis acutangula Champ.ex Born) Arborinon; isoarborinol; isoarborinyl acetat; germanicol; taraxerol; erythrodiol; acid ursolic; acid oleanolic và olean-12-en-3β,28,29-triol. • An điền cỏ (Hedyotis herbacea L.) [11, 12] Kaempferol-3-O-arabinopyranosid; kaempferol-3-O-rutinosid; 2,3-dimetoxy9-hydroxy-1,4-antraquinon; ursolic; 2-hydroxymetyl-10-hydroxy-1,4-antraquinon; 1,4-dyhydroxy-2,3-dymetoxyantraquinon và acid 1,4-dyhydroxy-2- hydroxymetylantraquinon. 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH Hiện chưa có tài liệu nào nói về dược tính của cây An điền lưỡng phân (Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth), nên chúng tôi sẽ trình bày về dược tính của một số cây thuốc thuộc chi Hedyotis đã được nhân dân sử dụng để điều trị bệnh. • An điền bò (Hedyotis diffusa Willd) [1] An điền bò có tác dụng kháng sinh, trị đau hầu họng, viêm nhiễm đường tiểu, đường ruột, viêm loét dạ dày, tá tràng, nóng sốt (kể cả sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu), trị sỏi mật, sưng hạch bạch huyết, viêm gan, ung thư gan, ung thư cổ tử cung. 4 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Tổng quan • An điền cạnh nhọn (Hedyotis acutangula Champ.ex Born) [2] Trị viêm gan, bệnh đường tiết niệu, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm họng, ho. Liều dùng 15 – 30 g, dạng thuốc sắc. • An điền cỏ (Hedyotis herbacea L.) [2] Ở Ấn Độ, toàn cây sắc uống trị sốt rét và dùng tắm cho những người bị bệnh tê thấp. Bột nghiền ra cùng với mật ong dùng cho người bị bệnh sốt và sưng đau thấp khớp. Cây còn được dùng với dầu và dầu này dùng để trị bệnh chân voi và đau mình. Lá dùng trị bệnh hen suyễn và lao phổi. • An điền đầu (Hedyotis capitellata var.mollis Piere ex Pit) [3] Trị bệnh lở miệng lưỡi, loét dạ dày, viêm họng, lở loét ngoài da, chữa vết thương làm chóng lên da non, chữa đau mắt, chữa bong gân. • An điền hai hoa (Hedyotis biflora L.) [2] Ở Ấn Độ, cây được dùng chữa sốt cơn, dạ dày bị kích thích, suy giảm thần kinh. Ở Cà Mau, nhân dân dùng cây sắc nước để chữa bệnh viêm mủ sau khi mổ. Cây còn được dùng để chữa sốt, đau nhức xương cốt, thấp khớp. Ở Vĩnh Phú nhân dân dùng chữa rắn cắn. • An điền lớn (Hedyotis hedyotidea (DC.) Hand – Mazz.) [2] Trị trúng thử, cảm mạo, ho, viêm dạ dày, trĩ, mụn nhọt, đau lưng: liều dùng 15 – 30 g, dạng thuốc sắc, trị lở ngứa ngoài da. • An điền lá thông (Hedyotis pinifolia Wall.ex G. Don) [2] Ở Trung Quốc, cây dùng trị cam tích ở trẻ em và đòn ngã tổn thương. Ở Malaysia, cây dùng làm thuốc đắp các chỗ đau trên cơ thể. • An điền nhám (Hedyotis verticillata L.) [2] Chữa cảm mạo, phát sốt, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lị, viêm màng tiếp hợp cấp, rắn rết cắn: liều dùng 12 – 20 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ung thũng, sưng vú, viêm mủ da, rắn độc, rết cắn: lấy cây tươi giã nát, đắp hoặc nấu nước rửa. • An điền hoa nhỏ (Hedyotis tenelliflora Bl.) [2] 5 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Tổng quan Thường dùng trị u ác tính, viêm ruột thừa, lỵ, ho, rắn độc cắn, viêm mủ da. Liều dùng: 10 – 60 g, dạng thuốc sắc. • An điền tai (Hedyotis auricularia L.) [2] Chữa cảm mạo phát sốt, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lị, viêm màng tiếp hợp cấp, rắn rết cắn: liều dùng 12 – 20 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ung thũng, sưng vú, viêm mủ da, rắn rết cắn: lấy cây tươi giã nát, đắp hoặc nấu nước rửa. • Cóc mẵn (Hedyotis corymbosa (L.) Lamk) [3] Cóc mẵn có tác dụng hạ nhiệt, kiện vị, bổ thần kinh (trị xáo trộn thần kinh), trị nhức xương, trị lãi. Rễ cho màu đỏ máu tươi, trị sót ở bao tử, đau lá lách, sưng gan, vàng da. Lá trị sốt. 1.4. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC ™ Thử nghiệm độc tính Brine Shrimp [4] Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy có một mối liên quan thuận chiều giữa độc tính của cao trích từ cây thuốc trên ấu trùng Brine Shrimp với tác dụng của cao thuốc đó trên những dòng tế bào ung thư như: KB (human nasopharyngeal carcinoma), L5178Y, L1210, P-388 (3PS) bệnh bạch cầu trên chuột. Đa số các hợp chất hữu cơ có tác dụng trên tế bào ung thư đều có tác dụng với thử nghiệm Brine Shrimp. Xác định liều chết trong thử nghiệm Brine Shrimp có thể dự đoán được cao trích có khả năng giết tế bào ung thư trong môi trường nuôi cấy tế bào hoặc một số loài côn trùng khác nhau cũng như có một số ảnh hưởng liên quan đến dược lí nên các tác giả đề xuất mô hình thử nghiệm này như một thí nghiệm sàng lọc sơ bộ định hướng việc trích ly, cô lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cao trích của cây. Phân đoạn hoặc hợp chất nào có kết quả thử nghiệm Brine Shrimp dương tính, với giá trị LC50 ≤ 200 μg/ml mới tiếp tục được nghiên cứu với các thử nghiệm chuyên ngành sâu hơn. Mô hình này đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng vì không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và điều kiện vô trùng như trường hợp nuôi cấy tế bào, sử dụng 6 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Tổng quan lượng mẫu cao ít (2 – 20 mg), thời gian thử nghiệm ngắn (24 giờ sau khi cho ấu thể vào) và nhất là thuận tiện cho các nhà hóa học có thể tự mình thực hiện thử nghiệm sinh học này tại phòng thí nghiệm của mình. Các hợp chất cho kết quả dương tính sẽ được tiếp tục thử nghiệm sinh học với các phương tiện kĩ thuật cao cấp hơn. Chương 2 NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 7 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả 2.1. THU HÁI VÀ XỬ LÝ MẪU Cây An điền lưỡng phân được thu hái ở tỉnh Bình Phước. Cây đã được nhận danh tên khoa học là Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth bởi PGS. TS. Trần Hợp, Khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Cây được lưu trong quyển lưu giữ tiêu bản thực vật, ký hiệu mẫu số US-C020, giữ tại phòng thí nghiệm Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. 15 kg cây tươi An điền lưỡng phân được rửa sạch, phơi khô, cắt nhuyễn, thu được bột cây khô 1,64 kg. 2.2. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO Bột cây khô được trích kiệt bằng etanol theo phương pháp ngâm dầm, lọc, cô quay, thu hồi dung môi, thu được cao etanol thô 100,92 g. Cao etanol thô được trích pha rắn trên silica gel, giải ly lần lượt bằng các đơn dung môi có độ phân cực tăng dần: eter dầu hỏa, cloroform, etyl acetat và metanol. Quy trình điều chế và thu suất các loại cao được trình bày trong sơ đồ 2.1 và bảng 2.1. Các cao được theo dõi bằng sắc kí lớp mỏng được trình bày trong hình 2.1. Bảng 2.1: Khối lượng và thu suất các loại cao thu được từ cao etanol ban đầu. Các loại cao Ký hiệu cao Khối lượng (g) Thu suất (%) Eter dầu hỏa E 3,21 3,18 Cloroform A CA 3,91 3,87 Cloroform B CB 5,49 5,44 Etyl acetat A AA 5,98 5,93 Etyl acetat B AB 0,112 0,11 Etyl acetat C AC 8,96 8,88 Metanol M 50,83 50,37 8 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả Sơ đồ 2.1: Quy trình điều chế các loại cao từ cây An điền lưỡng phân bằng phương pháp trích pha rắn trên silica gel. Bột cây khô (1,64 kg) Ngâm trích với etanol Lọc, cô quay thu hồi dung môi Cao etanol (100,92 g) Giải ly bằng eter dầu hỏa Cô quay thu hồi dung môi Cao eter dầu hỏa (3,21 g) Cột còn lại Giải ly bằng cloroform Cô quay thu hồi dung môi Cao cloroform A (3,91 g) Cao cloroform B (5,49 g) Cột còn lại Giải ly bằng etyl acetat Cô quay thu hồi dung môi Cao etyl acetat A (5,98 g) Cao etyl acetat B (112 mg) Cao etyl acetat C (8,96 g) Cao metanol (50,83 g) Cột còn lại Giải ly bằng metanol Cô quay thu hồi dung môi Cột bỏ 9 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả (a) (b) Hình 2.1: Sắc kí lớp mỏng các loại cao điều chế theo sơ đồ 2.1 Ghi chú: E: cao eter dầu hỏa AA: cao etyl acetat A CA: cao cloroform A AB: cao etyl acetat B CB: cao cloroform B M: cao metanol (Hợp chất Dichoto-Ace1) AC: cao etyl acetat C Hệ dung môi giải ly: (a) cloroform : metanol (8:2) (b) cloroform : metanol : nước (14:6:1) Thuốc thử hiện hình: dung dịch H2SO4 50% 2.3. TRÍCH LY, CÔ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY AN ĐIỀN LƯỠNG PHÂN 2.3.1. Sắc kí cột silica gel trên cao etyl acetat C của sơ đồ 2.1 Cao etyl acetat C (8,96 g) của sơ đồ 2.1 được sắc kí cột silica gel, giải ly lần lượt bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần từ cloroform, etyl acetat đến metanol. Dung dịch giải ly được hứng vào các lọ, mỗi lọ 100 ml, cô quay thu hồi 10 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả dung môi, chấm sắc kí lớp mỏng. Các lọ có kết quả sắc kí lớp mỏng giống nhau được gom thành một phân đoạn. Kết quả sắc kí cột được trình bày trong bảng 2.2. Bảng 2.2: Kết quả sắc kí cột silica gel trên cao etyl acetat C của sơ đồ 2.1. Phân Dung môi giải ly đoạn 1 C, C:M (99:1), C:M (98:2), C:M (95:5) Khối lượng Nhận xét (mg) (Trên sắc kí lớp mỏng) 130,0 Nhiều vết. Không khảo sát. 2 C:M (90:10), C:M (80:20) 189,7 Nhiều vết. Không khảo sát. 3 C:M (80:20) 733,8 Nhiều vết. Không khảo sát. 4 C:M (80:20), C:M (50:50) 2879,0 Nhiều vết rõ rệt, khảo sát. 5 C:M (50:50) 948,0 Khảo sát tủa trắng. 6 M 1018,2 Nhiều vết. Không khảo sát. Ghi chú: C: cloroform M: metanol Khảo sát phân đoạn 5 của bảng 2.2 Cô quay phân đoạn 5 của bảng 2.1 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. Rửa tủa nhiều lần bằng metanol, sau đó sắc kí cột pha đảo tủa này, giải ly bằng metanol thu được chất bột màu trắng ký hiệu là Dichoto-Ace4. Kết quả sắc kí lớp mỏng của hợp chất này được trình bày trong hình 2.2. 2.3.2. Sắc kí cột silica gel trên cao metanol của sơ đồ 2.1 Tiến hành sắc kí cột silica gel trên cao metanol (50,83 g) của sơ đồ 2.1, giải ly lần lượt bằng các hỗn hợp dung môi (cloroform: metanol: nước) có độ phân cực tăng dần lần lượt theo tỉ lệ (80:18:2), (70:27:3), (14:6:1), (6:4:1). Dung dịch giải ly được hứng vào các lọ, mỗi lọ 200 ml, cô quay thu hồi dung môi, chấm sắc kí lớp mỏng. Các lọ có kết quả sắc kí lớp mỏng giống nhau được gom thành một phân đoạn. Kết quả sắc kí cột được trình bày trong bảng 2.3. 11 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả (a) (b) Hình 2.2: Sắc kí lớp mỏng hợp chất Hợp chất Dichoto-Ace4 và hợp chất Dichoto-Me1 Ghi chú: A3: Hợp chất Dichoto-Ace3 T: Tủa bảng 2.2 A4: Hợp chất Dichoto-Ace4 M1: Hợp chất Dichoto-Me1 Hệ dung môi giải ly: (b) cloroform : metanol : nước (80:18:2) (c) cloroform : metanol : nước (14:6:1) Thuốc thử hiện hình: dung dịch H2SO4 50% Phân đoạn 4 của bảng 2.2 xuất hiện kết tủa màu trắng. Lọc tủa ra khỏi dịch trích, rửa tủa nhiều lần bằng metanol, sau đó sắc kí cột pha đảo tủa này. Sắc kí lớp mỏng pha đảo trên tủa này thấy có nhiều vết, trong đó có một vết tròn màu hồng rõ. 12 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả Vì vậy, tiến hành sắc kí cột pha đảo trên tủa này, giải ly bằng dung môi có độ phân cực giảm dần từ hỗn hợp metanol: nước (1:3) đến metanol, thu được chất bột màu trắng ký hiệu là Dichoto-Me1. Bảng 2.3: Kết quả sắc cột silicagel trên cao metanol của sơ đồ 2.1. Phân Dung môi giải ly đoạn Khối lượng Nhận xét (g) (Trên sắc kí lớp mỏng) 1 C:M:H (80:18:2) 1,99 Vết rõ rệt. Khảo sát sau 2 C:M:H (80:18:2) 1,98 Vết rõ rệt. Khảo sát sau 3 C:M:H (80:18:2) 3,45 Vết rõ rệt. Khảo sát sau Xuất hiện tủa trắng. Khảo 4 C:M:H (70:27:3) 5,35 5 C:M:H (70:27:3) 9,65 Vết rõ rệt. Khảo sát sau 12,40 Vệt dài. Không khảo sát. 6 C:M:H (70:27:3), (14:6:1) C:M:H (6:4:1) Ghi chú: C: cloroform M: metanol sát thu được Dichoto-Me1. H: nước 2.4. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT CÔ LẬP ĐƯỢC 2.4.1. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất Dichoto-Ace4 Hợp chất Dichoto-Ace4 thu được từ cao etyl acetat C có các đặc điểm sau: • Chất bột màu trắng. • Nhiệt độ nóng chảy: 145 - 146 oC (kết tinh trong nước). • [α ] = + 65, 3 (c = 1,9; H2O). • Sắc kí lớp mỏng: giải ly bằng hệ dung môi cloroform : metanol : nước 20 D (80:18:2), thuốc thử hiện hình là dung dịch H2SO4 50%, sấy bản cho một vết màu đen với giá trị Rf = 0,15 (hình 2.2). 13 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth • Nghiên cứu và kết quả Phổ 1H-NMR (pyridin-d5, 500 MHz) (phụ lục 1.1), (δ ppm): 4,77 (2H, m, H5 và H6); 4,73 (2H, m, H1 và H4); 4,61 (1H, t, J = 9,0 Hz, H2); 4,13 (1H, t, J = 9,0 Hz, H3); 3,91 (3H, s, -OCH3). • Phổ 13C-NMR (pyridin-d5, 125 MHz) (phụ lục 1.2), (δ ppm): hợp chất có sáu tín hiệu của carbon >CH-O- và một tín hiệu của nhóm metoxy (bảng 2.4). • Phổ COSY (phụ lục 1.4) cho thấy sự tương quan giữa proton và proton được trình bày trong bảng 2.3. • Phổ HSQC (phụ lục 1.5) và HMBC (phụ lục 1.6) cho thấy sự tương quan giữa proton và carbon được trình bày trong bảng 2.4. Biện luận cấu trúc • Từ phổ 1H-NMR và 13C-NMR, nhận thấy Dichoto-Ace4 là một metylinositol. HO OH H3CO OH HO Metylinositol OH Bảng 2.4: Dữ liệu phổ của hợp chất Dichoto-Ace4. Vị trí Dichoto-Ace4 (pyridin-d5, δ ppm) 1 H (J, Hz) 13 C HMBC (1H→13C) COSY (1H→1H) 1 4,73 (m) 73,0(*) 2, 3 2 2 4,61 (t; 9,0 Hz) 74,6 1, 3 1, 3 3 4,13 (t; 9,0 Hz) 85,8 2, 4, -OCH3 2, 4 4 4,73 (m) 72,2(*) 2, 3 3 5 4,77 (m) 73,7(**) 1, 3, 4, 6 6 4,77 (m) 74,1(**) 1, 3, 4 -OCH3 3,91 (s) 60,7 3 Ghi chú: (*) C1, C4 có thể đổi giá trị độ dịch chuyển hóa học cho nhau. 14 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả (**) C5, C6 có thể đổi giá trị độ dịch chuyển hóa học cho nhau. • Phổ HMBC cho thấy proton nhóm metoxy 3,91 (3H, s, -OCH3) tương quan với carbon 85,8 ppm (C3), nên nhóm metoxy gắn lên C3 này. • Trong phổ COSY, proton 4,13 ppm (1H, t, J = 9,0 Hz, H3) tương quan với hai proton 4,61 ppm (1H, t, J = 9,0 Hz, H2) và 4,73 ppm (2H, m, H1 và H4) nên hai carbon tương ứng của chúng là 74,6 ppm (C2) và 72,2 ppm / 73,0 ppm (C4) sẽ liền kề với C3. • Phổ COSY, proton 4,61 ppm (H2) tương quan với proton 4,73 ppm (2H, m, H1 và H4) nên carbon tương ứng của nó là 73,0 ppm / 72,2 ppm (C1) sẽ liền kề với C2. HO H H HO OH 2 H 6 4 1 CH3O H 3 OH H 5 HO H H OH 2 H 3 HMBC H 1 H3CO COSY H 6 4 OH 5 HO OH H H OH Hình 2.3: Các tương quan HMBC, COSY của Dichoto-Ace4. • Proton H3 xuất hiện dưới dạng mũi triplet với hằng số ghép 9,0 Hz (Jaa) nên suy ra H3 và hai proton kề nó H2, H4 ở vị trí trục. • Proton H2 xuất hiện dưới dạng mũi triplet với hằng số ghép 9,0 Hz (Jaa) nên suy ra H1 và H3 ở vị trí trục. Dichoto-Ace4 sẽ có công thức là một trong hai cấu trúc hóa học như sau: H HO 2 H3CO H 1 3 H H • OH H OH HO 6 6 4 4 5 OH OH H OH 3 5 hoặc HO OH 2 1 H OH OCH3 H Nếu proton H5 ở vị trí trục, hợp chất sẽ có một mặt phẳng đối xứng (đi qua C3, C6, thẳng góc với mặt phẳng trung bình của vòng), như thế số tín hiệu trên phổ 15 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả NMR sẽ chỉ còn 5 loại tín hiệu. Trong khi đó phổ đồ cho thấy 7 loại tín hiệu nên H5 ở vị trí xích đạo. • Proton 4,77 ppm (2H, m, H5 và H6) xuất hiện dưới dạng mũi gần giống với hai mũi triplet, mỗi mũi có hằng số ghép nhỏ hơn 4 Hz suy ra H6 ghép cặp H1, H5 với hằng số ghép Jae ≈ Jee , vậy H6 ở vị trí xích đạo. Những dữ liệu trên, cho thấy hợp chất Dichoto-Ace4 có thể là D-pinitol hoặc L-pinitol. • Theo tác giả Peter M. Collins [13] , năng lực triền quang của hai đối phân này lần lượt có giá trị như sau: H OH HO HO 2 H3CO OH H H 1 3 H 6 4 H 5 H H H 4 HO OH OH 3-O-Metyl-D-chiro-inositol [30] 2 1 3 5 OH H 6 H OH H OH OCH3 H 3-O-Metyl-L-chiro-inositol [30] D-(+)-Pinitol L-(-)-Pinitol [α ] + 67 (c = 2,5; H2O). [α ] - 65 (c = 2,5; H2O). 20 20 D D Hợp chất Dichoto-Ace4 có năng lực triền quang [α ]D + 65,3 (c = 1,9; H2O), 20 vậy Dichoto-Ace4 là 3-O-metyl-D-chiro-inositol [hay D-(+)-pinitol]. H OH HO 2 HO H3CO H 1 3 H H H 6 4 5 H OH OH 3-O-Metyl-D-chiro-inositol [hay D-(+)-pinitol] (Dichoto-Ace4) 2.4.2. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất Dichoto-Me1 Hợp chất Dichoto-Me1 thu được từ cao metanol có các đặc điểm sau: • Chất bột màu trắng. 16 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả • Nhiệt độ nóng chảy: 256 - 257 oC (kết tinh trong cloroform : metanol 1:1). • [α ] = + 64, 0 (c = 0,4; H2O) • Sắc kí lớp mỏng: giải ly bằng hệ dung môi cloroform : metanol : nước 20 D (14:6:1), thuốc thử hiện hình là dung dịch acid H2SO4 50%, sấy bản cho một vết màu hồng với giá trị Rf = 0,48 (hình 2.2). • Phổ MS (phụ lục 2.1): cho mũi ion giả phân tử với m/z = 937,9 là mũi [M+H2O+K]+, tương ứng với công thức phân tử C46H72O16 (M = 880). Phổ 1H-NMR (pyridin-d5, 500 MHz) (phụ lục 2.2): Độ dịch chuyển hóa học • của các proton được trình bày trong bảng 2.5. Phổ 13C-NMR (pyridin-d5, 125 MHz) kết hợp với phổ DEPT (phụ lục 2.3, 2.4) • và so sánh với tài liệu tham khảo [14], hợp chất có 46 carbon với độ dịch chuyển hóa học của các carbon được trình bày trong bảng 2.5. • Phổ COSY (phụ lục 2.5) cho thấy sự tương quan giữa proton và proton được trình bày trong bảng 2.5. • Phổ HSQC (phụ lục 2.6) và HMBC (phụ lục 2.7) cho thấy sự tương quan giữa proton và carbon được trình bày trong bảng 2.5. Biện luận cấu trúc Phổ 1H-NMR (δ ppm) cho thấy hợp chất có ba tín hiệu của proton olefin 5,35 • (1H, brs, H12); 4,64 (1H, s, H29a); 4,59 (1H, s, H29b). Kết hợp với phổ 13C-NMR (δ ppm), có ba tín hiệu carbon olefin 144,8 (>C=, C13); 121,8 (-CH=, C12); 105,9 (=CH2, C29), một carbon olefin tứ cấp còn lại bị lẫn trong mũi dung môi khoảng 150,0 ppm là đặc trưng của khung acid 30-norolean-12,20(29)-dien-28-oic [14]. Bảng 2.5: Dữ liệu phổ NMR của hợp chất Dichoto-Me1 và so sánh với số liệu phổ của β-D-glucopyranosyl 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinopyranosyl(3→1)-α-L-rhamnopyranosyl]-30-norolean-12,20(29)-dienoat (hay guaiacin D) [14]. Vị trí Dichoto-Me1 (pyridin-d5, δ ppm) 1 H (J, Hz) 13 C HMBC COSY Guaiacin D (pyridin-d5) 13 C 17 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả (1H→13C) 1 (1H→1H) 38,7 38,7 2 1,70 (m); 1,86 (m) 26,1 3 26,2 3 3,19 (dd; 11,5; 3,5 Hz) 88,1 2 88,6 4 39,1 39,5 5 55,7 55,8 6 18,1 18,4 7 32,8 33,0 8 39,3 39,8 9 47,8 47,9 10 36,6 36,9 11 1,76 (m) 23,3 12 23,7 12 5,35 (s) 121,8 11 123,2 13 144,7 143,3 14 41,8 42,0 15 28,1 28,1 16 23,8 23,5 17 48,1 47,2 18 3,19 (dd; 11,5; 3,5 Hz) 47,8 19 47,6 19 2,14 (m); 2,54 (m) 42,2 18 41,6 20 - 148,4 21 30,3 30,0 22 38,3 37,5 23 1,08 (s) 28,1 3, 4, 5, 24 28,1 24 0,97 (s) 16,6 3, 4, 5, 23 16,9 25 0,73 (s) 15,2 1, 5, 9, 10, 15,5 26 1,17 (s) 17,9 8, 14 17,4 27 1,17 (s) 25,8 8, 14 26,0 28 29 Ara 4,64 (s) 4,59 (s) 105,9 175,7 19, 21 19, 21 107,2 18 Hedyotis dichotoma Koen.ex Roth Nghiên cứu và kết quả 1’ 4,77 (d; 5,5 Hz) 103,9 2’ 4,40 (m) 71,5 3’ 4,27 (dd; 7,5; 3,5 Hz) 81,2 4’ 4,47 (s) 4,20 (dd; 12,0; 5,0 Hz) 3,75 (d; 9,5 Hz) 67,2 5’ 3 1’ 105,2 2’ 75,3 82,2 5’ 4’ 4’ 63,8 68,6 64,7 Glu 1” 4,95 (d, 8,0 Hz) 103,5 3’ 2” 104,3 2” 3,85 (m) 74,2 1” 1”, 3” 73,9 3” 4,08 (t; 8,5 Hz) 77,1 2”, 4” 2”, 4” 78,0 4” 3,93 (t; 9,0 Hz) 70,6 3”, 5” 3” 71,1 5” 3,85 (m) 4,32 (d; 12,0 Hz) 4,08 (d; 13,0 Hz) 77,5 1” 6” 61,7 78,0 62,4 4” Rha 1”’ 5,88 (s) 100,9 4”, 3”’, 5”’ 2”’ 102,0 2”’ 4,55 (s) 71,3 4”’ 1”’ 72,1 3”’ 4,40 (m) 74,0 4”’ 72,1 4”’ 4,13 (t; 9,0 Hz) 73,0 2”’, 5”’ 73,9 5”’ 4,37 (m) 69,5 6”’ 28Glu 1 1,50 (d; 6,0 Hz) 17,2 4”’, 5”’ 6”’ 70,3 5”’ 18,0 95,8 2 75,0 3 78,3 4 71,2 5 78,7 6 62,4 Phổ 1H-NMR cho thấy hợp chất có ba tín hiệu của proton anomer tại δ ppm • 5,88 (1H, s, H1”’); 4,95 (1H, d, J = 8,0 Hz, H1”); 4,77 (1H, d, J = 5,5 Hz, H1’). Phổ 13 C-NMR (δ ppm), cũng có ba tín hiệu carbon anomer tương ứng 103,9 (C1”’);
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng