Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thuyết trình kế toán bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính...

Tài liệu Bài thuyết trình kế toán bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính

.PDF
10
1111
91

Mô tả:

Bài thuyết trình Bộ môn: Kế toán tài chính Chủ đề: Kế toán bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính [ Pick the date] Lớp: Kiểm toán khóa 13 (K13409) Giảng viên: Hồ Xuân Thủy Thành viên nhóm 1. Hồng Triệu Bảo 2. Bùi Hồng Hạnh K134091056 3. Trần Minh Hoàng K134091063 4. Lê Thị Bích Ngọc K134091092 5. Trần Thị Lệ Thu K134091133 1 Lời mở đầu Trên thế giới cho thuê tài chính đã xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các sản phẩm cho thuê tài chính ngày càng đa dạng, từ máy fax, máy photocopy cho đến xe tải, máy bay, tàu thủy… Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Việt Nam Airlines cũng đã thuê máy bay của TEAC, AirFrance,… Ở Việt Nam, hoạt động này có mặt từ năm 1995 sau quyết định số 149/QĐ - NH5 ngày 17/5/1995 của NHNNVN. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê tài chính trong những năm gần đây bước đầu cho thấy được ưu điểm nổi trội của kênh tín dụng này đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo (thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên. Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản. Dưới đây là nội dung về kế toán bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính. 2 Kế toán bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính Nguyên nhân của hoạt động “Bán và thuê lại tài sản” ? Hiện nay, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn lao động. Vay vốn gặp rất nhiều thủ tục và điều kiện khắt khe và các doanh nghiệp này khó có thể thỏa mãn. Đồng thời, trong điều kiện doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì năng lực sản xuất nên không thể bán bớt tài sản cố định để chuyển thành tài sản lưu động. Trong bối cảnh đó hình thức giao dịch “bán và tái thuê” đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có,vì thế họ sẽ bán một phần tài sản của mình cho ngân hàng hoặc cty tài chính sau đó thuê lại tài sản để sử dụng và như vậy doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Vậy hình thức bán và thuê lại là gì? Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được chính người bán thuê lại. Phương pháp kế toán áp dụng cho các giao dịch bán và thuê lại tài sản tuỳ thuộc theo loại thuê tài sản. (VAS 06.31) Bán và thuê lại là hình thức tín dụng thuê - mua mà bên có tài sản sẽ bán lại tài sản đó và chỉ thuê lại trong một thời gian nhất định. Cụ thể, bán và tái thuê là một thỏa thuận tài trợ tín dụng mà công ty A ( người thuê) bán một tài sản của chính họ cho công ty B (người cho thuê). Đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng thuê mua được thảo ra với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. Nếu giao dịch này hoàn tất, công ty A sẽ có nguồn tài chính để kinh doah và vẫn duy trì được việc sử dụng tài sản. Người cho thuê (công ty B) giao lại tài sản cho người bán (công ty A-người thuê) thông qua một hợp đồng hoàn trả toàn bộ hay hợp đồng thuê vận hành tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc nếu công ty B vay tiền của Ngân hàng C để tài trợ cho công ty A thì hợp đồng lại có thêm dạng cho thuê bắc cầu đan xen vào. - "Tài sản mua và cho thuê lại" là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác được bên thuê bán cho bên cho thuê và sau đó thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình. 1. Một số khái niệm Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. (VAS 06.04) 3 Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. (VAS 06.04) 2. Nguyên tắc bán và thuê lại: - Giao dịch bán và thuê lại phải thực hiện thông qua hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê và bên thuê. - Hợp đồng mua bán tài sản có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực. - Trong giao dịch bán và thuê lại, bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và cho thuê lại đối với bên thuê theo hình thức cho thuê tài chính phù hợp với pháp luật về cho thuê tài chính. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên thuê sang bên cho thuê được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Quyền và nghĩa vụ Bên cho thuê Bên thuê a) Yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ a) Nhận tiền bán tài sản do bên cho thuê thông tin và tài liệu liên quan đến tài sản thanh toán theo giá đã thỏa thuận trong cho thuê. hợp đồng mua tài sản. b) Yêu cầu bên thuê xuất hóa đơn bán hàng hợp pháp, giao toàn bộ bản chính giấy tờ về sở hữu và các hóa đơn, chứng từ khác về quyền, lợi ích có liên quan của tài sản cho thuê. b) Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực tất cả các thông tin, tài liệu, báo cáo theo yêu cầu của bên cho thuê. c) Xuất hóa đơn bán hàng hợp pháp, giao toàn bộ bản chính giấy tờ về sở hữu và c) Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại các hóa đơn, chứng từ khác về quyền, lợi do các tranh chấp phát sinh liên quan đến ích có liên quan của tài sản cho thuê theo quyền sở hữu tài sản cho thuê. yêu cầu của bên cho thuê. d) Thanh toán cho bên thuê số tiền đã thỏa d) Bồi thường thiệt hại do các tranh chấp thuận trong hợp đồng mua tài sản. phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản cho thuê. đ) Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mua đ) Thực hiện đúng và đầy đủ các điều tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính. khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mua tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính 4. Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính 4 - Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản.  Thuật ngữ : Giá trị còn lại của tài sản cố định là chênh lệch giữa nguyên giá và số khấu hao ( hao mòn) lũy kế của tài sản cố định đó. Giá bán tài sản cố định là giá thoả thuận giữa bên mua và bên bán tài sản cố định đó, thể hiện trên hóa đơn bán tài sản của bên bán. Ví dụ: Nếu giá bán TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của tài sản (nguyên giá – hao mòn) thì phần chênh lệch đó sẽ được đưa vào tài khoản doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) Ngược lại, giá bán TSCĐ nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản thì phần chênh lệch sẽ được đưa vào tài khoản chi phí trả trước (TK 242) Và định kì, các khoản chênh lệch này sẽ được phân bổ và kết chuyển vào tăng hoặc giảm tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kì. - Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 6. Tài khoản sử dụng của kế toán bán và thuê lại là thuê tài chính - Tài khoản 212 – TSCĐ Thuê tài chính Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có. - Tài khoản 711 – Thu nhập khác Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài 5 khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 - "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ. 7. Phương pháp kế toán các loại giao dịch bán và thuê lại là thuê tài chính Đây là giao dịch bán và thuê lại tài sản, vì vậy khi hạch toán sẽ tách ra làm phần bán và định khoản như khi ta bán, ghi nhận doanh thu và giảm TSCĐ, đồng thời cũng định khoản phần thuê lại tài sản là thuê tài chính.(như phần trước đã được học TSCĐ thuê tài chính ) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ. - Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản cố định, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 711- Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Đồng thời, ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu có) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ). - Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo bút toán phần “kế toán thuê tài sản là thuê tài chính”. - Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642,... Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính. 6 - Định kỳ, kết chuyển chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có các TK 623, 627, 641, 642,... Ví dụ Công ty A bán một TSCĐ hiện đang sử dụng cho công ty cho thuê tài chính với giá bán 2.000.000.000 ( chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% ) thu tiền mặt nhằm thuê lại TSCD này cho phân xưởng sản xuất . Tài sản cố định có nguyên giá 2.100.000.000 , đã khấu hao hết 600.000.000 . Thời gian thuê TSCD là 10 năm . Hãy định khoản khi hoàn tất thủ tục bán TSCD này Nợ 111 2200.000.000 Có 711 1.500.000.000 ( 2.100.000.000 – 600.000.000 = 1.500.000.000) Có 3387 500.000.000 ( 2.000.000.000 – 1.500.000.000 = 500.000.000 ) Có 3331 200.000.000 Ghi giảm TSCĐ Nợ 811 1.500.000.000 Nợ 2141 600.000.000 Có 211 2.100.000.000 Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn GTCL: Nợ 3387 50.000.000 Có 627 50.000.000 Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ: - Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) 7 Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán TSCĐ) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có). Đồng thời, ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 - Chi phí khác (tính bằng giá bán TSCĐ) Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu có) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ). - Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo bút toán phần “kế toán thuê tài sản là thuê tài chính”. - Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642,... Có TK 242 - Chi phí trả trước. Ví dụ: công ty C bán một TSCĐ cho công ty cho thuê tài chính với giá bán 1.500.000.000 ( chưa kể thuế GTGT 10 % ) thanh toán bằng tiền mặt , nhằm thuê TSCD này cho phân xưởng sản xuất . TSCD có nguyên giá 2.200.000.000 đã khấu hao hết 600.000.000 . Thời gian thuê TSCD này là 10 năm . Hãy định khoản khi hoàn tất thủ tục bán TSCD này Nợ 111 1.650.000.000 Có 711 1.500.000.000 Có 3331 150.000.000 Nợ 811 1.500.000.000 Nợ 242 100.000.000 Nợ 214 600.000.000 8 Có 211 2.200.000.000 Định kì, kết chuyển chênh lệch giá bán nhỏ hơn GTCL vào chi phí sản xuất Nợ 627 10.000.000 Có 242 10.000.000 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng