Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm tài nguyên đất huyện tam nông, tỉnh đồng tháp...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm tài nguyên đất huyện tam nông, tỉnh đồng tháp

.PDF
82
7
76

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP.HCM KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN NGUYỄN VĂN DĂN KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ ĐỊA CHẤT HỌC Mã ngành: 52440201 TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP.HCM KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dăn Khóa: 2012 – 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Ngọc Hùng TS. Hoàng Thị Thanh Thuỷ TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2016 MSSV: 0150100007 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cũng nhƣ quá trình học tập tại khoa Địa chất và Khoáng Sản, trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi Trƣờng Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân thì trong suốt thời gian học tập tại trƣờng, em luôn nhận đƣợc sự dạy dỗ, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô trong khoa cũng nhƣ các thầy cô đến từ các trƣờng, các trung tâm khác, đƣợc Nhà trƣờng và Khoa mời về giảng dạy. Những kiến thức thầy cô truyền đạt sẽ là hành trang quý báu giúp em vững bƣớc hơn trên các chặng đƣờng phía trƣớc. Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các Thầy Cô trong kho, đặc biệt là Thầy Cô trong chuyên ngành “Địa chất môi trƣờng”. Với tâm huyết của ngƣời giảng viên, các thầy cô đã tận tâm truyền đạt vốn tri thức qu báu cho em và các bạn suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Ngọc Hùng – Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng đất, cùng TS. Hoàng Thị Thanh Thuỷ ngƣời đã định hƣớng cho em lựa chọn đề tài, tạo điều kiện và trang bị những kiến thức về thực tế và hƣớng dẫn trực tiếp cho em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất. Em cũng xin đƣợc trân trọng cám ơn các bác, các anh chị đang làm việc tại Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng đất đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những tài liệu bổ ích trong quá trình thực tập tại trung tâm. Xin cám ơn qu tác giả của các tài liệu đƣợc sử dụng trong bài. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng. Xin chân thành cám ơn! i MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................2 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................3 3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................3 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ..................................................................................................5 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ....................5 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới...............................................................................5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................6 1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................8 1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................8 1.2.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................................9 1.2.3. Đặc điểm khí hậu .............................................................................................. 10 1.2.4. Đặc điểm thuỷ văn ............................................................................................ 11 1.2.5. Hệ thống sông rạch ........................................................................................... 12 1.2.6. Tài nguyên nƣớc................................................................................................ 13 1.2.7. Tài nguyên khoáng sản..................................................................................... 13 1.2.8. Dân cƣ, kinh tế .................................................................................................. 14 1.3. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT ............................................................... 15 1.3.1. Định nghĩa tài nguyên đ ất ................................................................................ 15 1.3.2. Quá trình hình thành đất................................................................................... 15 1.3.3. Thành phần và tính chất của đất...................................................................... 20 1.3.4. Khái quát về tài nguyên đất ............................................................................. 21 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22 2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU ............................................................. 22 2.2. PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ HOÁ CỦA ĐẤT THEO CÁC TIÊU CHUẨN HIỆN HÀNH.................................. 22 2.2.1. Phƣơng pháp lấy mẫu đất................................................................................. 22 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích ..................................................................................... 22 ii 2.3. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP SỐ LIỆU .............................................................. 26 2.4. PHƢƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ........................................................... 27 2.4.1. Kỹ thuật thông tin địa lý................................................................................... 27 2.4.2. Kỹ thuật định vị toàn cầu (Global Positioning System -GPS) .................... 27 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 28 3.1. VAI TRÒ YẾU TỐ ĐỊA CHẤT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT HUYỆN TAM NÔNG .......................................................................................................... 28 3.1.1. Đặc điểm địa chất khu vực............................................................................... 28 3.1.2. Các quá trình hình thành đ ất ở huyện Tam Nông ......................................... 30 3.1.3. Yếu tố địa chất nhóm đất chính tại huyện...................................................... 33 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, LÝ HOÁ CỦA MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 33 3.2.1. Đặc điểm hình thái phẫu diện tầng đất ........................................................... 34 3.2.2. Thành phần cơ giới ........................................................................................... 40 3.2.3. Tính chất lý hoá của đất ................................................................................... 42 3.2.4. Thành phần dinh dƣỡng ................................................................................... 45 3.3. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐẤT ................................................................................ 51 3.3.1. Phân loại đất tại huyện ..................................................................................... 51 3.3.2. Cách gọi tên đất................................................................................................. 53 3.3.3. Kết quả phân loại đất ........................................................................................ 54 3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT THEO THỜI GIAN HUYỆN TAM NÔNG .......................................................................................................... 55 3.4.1. Yếu tố tự nhiên .................................................................................................. 55 3.4.2. Yếu tố nhân tạo ................................................................................................. 55 3.4.3. Quá trình thoái hoá đất ..................................................................................... 56 3.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ............................................................................ 56 3.6. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO.................................... 58 3.6.1. Định hƣớng sử dụng đất ................................................................................... 58 3.6.2. Biện pháp cải tạo đất ........................................................................................ 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 62 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 62 iii KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 64 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 66 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ALES Phần mềm đánh giá đất CEC Khả năng trao đổi cation trong đất DTTN Diện tích tự nhiên FAO/WRB Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực thế giới GPS Hệ thống định vị toàn cầu GIS Hệ thống thông tin địa lý HTN Huyện Tam Nông HTX Hợp tác xã ISRIC Trung tâm thông tin đất thế giới (International Soil Reference Information Center). KT - XH Kinh tế xã hội NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn nnk. Những ngƣời khác. NXB KH&KT Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật OM Hàm lƣợng chất hữu cơ QH & TKNN Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. TCN Tiêu chuẩn ngành WRB World Reference Base for Soil Resources (Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất Thế Giới), ISSS/FAO/ISRIC, 2006 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại đất chính tại khu vực ..............................................................................7 Bảng 1.2 Đơn vị hành chánh – Diện tích các xã trong huyện Tam Nông.........................9 Bảng 1.3 Các chỉ tiêu khí hậu ở huyện Tam Nông ........................................................... 10 Bảng 2.1 Phƣơng pháp phân tích ........................................................................................ 26 Bảng 2.2 Vị trí và toạ độ khảo sát lấy mẫu ........................................................................ 26 Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa đá mẹ - mẫu chất và tính chất đất ....................................... 32 Bảng 3.2 Yếu tố địa chất ảnh hƣởng đến nhóm đất chính khu vực ................................ 33 Bảng 3.3 Mô tả phẫu diện đất DT-0270 ............................................................................. 35 Bảng 3.4 Mô tả phẫu diện đất DT – 0108 .......................................................................... 36 Bảng 3.5 Mô tả phẫu diện đất DT – 0243 .......................................................................... 38 Bảng 3.6 Mô tả phẫu diện đất DT – 0235 .......................................................................... 39 Bảng 3.7 Thành phần cơ giới đất phù sa ............................................................................ 40 Bảng 3.8 Thành phần cơ giới đất xám ................................................................................ 40 Bảng 3.9 Thành phần cơ giới đất than bùn ........................................................................ 41 Bảng 3.10 Thành phần cơ giới đất phèn............................................................................. 41 Bảng 3.11 Phân chia cấp hạt của Quốc tế, Mỹ và Liên Xô (cũ) ..................................... 51 Bảng 3.12 Tên nhóm đất trong khu vực nghiên cứu......................................................... 53 Bảng 3.13 Tổng hợp các loại đất huyện Tam Nông ......................................................... 54 Bảng 3.14 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Nông ....................................................... 57 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp..........................................3 Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu............................................................................................... 23 Hình 2.2 Phƣơng pháp xác định ngoài hiện trƣờng .......................................................... 24 Hình 3.1 Bản đồ địa chất huyện Tam Nông....................................................................... 28 Hình 3.2 Giá trị pH trong đất ............................................................................................... 42 Hình 3.3 Giá trị Ca2+ trong đất ............................................................................................ 43 Hình 3.4 Giá trị Mg2+ trong đất ........................................................................................... 44 Hình 3.5 Giá trị khả năng trao đổi cation CEC trong đất ................................................. 44 Hình 3.6 Giá trị hàm lƣợng hữu cơ trong đất .................................................................... 46 Hình 3.7 Giá trị hàm lƣợng nitơ trong đ ất.......................................................................... 46 Hình 3.8 Giá trị hàm lƣợng Photpho trong đất .................................................................. 47 Hình 3.9 Giá trị hàm lƣợng kali trong đất .......................................................................... 48 Hình 3.10 Phân loại nhóm đất tại huyện ............................................................................ 53 Hình 3.11 Biểu đồ sử dụng tài nguyên đất ......................................................................... 54 Hình 3.12 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Nông ........................................................ 57 vii TÓM TẮT Đề tài: “Khảo sát đặc điểm tài nguyên đất huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” nhằm nghiên cứu đặc điểm, tính chất, sử phân bố đảm bảo ổn định và phát triển lâu dài. Từ những nghiên cứu phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện và khảo sát sử dụng trong những năm qua. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát thực địa khu vực, sử dụng các phƣơng pháp thu thập tài liệu, phân tích, xử l đã đƣợc học để hoàn thành. Nghiên cứu đã chỉ ra sự tƣơng quan giữa nền địa chất và đặc điểm đất sử dụng, các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tạo đất nhƣ đá gốc, mẫu chất, khí hậu, hoạt động của con ngƣời, thời gian làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất. Sử dụng các hệ thống phân loại đất theo quốc tế và của Việt Nam là cơ sở để phân chia nhóm đất và xây dựng bản đồ đất khu vực. Sử dụng phƣơng pháp xử lý số liệu để xem xét các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội liên quan đến sự hình thành và sử dụng nguồn tài nguyên đất, các quá trình hình thành và kiến tạo nhằm làm cơ sở cho việc xác định các đặc điểm tính chất tài nguyên đất và khả năng sử dụng nguồn tài nguyên này. Từ kết quả của quá trình phân tích và chuyến đi thực địa, nắm đặc điểm thực trạng sử dụng và tình hình biến động tài nguyên đất làm cơ sở cho việc xác định xu hƣớng sử dụng tài nguyên đất trong tƣơng lai, đã đề xuất số giải pháp khắc phục, cải tạo đất nhằm đảm bảo phát triển ổn định, bền vững lâu dài. Tại khu vực nghiên cứu có bốn nhóm đất chính, diện tích lớn nhất ở nhóm đất phèn (57,17%), tiếp đến là nhóm đất phù sa, đất xám và than bùn chiếm diện tích ít nhất. Xác định đặc điểm tài nguyên đất có nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin về tài nguyên đất phục vụ cho việc định hƣớng bố trí sử dụng đất trong tƣơng lai. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng ở mức đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, cũng nhƣ các cân đối về quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đƣợc hình thành từ đá mẹ qua nhiều năm do sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con ngƣời), là thành phần quan trọng trong môi trƣờng sống. Đất là nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia, tham gia vào nhiều hoạt động sinh sống và sản xuất, tuy nhiên, tài nguyên đất có sự phân bố không đồng đều và có giới hạn về diện tích và thể tích, có sự phân bố không đồng nhất về thành phần, cấu trúc cũng nhƣ chất lƣợng đất. Đất bị ảnh hƣởng và chịu tác động bởi nhiều nhân tố ngoại sinh, trong đó tác động của con ngƣời là nhân tố đáng kể. Chất lƣợng đất tốt lên hay xấu đi, bên cạnh sự tác động của tự nhiên thì cách hành xử của con ngƣời cũng là nhân tố ảnh hƣởng quan trọng đến sựu thay đổi chất lƣợng đất. Sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất phụ thuộc vào sự đầu tƣ, định hƣớng khai thác sử dụng và biện pháp cải tạo của con ngƣời. Do đó, việc quy hoạch và sử dụng hợp l tài nguyên đất đảm bảo phát triển bền vững là rất cần thiết đối với một quốc gia đông dân có nền kinh tế đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay. Đất cũng chịu ảnh hƣởng bởi các hoạt động sống của con ngƣời. Con ngƣời có thể cải tạo đất để làm cho nó tốt hơn đối với sự sinh trƣởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng nhƣ cải tạo tƣới tiêu hay khả năng giữ nƣớc của đất. Vì vậy, sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đất luôn là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, có nghĩa không chỉ đối với hiện tại mà còn có nghĩa lâu dài trong tƣơng lai. Có nhiều tài liệu về đất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng Tháp, nhƣng chƣa có nghiên cứu cụ thể về tài nguyên đất huyện Tam Nông. Quá trình canh tác sản xuất đang dần làm giảm chất lƣợng đất khi sử dụng phân bón và hoá chất vô cơ. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất Huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống ngƣời dân và phát triển kinh tế xã hội, không chỉ là đề tài tốt nghiệp mà còn có mục đích cho quá trình điều tra tình hình sử dụng đất, phục vụ cho quá trình sử dụng hợp lý và sự phát triển tại địa bàn. 2 Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Vì vậy đề tài nghiên cứu “Đặc điểm tài nguyên đất huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” là vấn đề phù hợp và cần thiết. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định đƣợc đặc điểm hình thái, các tính chất l hoá cơ bản và diện tích tài nguyên đất huyện Tam Nông, làm cơ sở khoa học đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hƣớng phát triển bền vững. Đánh giá đƣợc mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với quá trình hình thành và sử dụng tài nguyên đất Đề xuất đƣợc định hƣớng sử dụng tài nguyên đất cho mục đích nông lâm nghiệp theo hƣớng hợp l và làm cơ sở để mở rộng các nghiên cứu tiếp theo. 3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Nội dung nghiên cứu Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Khảo sát và phân tích một số chỉ tiêu đặc trƣng để đánh giá đặc điểm tài nguyên đất một số nhóm đất chính tại khu vực nghiên cứu. 3 Khảo sát tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng Đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. b) Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện bao quát trên phạm vi hơn 46.000 ha (diện tích tự nhiên) huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian thực hiện từ 8 đến tháng 12 năm 2016. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp thu thập tài liệu. Phƣơng pháp thực địa lấy mẫu đất và phân tích một số tính chất lý hoá của đất theo các tiêu chuẩn hiện hành. Phƣơng pháp phân tích mẫu, tiến hành phân tích một số tính chất cơ bản của các mẫu đất đã thu thập theo các phƣơng pháp thƣờng dùng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu về đất. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu. Phƣơng pháp thành lập bản đồ. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Trên Thế giới có rất nhiều các nghiên cứu, thống kê hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên đất. Hầu hết ở mỗi quốc gia trên thế giới công tác thống kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng tài nguyên đất đƣợc thực hiện một cách liên tục với những chỉ tiêu và thời kỳ thống kê riêng. Tài nguyên đất thế giới và tài nguyên đất các khu vực cũng đƣợc tổng hợp và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng tài nguyên đất do nhiều tổ chức, nhiều tác giả thực hiện. Theo P. Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới là 3,3 tỉ hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11,6 tỉ hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) không dùng cho sản xuất nông nghiệp đƣợc. Trên quan điểm phát sinh, việc phân chia đất theo phân loại đƣợc dựa trên cơ sở xem tổng hợp các yếu tố và các quá trình hình thành đất, hình thái phẫu diện đất và một số tính chất lý hóa học đất. Từ đó là cơ sở để đánh giá đƣợc đặc điểm tài nguyên đất tại khu vực nghiên cứu. Hệ thống phân loại đất của Liên Xô cũ: Hệ thống phân loại đất đƣợc thực hiện theo quan điểm phát sinh của Docuchev và Sibirtsev. Việc nghiên cứu đất cho mục tiêu phân loại gồm 3 hợp phần chính: Đặc điểm đất, quá trình hình thành đất hoặc quá trình thổ nhƣỡng, và các yếu tố hoặc tác nhân hình thành đất. Phƣơng pháp này theo các nhà thổ nhƣỡng Xô Viết còn đƣợc gọi là phƣơng pháp “phát sinh sinh thái” (Nguyễn Văn Thãi, 2012). Phân loại đất Liên Xô theo FAO/Unesco: Năm 1990, tiến sĩ địa lý thổ nhƣỡng Vladimir Stolbovoi (Viện nghiên cứu hệ thống ứng dụng đất quốc tế là IIASA) đã xây dựng chú dẫn bản đồ đất Liên Xô theo phân loại đất thế giới. Tài liệu này đƣợc dựa vào hai tƣ liệu cơ bản: Bản đồ đất Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết (SMR), tỷ lệ 1:2,5M (Fridland, 1988) và chú dẫn bản đồ đất thế giới (FAO, 1990), (Nguyễn Văn Thãi, 2012). Hệ thống phân loại đất của Mỹ (USDA Soil Taxonomy) Hệ thống phân loại đất của Mỹ (USDA Soil Taxonomy), đƣợc phát triển từ những năm 1950, công bố chính thức lần thứ nhất vào năm 1975 (Soil Survey Staff, 5 1975) và lần thứ 2 vào năm 1999 (Soil Survey Staff, 1999). Hệ thống đƣợc kiến trúc với kỳ vọng phổ quát toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu chính là phân loại đất ở Mỹ. Đây là hệ thống kết hợp giữa phân loại khoa học có cấu trúc thứ bậc (USDA Soil Taxonomy) và hệ thống gọi tên theo địa phƣơng (USDA Soil Series) và đã sử dụng hầu hết những đặc điểm đặc thù ở Mỹ cho mục tiêu nghiên cứu nông nghiệp, sinh học và địa chất. Nó cũng đã từng đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới(Nguyễn Văn Thãi, 2012). Việc kết hợp giữa hệ thống khoa học có cấu trúc (hierarchical scientific system) và hệ thống gọi tên theo địa phƣơng (nominal system) trong phân loại đất của Mỹ đã cung cấp một phƣơng tiện rất thuận lợi cho việc phân biệt, hiểu biết đất và vẽ bản đồ đất. Hệ thống phân loại đất của WRB: Cơ sở tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới (World Reference Base for Soil Resources là WRB) là một hệ thống phân loại đất đƣợc phát triển từ chú dẫn bản đồ đất thế giới của FAO/Unesco (1974-1990) với sự hợp tác của Trung tâm thông tin đất quốc tế (ISRIC) và đƣợc liên hiệp các nhà khoa học đất quốc tế (IUSS) và tổ chức lƣơng nông của Liên hợp quốc (FAO) bảo trợ. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu phân loại đất ở Việt Nam được khởi xướng từ những năm đầu của thập kỷ 60, cùng với giai đoạn điều tra xây dựng bản đồ đất miền bắc Việt Nam (VM. Fridland, 1964; VM. Fridland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Đỗ Ánh, Vũ Cao Thái.., 1958-1967). Năm 1976, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã xây dựng hoàn thiện và thống nhất sử dụng trong phạm vi cả nước. Trên quan điểm phát sinh, việc phân chia đất theo phân loại Việt Nam đƣợc dựa trên cơ sở xem tổng hợp các yếu tố và các quá trình hình thành đất, hình thái phẫu diện đất và một số tính chất lý hóa học đất. Bảng hƣớng dẫn phân loại đất dùng cho bản đồ tỷ lệ trung bình và lớn (Tôn Tất Chiểu, 1978), gồm có 2 cấp phân vị: nhóm và loại đất, trong đó đất Việt Nam đƣợc chia ra 14 nhóm với 64 loại. Ở mức khảo sát chi tiết hơn, một số nhóm loại “đất tổ hợp” đƣợc tách cụ thể hơn, chủ yếu theo mẫu chất hình thành đất và mức độ phèn mặn, đƣa con số nhóm, loại đất lên 15 nhóm và 86 loại (Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn, tiêu chuẩn ngành 10 TCN 68-84, Viện QH & TK NN, 1984). 6 Bảng 1.1 Phân loại đất chính tại khu vực Phân loại Việt Nam Theo hệ thống FAO/ Unesco TT Tên đất Kí hiệu Tên đất Kí hiệu Đất Phù sa ( Alluvialam) Fluvisols Đất phù sa không đƣợc bồi sông P -Orthi Eutric Fluvisols. FLe.o, FLc 1 Cửu Long. Đất phù sa có nền phèn. Pf Ps -Cambic Fluvisols. Đất Xám (Grey Soil) Acrisols X -Haplic Acrisols ACh 2 Đất xám điển hình Đất xám loang lổ Xf - Ferric Acrisols ACf Đất Phèn (Acid Sulphate Soil) Thionic Fluvisols Đất phèn tiềm tàng. Sp -ProtothioniThionic Fluvisols. FLt.p -Epi Protothioni Thionic FLt.pep Đất phèn tiềm tàng nông. Sp1, Sj Fluvisols. Đất phèn hoạt động. -Orthithioni Thionic FLt.o Fluvisols. FLt.oep 3 Đất phèn hoạt động nông. Sj1 Sj2 -Epi Orthithioni Thionic Đất phèn hoạt động sâu. Sd Fluvisols. FLt.oen -Endo Orthithioni Thionic Fluvisols. 4 Đất than bùn 5 Đất khác Ts (Nguồn: Phân viện QH & PTNN MN) Nhìn chung, đây là một bảng phân loại theo hƣớng phân loại tự nhiên đơn thuần. Chỉ tiêu phân loại đất, về lý thuyết đƣợc căn cứ vào 3 nhóm chỉ tiêu, tuy nhiên thực chất chủ yếu dựa vào mẫu chất và màu sắc, hầu nhƣ không có tiêu chuẩn định lƣợng cụ thể. Một số yếu tố thuộc về bản chất đất nhƣ kết von, gley lại hầu nhƣ không đƣợc đƣa vào phân loại. Nhằm từng bƣớc hoàn chỉnh hệ thống phân loại đất quốc gia đồng thời mở rộng phạm vi trao đổi thông tin về đất với quốc tế, trên cơ sở kế thừa phân loại đã có kết hợp với vận dụng bảng phân loại đất của FAO/UNESCO, phân loại đất Việt Nam hiện nay (Đất Việt Nam, Hội khoa học đất Việt Nam, 1996, 2000); Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất (Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân, 1999) đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là về quan điểm phân loại đất. Trong các tài liệu vừa nêu, bảng phân loại đất Việt Nam (theo phƣơng pháp 7 FAO/UNESCO), gồm có 2 cấp phân vị, nhóm và loại đất; trong đó, phần tên đất Việt Nam có 19 nhóm và 54 loại đất, phần tên đất theo FAO/Unesco có 17 nhóm và 51 đơn vị đất. So với bảng phân loại đất dùng cho bản đồ tỷ lệ lớn (1984), đã bổ sung thêm 4 nhóm đất: Đất mới biến đổi, đất đá bọt, đất có tầng sét loang lổ và đất nhân tác, các nhóm đất còn lại giữ nguyên tên đất trƣớc đây (Nguyễn Hoài Thu Hƣơng, 2012). Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phƣớc”, Nguyễn Văn Thãi, luận văn Thạc sĩ, trƣờng Đại học KH & XHNV Tp. HCM. Từ nghiên cứu rút ra đƣợc các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội liên quan đến sự hình thành và sử dụng nguồn tài nguyên đất, các quá trình hình thành và kiến tạo nhằm làm cơ sở cho việc xác định các đặc điểm tính chất tài nguyên đất và khả năng sử dụng nguồn tài nguyên này. Đồng Phú Có 3 lọai mẫu chất, đá mẹ tạo đất: (i) Mẫu chất phù sa cổ, (ii) đá ba zan và (iii) đá phiến sét; có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nền nhiệt độ cao đều quanh năm; điều kiện địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ và hệ thực vật phong phú đa dạng với độ che phủ cao. Đây là điều kiện ảnh hƣởng rất lớn đến đặc điểm, tính chất của tài nguyên đất cũng nhƣ vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên đất đai. Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất huyện M’đrắk tỉnh Đắk Lắk”. Phạm Thế Trịnh, Y Ghi Niê. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk. Qua nghiên cứu đặc điểm đất đai của huyện M’đrắk cho thấy đất tốt không nhiều, tầng đất mỏng, chỉ có 8.953 ha đất đỏ bazan chiếm 6,7% diện tích tự nhiên thuộc loại đất tốt có khả năng thích nghi với nhiều loại cây trồng: nhƣ cà phê, cao su.. Đây cũng là một trong những huyện mà tỷ lệ khai thác đất đai vào sản xuất nông nghiệp vào loại thấp nhất tỉnh Đắk Lắk, chỉ có 25,06% diện tích tự nhiên. Bằng các phƣơng pháp tổng hợp thống kê và phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân. Kết quả chỉ ra toàn huyện M’đrắk có 6 nhóm đất chính với 9 kiểu sử dụng đất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tài nguyên đất đã định hƣớng việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện M’đrắk đến năm 2010 và định hƣớng sử dụng đất trong tƣơng lai một cách có hiệu quả. 1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Vị trí địa lý Tam Nông là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, với diện tích tự nhiên 46.081,86 ha, phía Bắc tiếp giáp các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, phía Nam giáp 8 huyện Thanh Bình, phía Đông giáp huyện Tháp Mƣời, huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Hồng Ngự và Thanh Bình. Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc Tỉnh, có đoạn sông Tiền và Quốc lộ 30 đi ngang qua, trên khắp địa bàn của huyện đều có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá và phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2006). Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 46.081 ha đựơc chia thành 11 xã và 1 thị trấn, với 48 khóm ấp thể hiện qua bảng 1.2. Đặc biệt trên địa bàn huyện có Vƣờn Quốc Gia Tràm Chim. Bảng 1.2 Đơn vị hành chánh – Diện tích các xã trong huyện Tam Nông Số TT Tên xã, thị trấn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số Xã Tân Công Sính Xã Phú Thọ Xã Phú Cƣờng Xã Phú Đức Xã Phú Thành B Xã Phú Hiệp Xã Hoà Bình Xã An Hoà Xã Phú Thành A Xã An Long Xã Phú Ninh TT Tràm Chim Số ấp 48 4 5 5 3 4 4 5 3 3 5 3 4 Diện tích tự nhiên Diện tích tự nhiên (ha) (Km2) Diện tích (%) 46.081,860 460,81 100 763.211 76,33 16,56 605.420 60,54 13,14 559.601 55,96 12,14 504.145 50,41 10,94 496.564 49,66 10,78 483.609 48,36 10.49 312.326 31,21 6,77 250.373 25,04 5,43 205.247 20,53 4,46 171.473 17,15 3,72 135.704 13,57 2,95 120.493 12,05 2,62 (Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Tam Nông, 2014) 1.2.2. Đặc điểm địa hình Địa hình toàn Huyện mang tính chất của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tƣơng đối bằng phẳng, không có chênh lệch lớn về độ cao. Tuy nhiên Huyện lại nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mƣời nên địa hình toàn huyện có thể chia thành 3 nhóm chính(Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông, 2006). Địa hình của huyện Tam Nông mang đặc điểm địa hình đồng bằng tích tụ thấp trũng bị phân cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt và nhiều nơi thƣờng xuyên ngập nƣớc. Theo độ cao của nền địa hình có thể thấy có hai dạng nhƣ sau: 9 + Địa hình đồng bằng không ngập: Chiếm diện tích rất nhỏ ở phía Tây Nam huyện gồm các xã An Long, Phú Ninh và Phú Thành. Độ cao thay đổi từ 2,2m đến 4m. Trên dạng địa hình này đƣợc trồng các cây ăn trái và dân cƣ sinh sống đông đúc. + Địa hình đồng bằng thấp trũng: Dạng địa hình này thuộc phần trũng của huyện, chiếm phần lớn diện tích. Độ cao thay đổi từ 0,2m đến 1,8m. Trên dạng địa hình này hệ thống kênh rạch khá phát triển và hay bị ngập nƣớc do ảnh hƣởng của lũ lụt. Mặc dù có hai nhóm địa hình nhƣ vậy, nhƣng trên từng tiểu vùng đƣợc giới hạn bởi các kênh rạch chính và các kênh nhánh, chính vì thế mà trên từng tiểu vùng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ chênh lệch về độ cao rất thấp từ 10 cm đến 20 cm nên rất thuận lợi cho việc bố trí hệ thống tƣới tiêu và sản xuất. 1.2.3. Đặc điểm khí hậu Huyện Tam Nông chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt tƣơng đối ổn định, quanh năm cao. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Địa bàn huyện đƣợc che phủ xanh với Vƣờn Quốc Gia Tràm Chim thuộc địa phận 5 xã: Xã Tân Công Sính, xã Phú Đức, xã Phú Thọ, xã Phú Thành B, xã Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim. Bảng 1.3 Các chỉ tiêu khí hậu ở huyện Tam Nông Yếu tố khí tƣợng Nhiệt độ: -Trung bình -Cao nhất -Thấp nhất Lượng mưa: -Trung bình năm -Cao nhất theo trung bình năm -Thấp nhất theo trung bình năm Độ ẩm trung bình: (%) Các chỉ số (ºC) 27 37,2 18,5 (mm) 1.500 2.300-3.000 1.000-1.600 83 (Nguồn: Báo cáo khí tượng, thuỷ văn HTN năm 2012) Nhiệt độ: Tƣơng đối cao và khá ổn định, giữa các tháng nhiệt độ chênh lệch nhau trung bình từ 10ºC – 30ºC. Các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (18,5ºC), các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (37,2ºC). Độ ẩm: Độ ẩm không khí phụ thuộc vào các mùa, mùa mƣa có độ ẩm cao (từ 10 tháng 5 đến tháng 11) 83%-86%, các tháng mùa khô độ ẩm thấp 73% -76%. Chế độ gió: Chế độ gió ở huyện Tam Nông phân bố theo 2 mùa + Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc chiếm tầng suất 60%-70%. Do gió này xuất phát từ lục địa nên khô và hanh, làm tăng độ bóc hơi và lƣợng mƣa giảm rõ rệt. + Mùa mƣa từ tháng 5 đến thánh 11, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam chiếm tầng suất 70% gió theo hƣớng từ biển vào nên mang theo nhiều hơi nƣớc gây mƣa, vào các tháng mùa mƣa tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô, nhƣng chênh lệch về tốc độ gió giữa các tháng trong năm không nhiều. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm từ khoảng 2-2,5 m/s, mạnh nhất 2,6 m/s, yếu nhất 2 m/s. Tuy nhiên tốc độ gió mạnh nhất quan trắc đƣợc có thể đạt vào khoảng 30 m/s – 40 m/s và thƣờng xảy ra trong cơn giông và phần lớn các cơn giông thƣờng xảy ra trong mùa mƣa với hƣớng gió Tây hoặc gió Tây Nam. Độ bốc hơi: lƣợng bốc hơi phân bố theo mùa khá rõ và ít biến động theo không gian, lƣợng bốc hơi trung bình khoảng 657mm/năm (chiếm 91% lƣợng mƣa trung bình hằng năm). Mùa mƣa lƣợng bốc hơi khoảng 2-3 mm/ngày, còn mùa khô là 4-5 mm/ngày. Chế độ mƣa: Mùa mƣa từ tháng 5 đến thánh 11 với lƣợng mƣa tƣơng đối ổn định qua các năm. Lƣợng mƣa trung bình trong năm 1.500mm, qua các năm lƣợng mƣa dao động từ 1.300 -1.700 mm. Hệ số biến động lƣợng mƣa không lớn đạt trên dƣới 2. Tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa thấp. Tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các năm, giữa các vùng lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. 1.2.4. Đặc điểm thuỷ văn Do nằm ở hạ lƣu sông Mê Kông nên hệ thống sông rạch trên địa bàn huyện Tam Nông khá phát triển. Hệ thống sông chính có sông Tiền Giang và các nhánh của nó (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2006). Sông Tiền Giang là một nhánh của sông Mê Kông. Sông Tiền chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu chảy qua tỉnh Đồng Tháp trên chiều dài gần 150km. Sông Tiền nối với Sông Hậu bằng sông Vàm Nao. Sông Tiền có rất nhiều các nhánh phụ và 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất