Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Khái Niệm Mạng Xã Hội.

.DOCX
19
1774
119

Mô tả:

các mạng xã hội nổi tiếng, Facebook, Tác hại cùa nó và biện pháp hạn chế.
I\Mạng xã hội là gì ? 1.khái niệm - Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. -Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán... -Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, và Yahoo! 360 tại Việt Nam. -Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. -Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD. -Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ mới ("apps") cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bực, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày. 2.Một số mạng xã hội phổ biến trên thế giới và Việt Nam FACEBOOK Facebook là một dịch vụ mạng xã hội ra mắt vào tháng 2 năm 2004, do Facebook.Inc điều hành. Tính đến tháng 6 năm 2012, Facebook đã có hơn 955 triệu người dùng, hơn một nửa trong số này sử dụng Facebook trên thiết bị di động. Người sử dụng phải đăng kí trước khi sử dụng website, sau đó họ có thể tạo một hồ sơ cá nhân, kết bạn, trao đổi tin nhắn và gồm cả các thông báo tự động khi họ cập nhật hồ sơ của mình. Ngoài ra, người dùng có thể tham gia những nhóm có cùng đặc điểm chung như: cùng trường học, nơi làm việc, hoặc các đặc điểm khác. Người dùng còn có thể phân loại bạn bè vào danh sách như: “đồng nghiệp” (People From Work) hoặc “bạn thân” (Close Friends).         INSTAGRAM Đây có lẽ là mạng xã hội trẻ tuổi nhất trong số các mạng xã hội phổ biến. Instagram ra đời năm 2010 bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Nó làmạng xã hội chỉ chuyên về hình ảnh, video và khởi đầu như một ứng dụng chủ yếu trên smartphone. Với việc là một mạng xã hội chỉ chuyên về hình ảnh đã tạo cho instagram một dấu ấn vô cùng đặc biệt. Hơn thế, instagram còn hỗ trợ chỉnh sửa ảnh và bắt kịp thời đại bùng nổ smartphone. Giờ đây, những bức ảnh vuông với nhiều màu sắc, trạng thái khác nhau đã không còn gì xa lạ trong cộng đồng mạng trên thế giới. YOUTUBE Có thể nói khả năng đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin liên quan đến các vấn đề giải trí, kinh tế, xã hội, thời sự, … toàn cầu thông qua video chính là thế mạnh của mạng chia sẻ video trực tuyến Youtube. Bên cạnh đó, nhờ việc kết hợp với Gmail do cùng đặt dưới sự phát triển củaGoogle giúp một phần lớn người sử dụng đã mặc định có tài khoản trên Youtube. Mạng xã hội này hỗ trợ rất tốt cho nhu cầu quảng bá hình ảnh, tuyên truyền những nội dung giáo dục và phát triển con người cũng như giúp các vấn đề xã hội được nhận định, đánh giá một cách khách quan thông qua tính năng hỗ trợ bình luận phía dưới. Cùng với sự phát triển của internet tốc độ cao và Gmail, số người truy cập và sử dụng Facebook ngày càng trở nên đông đảo hơn bao giờ hết. MYSPACE Myspace là một mạng xã hội thuộc sở hữu của Specific Media LLC và ngôi sao nhạc pop Justin Timberlake. Myspace ra mắt vào tháng 8 năm 2003, có trụ sở tại Beverly Hills, California. Vào tháng 6 năm 2012, Myspace có 25 triệu lượt truy cập ở Mỹ. Từ năm 2005 cho đến đầu năm 2008, Myspace là mạng xã hội có lượt truy cập nhiều nhất trên thế giới, và trong tháng 6 năm 2006, Myspace đã vượt qua Google để trở thành website được truy cập nhiều nhất tại Mỹ. Nhưng Myspace đã bị Facebook vượt qua về số lượng truy cập trên toàn thế giới vào tháng 4 năm 2008, và số người truy cập tại Mỹ vào tháng 5 năm 2009, mặc dù Myspace đã thu được 800 triệu USD trong năm tài chính 2008. Kể từ đó, số lượng người sử dụng Myspace đã giảm dần bất chấp nhiều kế hoạch thiết kế lại của hãng. TUMBLR Khác với twitter hay facebook dùng để chia sẻ thông tin, cảm xúc. Tumblr chủ yếu hỗ trợ chia sẻ hình ảnh hay blog. Được lên ý tưởng và thực hiện bởi David Karp, Marco Arment tháng 2 năm 2007, tumblr trở thành 1 mạng xã hội khá nổi tiếng cho ngưỡng người yêu thích ảnh và nhiếp ảnh. Cùng đó, tumblr hỗ trợ viết blog cùng các chức năng chia sẻ kết nối như các mạng xã hội khác. GOOGLE PLUS Giống như ZingMe, mạng xã hội này dần trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ có sự liên kết với các dịch vụ được cung cấp từ Google khác như Gmail, Youtube,… Giao diện và cách sử dụng trên Google Plus khá đơn giản và gần gũi nhưng vẫn rất đa dạng. Chỉ cần người sử dụng đăng nhập qua tài khoản Gmail của mình hay truy cập vào Youtube thì các thông báo của họ ở Google Plus cũng có thể được cập nhật thông qua đó. Với Google Plus, việc đăng tải thông tin cá nhân, các bản tin thời sự đọc được trên Google News hay đoạn phim từ Youtube đều được thực hiện một cách trực tiếp và đơn giản. Các địa chỉ trong danh sách liên lạc của bạn đến từ Gmail cũng dễ dàng tìm thấy vào thêm vào trên Google Plus. TWITTER Twitter là một mạng xã hội trực tuyến và dịch vụ tiểu blog cho phép người dùng gửi và đọc các tin nhắn văn bản lên đến 140 kí tự, được gọi là “tweet”. Được thành lập vào tháng 3 năm 2006 bởi Jack Dorsey và ra mắt vào tháng 7 cùng năm, Twitter nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 500 triệu người sử dụng tính đến năm 2012, hơn 340 triệu tweet hàng ngày và xử lí hơn 1,6 tỉ yêu cầu tìm kiếm mỗi ngày. Từ khi ra mắt, Twitter đã trở thành một trong top 10 website có lượng truy cập nhiều nhất trên Internet và được mô tả như là “tin nhắn (SMS) của Internet”. Những người dùng chưa đăng kí có thể đọc các tweet, nhưng người dùng đã đăng kí mới có thể đăng tweet thông qua giao diện webite, SMS hoặc một loạt các ứng dụng cho thiết bị di động. FLICKR Cũng là một mạng xã hội chuyên về hình ảnh, nhưng khác với đứa trẻ Instagram, Flickr là một ông bác đầy kinh nghiệm. Flickr là một trong những đứa con của Yahoo! ra đời tháng 2 năm 2014. Ngoài là một trang web phổ biến để người dùng chia sẻ ảnh cá nhân, dịch vụ còn được các blogger biết tới rộng rãi như một kho hình. Sự phổ biến của nó được kích thích nhờ những công cụ cộng đồng trực tuyến sáng tạo của nó cho phép hình ảnh được ghi thẻ và duyệt qua bằng các hình thức folksonomy. Theo Người Đưa Tin. II\ Cơ chế hoạt động của Facebook 1.Thế mạnh của Facebook                ­Nhiều người cho rằng Facebook mạnh nhờ công nghệ, nhờ có lượng thành viên đông đảo làm nền tảng.                ­Thực ra không hoàn toàn phải vậy, Facebook mạnh bởi một vũ khí rất quan trọng: LỌC THÔNG TIN.                ­Bài học nhãn tiền khi Facebook đối đầu với Yahoo và hạ đo ván Yahoo ­ Đó là khi vào Yahoo, bạn post cái gì  thì tất cả bạn bè trong list friend của bạn đều thấy được hết !  Điều này tưởng chừng như hay ho, nhưng hãy tưởng tượng nếu hiện tại bạn có 1000 friend, sáng ra mỗi người post 1  status                ­Facebook phân tích rất kỹ: MỐI QUAN TÂM của mỗi người chỉ có giới hạn. Và đã giúp bạn không phải bị rối  bằng cách LỌC ra cho bạn:                  + Ai thân với bạn nhất !                 + Bạn thân với ai nhất !                ­ Từ đó bạn sẽ ưu tiên nhận được những thông báo từ những người này. Hãy tưởng tượng Facebook Nó  GIỐNG HỆT với cuộc sống thực của bạn. Trong cuộc sống thực của bạn có những vòng tròn quan hệ. Và với quỹ thời  gian hạn hẹp của bạn, với trí nhớ của bạn... bạn chỉ có thể quan tâm đến một số lượng bạn bè hữu hạn.          2.Facebook tạo ra vòng tròn gần bạn nhất như  thế nào:                ­ Dựa trên những tương tác thường xuyên của người đó với bạn.                ­ Dựa trên những bạn bè chung của bạn và người đó                ­ Dựa trên các hành động bạn làm với người đó: thời gian chat, tag người đó, thời gian xem ảnh người đó...           >> Nghĩa là bạn muốn nhận được thông báo của ai, hãy "tương tác" với người đó thật nhiều !!!          Cơ chế làm việc của 1 FAN PAGE Facebook cũng tương tự như vậy:                ­ Khi bạn thực sự quan tâm nhiều đến nội dung Fanpage đó (hành động quan tâm là Đọc, Comment, Like, share ) thì bạn mới có được một kết nối GẦN với Fanpage đó  > Đó là lý do có nhiều FAN PAGE có rất rất nhiều thành viên like nhưng rồi post nội dung không ai xem cả.         >> Nó giống hệt cuộc sống thực : Bạn sống ở làng có nhiều dân, nhưng nếu không ra "CHÀO HỎI" và chơi  với người ta nhiều, thì khi nhà có đám thì chả ai đến chia vui hay chia buồn với bạn cả.             ­Và công việc của 1 người làm quảng cáo hay thương hiệu trên Facebook : muốn có được nhiều người vào xem  nội dung của bạn, hãy chịu khó TƯƠNG TÁC thật nhiều.              Nói cách khác, hãy làm cho mọi người TƯƠNG TÁC thật nhiều với bạn. Khi tương tác thì người ta sẽ tiến gần  đến cái VÒNG TRÒN THÂN THIẾT. Và bạn nói gì thì nhiều người sẽ biết được.              ­Trên Facebook, những tương tác điển hình được xếp hạng như sau: Xem, Like, Comment, Share         Theo thứ tự tạo ra ảnh hưởng, thì Share đem lại hiệu quả lớn nhất !              ­Trên Facebook của chính tôi là một ví dụ: Cùng thời điểm, với lượng người follow tương tự, nội dung nào tôi post mà được share thì lượt like tăng đột biến ! Cái nào viết hay đến mấy mà không đủ động lực khiến người ta share, thì chỉ  có ngần ấy view và like.              ­ Những FANPAGE có được nhiều người trong VÒNG TRÒN THÂN THIẾT thì sẽ có lượng tiếp cận các nội dung nhiều hơn hẳn.  III\ Tác hại của Facebook Facebook phá hại cuộc sống của bạn như thế nào? Người dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày có nguy cơ ly dị nhiều hơn, theo nghiên cứu mới đăng trên tờ Computers in Human Behavior.  Những thói quen gây phiền toái trên Facebook / Facebook gây mặc cảm tự ti về vóc dáng Theo tiến sĩ Sebastián Valenzuela từ ĐH Pontifical Catholic ở Chile, có thể những người đang gặp căng thẳng trong quan hệ gia đình thích dùng việc đăng hình và like ảnh để tránh đối mặt với vợ/chồng. Việc sử dụng Facebook giúp bạn kết bạn mới và nối lại các mối quan hệ cũ, tạo cơ hội cho các mối quan hệ ngoài luồng. Mặc khác, sử dụng Facebook dễ gây nghiện, không mang lại lợi ích cho quan hệ gia đình. Tuy nhiên, hôn nhân đổ vỡ không chỉ là hậu quả xấu duy nhất mà Facebook mang lại, bên cạnh đó còn có: Đem lại tâm trạng không vui: Theo một nghiên cứu từ Australia, càng dành nhiều thời gian trên Facebook càng khiến tâm trạng của người sử dụng không hài lòng. Có thể chính bạn cũng nhận ra việc nhìn ngắm các profile và hình ảnh không phải là cách sử dụng thời gian hiệu quả. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng việc bạn đã dành quá nhiều thời giờ vào những việc vô nghĩa khiến tâm trạng của bạn u ám. Làm “cùn” khả năng nhận thức: Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Wisconsin – Madison, sau 5 phút tự chiêm ngưỡng Facebook, người sử dụng phải mất lâu hơn 15% thời gian để trả lời những câu hỏi toán học đơn giản. Đó là bởi tâm trí bạn vẫn đang bị phỉnh phờ bởi thông tin từ Facebook, làm giảm động lực thể hiện bản thân trong não bộ. Mang lại sự không hài lòng: Theo nghiên cứu từ ĐH Michigan, càng lướt Facebook nhiều, bạn càng cảm thấy không hài lòng với cuộc sống. Các tác giả nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ như vậy là trong khi bạn bè đăng bao nhiêu niềm vui trong cuộc sống của họ, bạn lại chẳng có gì ngoài sự buồn chán hằng ngày. Mang lại cảm giác cô đơn: Theo nghiên cứu từ Australia, lướt các profie của bạn bè khiến người sử dụng Facebook có cảm giác bị loại ra khỏi cuộc chơi và không được ai quan tâm. Theo dõi các hoạt động của bạn bè trong khi không thật sự giao tiếp với họ khiến bạn cảm giác như bị loại khỏi cuộc vui. Nhưng cũng theo nghiên cứu này, nếu bạn chủ động đăng các hình ảnh và thông tin về bản thân và nhận được sự quan tâm (bình luận) của mọi người thì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất. Phá bỏ thói quen làm từ thiện: Theo nghiên cứu từ ĐH British Columbia, việc kích lệnh “like” (thích) các tổ chức và hoạt động từ thiện trên Facebook làm giảm hẳn việc bạn dành thời gian và tiền bạc cho các hoạt động thật sự ở ngoài đời thật. Like một hoạt động từ thiện thường khiến người like hài lòng vì đã cho mọi người thấy mình làm từ thiện và thấy tự hào, đồng thời không còn cảm giác cần phải chi tiền hay thời gian làm từ thiện nữa. Facebook cung cấp cho chúng ta một dụng cụ hoàn hảo để điều chỉnh vẻ bề ngoài, số lượng bạn bè và phát triển các  mối quan hệ với những người bạn ảo. Ta có thể ví Facebook như một cái gương có gắn con chuột. Chỉ cần click chuột,  chúng ta có thể nhìn thấy mình trong gương với vẻ bề ngoài, tính tình, nghề nghiệp hay mối quan hệ bạn bè như mong  muốn. Điều này có thể giúp cuộc sống chúng ta thêm phần vui vẻ và thú vị. Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy một tác hại của Facebook ít người biết, đó là Facebook có liên quan đến những  người tự yêu bản thân mình và người có lòng tự trọng thấp. Những típ người này sử dụng Facebook nhiều hơn 1 giờ 1  ngày. Trên Facebook của họ thường đề cập đến sự thông mình, tài giỏi của bản thân và các tấm ảnh thể hiện sự xinh  đẹp của họ nhiều hơn là thể hiện khoảnh khắc, kỷ niệm đáng nhớ với bạn bè. Facebook ­ Kẻ thứ 3 phá bĩnh tình yêu của bạn? Nếu một ngày không lên Facebook, bạn nghĩ mình sẽ buồn phát chết, tuy nhiên, chẳng có ngày nào bạn không kiểm tra Facebook. Không  may, nghiên cứu lại cho biết nghiện Facebook hay các công nghệ khác có thể ảnh hưởng xấu đến chuyện tình cảm của bạn, thậm chí lấy  đi cơ hội có người yêu của những cô... Đối với những người này, mỗi khi up hình ảnh lên facebook, họ cẩn thận chọn ra những tấm xinh đẹp nhất hoặc dùng  photoshop chỉnh sửa để họ trông đẹp hơn ngoài đời. Hay khi viết status, họ cũng lựa chọn từ ngữ để thể hiện bản thân  mình tốt đẹp nhất, cho mọi người biết cuộc sống của họ thú vị và hay ho đến mức nào. Đôi khi, những điều họ viết trên  facebook đó không giống trong trên tế. Chắc hẳn bạn thường xuyên đọc được những status kiểu như: “Hôm nay trông có vẻ xin”, hoặc “Những tấm ảnh xinh đẹp của nàng”. Hay nói cách khác, một trong những tác hại của Facebook phổ biến hiện nay đó là làm cho bạn yêu bản thân mình hơn.  Nhiều thử nghiệm đã cho biết những người có mức độ tự yêu thích bản thân càng cao thì thời gian sử dụng Facebook  càng nhiều. Họ có xu hướng dùng Facebook như công cụ để tự quảng bá bản thân với bạn bè, đồng nghiệp và với cả  những người họ chưa bao giờ gặp. Một số nhà tâm lý học cho rằng những người tự yêu bản thân mình là những người thiếu sự đồng cảm của người khác,  luôn có nhu cầu được ngưỡng mộ, và một nhận thức phóng đại về tầm quan trọng của bản thân. Ngoài ra, những người  tự yêu bản thân mình có ít khả năng để duy trì những mối quan hệ lâu dài và thân mật, vì thế họ dễ bị cuốn vào thế giới  trên mạng với những người bạn ảo và giao tiếp mà không cần biểu lộ cảm xúc. Kết quả, họ sử dụng Facebook để lắp đầy cái tôi được thổi phồng đó. Không những thế, các nhà khoa học còn đưa ra khả năng tác hại của Facebookcòn có thể biến những người bình  thường thành người tự yêu bản thân mình. Một khi đã nghiện Facebook, khả năng rất lớn là bạn sẽ không bận tâm đến  những gì diễn ra xung  quanh mà chỉ quan tâm đến thế giới ảo của riêng bạn. Có thể bạn có nhiều bạn bè trên Facebook  nhưng có bao giờ bạn tự hỏi mình thường gặp gỡ, nói chuyện với họ ngoài đời hay không? Cách sử dụng Facebook hiệu quả Ai cũng cần giao tiếp xã hội nhiều hơn. Nếu cứ mải mê với những người bạn ảo trên Facebook, bạn sẽ làm giảm kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cũng như giao tiếp của mình. Vì thế đừng để điều đó diễn ra mà hãy cai nghiện Facebook và tôn  trọng chính bản thân mình bằng cách: + Không dùng những tấm ảnh quá giả tạo, không giống mình ngoài đời để làm avatar. + Hạn chế đưa những status kể lể về đời sống riêng tư. +Trò chuyện online với những người bạn thật nhiều hơn bạn  ảo trên mạng. + Giới hạn thời gian lên Facebook, ít hơn 60 phút mỗi ngày. Có như vậy bạn mới không bị ảnh hưởng bởi tác hại của Facebook và sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả. Những tác hại của Facebook các bạn nên biết -Facebook đang bị quy tội đã làm tan rã nhiều cặp vợ chồng, kích động bạo lực, lạm dụng tình dục và tiếp tay cho lừa đảo,... "Thật là dễ dàng để đeo một cái mặt nạ và thoát ra khỏi thế giới thực. Đàn ông thường thích trò chơi chinh phục và đã có một công cụ mở ra những cuộc phiêu lưu cho mình mà chẳng động chạm tới ai trong cuộc sống hàng ngày". Những trang web như Facebook thực sự đang gây nên sự căng thẳng cho rất nhiều cặp vợ chồng. Con người có những ảo tưởng độc nhất vô nhị. Khi bạn sống với một ai đó, bạn thường cho rằng ngoài mình ra, người bạn đời không được nghĩ về người khác. Những trang web trong mạng xã hội đã cho chúng ta thấy rằng, mình không phải là duy nhất. Việc bạn trai hay chồng bạn lượn lờ hàng giờ trên Internet không có nghĩa là anh ta đang lừa dối bạn và bạn cũng không nhất thiết phải lùng sục từng trang web mà anh ta đã truy cập. Tuy nhiên, nếu yêu và tin tưởng nhau, tốt nhất là nên nói chuyện trực tiếp. Có thể quá trình dẫn đến đổ vỡ sẽ bị đảo ngược nếu cả hai đều nhận ra họ đang đánh mất cái gì. Nhưng, "thực chất các trang web ấy chỉ giúp những người hợp nhau có thể dễ dàng tìm thấy nhau hơn và vì thế có thể đẩy nhanh hơn quá trình dẫn đến phản bội và đổ vỡ". - Hãy tưởng tượng rằng bạn đang dự tiệc với bạn trai, bạn vào nhà vệ sinh và ngay sau khi bạn đi khỏi, anh ta liền bắt chuyện với một cô gái. Vậy là có chuyện đấy. Và sau đó có thể họ sẽ cho nhau số điện thoại, rồi chuyện trò, gặp gỡ. Rốt cuộc phản bội vẫn là phản bội., Internet đang tạo thêm nhiều hình hài mới cho sự gượng ép và những thói quen xấu. "Khi cuộc sống của bạn vô vị và trống rỗng, nó sẽ bị lấp đầy bởi những thứ như là bóng đen của những mối quan hệ ảo". Hội chứng “nghiện” facebook -Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là update những điều không đâu. H. (19 tuổi, ĐH Ngoại thương) đã từng “pốt” lên wall của mình là: “Chuẩn bị đi ngủ, update lên Facebook cái”. Hay rất nhiều cô bạn, cậu bạn khác liên tục cập nhật thông tin của mình đều đặn như vắt chanh, cứ “dăm ba phút” lại một status (tình trạng) mới với nội dung kiểu: “Đang trên lớp học, buồn ngủ quá!”, hay “Vừa đi học về, mệt muốn chết…”. -Nhiều bạn không bao giờ chia sẻ gì về mình trên Facebook, nhưng lại dành rất nhiều thời gian để lượn lờ đọc Facebook người khác, xem ảnh hoặc comment mà mãi không dứt ra được. Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Facebook và những tác động tiêu cực -Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "anh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình. Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. Nếu bạn cứ ngồi lâu một chỗ thì cơ thể cũng sẽ trì trệ hơn. Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mỹ cho thấy: Những SV sử dụng FB có kết quả học tập kém hơn 20% so với SV khác. Ngoài giờ học, 88% SV không sử dụng FB tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% SV sử dụng FB không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập. Những tác hại của Facebook các bạn nên biết Facebook đang bị quy tội đã làm tan rã nhiều cặp vợ chồng, kích động bạo lực, lạm dụng tình dục và tiếp tay cho lừa đảo,... "Thật là dễ dàng để đeo một cái mặt nạ và thoát ra khỏi thế giới thực. Đàn ông thường thích trò chơi chinh phục và đã có một công cụ mở ra những cuộc phiêu lưu cho mình mà chẳng động chạm tới ai trong cuộc sống hàng ngày". Những trang web như Facebook thực sự đang gây nên sự căng thẳng cho rất nhiều cặp vợ chồng. Con người có những ảo tưởng độc nhất vô nhị. Khi bạn sống với một ai đó, bạn thường cho rằng ngoài mình ra, người bạn đời không được nghĩ về người khác. Những trang web trong mạng xã hội đã cho chúng ta thấy rằng, mình không phải là duy nhất. Việc bạn trai hay chồng bạn lượn lờ hàng giờ trên Internet không có nghĩa là anh ta đang lừa dối bạn và bạn cũng không nhất thiết phải lùng sục từng trang web mà anh ta đã truy cập. Tuy nhiên, nếu yêu và tin tưởng nhau, tốt nhất là nên nói Facebook khiến bạn mất đi sự tập trung và năng suất làm việc Facebook tận dụng mọi xu hướng để gây sự chú ý từ bạn. bạn sẽ bị phân tâm bởi hàng loạt các trạng thái của bạn bè vì vậy nó khiến bạn mất sự tập trung trong công việc. Thay vì coi facebook như một thứ gì đó cần thiết bạn hãy chỉ coi nó như một nơi để giao lưu và kết bạn khi rảnh rỗi. Nếu quá chú tâm facebook sẽ làm giảm năng suất công việc của chính bạn. Chia sẻ trên facebook là triệu chứng của sự cô đơn Facebook cũng giống như một show truyền hình thực tế nhàm chán, nó hiển thị mọi thứ trong ngày. Liệu bạn có thực sự cần nói cho mọi người biết trưa nay bạn ăn gì? làm gì? ở đâu hay với ai hay không? Nếu bạn đang làm việc đó, thì bạn đang cô đơn và tuyệt vọng. Bạn sẽ nhận được vô vàn những góp ý từ những người bạn trên mạng xã hội và rồi bạn do dự, thiếu tự tin. Nếu bạn thực hiện theo những gợi ý đó và kết quả không như mong muốn bạn sẽ đổ lỗi cho người khác và bạn thiếu đi sự tự tin và quyết đoán của bản thân. Facebook sẽ gây ra những đau khổ cho chính bạn Nếu bạn đang theo dõi trang cá nhân của bạn trai/bạn gái cũ của mình thì có lẽ bạn đang sống chìm trong quá khứ. hãy đấu tranh và loại bỏ nó. Nếu bạn đang theo dõi trang cá nhân của người mà bạn thích và muốn được theo đuổi họ, hãy gửi cho họ 1 thông điệp để cả hai có thể bắt đầu trò chuyện, xa hơn có thể là hẹn hò. Facebook cũng là hình thức tự gây đau khổ cho bạn, bạn sẽ luôn phải nhìn mình và so sánh với người khác. Luôn sợ bỏ lỡ những thông tin Bạn luôn phải kiểm tra new feed của mình mỗi giờ bởi bạn không muốn bỏ lỡ bất cứ thông tin cập nhật thú vị gì. Bạn luôn kiểm tra phần thông báo và tin nhắn ngay cả khi đang lái xe. IV\ Cánh làm giảm tác hại của Facebook A\ Cách làm giảm tác hại của Facebook Facebook sẽ khiến bạn bị ám ảnh và là triệu chứng thiếu kiên nhẫn Bộ não của bạn sẽ nhận được một doamine mỗi khi thông báo của facebook xuất hiện. Đây là loại chất hóa học ở trong não của bạn khiến bạn tìm kiếm niềm vui ở mọi thứ xung quanh, tuy nhiên dopamine lại chịu trách nhiệm cho hành vi tự hủy hoại. Do đó bạn có thể trở thành nô lệ của những thông báo kia và phá hủy sự kiểm soát mọi thứ có ở bạn. Những mong muốn được yêu được thích sẽ dần trỗi dậy trong bạn. Mỗi khi nhận được 1 like từ ai đó bạn sẽ nghĩ rằng họ thích bạn. Chính điều này biến bạn thành con người nghiện "like " 1. Hãy thừa nhận bạn nghiện facebook Bạn sẽ không thể sửa chữa hay thay đổi một vấn đề nếu bạn không thừa nhận nó. Hãy cố gắng trung thực và thừa nhận mình đã nghiện nó như thế nào. Nếu điều đó làm cho bạn cảm thấy tốt hơn, tôi cá bạn đã bắt đầu đi đúng hướng. Không có lí do gì để khiến bạn thấy xấu hổ, bởi đây là một điều hết sức bình thường và bạn hoàn toàn có thể thay đổi nó. 2. Hãy luôn giành sự quan tâm tới thói quen của bạn Bạn hãy tập trung vào những thói quen lành mạnh của mình. Và hình thành thói quen ghi lại nhật ký làm việc của bạn mỗi ngày. + Tôi đã làm gì: đi đâu, làm gì, những công việc gì, gặp bạn bè hay không... + Khi nào tôi làm điều đó: Ngay khi thức dậy, ngay khi kết thúc công việc, trước khi đi ngủ... + Điều gì đã xảy ra: bạn cảm thấy khó chịu hay căng thẳng hoặc thoải mái... + Luôn sử dụng 1 tính từ để mô tả tâm trạng của bạn. 3. Luôn ý thức được điều mình sắp làm Mỗi khi bạn có thôi thúc hoặc mong muốn cập nhật trạng thái trên facebook bạn nên xác định xem nó là gì, có nhất thiết phải đăng lên hay không? có ảnh hưởng đến ai không?... 4. Kiên trì Nghiện facebook khiến bạn trở nên xa rời với cuộc sống thực tế nhưng điều đó cũng không có nghĩa là xấu và bạn chỉ trích bản thân quá nhiều. Tự ghét bản thân sẽ khiến bạn thất bại. Đôi khi bạn sẽ trở nên lười biếng và muôn sphas vỡ mọi thứ. Nhưng nếu kiên trì bạn sẽ thành công. 5. Thay đổi nó bằng một thói quen tốt Dễ dàng loại bỏ một thói quen xấu khi bạn thay vào đó là một thói quen tốt. Khi đó tâm trí bạn sẽ thay dần vị trí của facebook. Facebook là một nơi tuyệt vời để giao lưu và kết bạn tuy vậy chúng ta cần sử dụng nó một cách hợp lí và hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ trở thành tội đồ của thế giới đấy! B\ Cách bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia Facebook 1. Chỉ chia sẻ thông tin cho bạn bè Downey khuyến nghị người dùng chỉ nên chia sẻ thông tin cho bạn bè ở chế độ “friends only”. Downey cho biết “Nếu chia sẻ ở chế độ ‘friends of friends’, thông tin của bạn sẽ phơi bày trước trung bình 150.000 người khác. Các dữ liệu này lộ ra ngoài sẽ lọt vào các ứng dụng đáng sợ, mà điển hình là Girls Around Me và Spokeo.com”. Để đổi chế độ chia sẻ sang “friends only”, bạn vào trang Privacy Settings, chọn chế độ Friends hay Custom. Khi chọn Custom, bạn nhớ bỏ chọn tại mục Friends of those tagged. Nếu đánh dấu vào mục này nghĩa là bạn cho phép những người được tag trong tin được chia sẻ tin đến bạn bè của họ. 2. Đừng để bạn bè chia sẻ thông tin của bạn Bạn nên cẩn thận với ứng dụng dạng như BranchOut. Được giới thiệu sẽ giúp xây dựng mạng lưới nghề nghiệp trên Facebook, BranchOut sẽ truy cập vào các thông tin về nghề nghiệp, học vấn, nơi ở của bạn. Và không cần bạn cho phép, ứng dụng cũng sẽ xem được các thông tin từ những người bạn của bạn. Do vậy, nếu bạn bè của bạn có sử dụng các ứng dụng tựa như BranchOut thì thông tin của bạn cũng không an toàn. Ngoài việc hạn chế kết bạn với những người không quen biết, thiết lập sau sẽ giúp tài khoản của bạn không bị các ứng dụng xâm nhập trái phép. Tại trang Privacy Settings, bạn nhấn Edit Settings tại mục Apps and Websites. Kế đến, bạn nhấn Edit Settings tại trường How people bring your info to apps they use rồi bỏ chọn tại tất cả các ô. Xong, bạn nhấn Save Changes để lưu lại. 3. Cẩn thận với tính năng Tag Các mạng xã hội như Facebook và Google+ đều có tính năng nhận diện khuôn mặt để tag những người có liên quan vào ảnh. Không như Google+ cho phép người dùng tự chọn bật tắt tính năng nhận diện khuôn mặt, Facebook sẽ tự động nhận diện sau khi bạn upload ảnh lên và gợi ý cho người dùng. Tính năng “tag suggestions” trên Facebook sẽ đưa ra gợi ý về các khuôn mặt trong ảnh. Nếu một người upload ảnh có khuôn mặt bạn trong đó, họ sẽ nhận được gợi ý tag bạn vào ảnh. Để không bị tag vào ảnh của những người xa lạ, bạn nhấn Edit Settings tại Timeline and Tagging, nhấn Who sees tag suggestions when photos that look like you are uploaded và chọn No One. Hoặc bạn có thể bật tính năng Tag Review để kiểm duyệt trước khi được tag vào hình ảnh hay bài viết. Chỉ khi được cho phép, bạn mới được tag vào bài hay ảnh của người khác. 4. Chọn lại chế độ chia sẻ cho các bài đăng cũ Khi chuyển sang Timeline, một số bài đăng cũ của bạn có thể sẽ hiện diện trước mọi người. Để thiết lập lại chỉ cho bạn bè xem, bạn nhấn Manage Past Post Visibility tại Limit the Audience for Past Posts, chọn Limit Old Posts. Sau đó, toàn bộ bài đăng cũ được chia sẻ ở chế độ “public” hay “friends of friends” đều được chỉnh lại thành “friends”. 5. Tắt tính năng Subscribe Tính năng Subscribe cho phép mọi người không phải bạn bè có thể theo dõi tin trên trang cá nhân của bạn. Nếu không muốn mọi thông tin đăng lên đều được chia sẻ với các “subcriber” xa lạ, bạn nên tắt tính năng này đi. Nếu đã lỡ bật tính năng Subscribe, bạn vào Account Settings, chọn thẻ Subscribers(hay truy cập trực tiếp vào đây). Bạn bỏ chọn tại dòng Allow Subscribers để tắt tính năng Subscribe đi. Downey cho biết “Nếu bạn không tắt Subscribe, mọi thông tin mà bạn chia sẻ ở chế độ “public” sẽ hiện diện trên các bộ máy tìm kiếm và sẽ được tìm thấy rất dễ dàng”. 6.Bảo vệ thông tn cá nhân trước người lạ Hiện tại, khi đăng nhập vào facebook, người dùng seẽ được yêu cầầu xem xét và c ập nh ật các thiêết l ập riêng t ư. Bạn seẽ được gợi ý những ai (và những gì) được phép xem các phầần trong trang cá nhần và các bài viêết của mình. Nêếu bạn gặp phải thông báo này, bạn hãy đánh dầếu chọn vào cột Old Setngs để giữ lại các thiêết l ập cũ (ch ỉ cho bạn bè xem các thông tn cá nhần). Ngoài ra, còn có các lựa chọn khác gôầm Everyone (cho tầết cả mọi người), Friends of Friends (cho phép b ạn của bạn được xem) và Friends (chỉ cho bạn xem). Cuôếi cùng bạn bầếm Save Changes đ ể l ưu l ại thiêết l ập. M ặc đ ịnh Facebook đánh dầếu săẽn ở mục Everyone. Mặc định Facebook gợi ý bạn chọn Everyone, bạn nên chuyển sang Old Setngs để gi ữ các thiêết l ập cũ an toàn hơn.Khi cầần thiêết lập lại các thông tn này, bạn hãy bầếm vào Setngs trên góc phải, têếp tục ch ọn Privacy Setngs > Profle Informaton. Tại môẽi phầần, bạn có thể chọn Everyone, Friends of Friends, Only Friends. Tôết nhầết bạn nên chọn Only Friends để chỉ bạn bè mới xem được (như thiêết lập cũ của Facebook). Ngoài ra, còn có thêm tùy chọn Customize, tại đầy bạn seẽ có thêm các l ựa ch ọn nh ư Only me (ch ỉ chính b ạn xem được), Specifc people (chỉ một sôế người nhầết định xem được) và Hide this from (không cho m ột sôế ng ười nhầết định xem). Với hai lựa chọn sau, bạn cầần nhập tên của những người được xác định. Với phiên bản Facebook Tiêếng Việt, bạn vào mục Thiêết Lập ở trên góc ph ải, ch ọn têếp Tùy Ch ọn Riêng T ư > Thông Tin Cá Nhần. Sau đó bạn có thể chọn Mọi Người, Bạn Của Bạn Bè, Chỉ Bạn Bè hoặc Tùy Chỉnh. Tại Tùy Ch ỉnh mọi thiêết lập tương tự với Facebook Tiêếng Anh. 7.Bảo vệ thông tn cá nhân trên các bộ máy tm kiêếm Ngoài các thiêết lập trên, Facebook hiện tại còn cho phép các bộ máy tm kiêếm nh ư Yahoo, Google, Bing truy cập vào thông tn cá nhần của bạn. Như vậy, bầết cứ ai cũng có thể “tnh cờ” hay “côế ý” tm thầếy b ạn và thông tn cá nhần của bạn trên Internet thông qua các bộ máy này. Để tránh chuyện này, bạn làm như sau: - Với Facebook Tiêếng Anh, bạn vào Setngs > Privacy Setngs > Search, bỏ dầếu chọn tại Allow Indexing. - Với Facebook Tiêếng Việt, bạn vào Thiêết Lập > Tùy Chọn Riêng Tư > Tìm Kiêếm > t ại Kêết Qu ả Tìm Kiêếm Công Cộng, bạn bỏ dầếu chọn ở Cho Phép Tạo Chỉ Mục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan