Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kh thực tập tn

.DOC
3
143
141

Mô tả:

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Số: 16/KH - ĐHHĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thanh Hoá, ngày 12 tháng 02 năm 2014 KẾ HOẠCH Nội dung thực tập sư phạm đối với sinh viên ĐHSP hệ Liên thông (LT) Thực hiện chương trình đào tạo; kế hoạch dạy học; kết quả thực hiện KH dạy các lớp ĐHSP hệ LT của trường ĐH Hồng Đức, nhà trường triển khai công tác thực tập sư phạm: A. Mục đích yêu cầu: - Đợt thực tập nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức được học ở bậc đại học sư phạm hệ LT vào giảng dạy tại các trường phổ thông THCS; Tiểu học; - Sinh viên thực tập, cập nhật kiến thức, lý luận từ thực tiễn qua các nội dung sư phạm cụ thể: Dự giờ thăm lớp; tham gia sinh hoạt tổ bộ môn, Hội đồng giáo dục nhà trường; làm công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, công tác đoàn đội – Sao nhi đồng; soạn bài và dạy có đánh giá xếp loại cho điểm theo phiếu quy định của trường Đại học Hồng Đức; - Sinh viên xây dựng kế hoạch thực tập phù hợp với điểm thực tập, viết báo cáo thu hoạch thực tập tốt nghiệp. B. Kế hoạch thực hiện 1. Thời gian thực tập: - ĐHSP Ngữ văn, Địa Lý, Lịch sử, Toán, Sinh, Lý, Hoá: 2 tuần - ĐHSP Tiếng Anh, ĐHGD Tiểu học: 3 tuần. 2. Địa điểm thực tập: - Sinh viên tự liên hệ địa điểm theo giấy giới thiệu của trường Đại học Hồng Đức - Sinh viên thực tập tại các trường theo đúng chuyên ngành đào tạo. - Lớp trưởng lập báo cáo về khoa chuyên môn và khoa Tại chức kết quả liên hệ trường thực tập. 3. Dự kiến kế hoạch thực tập: * Tuần 1: - Lập kế hoạch thực tập (chuyên môn, công tác chủ nhiệm, nghiệp vụ…); - Chuẩn bị bài để dự giờ của giáo viên, soạn bài dạy theo kế hoạch; - Tìm hiểu trường thực tập, viết nhật ký. * Tuần 2 và 3: Thực hiện kế hoạch chuyên môn, công tác chủ nhiệm, viết báo cáo thu hoạch kết quả thực tập theo các nội dung quy định, hoàn chỉnh hồ sơ thực tập. C. Nội dung thực tập sư phạm I. Nội dung thực tập chuyên môn 1. Dự giờ: - Sinh viên dự 03 tiết dạy của giáo viên phổ thông (ít nhất ở 2 khối lớp, theo ngành đào tạo); - Chuẩn bị bài trước khi dự giờ, ghi chép kết quả dự giờ theo mẫu quy định. 2. Soạn bài – giảng dạy: - Mỗi sinh viên phải soạn và dạy 03 giáo án (03 tiết) theo chuyên ngành đào tạo ít nhất ở hai khối lớp với các dạng bài khác nhau. - Hồ sơ gồm có: Giáo án trước khi dạy được đại diện Ban Giám hiệu ký xác nhận. Tổ Bộ môn đánh giá, cho điểm theo thang điểm 10 và xếp loại giờ dạy theo mẫu phiếu quy định của trường Đại học Hồng Đức (từng phiếu được ký, đóng dấu của trường thực tập). II. Nội dung thực tập giáo dục Sinh viên lập kế hoạch công tác chủ nhiệm từng tuần và toàn đợt thực tập ở 1 lớp cụ thể theo các gợi ý sau: 1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp: - Tổng hợp phân loại chất lượng đạo đức, học tập, các mặt khác...; - Hoàn cảnh gia đình học sinh cá biệt; - Phong trào của lớp: Mặt mạnh, mặt yếu; - Các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm đã tiến hành tại trường thực tập; - Công tác Đoàn - Đội của lớp chủ nhiệm; 2. Lập kế hoạch công tác giáo dục (công tác chủ nhiệm); 3. Biện pháp thực hiện kế hoạch: - Tập trung phụ trách toàn diện 1 tổ học sinh hay một mặt công tác của lớp; - Tham gia chỉ đạo thực hiện các buổi lao động, sinh hoạt tập thể của lớp; - Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề phù hợp với điều kiện nhà trường; - Nắm tình hình và tìm hiểu ít nhất ba gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc học sinh còn hạn chế về mặt học tập, đạo đức hoặc là học sinh giỏi... Có biện pháp giáo dục một học sinh cụ thể của lớp chủ nhiệm, hoàn thành trước khi kết thúc đợt TTSP. III. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp Bản thu hoạch viết theo nội dung và gợi ý sau: 1. Đặc điểm tình hình: Nêu những thuận lợi, khó khăn về bản thân, trường lớp, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất.. 2. Kết quả thực hiện kế hoạch thực tập: - Tóm tắt lịch trình đã thực hiện - Tự đánh giá về các nội dung: Kết quả, những ưu điểm và những mặt còn hạn chế… + Công tác giáo dục: chủ nhiệm lớp, Đoàn - Đội - Sao nhi đồng; + Công tác chuyên môn: Thực hiện các nội dung dự giờ, và dạy theo quy định. 3. Những thu hoạch được qua đợt TTSP: - Nhận thức về ngành nghề - Kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ…; 4. Tự xếp loại (Giỏi, Khá, Trung bình, Không đạt yêu cầu) - Ý thức, thái độ thực hiện đợt thưc tập; - Công tác chủ nhiệm; - Công tác chuyên môn; - Xếp loại chung. 5. Giáo viên hướng dẫn nhận xét và chấm điểm. D. Đánh giá cho điểm các nội dung thực tập 1. Kết quả đợt thực tập của sinh viên được đánh giá theo 3 nội dung, điểm theo thang 10, để lẻ đến 01 chữ số thập phân: - Điểm giảng dạy: Là trung bình chung điểm của 3 tiết dạy trên lớp (theo phiếu đánh giá). Xếp loại giảng dạy toàn đợt: + Loại giỏi: Điểm giảng dạy từ 9.0 điểm trở lên với điều kiện trong cả 3 phiếu đánh giá cho điểm các yêu cầu 1,4,6,9 với THCS; 1,3,7,8 với Tiểu học phải đạt từ 2.0 điểm trở lên; + Loại khá: Điểm giảng dạy từ 7.0 đến cận 9.0 với điều kiện trong cả 3 phiếu đánh giá cho điểm các yêu cầu 1,4,9 với THCS; 1,3,7 với Tiểu học phải đạt từ 2.0 điểm trở lên; + Loại trung bình: Điểm giảng dạy từ 5.0 đến cận 7.0 với điều kiện trong cả 3 phiếu đánh giá cho điểm các yêu cầu 1,4 với THCS; 1,3 với Tiểu học phải đạt từ 2.0 điểm trở lên; + Loại yếu, kém: Điểm giảng dạy dưới 5.0. - Điểm chủ nhiệm (thang điểm 10): Do giáo viên được phân công hướng dẫn theo dõi công tác chủ nhiệm thực hiện đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu quy định của trường Đại học Hồng Đức. - Điểm bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp (thang điểm 10): Do giáo viên được phân công hướng dẫn chấm. * Điểm của toàn đợt thực tập là trung bình chung của điểm chủ nhiệm, điểm giảng dạy, điểm bài thu hoạch đợt thực tập (Đều tính hệ số 1). 2. Đánh giá, xếp loại cho điểm kết quả thực tập đối với sinh viên, bao gồm các loại: + Loại Xuất sắc: Đạt điểm trung bình 10.0; + Loại giỏi: Đạt điểm trung bình từ 9.0 điểm đến cận 10.0; + Loại khá: Đạt điểm trung bình từ 7.0 đến cận 9.0; + Loại trung bình: Đạt điểm trung bình từ 5.0 đến cận 7.0; + Loại yếu, kém: Điểm trung bình các giờ dạy dưới 5.0; E. Hồ sơ thực tập của sinh viên + Túi đựng hồ sơ thực tập; + Phiếu đánh giá xếp loại công tác giáo dục (công tác chủ nhiệm Đoàn - Đội - Sao Nhi đồng); + Bộ 3 giáo án soạn để dự giờ và phiếu ghi theo dõi theo quy định. + Bộ 3 giáo án soạn để dạy có đánh giá xếp loại. + Bản thu hoạch cá nhân. F. Kinh phí chi trả cho trường thực tập Sinh viên tự túc và trả trực tiếp cho các trường thực tập theo định mức 20.000đ/tiết hướng dẫn giảng dạy 3 tiết; chủ nhiệm 2 tiết; dự giờ 3 tiết (Tổng 8 tiết/đợt = 160.000đ); 200.000đ/Ban chỉ đạo trường thực tập. Tổng cộng 360.000đ/sinh viên/đợt thực tập. Kết thúc đợt thực tập, ban cán sự lớp thu hồ sơ thực tập của sinh viên theo đơn vị lớp nộp về khoa Tại chức Trường ĐHHĐ. Trường Đại học Hồng Đức gửi sinh viên về trường THCS, Tiểu học nơi sinh viên đang công tác để thực tập. Sinh viên chưa được phân công công tác tự liên hệ trường để thực tập. Các trường tạo điều kiện giúp đỡ để sinh viên hoàn thành tốt kế hoạch, nội dung thực tập theo đúng hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực tập trường Đại học Hồng Đức. Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề gì cần trao đổi cá nhân và các đơn vị có liên quan gặp trực tiếp khoa Tại chức để thống nhất./. Nơi nhận: - Ban Giám hiệu (để báo cáo); - Các đ/v có liên quan (nt); - Các trường có SV TT; - SV TT; - Lưu VT, khoa TC. KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Hoàng Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan