Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết hợp quốc phòng với kinh tế ở bệnh viện quân y 175...

Tài liệu Kết hợp quốc phòng với kinh tế ở bệnh viện quân y 175

.DOC
172
88
66

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi; các số liệu và trích dẫn trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác. Nghiên cứu sinh Trần Đức Thắng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP QUỐC PHÒNG VỚI KINH TẾ Ở BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Một số vấn đề chung về kinh tế, quốc phòng, kết hợp kinh tế với quốc phòng 2.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175 2.3. Kinh nghiệm kết hợp Quốc phòng với kinh tế ở một số bệnh viện quân đội và bài học rút ra cho Bệnh viện Quân y 175 Chương 3 THỰC TRẠNG KẾT HỢP QUỐC PHÒNG VỚI KINH TẾ Ở BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 3.1. Ưu điểm và hạn chế trong kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175 thời gian qua 3.2. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP QUỐC PHÒNG VỚI KINH TẾ Ở BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 THỜI GIAN TỚI 3.1. Quan điểm kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175 thời gian tới 3.2. Giải pháp kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175 thời gian tới KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 10 10 22 27 27 37 52 75 75 98 123 123 130 155 157 158 Chữ viết đầy đủ An ninh nhân dân Bảo vệ Tổ quốc Bảo hiểm y tế Bênh viện Quân y 175 Bộ quốc phòng Chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Dịch vụ y tế Kết hợp quốc phòng với kinh tế Kết hợp quân dân y Kinh tế - xã hội Khoa học - công nghệ Kinh tế - quốc phòng Liên hợp quốc Lực lượng vũ trang Quốc phòng, an ninh Chữ viết tắt ANND BVTQ BHYT BVQY 175 BQP CNXH CNH, HĐH DVYT KHQPVKT KHQDY KT - XH KH - CN KT - QP LHQ LLVT QP, AN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê số lượng bệnh nhân khám tại Bệnh viện Quân y 175 75 Bảng 3.2. giai đoạn 2013 - 2017. Thống kê số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện 175 giai 77 Bảng 3.3. đoạn 2013 - 2017. Thống kê số lượng bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện 175 giai đoạn 2013 - 2017. 78 Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Kết quả thu dịch vụ y tế của BVQY 175. Thống kê công tác đào tạo của Bệnh viện 175 giai đoạn 2013 - 2017 Thống kê số lượng đề tài nghiên cứu của Bệnh viện 175 80 81 85 Bảng 3.7. giai đoạn 2013 - 2017. Kết quả nghiệm thu các đề tài nghiên cứu của Bệnh viện 175 Bảng 3.8. Bảng 3.9. giai đoạn 2013 - 2017. Kết quả hoạt động chuyên môn của Trung tâm y tế Trường Sa Kết quả thực hiện xây dựng cơ bản của Bệnh viện quân y 175 86 92 Bảng 3.10. giai đoạn 2013 - 2017. 103 Kết quả phân tích chất lượng đảng viên của Đảng bộ Bệnh viện Quân y 175 qua các năm. 114 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là vấn đề có tính quy luật khi xã hội còn tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nó nảy sinh từ mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh, quốc phòng; mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là phương thức có hiệu quả nhằm vừa nâng cao tiềm lực kinh tế vừa tăng cường tiềm lực quốc phòng của quốc gia. Ở Việt Nam, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế đã được cha ông ta tiến hành từ rất sớm và trong nhiều thời kỳ đã có tư tưởng kết hợp vượt trước thời đại. Từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế ở nước ta được thực hiện trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương và được tiến hành cơ bản lâu dài từ trong quy hoạch, kế hoách đến tổ chức triển khai thực hiện chương trình, dự án phát triển của các ngành, các cấp, các địa phương, các lĩnh vực của đất nước. Đảng ta khẳng định: việc kết hợp kinh tế với quốc phòng không chỉ là một nội dung của đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa [36, tr58], mà còn là một chính sách lớn về kinh tế, xã hội. Theo đó “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế theo một phương hướng cơ bản, lâu dài, đồng thời có dự kiến trước để kịp điều chỉnh cho phù hợp khi xảy ra biến động bảo đảm đánh thắng quân thù… Công tác quy hoạch phân vùng kinh tế, phân bố lại lao động, phân bố lực lượng sản xuất, xây dựng các ngành kinh tế - kỹ thuật, phát triển kinh tế địa phương phải nhằm tạo ra một thế bố trí chiến lược thống nhất để làm chủ cả về kinh tế và quốc phòng trong cả nước và trong từng địa phương” [37, tr 76]. Y tế là một ngành dịch vụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và bộ đội. Do đó việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong lĩnh vực y tế luôn là một nội dung quan trong 6 trong đường lối kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng ta. Hiện nay chúng ta đã có “Chương trình Kết hợp quân-dân y” (gọi tắt là Chương trình y tế Số 12 hình thành từ cuối năm 1990 và chính thức triển khai thực hiện từ giữa năm 1991). Đây là chương trình kết hợp giữa y tế quân đội và y tế dân sự trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và bộ đội, góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng của đất nước. Đây là một chương trình có tầm chiến lược, tính khoa học và thực tiễn cao, kế thừa được truyền thống và kinh nghiệm của ngành Quân y và dân y trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Chương trình không chỉ giải quyết những vấn đề nổi cộm, quan trọng và phù hợp với tình hình lúc đó, mà còn mang lại hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu bức thiết hiện nay cũng như lâu dài. Với mục tiêu chiến lược nhằm: phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành y tế, cả quân y và dân y phục vụ sức khoẻ nhân dân và lực lượng vũ trang trong thời bình; chuẩn bị sẵn sàng và đối phó có hiệu quả khi có chiến tranh và các tình huống cần thiết khác. Sau hơn 15 năm thực hiện, Chương trình KHQDY đã thu được những thành tựu rất quan trọng. Chương trình KHQDY đã bám sát các định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của công tác y tế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. KHQDY đã góp phần quan trọng vào xây dựng tiềm lực y tế - quốc phòng của nền quốc phòng toàn dân. Điều đáng chú ý nữa là Chương trình KHQDY trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình và chất lượng xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, những năm qua Bệnh viện Quân y 175 đã thực hiện tốt nội dung kết hợp trong khám và chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân, kết hợp trong nghiên cứu ứng dụng các thành tựu y tế, trong đào tạo nguồn nhân lực y tế... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Bệnh viện Quân Y 175 trong thời gian vừa qua vẫn còn nhiều bất cập cần phải khắc phục. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn 7 kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với y tế nảy sinh chưa được giải đáp kịp thời trên cả phương diện nhận thức, quản lý và tổ chức thực hiện, như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân viên của Bệnh viện về kết hợp quốc phòng với kinh tế còn chưa đầy đủ; nội dung và phương thức kết hợp còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, chậm đổi mới so với sự phát triển của tình hình; kết hợp trong khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội nhiều mặt còn hạn chế; việc phối kết hợp giữ các lực lượng trong nghiên cứu, ứng dụng thành tựu ý tế chuyên sâu chưa chặt chẽ; công tác giáo dục, đào tạo cán bộ y tế cho quân đội và dân sự chưa phát huy hết tiềm năng... Vì vậy, đề tài “Kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175” mà nghiên cứu sinh lựa chọn là vấn đề thời sự có ý nghĩa lý luận và thực tiến sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đề xuất quan điểm, giải pháp kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. *Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175: làm rõ quan niệm, phân tích nội dung và những nhân tố tác động đến kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. - Nghiên cứu kinh nghiệm kết hợp quốc phòng với kinh tế ở một số bệnh viện quân đội và rút ra bài bọc cho Bệnh viện Quân y 175. - Đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết từ thực trạng kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175 trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Kết hợp quốc phòng với kinh tế trong lĩnh vực y tế của quân đội. 8 * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175 trên các nội dung: khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội; trong nghiên cứu ứng dụng thành tựu y tế; trong đào tạo nguồn nhân lực y tế; trong xây dựng ý tế cơ sở. - Về không gian : Nghiên cứu tại Bệnh viện Quân y 175. - Về thời gian: Các số liệu được nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2017 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án được hoàn thành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế nói chung, trong lĩnh vực y tế nói riêng. * Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên cơ sở khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh, các báo cáo hàng năm của Bệnh viện Quân y 175; tài liệu thống kê và báo cáo tổng kết của các bộ, ban ngành có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng trong toàn bộ nội dung của luận án, nhằm xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn, đề xuất quan điểm, giải pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Bệnh viện Quân y 175. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở chương 2 trong việc xây dựng các khái niệm công cụ, khái niệm trung tâm và phân tích nội dung, các nhân tố tác động đến kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. - Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để làm rõ thực trạng kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4 chương của luận án, nhưng chủ yếu là chương 3, chương 4 nhằm đánh giá đúng thực trạng kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175, đề xuất quan điểm giải pháp để thực hiện tốt hơn việc kết hợp trong thời gian tới. 9 - Phương pháp lôgic - lịch sử: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để tìm ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết từ thực trạng kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Được sử dụng ở cả ba chương, nhất là chương 1 nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố. 5. Những đóng góp mới của luận án - Chỉ ra quan niệm, nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. - Chỉ ra mâu thuẫn cần tập trung giải quyết từ thực trạng kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Về mặt lý luận - Bổ sung hoàn thiện lý luận về kết hợp quốc phòng với kinh tế trong lĩnh vực y tế. - Góp phần luận giải những vấn đề lý luận về kết hợp quốc phòng với kinh tế ở Bệnh viện Quân y 175. * Về mặt thực tiễn - Đề tài nghiên cứu thành công là tài liệu cho cán bộ quản lý Bộ Quốc phòng, Cục Quân Y, Bệnh viện Quân y 175 tham khảo đề ra các giải pháp kết hợp quốc phòng với kinh tế. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học kinh tế chính trị ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nước ngoài liên quan đến đề tài A. Larơcốp (1962) “Tổ chức võ trang và bảo vệ Tổ quốc XHCN” [2], trên cơ sở khái quát lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự cần thiết tổ chức vũ trang bảo vệ Tổ quốc; lực lượng vũ trang Xô viết bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ nước ngoài can thiệp vào nội chiến, tác giả khẳng định: Chính phủ Liên Xô trước sau như một, vẫn giữ vững việc chấp hành chính sách củng cố lực lượng quân sự của nhà nước Xô Viết. Cuốn sách đã chỉ ra: củng cố lực lượng quân sự là một chính sách có ý nghĩa quyết định đối với chính sách xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô. M. V. Phrunde (1974) “Xây dựng quân đội củng cố quốc phòng sẵn sàng chiến đấu” [98], tác giả đã bàn đến xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng ở Liên Xô; tiền tuyến và hậu phương trong chiến tranh; khẳng định vai trò của con người và kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại; rèn luyện kỷ luật quân sự trong bộ đội chính quy và dân binh địa phương. Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của mọi lực lượng trong chuẩn bị đất nước sẵn sàng về quốc phòng khi có chiến tranh xảy ra; vai trò của giáo dục quân sự trong các nhà trường, vai trò của động viên kinh tế, y tế cho chiến tranh. John Wilson Lewis, Xue Litai (1977) “Sức mạnh về chiến lược trên biển của Trung quốc - Những chính sách hiện đại hóa quân sự trong thời đại hạt nhân” [82], hai tác giả này đã bàn về chính sách hiện đại hóa quân đội, nhất là tăng cường sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Đặc biệt các tác giả đã đi sâu phân tích chính sách kết hợp giữa quân sự với dân sự của Trung Quốc trên biển đảo, trong đó có kết hợp quân y và dân y. 11 Đ.P.Uxtinốp (1982) “Những bài học chọn lọc về quân sự” [72], trên cơ sở phân tích thực tiễn về tổ chức biên chế, tiềm lực tạo nên sức mạnh quốc phòng, tác giả đã nêu lên kinh nghiệm phong phú nhiều mặt về xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng. Cuốn sách đã bàn nhiều đến đảm bảo các nguồn lực trong đó có y tế cho quốc phòng. A.I.Pôgiarốp (1985) “Những cơ sở kinh tế của sức mạnh quốc phòng của nhà nước xã hội chủ nghĩa” [1], tác giả đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với chiến tranh, tác động của kinh tế đối với sự phát triển của toàn bộ công tác quân sự. Từ đó vạch ra nguồn gốc, bản chất và quá trình phát triển của kinh tế quân sự trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Vạch rõ bản chất phản động của kinh tế quân sự tư bản chủ nghĩa, tính ưu việt của kinh tế quân sự các nước xã hội chủ nghĩa. “Tư duy quân sự nước ngoài” (1990) ” [123], đây là một công trình nghiên cứu tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu quân sự và các tướng lĩnh của quân đội nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp... Trong công trình này, các tác giả tập trung phân tích, làm rõ quá trình đổi mới tư duy quân sự của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng “điều chỉnh những quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự, định ra những kế hoạch chiến lược phục vụ cho những mục tiêu trước mắt và lâu dài”. Các tác giả khẳng định: “Quốc gia nào muốn giành phần thắng trong thế kỷ XXI thì phải xây dựng Chiến lược phát triển quốc phòng”. Trong đó, phải xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ; phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật quốc phòng; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng động viên chiến tranh. B. James và D. Goure (2001) “Bản phác thảo về chiến lược quân sự mới của Mỹ” [26]. Các tác giả tập trung phân tích, luận giải quá trình đổi mới về chiến lược quân sự của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI. Các tác giả cho rằng, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, “Chiến lược quân sự quốc gia” của Mỹ đề ra trước đây không còn phù hợp. Do vậy, nước Mỹ cần phải xây 12 dựng một “Chiến lược quân sự quốc gia mới”, trong đó, trọng tâm là chiến lược “kế hoạch hoá quân đội” và “đẩy mạnh cuộc cách mạng các vấn đề quân sự trong quân đội”. Reppy Judith với cuốn sách: “Về bản chất và phạm vi của kinh tế quốc phòng: một bình luận” [108]. Trên cơ sở quan niệm của Intriligator, tác giả đã khái quát bản chất và phạm vi của kinh tế quốc phòng, tập trung vào các đặc điểm về mặt thể chế của hệ thống quốc phòng. Theo đó, phạm vi của kinh tế quốc phòng, có thể mở rộng hơn, bao gồm cả các yếu tố kinh tế bảo đảm cho các hoạt động phi quân sự thuộc về khái niệm của quốc phòng, ví dụ như phòng thủ dân sự, bảo vệ tài nguyên, môi trường, văn hóa. Suvanthoong ThepVong Sa (2015) “Tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [114], tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về sự tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phân tích thực trạng của sự tác động, đồng thời đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 1.1.2. Các công trình trong nước liên quan đến đề tài 1.1.2.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng đã được công bố Trần Thái Bình (2010), “Quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14], tác giả bài báo đã phân tích mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tác giả khẳng định: kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng - an ninh về nguồn gốc ra đời, bản chất của quốc phòng - an ninh, khả năng huy động các nguồn lực cho quốc phòng - an ninh, quyết định đến tổ chức biên chế, trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang, qua đó quyết định đến chiến lược quốc phòng - an ninh của 13 đất nước. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra sự tác động trở lại của quốc phòng an ninh đến kinh tế; trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò bảo vệ môi trường hòa bình tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh, tác giả đề xuất phải kết hợp thật tốt giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trong một chỉnh thể thống nhất để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Văn Ngừng (2010)“Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam” [101], cuốn sách tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận động trong thời gian tới, từ đó đánh giá những tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam và những ảnh hưởng đối với vấn đề an ninh trật tự ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội dưới tác động của toàn cầu hóa. Nguyễn Xuân Yêm (2014), “Về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và tăng cường quốc phòng an ninh, phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay” [135], tác giả bài báo đã phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh, phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay; trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới. 1.1.2.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng đã được công bố Văn Tiến Dũng (1975), Mấy vấn đề kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng [38], tác giả đã khái quát, đánh giá kết quả hoạt động của 30 năm kết hợp kinh tế với quốc phòng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản 14 Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, tác giả khẳng định “Kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng là một phương châm cơ bản trong nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có quan hệ trực tiếp đến vận mệnh Tổ quốc”. Sự khẳng định này cho thấy, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng đã có những bước phát triển nhất định. Lê Văn Dũng (1997), Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam [39], tác giả đã đề cập đến kết hợp kinh tế với quốc phòng ở góc độ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trần Xuân Trường, Nguyễn Anh Bắc (1980), “Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta” [125], các tác giả đã khẳng định: vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng là một nội dung của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và BVTQ ở nước ta, một quy luật phổ biến ở mọi nước XHCN. Từ khẳng định trên, các tác giả đã phân tích luận chứng làm rõ mối liên hệ, vai trò ngày càng tăng của nhân tố kinh tế với chiến tranh và quốc phòng; đồng thời làm rõ tính quy luật, yêu cầu, phương thức, đặc điểm, mức độ và trình độ, nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta. Đồng thời còn chỉ rõ, để kinh tế và quốc phòng gắn bó khăng khít với nhau đến mức như là một, đòi hỏi phải có sự am hiểu, thống nhất hành động của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân, có một hệ thống tổ chức lãnh đạo, quản lý thống nhất dựa trên một hệ thống pháp luật đầy đủ. Trần Trung Tín (1998), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam hiện nay” [115], luận án đề cập tương đối có hệ thống và toàn diện về mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và quốc phòng ở Việt Nam; chỉ rõ sự cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp. Trên cơ sở phân tích thực trạng kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, đề tài đã chỉ ra nội dung đổi mới sự kết hợp trên cả góc độ 15 hoạch định, thực thi chính sách và phương thức hoạt động KT - XH, quân sự quốc phòng; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quá trình thực hiện cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đinh Văn Huệ (1999), “Mấy suy nghĩ về kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” [77]. Từ những phân tích về lý luận và thực trạng, tác giả đã đề xuất phương hướng, mục tiêu, yêu cầu thực hiện sự kết hợp kinh tế với QP - AN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Học viện Quốc phòng (1999) “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” [76], đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KHXH-07-07, Hà Nội. Công trình này đã phân tích cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu quý để tác giả có thể kế thừa, phát triển. Hoàng Xuân Lâm (2000) “Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [86], Thông tin chuyên đề “Kết hợp kinh tế với quốc phòng” số 1-2000, do Phòng Thông tin Khoa học, công nghệ và Môi trường, Tổng Cục kỹ thuật và Ban Khoa học và công nghệ chiến lược quân sự phối hợp thực hiện. Ở công trình này, tác giả đã khái quát một số vấn đề về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Nghị quyết Trung ương 14 khoá II (11/1958) đến Đại hội VIII. Nguyễn Văn Rinh (2003) “Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tiến trình CNH - HĐH đất nước” [109], tác giả xác định quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển KT - XH, củng cố QP - AN trên các địa bàn chiến lược. Những nhiệm vụ đó là sự cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng về việc kết hợp kinh tế với QP - AN và QP - AN với kinh tế trong chiến lược phát triển KT - XH ở Việt Nam. Cuốn sách là những luận điểm mang tính định hướng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ tiếp tục quán triệt và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, quân đội và nhân dân giao phó. 16 Ngô Xuân Lịch (2006) “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh ở địa bàn Quân khu 3” [87]. Bài viết này chỉ rõ: kết hợp chặt chẽ KT - XH với QP - AN là vấn đề mang tính quy luật; BVTQ phải gắn với bảo vệ chế độ XHCN; nhiệm vụ quốc phòng và an ninh là hai mặt gắn chặt với nhau của nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới. Để BVTQ phải: phát huy sức mạnh tổng hợp; nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, phát huy mọi tiềm năng của dân tộc, kết hợp với tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi; quán triệt quan điểm thực tiễn, phát triển trong mọi hoạt động củng cố quốc phòng. Nguyễn Đức Độ (2010) “Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới” [70], tác giả đã luận giải một số vấn đề chung về kết hợp Nguyễn Đức Độ kinh tế với quốc phòng, lược sử nhận thức kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến và từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích các nhân tố tác động, mục tiêu, nội dung và định hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng trên một số lĩnh vực và ngành kinh tế chủ yếu ở Việt Nam trong tình hình mới. Trần Đăng Bộ (2011) “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong các văn kiện Đại hội XI” [18], tác giả khẳng định, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong các văn kiện Đại hội XI là sự phát triển nhận thức và tư duy kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trần Hữu Sâm (2011), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia” [111 ], tác giả đã luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; chỉ rõ thực trạng kết hợp; phân tích sâu sắc yêu cầu, nội dung, phương thức kết hợp. Các nội dung này là sự bổ sung, phát triển và hoàn thiện 17 lý luận được rút ra qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của sự kết hợp ở chương 1; đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thời kỳ mới. Trần Đăng Bộ (2012) “Vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong tình hình hiện nay” [19] ,theo tác giả, tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng là một trong những cơ sở hình thành và phát triển tư duy kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, việc vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng cũng chính là sự phát triển tư duy kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trần Đăng Bộ (2012) “Một số vấn đề cơ bản về kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng ở nước ta hiện nay” [20], tuy sự phát triển nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng không phải là nội dung nghiên cứu của cuốn sách, nên tác giả không đề cập trực tiếp và cũng không đi sâu phân tích nội dung này, nhưng nội dung khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng cho thấy, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng là sự kế thừa, phát triển tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trước năm 1930 khi sự nghiệp cách mạng chưa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, đây sẽ là nội dung mới mà đề tài cần nghiên cứu tổng kết để góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng. Trần Đăng Bộ (2013), “Tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975” [21] . Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt 18 Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ nghiên cứu dưới dạng tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đây không phải là công trình nghiên cứu tổng kết sự phát triển nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng. Dương Văn Minh (2013) Chủ nhiệm đề tài: “Kết hợp quốc phòng với kinh tế, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam trong tình hình mới” [97] . Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về kết hợp quốc phòng với kinh tế, an ninh và đối ngoại; đề tài đã phân tích quan điểm, mục tiêu và nội dung, phương thức kết hợp quốc phòng với kinh tế, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam trong tình hình mới. Từ một số vấn đề lý luận về kết hợp quốc phòng với kinh tế, an ninh và đối ngoại ở đề tài này có thể khẳng định, kết hợp quốc phòng với kinh tế, an ninh và đối ngoại là sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, sự phát triển tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng thời kỳ đổi mới không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài, nên không được đề cập nghiên cứu làm rõ ở đề tài này. Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu nêu trên được tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc hơn quan niệm về củng cố quốc phòng và những nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Tổng Cục chính trị (2013) “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia” [118] . Đây là cuốn sách luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao 19 hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Tuy mục đích của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại là nhằm quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, nhưng nội dung kết hợp này đã thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh tế với quốc phòng. Tuy không đề cập trực tiếp đến nội dung phát triển này, nhưng cuốn sách có nhiều nội dung khoa học có thể kế thừa, phát triển đối với đề tài. Đặng Đức Quy (2014) Chủ nhiệm đề tài: “Tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay” [107] . Mặc dù đây là công trình nghiên cứu tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 đến nay; song công trình này mới chỉ nghiên cứu dưới dạng tổng kết lịch sử hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Bộ Quốc Phòng “Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” [129], các tác giả khẳng định kết hợp KTQP là vấn đề có tính quy luật trong xã hội còn tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp, là hoạt động có tính chủ động của Nhà nước, được thực hiện bởi nhiều lực lượng và diễn ra ở nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng. Công trình còn đề cập đến nhân tố tác động, mục tiêu, nội dung và phương thức, biểu hiện sự kết hợp ở một số ngành, vùng. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2014) “Tư tưởng quốc phòng Việt Nam” [128], tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã được khái quát và khẳng định là một trong những nội dung quan trọng “nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ an ninh, lợi ích quốc 20 gia luôn là kế sách dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bước vào thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã gắn kết chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trần Đăng Bộ (2016) “Sự phát triển nhận thức của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XII” [22] . Kỷ yếu Hội thảo cấp Quốc gia (Phần thứ nhất: Những quan điểm cơ bản và mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII), Hà Nội, tháng 7-2016. Tác giả cho rằng, kết hợp kinh tế với quốc phòng là kết quả đổi mới tư duy phát triển của Đảng; không chỉ thể hiện nhận thức về một vấn đề chiến lược đã được tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, mà còn thể hiện sự phát triển, hoàn thiện hơn nhận thức của Đảng về một chủ trương chiến lược lâu dài. Sự phát triển đó thể hiện ở những nội dung như: thứ nhất, sự phát triển nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thứ hai, sự phát triển nhận thức của Đảng về chủ thể và lực lượng tham gia kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thứ ba, sự phát triển nhận thức của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và theo vùng lãnh thổ, ngành kinh tế; thứ tư, sự phát triển nhận thức của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại là một phương thức xây dựng lực lượng quốc phòng. 1.1.2.3. Các công trình đã công bố bàn đến kết hợp quân dân y Đỗ Nguyên Phương (1998), “Kết hợp quân dân y trong chiến lược bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bộ đội ở vùng sâu, vùng xa” [104 ], tác giả khẳng định: kết hợp quân dân y trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và bộ đội là một tất yếu khách quan hiện nay. Hoạt động này là sự cụ thể hóa của kết hợp kinh tế với quốc phòng trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, có ý nghĩa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất