Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán trách nhiệm trong các trường đại học công lập khu vực miền bắc...

Tài liệu Kế toán trách nhiệm trong các trường đại học công lập khu vực miền bắc

.PDF
271
1
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGÔ THỊ THU TRANG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHU VỰC MIỀN BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGÔ THỊ THU TRANG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHU VỰC MIỀN BẮC Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ MINH PGS.TS. BÙI THỊ NGỌC HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án tiến sỹ “Kế toán trách nhiệm trong các trường Đại học Công lập khu vực miền Bắc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những thông tin tác giả tham khảo và kế thừa trong luận án đều đƣợc trích dẫn đầy đủ. Tác giả luận án xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên đây! Tác giả luận án Ngô Thị Thu Trang LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bá Minh và PGS.TS Bùi Thị Ngọc hai ngƣời thầy hƣớng dẫn khoa học đã luôn động viên, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Khoa đào tạo Sau đại học Học viện Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia thuộc các Bộ, các Trƣờng đại học, Cơ quan kiểm toán Nhà nƣớc, các Anh/Chị làm công tác quản lý và các Anh/Chị đang công tác tại Phòng Kế hoạch - Tài chính của các Trƣờng Đại học Công lập khu vực miền Bắc đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ Luận án (trả lời phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi phỏng vấn, …). Cuối cùng, Tác giả xin đƣợc trân trọng cảm ơn bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ Tác giả hoàn thành Luận án này. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Ngô Thị Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................ 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu. .......................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 22 4. Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................... 22 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................ 23 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 23 7. Những đóng góp của đề tài. .......................................................................... 26 8. Bố cục của luận án......................................................................................... 26 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ................................................................. 27 1.1.Khái quát về đơn sự nghiệp công lập ........................................................ 27 1.1.1.Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập ................. 27 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ......................................................... 29 1.2. Những vấn đề chung về kế toán trách nhiệm .......................................... 30 1.2.1. Bản chất của kế toán trách nhiệm ............................................................. 30 1.2.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm ........................................... 33 1.2.3 Phân loại các trung tâm trách nhiệm trong kế toán trách nhiệm ................ 35 1.3. Các yếu tố nền tảng để thực hiện kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................................................. 41 1.3.1. Sự phân cấp quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập .............................. 41 1.3.2. Đặc điểm quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ................. 47 1.3.3. Hệ thống công nghệ thông tin kế toán ...................................................... 48 1.3.4. Hệ thống khen thƣởng, kỷ luật .................................................................. 49 1.4. Nội dung kế toán trách nhiệm phục vụ các chức năng quản trị trong các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................................. 50 1.4.1. Kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng lập kế hoạch ............................ 51 1.4.2. Kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng tổ chức thực hiện ...................... 66 1.4.3. Kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng kiểm soát .................................. 73 1.4.4. Kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng ra quyết định............................. 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG I .................................................................................. 85 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHU VỰC MIỀN BẮC ......................... 86 2.1. Khái quát về trƣờng đại học công lập ...................................................... 86 2.1.1. Quá trình phát triển của trƣờng đại học công lập...................................... 86 2.1.2.Đặc điểm hoạt động của trƣờngĐại học công lập khu vực Miền Bắc. ...... 89 2.1.3 Phân loại các trƣờng đại học công lập khu vực Miền Bắc......................... 91 2.2. Thực trạng nhận diện, phân loại các trung tâm trách nhiệm tại các trƣờng đại học công lập khu vực Miền Bắc .................................................... 94 2.3. Các yếu tố nền tảng để thực hiện kế toán trách nhiệm trong các trƣờng đại học công lập khu vực Miền Bắc ................................................................. 98 2.3.1. Sự phân cấp quản lý và bộ máy quản lý của trƣờng đại học công lập...... 98 2.3.2. Đặc điểm quản lý tài chính trong các trƣờng đại học công lập .............. 107 2.3.3. Hệ thống công nghệ thông tin ................................................................. 113 2.3.4. Hệ thống khen thƣởng ............................................................................. 114 2.4. Thực trạng kế toán trách nhiệm phục vụ các chức năng của nhà quản trị ....................................................................................................................... 116 2.4.1. Thực trạng kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng lập kế hoạch.......... 117 2.4.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng tổ chức thực hiện .. 126 2.4.3. Thực trạng kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng kiểm soát .............. 131 2.4.4. Thực trạng kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng ra quyết định ......... 133 2.5. Đánh giá chung về thực trạng kế toán trách nhiệm trong các trƣờng đại học công lập khu vực Miền Bắc ..................................................................... 134 2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 134 2.5.2. Một số hạn chế ........................................................................................ 137 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 139 KẾT LUẬN CHƢƠNG II............................................................................... 140 CHƢƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHU VỰC MIỀN BẮC ....................... 141 3.1. Định hƣớng phát triển của các trƣờng ĐHCL khu vực Miền Bắc..... 141 3.2. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong các trƣờng đại học công lập khu vực Miền Bắc .................................................. 143 3.3. Đề xuất hoàn thiện các trung tâm trách nhiệm trong các trƣờng đại học công lập khu vực Miền Bắc ............................................................................ 144 3.4. Đề xuất hoàn thiện kế toán trách nhiệm phục vụ các chức năng của nhà quản trị trong các trƣờng ĐHCL khu vực Miền Bắc .................................. 150 3.4.1. Hoàn thiện kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng lập kế hoạch.......... 150 3.4.2. Hoàn thiện kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng tổ chức thực hiện .. 152 3.4.3. Hoàn thiện kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng lập kiểm soát của nhà quản trị tại các trung tâm trách nhiệm............................................................... 165 3.4.4. Hoàn thiện kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng lập ra quyết định của nhà quản trị tại các trung tâm trách nhiệm ........................................................ 173 3.5. Điều kiện vận dụng kế toán trách nhiệm trong các trƣờng Đại học công lập khu vực Miền Bắc ................................................................................................... 177 3.5.1. Đối với nhà nƣớc và các cơ quan chức năng .......................................... 174 3.5.2. Đối với trƣờng đại học công lập ............................................................. 175 3.5.3. Lộ trình triển khai áp dụng kế toán trách nhiệm cho các đơn vị trong các trƣờng Đại học công lập khu vực Miền Bắc ..................................................... 176 KẾT LUẬN CHƢƠNG III ............................................................................. 179 KẾT LUẬN....................................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................... 181 ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................. 181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 182 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 1. Bảng Bảng 1.1. Các tiêu thức phân loại chi phí trong đơn vị SNCL ........................... 52 Bảng 2.1. Quy mô, trình độ giảng viên đại học trong những năm gần đây .. 90 Bảng 2.2. Phân loại các trƣờng ĐHCL khu vực Miền Bắc................................. 93 Bảng 2.3: Bảng thống kê mô tả trung tâm trách nhiệm trong nhà trƣờng ......... 94 Bảng 2.4 : Bảng thống kê mô tả nhận diện trung tâm trách nhiệm .................... 96 Bảng 2.5: Các trung tâm trách nhiệm trong các trƣờng ĐHCL nhóm 1 ............. 97 và nhóm 2 ............................................................................................................ 97 Bảng 2.6: Các trung tâm trách nhiệm trong các trƣờng ĐHCL tự chủ thấp ....... 98 Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn thu của các trƣờng ĐHCL nhóm 1 và nhóm 2 năm 2020 .. 108 Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn thu của một số trƣờng ĐHCL thuộc nhóm 3 năm 2020 109 Bảng 2.9. Cơ cấu các khoản chi của một số Trƣờng ĐHCL nhóm 1 và nhóm 2 . 110 Bảng 2.10. Cơ cấu các khoản chi của một số Trƣờng ĐHCL nhóm 3 ............. 111 Bảng 2.11: Tỷ lệ trích lập một số quỹ đối với các trƣờng ĐHCL nhóm 3 ....... 113 Bảng 2.12: Thống kê kết quả khát sát về tổ chức bộ máy kế toán.................... 104 Bảng 2.13. Số lƣợng nhân viên kế toán theo trình độ ở một số ........................ 106 trƣờng đại học công lập ..................................................................................... 106 Bảng 2.14: Bảng thống kê kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hệ thống khen thƣởng theo trách nhiệm quản lý....................................................................... 115 Bảng 2.15: Thống kê trách nhiệm kế toán trong trung tâm trách nhiệm sẽ phục vụ các chức năng của nhà quản trị .................................................................... 117 Bảng 2.16 : Định mức chi tại các trƣờng ĐHCL .............................................. 119 Bảng 2.17. Thống kê mô tả thực trạng lập dự toán ở các trƣờng ĐHCL ......... 121 Bảng 2.18: Tập hợp các câu hỏi khảo sát về thu nhận thông tin kế toán .......... 127 Bảng 2.19: Thống kê khảo sát về xử lý thông tin kế toán................................. 130 Bảng 2.20: Thống kê khảo sát thực trạng kế toán trách nhiệm phục vụ chức năng kiểm soát............................................................................................................ 132 Bảng 3.1 Tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm tại các trƣờng ĐHCL khu vực miền Bắc .................................................................................. 145 Bảng 3.2. Bảng hệ thống dự toán tại trung tâm trách nhiệm ............................ 151 Bảng 3.3 Hệ thống tài khoản trong trung tâm chi phí ....................................... 157 Bảng 3.4. Hệ thống sổ chi tiết trong trung tâm chi phí ..................................... 158 Bảng 3.5. Hệ thống tài khoản trong trung tâm thặng dƣ................................... 161 Bảng 3.6. Hệ thống sổ chi tiết trong trung tâm thặng dƣ .................................. 162 Bảng 3.7. Hệ thống tài khoản theo trung tâm đầu tƣ ........................................ 165 Bàng 3.8: Báo cáo thực hiện và biến động các khoản chi ................................ 169 Bảng 3.9: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm thặng dƣ ................................... 171 Bàng 3.10: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm thặng dƣ ................................. 171 Bảng 3.11: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tƣ ..................................... 172 Bảng 3.12: Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ ............................. 173 2 Biểu Biểu đồ 2.1: Số lƣợng các trƣờng đại học trong cả nƣớc ................................... 87 Biểu đồ 2.2: Quy mô sinh viên đại học trong những năm gần đây..................... 88 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các lĩnh vực đang đƣợc đào tạo tại các trƣờng ĐHCL khu vực Miền Bắc ............................................................................................................. 89 Biểu đồ 2.4: Số lƣợng sinh viên các trƣờng ĐH khu vực Miền Bắc .................. 91 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các trƣờng ĐHCL đã thực hiện việc phân chia quyền và trách nhiệm cho các bộ phận trong nhà trƣờng ............................................................ 95 Biểu đồ 2.6: Thống kế về lập dự toán ............................................................... 122 3. Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu quản lý kiểu trực tuyến .......................................................... 44 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tố chúc quản lý chức năng ..................................................... 44 Sơ đồ 1.3: Cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng ............................. 45 Sơ đồ 1.4. KTTN phục vụ các chức năng của nhà quản trị trong các TTTN ..... 51 Sơ đồ 1.5: Mô hình lập dự toán thông tin 1 xuống ............................................. 60 Sơ đồ 1.6: Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên........................................................ 61 Sơ đồ 1.7: Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống........................................................ 62 Sơ đồ 1.8: Quá trình kiểm soát ............................................................................ 75 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức trƣờng ĐHCL.......................................................... 102 sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại trƣờng ĐHCL khu vực Miền Bắc105 Sơ đồ 3.1: Các trung tâm chi phí thuộc các đơn vị giảng dạy .......................... 146 Sơ đồ 3.2: Các trung tâm chi phí thuộc các phòng ban, Trung tâm trạm trực thuộc .................................................................................................................. 147 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của các Trung tâm, Viện và cơ sở thuộc trƣờng Đại học Lao động xã hội .......................................................................................... 148 Sơ đồ 3.4 : quy trình luân chuyển chứng từ tại trung tâm chi phí. ................... 155 Sơ đồ 3.5: chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của kế toán trong TTTD ............ 159 Sơ đồ 3.6 : quy trình luân chuyển chứng từ tại trung tâm thặng dƣ. ................ 160 Sơ đồ 3.7 : Quy trình luân chuyển chứng từ trong trung tâm đầu tƣ. ............... 164 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ ĐHCL Đại học công lập GDĐH Giáo dục đại học KTQT Kế toán quản trị KTTN Kế toán trách nhiệm NSNN Ngân sách nhà nƣớc TTCP Trung tâm chi phí TTDT Trung tâm doanh thu TTTD Trung tâm thặng dƣ TTĐT Trung tâm đầu tƣ TTTN Trung tâm trách nhiệm SNCL Sự nghiệp công lập MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Kế toán quản trị (KTQT) là một hệ thống kế toán thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị trong quá trình ra các quyết định liên quan đến hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Trong đó kế toán trách nhiệm (KTTN) là nội dung cơ bản của KTQT và đƣợc thực hiện khi có sự phân quyền quản lý dựa vào phân loại cơ cấu tổ chức. KTTN có vị trí và vai trò quan trọng trong việc quản lý tổ chức, là một bộ phận của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính trong tổ chức; đồng thời cũng cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị của tổ chức nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. KTQT sử dụng hệ thống KTTN để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm đƣợc giao cho từng trung tâm. KTTN giúp cho nhà quản trị giải quyết đƣợc bài toán về phân quyền và kiểm soát tại tổ chức. Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay, các trƣờng Đại học Công lập (ĐHCL) đã và đang đứng trƣớc những cơ hội nhƣng cũng phải đối mặt với những thách thức cho sự tồn tại và phát triển của mình. Một trong những khó khăn đó là việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính tại các trƣờng. Năm 2012, với việc ban hành luật Giáo Dục Đại Học đã tái khẳng định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDĐH với tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tƣ duy trong quản trị đại học. Hiện nay, việc quản lý tài chính tại các trƣờng ĐHCL đang đƣợc thực hiện theo quy định của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ban hành ngày 21/6/2021 quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Cùng với đó là sự thay đổi của chế độ kế toán HCSN từ Quyết định 19/2006/QĐ-BTC sang Thông tƣ 107/2017/TT-BTC, tiệm cận với Chuẩn mực kế toán công quốc tế, áp dụng từ năm tài chính 2018 nhằm cung cấp các thông tin kế toán tài chính (KTTC) cho các đối tƣợng bên trong và bên ngoài đơn vị. Mặt khác, ngày 31/7/2019, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1299/QĐ-BTC Phê duyệt đề án công bố hệ thống Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam, đây cũng chính là cơ sở để hoàn thiện chế độ kế toán tại các đơn vị công lập hơn nữa. Nếu các trƣờng ĐHCL có thể nắm đƣợc thông tin của KTTC kết hợp với KTQT, thực hiện dựa trên các thông tin của KTTN thì việc quản lý tài chính tại các trƣờng sẽ phần nào đƣợc dễ dàng và bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên việc thực 1 hiện KTTN trong các trƣờng ĐHCL vẫn còn rất nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là việc phân cấp quản lý tại các trƣờng ĐHCL khá là đa dạng; do đó việc kiểm soát và đánh giá thành quả quản lý theo từng đơn vị, bộ phận, cá nhân còn đang vƣớng phải những khó khăn cần đƣợc tháo gỡ để hoàn thiện tốt hơn yêu cầu quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu KTTN tại các trƣờng ĐHCL có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với các trƣờng trong giai đoạn hiện nay. KTTN đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu sâu rộng và áp dụng tại nhiều loại hình tổ chức và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đối với Viêt Nam, KTTN là một lĩnh vực khá mới mẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục với đặc thù là các trƣờng ĐHCL hoạt động đa ngành có cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân. Khi môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu diễn ra gay gắt cộng với những thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ dẫn đến các hệ thống kiểm soát cũ không đủ khả năng đáp ứng nếu không chịu cập nhật, điều chỉnh. Nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến sự sống còn của trƣờng ĐHCL đòi hỏi phải có một công cụ kiểm soát hữu hiệu giúp cho nhà quản trị thực hiện việc kiểm soát quản trị trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu hiện nay; phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết, khách quan đã nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Kế toán trách nhiệm trong các trường đại học công lập khu vực miền Bắc” để hoàn thiện hơn công cụ quản lý kinh tế tại các trƣờng ĐHCL, giúp cho ngành giáo dục Đại Học của Việt Nam ngày một mạnh mẽ và thành công hơn nữa. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu về KTTN đƣợc thực hiện dƣới nhiều góc nhìn và phạm vi khác nhau. KTTN không chỉ đƣợc nghiên cứu ở mặt lý thuyết mà còn đƣợc nghiên cứu ứng dụng vào một số ngành cụ thể. Mỗi quốc gia có môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng văn hóa, hệ thống pháp lý, trình độ quản lý, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ kỹ thuật khác nhau nên trình độ phát triển KTTN cũng khác nhau. Sau đây là tổng quan một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.1. Những nghiên cứu chung về kế toán trách nhiệm. Vào những năm đầu của thế kỷ XX mà Pirre du Pont, Donaldson Brown và Alfred Sloan là những ngƣời đóng góp nhiều cho sự phát triển của KTQT. Theo 2 nguyên tắc “phân quyền trách nhiệm để kiểm soát tập trung”. Các nhà khoa học đã đƣa ra nhiều sáng kiến để giải quyết các vấn đề phức tạp trong quản trị tổ chức. Cùng với việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp đã thực hiện việc phân quyền trách nhiệm. Các bộ phận và các phòng ban trong tổ chức, đƣợc giao quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong các quyết định quản lý cho đơn vị của họ. Có thể thấy rằng KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, do vậy quá trình hình thành và phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT (từ những năm 1950). KTTN đƣợc các nhà nghiên cứu xem xét ở các góc độ khác nhau, xong có thể khắc họa bằng các chủ đề sau: Một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến KTTN có thể kể đến là Ailman (1950) với nghiên cứu “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting - Lập kế hoạch tổ chức cơ bản để gắn liền với kế toán trách nhiệm”, tác giả mới đầu đƣa ra định nghĩa KTTN là sự ràng buộc hệ thống kiểm soát kế toán với tổ chức, trách nhiệm của ngƣời quản lý và giám sát bộ phận. KTTN đƣợc tạo ra nhằm thu thập chi phí và đánh giá hiệu suất quản trị. Mỗi nhà quản trị trong tổ chức chịu trách nhiệm và kiểm soát về một khoản chi phí đƣợc giao trách nhiệm [73]. Xoay quanh quan điểm coi KTTN là công cụ kiểm soát chi phí, một số tác giả khác đã đƣa ra quan điểm: KTTN là phân công trách nhiệm đối với chi phí cho nhà quản lý, ngƣời đƣa ra quyết định và tiến hành các hoạt động phát sinh các chi phí này (Corr & Parris, 1976) [87]. KTTN là một cách tiếp cận mới để lập kế hoạch và báo cáo có liên quan trực tiếp đến báo cáo chi tiêu hay kiểm soát chi phí của các nhà quản lý (McDaniel, 1953) [123]. Bản chất của KTTN là sự tích lũy chi phí và doanh thu theo các lĩnh vực có trách nhiệm (Liao, 1973) [119]. Hệ thống KTTN sẽ cung cấp phƣơng tiện để xác định chi phí kiểm soát, trách nhiệm về chi phí phát sinh, cải thiện ngân sách và xác định chi phí với một cơ sở cụ thể. KTTN là một phƣơng pháp để thiết lập nơi mà công việc của một tổ chức bắt đầu và ngƣời quản lý nó. Cơ sở cho KTTN là các cá nhân hoặc các nhóm sẽ chỉ bị tính phí cho những thứ mà họ kiểm soát hoặc ảnh hƣởng đáng kể (Ferrara, 1982) [97]. KTTN là một phần kế toán chi phí, thực hiện mục tiêu chính của quản lý chi phí là tìm ra giải pháp tối ƣu giữa các nguồn lực đƣợc sử dụng và kết quả đạt đƣợc. KTTN phân chia, phân bổ và kiểm soát chi phí tốt hơn (Kosarkoska & Mircheska, 2012) [117]. 3 Nhƣ vậy, theo các nghiên cứu này KTTN đƣợc coi là công cụ kiểm soát chi phí theo các cấp quản trị, hay công cụ lập kế hoạch về chi phí hay một phần của kế toán chi phí nhằm kiểm soát chi phí phát sinh theo các cấp quản trị, có thể thấy đây mới là nhƣng nghiên cứu mang tính khởi đầu và các nội dung của KTTN còn hạn chế. Mặt khác, theo quan điểm của Kellogg (1962) với nghiên cứu “Fundamentals of responsibility accounting - Nguyên tắc cơ bản của kế toán trách nhiệm”, cho rằng KTTN nhƣ là ngân sách mở rộng vƣợt ra ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài chính. KTTN đƣợc áp dụng với trách nhiệm chính thuộc về quản lý chung, quản lý các cấp và kế toán đóng vai trò hỗ trợ. Thông qua KTTN, mục tiêu và trách nhiệm của việc tổ chức kinh doanh đƣợc phân loại và gắn liền ở mọi cấp độ [115]. Bản chất của KTTN là đi đến việc chuẩn bị ngân sách cho các bộ phận, thu thập thông tin về kết quả của các hoạt động diễn ra ở đó và để báo cáo tóm tắt hiệu suất, đó là cơ sở để đánh giá những ngƣời chịu trách nhiệm quản lý những bộ phận đó (Shih, Michael SH,1997) [134]. Khi ngân sách đƣợc so sánh với thực tế và tìm ra chênh lệch, KTTN có thể đƣợc sử dụng để xác định nguyên nhân của sự chênh lệch và từ đó cải thiện chức năng quản lý. KTTN xác định trách nhiệm của mỗi ngƣời quản lý trong việc thực các mục tiêu của mình trong tổ chức (Mojgan, 2012) [127]. KTTN đã có sự phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu, từ chức năng kiểm soát chi phí, KTTN đã đƣợc sử dụng để lập kế hoạch, cải thiện chức năng quản lý. Theo nghiên cứu của tác giả Atkinson và cộng sự (1997) “Management Accounting and Cases - Kế toán quản trị và các trường hợp” đã chỉ ra bản chất của KTTN không chỉ là để kiểm soát chi phí mà KTTN có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý trong tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý [79]. Hansen, D. R., Mowen, M. M. (2005) trong nghiên cứu “Management Accounting – Kế toán quản trị”, KTTN là một công cụ cơ bản của kiểm soát quản lý và đƣợc xác định bởi bốn yếu tố thiết yếu là giao trách nhiệm, thiết lập các tiêu chuẩn đo lƣờng thành quả, đánh giá thành quả và giao phần thƣởng. Trong đó việc đo lƣờng, đánh giá thành quả dựa vào cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính [105]. 4 Nhận xét: với các nghiên cứu về KTTN của các nhà khoa học, có thể thấy KTTN không chỉ là một phần của kế toán chi phí với chức năng kiểm soát chi phí theo trách nhiệm cá nhân. Hiện nay, chức năng của KTTN đƣợc phát triển và mở rộng và bao trùm hơn, đó là hỗ trợ các chức năng quản trị của nhà quả trị và thực hiện đo lƣờng, đánh giá thành quả, hiệu suất của nhà quản trị các cấp trong tổ chức. 2.2. Những nghiên cứu về các trung tâm trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài việc nghiên cứu KTTN trong các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trên thế giới còn mở rộng việc áp dụng kế toán trách nhiệm vào các lĩnh vực khác nhau, và đặc biệt là trong các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL). Khi quy mô hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tăng lên, nhà quản lý không thể giám sát tốt nhiều hoạt động diễn ra trong đơn vị. Các trung tâm trách nhiệm đƣợc hình thành để phân quyền phục vụ cho yếu cầu quản lý. Một số các công trình nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc nhắc đến kế toán trách nhiệm với nội dung là các trung tâm trách nhiệm, sau đây tác giả sẽ liệt kê một số những nghiên cứu tiêu biểu. Những nghiên cứu về nhận diện các trung tâm trách nhiệm Việc nhận diện các trung tâm trách nhiệm trong trƣờng đại học đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu tại các nƣớc phát triển và có nền khoa học tiên tiến nhƣ Mỹ và một số các nƣớc châu Âu khác từ những năm 70 của thế kỉ 20. Và các trung tâm trách nhiệm đƣợc hình thành do sự phân cấp phân quyền trong quản lý tổ chức khi quy mô của các trƣờng ĐHCL tăng lên. Theo nhƣ nghiên cứu của Whalen, E. (1991) “Responsibility Center Budgeting: An Approach to Decentralized Management for Institutions of Higher Education - Lập ngân sách trung tâm trách nhiệm: Cách tiếp cận quản lý phi tập trung cho các tổ chức giáo dục đại học”, việc sử dụng mô hình trung tâm trách nhiệm (TTTN) trong giáo dục đại học đã lan rộng trong những năm 1970, với một hình thức TTTN đƣợc thực hiện tại Đại học Harvard với tiền đề “TỰ CHỦ, TỰ TÚC”, sau đó đến năm 1989 thì đƣợc ứng dụng trong trƣờng đại học. Trong đó căn cứ vào việc phân cấp phân quyền cho các bộ phận trong trƣờng mà sẽ có những loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm trách nhiệm chi phí, trung tâm trách nhiệm doanh thu, trung tâm trách nhiệm lợi nhuận và trung tâm trách nhiệm đầu tƣ [138]. Trong một nghiên cứu mang tên “Responsibility Center Management at Major Public Universities - Quản lý trung tâm trách nhiệm tại các trƣờng đại học công lập 5 lớn” của Hội đồng nghiên cứu Hanover (2008) tìm hiểu các mô hình khác nhau của Quản lý trung tâm trách nhiệm (RCM) đã đƣợc các trƣờng đại học công lập lớn ở Mỹ áp dụng và thảo luận về các tác động tài chính và chƣơng trình tích cực và tiêu cực của RCM. Nhìn chung, bằng chứng chỉ ra rằng việc triển khai RCM tại các trƣờng đại học công đã tạo ra kết quả tài chính tích cực. Quản lý Trung tâm Trách nhiệm đã xuất hiện trong giáo dục đại học dƣới nhiều vỏ bọc: Quản lý Trung tâm Doanh thu, Quản lý Trung tâm Giá trị và Lập ngân sách Dựa trên Khuyến khích, trong số những thứ khác. Mặc dù có sự khác biệt trong các tiêu đề, tất cả các hệ thống này đều có chung một đặc điểm quan trọng - phân chia trách nhiệm về doanh thu và chi phí cho trƣờng đại học, khoa hoặc bộ phận để cơ quan ngân sách đƣợc liên kết với trách nhiệm.[136] Theo nhƣ tác giả Thái Anh Tuấn (2014) trong nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trong trƣờng ĐHCL. Tác giả có chỉ ra KTTN là công cụ đo lƣờng, kiểm soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tƣ, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Các trung tâm trách nhiệm trong trƣờng đại học đƣợc hình thành dựa trên đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và mục tiêu của nhà quản trị. Mỗi trung tâm sẽ xác định quyền và trách nhiệm đối với từng đối tƣợng cụ thể của từng cấp. Cơ sở để xác định một bộ phận là trung tâm gì căn cứ trên nguồn lực, trách nhiệm, quyền hạn mà nhà quản lý đó đƣợc giao. Trong kế toán trách nhiệm có 4 trung tâm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ.[18] Trong năm 2016, nghiên cứu của tác giả Philip Owino trong tác phẩm: “Does responsibility accounting in public universities matter?– Vấn đề về kế toán trách nhiệm trong các trƣờng đại học công lập ở Uganda” Đây là nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra hiệu ứng trung gian của mối quan hệ đại lý đối với mối quan hệ giữa cấu trúc phân cấp và kế toán trách nhiệm tại các khoa học thuật trong các trƣờng đại học công lập ở Ugandan. Trong nghiên cứu này, các trung tâm trách nhiệm sẽ đƣợc chia ra làm 4 trung tâm trách nhiệm.[131] Luận án “Kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện trực thuộc thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Lan Anh năm 2016 đã hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong các đơn vị SNCL ở Việt Nam. Luận án đã kế thừa, hoàn thiện và thiết kế hệ thống kế toán trách nhiệm một cách cụ thể và phù hợp với 6 môi trƣờng đơn vị SNCL. Các đơn vị SNCL cần tổ chức thành các TTTN nhƣ trung tâm chi phí, trung tâm thu, trung tâm chênh lệch thu-chi và trung tâm đẩu tƣ. [31] Nghiên cứu của tác giả Lƣơng Khánh Chi (2021) mang tên “Vận dụng kế toán trách nhiệm tại các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ”, KTTN trong các trƣờng ĐHCL trên điều kiện tự chủ tài chính mới. Nghiên cứu này đƣa ra rằng dự vào mô hình tổ chức có sự phân cấp, quản lý gắn với trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, bộ phận là cơ sở để hình thành các trung tâm trách nhiệm từ đó đánh giá, kiểm soát đƣợc hoạt động của các bộ phận trong trƣờng ĐHCL. Từ đặc điểm mô hình quản lý tác giả cũng đƣa ra nhận định về 4 trung tâm trách nhiệm trong trƣờng ĐHCL.[24] Nhận xét: qua các nghiên cứu đã tìm hiểu, tác giả nhận thấy trong các nghiên cứu đã tổng quan ở trên, có nhiều nghiên cứu với các quan điểm khác nhau cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm; một số nghiên cứu lại chỉ ra có bốn loại trung tâm trách nhiệm. Việc nhận diện và phân loại này phụ thuộc vào cơ cấu tố chức bộ máy quán lý của đơn vị, mức độ phân cấp, phân quyển, quy mô hoạt động của từng đơn vị cũng nhƣ thái độ và quan điếm của nhà lãnh đạo cấp cao. Những quan điểm về kế toán trách nhiệm trong việc quản lý các trung tâm trách nhiệm Lang (2001) trong tác phẩm “A Primer on Responsibility Centre Budgeting and Responsibility Centre Management - Sơ lƣợc về Quản lý Trung tâm Trách nhiệm và Ngân sách Trung tâm Trách nhiệm” phác thảo các nguyên tắc hoạt động cơ bản cho (Responsibility Centre Management – RCM). Những nguyên tắc này là trƣớc tiên, tất cả các khoản thu và chi đƣợc tạo ra bởi mỗi trƣờng đại học hoặc trung tâm trách nhiệm xuất hiện trong ngân sách của nó và nằm dƣới sự kiểm soát của nó. Tiếp theo, mỗi trung tâm tăng doanh thu và giảm chi phí với các ƣu đãi bổ sung và loại bỏ các rào cản. Cuối cùng, mỗi trung tâm đã phân bổ chi phí của toàn bộ trƣờng đại học, bao gồm chi phí trung tâm hành chính và dịch vụ. [120] Luận án Johnson (2005) trong luận án “ Budget Planning at Three Schools within an Urban University with Decentralized Budgeting - Lập kế hoạch ngân sách tại ba trƣờng trong một trƣờng đại học đô thị với ngân sách phi tập trung” đã kiểm tra các quản trị viên trong ba trƣờng tại một trƣờng đại học. Nghiên cứu trƣờng hợp tập trung vào các giả định về lập kế hoạch ngân sách học thuật trƣớc và sau khi thực hiện mô hình RCM. Các phát hiện bao gồm rằng khi trách nhiệm chuyển sang các phòng 7 ban trong trƣờng học, lãnh đạo khoa và trợ lý trƣởng đã đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo sức khỏe tài chính cho khu vực của họ. Vai trò tích cực này củng cố kiến thức về liên kết ngân sách và lập kế hoạch.[113] Trong một nghiên cứu của các tác giả Josh Albert, Kevin Vincent (2011) mang tên “Implementing a Responsibility Center Management Budget Model: Challenges and Strategies - Thực hiện mô hình ngân sách quản lý trung tâm trách nhiệm: Thách thức và chiến lƣợc” quản lý trung tâm trách nhiệm (RCM) đƣợc coi là một công cụ để khuyến khích các trƣởng khoa đại học mở rộng lập trình và tiếp nhận sinh viên mới theo cách hiệu quả nhất có thể. Bởi vì chủ sở hữu doanh thu của riêng họ, mô hình RCM cung cấp các ƣu đãi tài chính cho lãnh đạo sáng tạo. Là một phần của tiềm năng RCM, nhằm khuyến khích sự phát triển và hiệu quả của chƣơng trình, các liên hệ thừa nhận tiện ích trong việc thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm, loại bỏ các cuộc đàm phán ngân sách khó khăn và giảm thiểu tác động của việc giảm thiểu tình trạng chiếm dụng nhà nƣớc.[114] Theo một nghiên cứu của tác giả Katherine E. Walker (2018). “Đạt đƣợc thành công trong quản lý trung tâm trách nhiệm: phân tích việc thực hiện công tác quản lý trung tâm trách nhiệm tại các trƣờng ĐHCL”. Các tổ chức giáo dục đại học ngày càng áp dụng quản lý trung tâm trách nhiệm (RCM), một hệ thống ngân sách dựa trên khuyến khích, để giúp thúc đẩy đổi mới và cải thiện quản lý tài chính. RCM phân cấp trách nhiệm và quyền hạn trong các tổ chức, do đó cho phép các trƣờng học, cao đẳng và các đơn vị khác đƣa ra các quyết định tài chính và học tập dựa trên các ƣu tiên và kiến thức về các hoạt động của họ. Các cơ sở giáo dục đại học là những tổ chức phức tạp, điều này khiến việc áp dụng RCM trở nên khó khăn; các tổ chức có thể chùn bƣớc trong việc triển khai, quyết định quay lại trạng thái trƣớc RCM hoặc áp dụng các mô hình RCM đã sửa đổi. Với một loạt các mô hình RCM và giống RCM đang đƣợc sử dụng trong các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá cách nhân viên trong các cơ sở áp dụng xem các mô hình RCM của họ, với trọng tâm cụ thể là liệu những nhân viên đó có tin rằng các cơ sở đã áp dụng thành công RCM và thực tiễn của nó hay không. Nghiên cứu này khám phá cách các quản trị viên trong các tổ chức áp dụng mô hình RCM gần đây đã xem kết quả của việc áp dụng, do đó giúp trả lời câu hỏi liệu RCM có tạo ra thay đổi dự kiến hay không. [118] 8 Ở Việt Nam có nghiên cứu của hai tác giả Bùi Thị Ngọc và Lê Thị Tú Oanh (tháng 7/2020) trong nghiên cứu “Responsibility Accounting in Public Universities: A Case in Vietnam – Kế toán trách nhiệm trong các trường ĐHCK: một thực nghiệm ở Việt Nam”, đã xem xét thực trạng của kế toán trách nhiệm và đề xuất các giải pháp quản lý theo các trung tâm trách nhiệm trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam.[141]. Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc cho 138 trƣờng đại học công lập ở Việt Nam vào năm 2019, nhận lại 55 bảng câu hỏi hợp lệ. Kết quả cho thấy hầu hết các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam đều giao trách nhiệm quản lý cho các bộ phận trực thuộc, nhƣng hạch toán trách nhiệm chƣa toàn diện do nhiều trƣờng không tự chủ về tài chính Nghiên cứu chỉ ra rằng các trƣờng đại học hoàn toàn tự chủ đƣợc giao trách nhiệm quản lý cho các trung tâm phụ trách tốt hơn so với các trƣờng đại học bán tự chủ và không tự chủ đã làm. Nghiên cứu cũng đề xuất cấu trúc thành lập các trung tâm trách nhiệm phù hợp với các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam. Đây là nghiên cứu đầu tiên mở rộng về phần quản lý tại các trung tâm trách nhiệm của các trƣờng ĐHCL. Nhận xét: tác giả nhận thấy việc quản lý các trung tâm trách nhiệm là một trong những yêu cầu cấp thiết để có đƣơc hệ thống kế toán trách nhiệm hoàn chỉnh. Những nghiên cứu trên mở ra hƣớng nghiên cứu mới cho việc áp dụng kế toán trách nhiệm tại các đơn vị SNCL ở Việt Nam để có thể phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nƣớc. 2.3. Những nghiên cứu về sự phân quyền và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp. Trong quá trình hội nhập và phát triển, các đơn vị SNCL nói chung đặc biệt là trƣờng ĐHCL nói riêng đang có sự vân động chuyển đổi từ lối quản lý truyền thống theo kiểu tập trung, để chuyển sang quản lý theo cách phi tập trung và trao quyền tự chủ. Điều đó buộc các đơn vị phải có sự thay đổi trong cơ chế tổ chức quản lý có sự phân cấp phân quyền rõ ràng, việc áp dụng kế toán trách nhiệm gắn với việc phân cấp quản lý đƣợc thể hiện khá rõ nét. Một số nghiên cứu về phân cấp tổ chức và kế toán trách nhiệm tại các trường đại học ở một số đất nước Châu Âu Vào những năm 1997- 1999, trong nghiên cứu “ The new public management in Dutch - Quản lý công mới bằng tiếng Hà Lan ” của các tác giả Harry de Boer and 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất