Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán một số khoản ước tính trong doanh nghiệp trên địa bàn tp.hcm thực trạn...

Tài liệu Kế toán một số khoản ước tính trong doanh nghiệp trên địa bàn tp.hcm thực trạng và giải pháp hoàn thiện

.PDF
92
8
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU THỊ CẨM NHUNG KẾ TOÁN MỘT SỐ KHOẢN ƢỚC TÍNH TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU THỊ CẨM NHUNG KẾ TOÁN MỘT SỐ KHOẢN ƢỚC TÍNH TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế: “ Kế toán một số khoản ƣớc tính trong doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Luận văn này chưa được ai công bố với bất kỳ hình thức nào, số liệu trong luận văn được điều tra trung thực, tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. HỌC VIÊN Châu Thị Cẩm Nhung MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài -----------------------------------------------------------------1 2/ Tổng quan về đề tài nghiên cứu --------------------------------------------------------2 3/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ---------------------------------------------------------4 4/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------------4 4.1/ Đối tƣợng nghiên cứu: --------------------------------------------------------------4 4.2/ Phạm vi nghiên cứu: ----------------------------------------------------------------4 5/ Phƣơng pháp nghiên cứu. ---------------------------------------------------------------4 6/ Những đóng góp của luận văn ----------------------------------------------------------5 7/ Kết cấu của luận văn. ---------------------------------------------------------------------5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MỘT SỐ KHOẢN ƢỚC TÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ----------------------------------------------------------------6 1.1/ Những vấn đề chung về một số khoản ƣớc tính kế toán ------------------------6 1.1.1/ Khái niệm về ƣớc tính kế toán --------------------------------------------------6 1.1.2/ Sự cần thiết phải có các ƣớc tính kế toán. ------------------------------------6 1.1.3/ Bản chất của ƣớc tính kế toán. -------------------------------------------------7 1.1.4/ Các loại ƣớc tính kế toán. --------------------------------------------------------8 1.2/ Những vấn đề chung về dự phòng ---------------------------------------------------8 1.2.1/ Khái niệm chung về dự phòng và ảnh hƣởng của nó tới kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. --------------------------------------------------------------8 1.2.1.1/ Khái niệm vế dự phòng. ----------------------------------------------------8 1.2.1.2/ Ảnh hƣởng của dự phòng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.------------------------------------------------------------------------------------9 1.2.2/ Nguyên tắc chung trong trích lập một số khoản dự phòng. --------------9 1.3/ Kế toán dự phòng theo CMKT Việt Nam ---------------------------------------- 11 1.3.1/ Về chuẩn mực kế toán. --------------------------------------------------------- 11 1.3.1.1/ Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” ------------------------------------------------------------------------------------ 11 1.3.1.2/ Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” ------------------------------------------------------------------- 14 1.3.2/ Các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện qua từng thời kỳ -------------------- 15 1.3.2.1/ Thời kỳ áp dụng thông tƣ 64/TC-TCDN ngày 15/09/1997 -------- 15 1.3.2.2/ Thời kỳ áp dụng thông tƣ 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 --- 16 1.3.2.3/ Sự ra đời của quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 --- 16 1.3.2.4/ Sự ra đời của thông tƣ 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 -------- 17 1.3.2.4/ Sự ra đời của thông tƣ 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 ------- 18 1.3.2.5/ Sự ra đời của thông tƣ 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 -------- 19 1.3.2.6/ Sự ra đời của thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 ------- 21 1.4/ Kế toán dự phòng theo chuẩn mực kế toán quốc tế ---------------------------- 21 1.4.1/ Quy định trong chuẩn mực chung. ------------------------------------------ 21 1.4.2/ Quy định trong các chuẩn mực kế toán cụ thể. --------------------------- 22 1.4.2.1/ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho --------------------------------------- 22 1.4.2.2/ Dự phòng nợ khó đòi. ----------------------------------------------------- 23 1.4.2.3/ Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn. ----------------------- 24 1.5/ Kế toán dự phòng ở một số quốc gia ---------------------------------------------- 25 1.5.1/ Kế toán trích lập dự phòng ở Pháp ------------------------------------------ 25 1.5.1.1/ Dự phòng giảm giá tài sản ----------------------------------------------- 26 1.5.1.2/ Dự phòng rủi ro và chi phí ----------------------------------------------- 26 1.5.1.3/ Dự phòng theo luật định -------------------------------------------------- 27 1.5.2/ Kế toán trích lập dự phòng ở Mỹ -------------------------------------------- 27 1.5.2.1/ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho --------------------------------------- 27 1.5.2.2/ Dự phòng nợ khó đòi ------------------------------------------------------ 27 1.5.2.3/ Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn ------------------------ 27 1.6/ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ----------------------------------------------- 28 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ----------------------------------------------------------------- 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP MỘT SỐ KHOẢN ƢỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ---- 30 2.1/ Thực trạng trích lập một số khoản ƣớc tính kế toán tại các doanh nghiệp30 2.1.1/ Mục tiêu khảo sát ---------------------------------------------------------------- 30 2.1.2/ Đối tƣợng khảo sát -------------------------------------------------------------- 30 2.1.3/ Phạm vi khảo sát----------------------------------------------------------------- 30 2.1.4/ Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ------------------------------------------ 30 2.1.5/ Xử lý và phân tích kết quả khảo sát ---------------------------------------- 31 2.1.6/ Đánh giá kết quả khảo sát ----------------------------------------------------- 43 2.2/ Những ƣu điểm và hạn chế về việc ghi nhận một số khoản ƣớc tính kế toán 44 2.2.1/ Ƣu điểm --------------------------------------------------------------------------- 44 2.2.2/ Hạn chế và nguyên nhân ------------------------------------------------------- 45 KẾT LUẬN CHƢƠNG II ---------------------------------------------------------------- 47 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐ KHOẢN ƢỚC TÍNH KẾ TOÁN NHẰM NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN --- 48 3.1/ Quan điểm ------------------------------------------------------------------------------ 48 3.1.1/ Hoàn thiện một số khoản ƣớc tính kế toán phải phù hợp với đặc điểm của Việt Nam ----------------------------------------------------------------------------- 48 3.1.2/ Từng bƣớc hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế --------------------- 48 3.1.3/ Góp phần nâng cao độ tin cậy của thông tin kế toán--------------------- 48 3.2/ Một số giải pháp hoàn thiện -------------------------------------------------------- 49 3.2.1/ Giải pháp ngắn hạn ------------------------------------------------------------- 49 3.2.1.1/ Hoàn thiện kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho -------------- 49 3.2.1.2/ Quản lý tốt các khoản nợ phải thu ------------------------------------- 50 3.2.1.3/ Kế toán dự phòng các khoản đầu tƣ tài chính ----------------------- 53 3.2.2/ Giải pháp dài hạn---------------------------------------------------------------- 54 3.2.2.1/ Nghiên cứu, sử dụng cơ sở tính giá khác ngoài giá gốc trong hệ thống kế toán Việt Nam ------------------------------------------------------------ 54 3.2.2.2/ Nghiên cứu và xây dựng chuẩn mực công cụ tài chính ------------ 60 3.3/ Một số kiến nghị. ---------------------------------------------------------------------- 62 3.3.1/ Quốc Hội -------------------------------------------------------------------------- 63 3.3.2/ Bộ Tài Chính.--------------------------------------------------------------------- 63 3.3.3/ Hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán -------------------------------------- 63 3.3.4/ Doanh nghiệp --------------------------------------------------------------------- 64 KẾT LUẬN CHƢƠNG III --------------------------------------------------------------- 65 PHẦN KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------- 66 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Việt FASB Hội đồng kế toán tài chính Hoa Kỳ Viết đầy đủ bằng tiếng Anh Financial Accounting Standards Board Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc International Accounting Standards tế Board BCTC Báo cáo tài chính Financial Statement IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính IAS IASB CMKT International Financial Reporting Standard Chuẩn mực kế toán Accounting Standard VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Vietnamese Accounting Standard BTC Bộ Tài Chính GTHL Giá trị hợp lý TK BCĐKT ĐTTC TP Tài khoản Bảng cân đối kế toán Đầu tư tài chính Thành phố DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thống kê, phân loại các doanh nghiệp đƣợc khảo sát ---------------- 35 Bảng 2.2: Thống kê kết quả khảo sát -------------------------------------------------- 38 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, quá trình hòa hợp kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã chủ động và tích cực tham gia bằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, việc hòa hợp kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn là cả một quá trình đầy thử thách bởi khả năng vận dụng của từng khu vực, từng quốc gia theo các phương pháp tiếp cận khác nhau. Mặc dù việc hòa hợp kế toán quốc tế còn nhiều cản trở phải hướng tới nhưng phải thừa nhận rằng hòa hợp kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển. Trước tình hình đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy của xu hướng này. Để hòa nhập theo xu hướng chung của thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần hoàn thiện và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình với mong muốn thu được lợi ích kinh tế cao. Khi lợi ích kinh tế cao kéo theo những rủi ro tiềm ẩn là điều không thể tránh khỏi. Nhằm giúp cho các doanh nghiệp hạn chế những tổn thất có thể lường trước được, việc trích lập một số khoản ước tính kế toán đã được quy định thực hiện. Đối với doanh nghiệp việc trích lập một số khoản ước tính kế toán là điều cần thiết. Bởi vì đây chính là công cụ an toàn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro khi xảy ra các tình hướng không như mong muốn. Kiểm soát tốt việc trích lập dự phòng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả và điều này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Thế nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một số quan điểm cho rằng việc sử dụng các ước tính kế toán sẽ làm giảm độ tin cậy và phản ánh sai lệch thông tin tài chính. Lập luận này không hẳn là không có lý, thực tế đã chứng minh “nổ lực” phù phép BCTC là có thực và ngày càng tinh vi hơn. Những người ủng hộ quan điểm 2 này cho rằng cần phải hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các ước tính kế toán khi lập BCTC. Tuy nhiên, bất chấp những chỉ trích này việc sử dụng các ước tính kế toán trong BCTC không những không loại bỏ mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng. Trên thực tế có doanh nghiệp thực hiện trích lập một số khoản ước tính kế toán, có doanh không thực hiện trích lập hoặc trích lập không đúng quy định một số khoản ước tính kế toán. Phải chăng nguyên nhân là do các doanh nghiệp muốn làm đẹp BCTC, muốn làm tăng chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay do sự phức tạp trong vấn đề trích lập các khoản ước tính kế toán. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tác giả chọn đề tài “ Kế toán một số khoản ƣớc tính trong doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng sẽ khái quát được tình hình thực hiện kế toán dự phòng tại các doanh nghiệp Việt Nam và đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện kế toán dự phòng nhằm nâng cao độ tin cậy của thông tin trên BCTC. 2/ Tổng quan về đề tài nghiên cứu Có thể nói kế toán các khoản ước tính là một vấn đề được bàn luận khá nhiều trên các diễn đàn về cách xác định, phương pháp hạnh toán…Vấn đề trên được khá nhiều người quan tâm và trên thực tế đã có một số công trình trình nghiên cứu cụ thể là: “Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam”, Tô Hồng Thiên (2006). Nghiên cứu này đã đi sâu tìm hiểu các vấn đề quy định về phương pháp trích lập, hạch toán một số khoản dự phòng của CMKT quốc tế cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển. Từ đó so sánh với các quy định của CMKT Việt Nam để đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế của kế toán dự phòng Việt Nam và hoàn thiện thêm để phù hợp với thông lệ quốc tế. “Hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng tại Việt Nam”, Lê Thị Huyền Trang (2012). Trên cơ sở củng cố và hệ thống cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến kế 3 toán dự phòng của Việt Nam cũng tham khảo kế toán dự phòng của một số quốc gia. Tác giả còn đi khảo sát thực tế công tác trích lập dự phòng tại các doanh nghiệp nhằm đưa ra những hạn chế. Từ đó đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để góp phần hoàn thiện kế toán dự phòng. “Kế toán các khoản dự phòng tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và một số giải pháp khắc phục”, Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Đỗ Hương Giang và Trần Ngọc Nhi. Nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng chủ yếu đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô cũng như loại hình kinh doanh của doanh nghiệp có tác động đến việc trích lập dự phòng của doanh nghiệp hay không. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện. “Đo lường hiệu quả của việc ghi nhận kế toán đối với các khoản nợ nghi ngờ và nợ xấu”, Taku Jenarius (2013). Mục đích nghiên cứu này là đánh giá về hiệu quả của việc ghi nhận kế toán đối với các khoản nợ nghi ngờ và nợ xấu cho Unity Cooperative Society Plc (UNICS). Kết quả nghiên cứu cho thấy UNICS đã thất bại trong giai đoạn 2006-2009 để ghi đúng các chi phí nợ xấu và đưa ra giải pháp UNICS cần phải giảm thiểu các chi phí nợ xấu và giải quyết các vấn đề dòng tiền bằng việc bán hầu hết các khoản phải thu để giảm thiểu tài khoản chi phí. “Các tài khoản dự phòng khó đòi, Chủ nghĩa bảo thủ và quản lý lợi nhuận”, Scott B. Jackson và Xiaotao (Kelvin) Liu (2009). Bài nghiên cứu này nghiên cứu mối tương quan giữa bảo thủ và quản lý các khoản thu nhập bằng cách kiểm tra các tài khoản dự phòng khó đòi. Tóm lại, một trong những tác động chính của nghiên cứu này là giới hạn chặt chẽ về số tiền mà công ty được phép bớt tài sản thuần, điều đó có thể làm giảm khả năng của mình để quản lý các khoản thu nhập. Sau khi tham khảo các tài liệu nêu trên, nhận thấy việc sử dụng các ước tính kế toán khi lập BCTC là cần thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “ Kế toán một số khoản ước tính trong doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” nhằm đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác trích lập một số khoản ước tính tại các doanh nghiệp để thấy được những thuận lợi và khó khăn. Từ đó, 4 đưa ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn với hy vọng đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện kế toán một số khoản ước tính. 3/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa các quy định về kế toán dự phòng của Việt Nam cũng như quốc tế. - Đánh giá thực trạng trích lập dự phòng tại các doanh nghiệp Việt Nam để tìm ra các ưu điểm và hạn chế đang tồn tại. - Đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế và phương hướng vận dụng CMKT quốc tế tại Việt Nam. - Hoàn thiện một số khoản ước tính để nâng cao chất lượng thông tin trình bày trên BCTC. 4/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1/ Đối tƣợng nghiên cứu: Kế toán một số khoản ước tính tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, không tìm hiểu kế toán một số khoản ước tính của các đơn vị hành chính sự nghiệp và khối ngân hàng. 4.2/ Phạm vi nghiên cứu: Các khoản ước tính kế toán gồm rất nhiều loại. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số khoản ước tính như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 5/ Phƣơng pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp định tính, thông qua việc tổng hợp các vấn đề liên quan đến ước tính kế toán. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát về những hạn chế cũng như những bất cập của doanh nghiệp khi thực hiện ước tính các khoản dự phòng cũng như phỏng vấn trực tiếp một số người và tham khảo ý kiến của họ để đưa ra giải pháp hoàn thiện. Từ đó, đánh giá kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và so sánh với các quy định hiện hành để tìm ra những hạn chế nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện. 5 6/ Những đóng góp của luận văn Góp phần làm rõ bản chất, ý nghĩa của một số khoản ước tính trong kế toán. Qua đó nêu lên thực trạng công tác trích lập một số khoản ước tính kế toán tại các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện cũng như xây dựng các giải pháp thực tế giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tốt nguồn lực của mình, giảm thiểu rủi ro, tổn thất mà doanh nghiệp phải gánh chịu nhằm nâng cao độ tin cậy của thông tin kế toán. 7/ Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán một số khoản ƣớc tính trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng trích lập một số khoản ƣớc tính kế toán trong doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện một số khoản ƣớc tính kế toán nhằm nâng cao độ tin cậy của thông tin kế toán. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MỘT SỐ KHOẢN ƢỚC TÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1/ Những vấn đề chung về một số khoản ƣớc tính kế toán 1.1.1/ Khái niệm về ƣớc tính kế toán Ước tính kế toán hình thành trên cơ sở vận dụng các giả định và nguyên tắc kế toán để đảm bảo thông tin kế toán đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin, để các đối tượng sử dụng thông tin có cái nhìn toàn vẹn, chi tiết hơn về những rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt cũng như xác suất có thể xảy ra và mức độ ảnh hưởng…từ đó đưa ra những nhận định chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ước tính kế toán ngày càng trở nên khá phổ biến trong hệ thống kế toán Việt Nam và liên quan đến nhiều khoản mục quan trọng trên BCTC của doanh nghiệp ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực, hợp lý và đáng tin cậy của thông tin tài chính. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 “ Kiểm toán các ước tính kế toán” định nghĩa như sau: “Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC”. 1.1.2/ Sự cần thiết phải có các ƣớc tính kế toán. Trên thực tế hiện nay, nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin tài chính là có thực, vậy mà người ta vẫn không tìm cách loại bỏ chúng. Chắc hẳn việc sử dụng các ước tính này mang lại những lợi ích nhất định nào đó. Sau đây là một số nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc lập BCTC, bất chấp những lo ngại về khả năng “phù phép” BCTC. 7  Thứ nhất: Nếu không cho phép các doanh nghiệp được tự xác định tỷ lệ khấu hao tài sản cố định. Thì khi đó Nhà nước phải ban hành một chế độ kế toán phải cực kỳ chi tiết, liệt kê tất cả các tình huống có thể và xác định tỷ lệ khấu hao tương ứng để các doanh nghiệp áp dụng. Nếu xây dựng một hệ thống luật chi tiết cho tất cả các khoản mục khác trên BCTC thì rõ ràng là không khả thi và không hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật.  Thứ hai: Việc cho phép các doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích, cụ thể giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp nhưng thông tin cần thiết về triển vọng phát triển đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, việc vốn hóa các khoản đầu tư vào một dự án mới là một cách để doanh nghiệp thông báo với các cổ đông rằng lãnh đạo doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng thành công của dự án.  Thứ ba: Lý thuyết đại diện chỉ ra rằng nếu cả bên lập BCTC và bên sử dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của các xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ sẽ tính đến yếu tố này trong các thỏa thuận. 1.1.3/ Bản chất của ƣớc tính kế toán. Ước tính kế toán được lập dựa trên những xét đoán chủ quan và chỉ là các giá trị ước tính gần đúng do không có giá trị chính xác hoặc không có các phương pháp xác định chính xác. Ước tính kế toán có thể liên quan đến các khoản mục đã phát sinh hoặc các khoản mục chưa phát sinh. Do tính chất không chắc chắn vốn có của các hoạt động kinh doanh nên một số khoản mục trên BCTC chỉ có thể được ước tính. Hơn nữa, các tính chất đặc thù của một tài sản, một khoản nợ phải trả hoặc một thành phần của vốn chủ sở hữu, hoặc cơ sở hay phương pháp đo lường được quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày BCTC có thể dẫn đến yêu cầu phải ước tính một số khoản mục trên BCTC. Mức độ không chắc chắn trong ước tính thay đổi tùy theo nội dung của ước tính kế toán, phạm vi sử dụng một phương pháp hoặc mô hình được chấp nhận rộng 8 rãi và tính chủ quan của các giả định được sử dụng để lập ước tính kế toán. Việc ước tính thường liên quan đến các xét đoán dựa trên thông tin sẵn có tại thời điểm lập và trình bày BCTC. Đối với nhiều ước tính kế toán, việc xét đoán bao gồm việc đưa ra giả định về các vấn đề không chắc chắn tại thời điểm ước tính 1.1.4/ Các loại ƣớc tính kế toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 xác định các ước tính kế toán gồm:  Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh - Dự phòng nợ phải thu khó đòi - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Trích khấu hao tài sản cố định - Chi phí trả trước - Doanh thu ghi nhận trước ……  Ước tính các chỉ tiêu chưa phát sinh. - Dự phòng chi phí bảo hành - Chi phí trích trước…. 1.2/ Những vấn đề chung về dự phòng 1.2.1/ Khái niệm chung về dự phòng và ảnh hƣởng của nó tới kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. 1.2.1.1/ Khái niệm vế dự phòng. Theo CMKT Quốc Tế (IAS 37) thì dự phòng được định nghĩa như sau:“ Dự phòng là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian”. Trong đó, nợ phải trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ, mà việc thanh toán nghĩa vụ này được ước tính dẫn đến việc suy giảm các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp. Như vậy có thế nói đặc điểm chủ yếu của dự phòng là một ước tính kế toán, nó vừa mang tính chất dự đoán và vừa mang tính chất tạm thời. Việc lập dự phòng là do nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi có những vấn đề chưa rõ ràng cần 9 xem xét thận trọng để không làm cho tài sản và thu nhập bị thổi phòng, cũng như nợ phải trả và chi phí bị giấu bớt. 1.2.1.2/ Ảnh hƣởng của dự phòng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trích lập dự phòng là một trong những công cụ tài chính an toàn có thể giúp doanh nghiệp đối phó với những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra, phản ánh giá trị của tài sản trên BCTC một cách đáng tin cậy. Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, kết quả hoạt động kinh doanh tiêu cực, nợ khó đòi tăng, hàng tồn kho chậm luân chuyển, thị trường chứng khoán giảm giá….Điều này dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp bỏ qua hoặc xác định một cách không phù hợp các ước tính kế toán có thể dẫn đến BCTC phản ánh không trung thực và hợp lý. Có thể nhận diện bằng một số biểu hiện sau: Một, bỏ qua hoặc thực hiện không đầy đủ các khoản dự phòng tổn thất tài sản gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính…nhằm mục đích làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận làm đẹp BCTC. Hai, doanh nghiệp có thể lợi dụng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép thay đổi ước tính kế toán vào cuối mỗi năm tài chính. Do đó, để giảm lỗ một số doanh nghiệp thay đổi thời gian hữu ích của tài sản cố định để kéo dài thời gian trích khấu hao hoặc kéo dài thời gian phân bổ chi phí trả trước nhằm giảm chi phí. Những thay đổi này hợp lý nếu điều kiện sử dụng, lợi ích kinh tế thu được từ tài sản có thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, sẽ không hợp lý nếu sự thay đổi này đơn thuần chỉ nhằm mục đích giảm lỗ, tăng lợi nhuận vì mục đích chủ quan của doanh nghiệp. 1.2.2/ Nguyên tắc chung trong trích lập một số khoản dự phòng.  Các khoản dự phòng gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong 10 năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập BCTC.  Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được BTC chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập BCTC giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập BCTC giữa niên độ.  Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ. Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.  Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định và văn bản pháp luật khác có liên quan. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng. 11 1.3/ Kế toán dự phòng theo CMKT Việt Nam 1.3.1/ Về chuẩn mực kế toán. 1.3.1.1/ Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” Khái Niệm: Một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị và thời gian. Nguyên tắc ghi nhận: Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau: - Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra. - Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; - Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. Trong đó: Sự kiện đã xảy ra Một sự kiện đã xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ nợ hiện tại được gọi là một sự kiện ràng buộc. Một sự kiện trở thành sự kiện ràng buộc nếu doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thanh toán nghĩa vụ nợ gây ra bởi sự kiện đó. Điều này chỉ xảy ra: - Khi việc thanh toán nghĩa vụ nợ này do pháp luật bắt buộc; hoặc - Khi có nghĩa vụ nợ liên đới, khi sự kiện này (có thể là một hoạt động của doanh nghiệp) dẫn đến có ước tính đáng tin cậy để bên thứ ba chắc chắn là doanh nghiệp sẽ thanh toán khoản nợ phải trả đó. Bản chất BCTC của doanh nghiệp là nhằm phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và một thời kỳ xảy ra trước đó, vì vậy các khoản dự phòng không nhằm phản ánh các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, mà chỉ có liên quan tới các sự kiện xảy ra độc lập trong quá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất