Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Hướng dẫn ôn thi môn phương pháp nghiên cứu khoa học...

Tài liệu Hướng dẫn ôn thi môn phương pháp nghiên cứu khoa học

.PDF
14
365
81

Mô tả:

20/5/2016 huong dan on tap HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 1/14 20/5/2016 huong dan on tap Đề cuong on tap NỘI DUNG Khoa học là gì? Đối tượng và chức năng của khoa học? Khoa học là một hệ thống tri thức được hệ thống hóa, khái quát hóa và kiểm nghiệm từ thực tiễn, phản ánh dưới dạng logic trìu tượng và khái quát về những thuộc tính kết cấu, các mối liên hệ bản chất, những quy luật tự nhiên, xã hội, con người, những biện pháp tác động tới thế giới, đến sự nhận thức, cải biến hiện thực, phục vụ con người. Đối tượng của khoa học là những hình thức tồn tại khách quan khác nhau của vật chất đang vận động và cả những hình thức phản ánh chúng vào ý thức con người. Cụ thể là: +Thế giới khách quan đang vận động bao gồm: tự nhiên và xã hội + Phương pháp nhận thức thế giới khách quan đó. Chức năng của khoa học: + Phát hiện, khám phá bản chất các hiện tượng của thế giới khách quan, giải thích nguồn gốc phát sinh, phát hiện quy luật vận động và phát triển của hiện tượng ấy. + Hệ thống hóa các tri thức đã khám phá được tạo thành lý thuyết, học thuyết khoa học. + Nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng những thành quả sáng tạo khoa học để phát triển thực tiễn đời sống. Để phân loại khoa học phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản nào?  Mục đích của phân loại khoa học?  Có bao nhiêu lĩnh vực khoa học theo cách phân loại của Unesco? Đó là các lĩnh vực khoa học nào? Phân loại khoa học phải được dựa trên hai nguyên tắc cơ bản sau đây: a) Nguyên tắc khách quan: Phân loại khoa học phải dựa trên các hình thức vận động và các tính chất nhất quán bên trong của khách thể. Nói một cách cụ thể hơn, phân loại khoa học phải dựa vào đối tượng mà nó nghiên cứu. Nguyên tắc phân loại này được gọi là  nguyên tắc khách quan. b) Nguyên tắc phối thuộc: Các khoa học được phân loại và sắp xếp liên tiếp theo một bậc thang phù hợp với trật tự phát triển của thế giới vật chất và phù hợp với nhận thức của loài người. Tri thức có sau xuất phát từ tri thức có trước và bao hàm tri thức có trước như một yếu tố tất yếu. Nguyên tắc phân loại như vậy được gọi là nguyên tắc phối thuộc. Mục đích: Phân định rõ từng lĩnh vực khoa học. Làm căn cứ lựa chọn chiến lược phát triển. Quy hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Sắp xếp, tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển công nghệ. UNESCO đã phân loại khoa học thành 5 lĩnh vực:   Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác; Khoa học kĩ thuật; Khoa học nông nghiệp; Khoa học về sức khỏe; Khoa học xã hội và nhân văn. Nghiên cứu khoa học là gì? Nội dung cơ bản của nghiên cứu khoa học? Các nhân tố để đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học là gì? ­ Nghiên cứu là quá trình khảo sát hay thẩm tra một vấn đề khoa học, là công trình thí nghiệm đặc biệt nhằm mục đích khám phá những kiến thức mới, sự tìm kiếm, khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, phát hiện được quy luật vận động của chúng, đồng thời vận dụng những quy luật ấy để sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới khách quan phục vụ cho mục tiêu hoat động của con người ­ NCKH mang hai nội dung cơ bản sau:  + Phát hiện quy luật vận động của thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội, con người).  + Sáng tạo các giải pháp nhằm biến đổi trạng thái của sự vật hoặc hiện tượng, cải tạo thế giới, tức tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. ­ Hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm các nhân tố: + Chủ thể nghiên cứu (Ai nghiên cứu?); + Mục đích nghiên cứu (Để làm gì?); + Phương pháp nghiên cứu (Làm như thế nào?); + Sản phẩm của nghiên cứu (Lý thuyết, thực tế, số lượng, chất lượng); + Giá trị khoa học của kết quả nghiên cứu (tính khách quan, độ tin cậy, khả năng ứng dụng?) https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 2/14 20/5/2016 huong dan on tap + Giá trị khoa học của kết quả nghiên cứu (tính khách quan, độ tin cậy, khả năng ứng dụng?) Dựa trên cơ sở nào để phân chia thành các mức độ nghiên cứu khoa học? Có bao nhiêu mức độ và quan hệ giữa các mức độ nghiên cứu với giá trị tri thức? Dựa vào mục đích và đối tượng nghiên cứu khoa học người ta chia các mức độ nghiên cứu từ thấp đến cao như sau: a) Mức độ mô tả: Là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật, giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự việc này với sự việc khác. Nghiên cứu mô tả là biện pháp quan trọng để chuẩn bị tư liệu cho việc giải thích khoa học. Trong nghiên cứu mô tả thường người ta phân biệt: Mô tả định tính: là chỉ rõ các đặc trưng về chất của sự vật, hiện tượng Mô tả định lượng: là tiêu chí chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật hoặc hiện tượng b) Mức độ giải thích: Là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Giải thích một cách tường minh bản chất của đối tượng nghiên cứu, bằng cách chỉ rõ rằng đối tượng ấy đã tuân thủ một phần hay toàn bộ các quy luật chung của sự phát triển hiện thực. c) Mức độ phát hiện: Nghiên cứu phát hiện (discovery) là nghiên cứu hướng tới bản chất của các sự kiện, các hiện tượng khách quan một cách chủ động nhằm khám phá các quy luật vận động và phát triển  của  chúng.  Phát  hiện  đồng  nghĩa  với  phát  minh,  với  quá  trình  sáng  tạo  ra  chân  lý  mới  làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Tri thức phát hiện tạo nên các khái niệm, các phạm trù, các quy luật, các lý thuyết, học thuyết mới, những phương pháp nghiên cứu mới, những quy trình công nghệ mới, đó là những tri thức có giá trị đối với lý luận và thực tiễn. Mối quan hệ như sơ đồ sau: Dựa trên cơ sở nào để phân chia thành các loại hình nghiên cứu khoa học? Có bao nhiêu loại hình, nội dung của các loại hình? Ý nghĩa của việc xác định các loại hình nghiên cứu? Tùy thuộc mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu, người ta chia ra những loại hình nghiên cứu khác nhau như sau: a) Nghiên cứu cơ bản: là loại hình nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Nghiên cứu cơ bản đi sâu khám phá bản chất và quy luật vận động và phát triển của thế giới ở cả hai phía vi mô và vĩ mô. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: Nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. b) Nghiên cứu ứng dụng: là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm cách vận dụng những tri thức cơ huong dan on tap bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới trong sản xuất, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế xã hội. Để phân biệt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng là ở chỗ, nghiên cứu cơ bản thì đưa ra những tri thức mới về bản chất, quy luật vận động và hiện tượng, còn nghiên cứu ứng dụng đưa ra những nguyên lý mới về giải pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng. c) Nghiên cứu triển khai: là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống xã hội, tạo ra các mô hình chế biến thông tin khoa học thành ra sản phẩm tinh thần hay vật chất. Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu nối liền khoa học và đời sống, là con đường đưa khoa học tới nơi cần sử dụng. Ý nghĩa của việc xác định các loại hình nghiên cứu Trong nghiên cứu khoa học, cần bắt đầu từ việc thiết lập sự kiện, quan sát và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu chính là cái mà người nghiên cứu phải kiểm chứng trong toàn bộ tiến trình nghiên cứu. Mỗi loại hình nghiên cứu tương ứng với nhiều loại giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu sẽ được chứng minh hoặc bác bỏ sau khi được kiểm chứng bởi chính người nghiên cứu. Với nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết về bản chất hay quy luật https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 3/14 20/5/2016 huong dan on tap cứu. Với nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết về bản chất hay quy luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng. Với nghiên cứu ứng dụng, người nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết về hình mẫu. Khi đã xác định được loại hình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ định hướng được sản phẩm nghiên cứu của mình, đưa ra được những kết luận giả định (giả thuyết nghiên cứu) để theo đuổi. “Khái niệm” trong khoa học là gì? Các bộ phận hợp thành khái niệm? cho một ví dụ về xây dựng một khái niệm Khái niệm là công cụ để gọi tên một sự kiện khoa học, là công cụ để duy trì và trao đổi thông tin, là cơ sở để nhận dạng bản chất một sự vật. Khái niệm là một hình thức tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất vốn có của sự kiện khoa học. Khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành đó là “nội hàm” và “ngoại diên”. + Nội hàm là tất cả các thuộc tính, bản chất vốn có của sự kiện, là tập hợp các dấu hiệu thuộc tính chung, cái bản chất của một lớp đối tượng nhằm trả lời: khái niệm đó là gì?. +  Ngoại  diên  là  tất  cả  các  cá  thể  có  chứa  thuộc  tính  được  chỉ  ra  trong  nội  hàm  của  khái  niệm  ấy, nhằm trả lời: có các đối tượng nào?. Ví dụ: khái niệm “khoa học” có nội hàm là “hệ thống tri thức về bản chất sự vật”, còn ngoại diên là các loại khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học tư duy, hoặc khái niệm “người” có nội hàm là “loài động vật có lao động, có ý thức” còn ngoài diên là người da trắng, da đen, da màu ….   + Mỗi khái niệm được biểu diễn dưới ngôn ngữ bằng một cụm từ “tên gọi”. Cần chú ý rằng tên gọi là cái chủ quan và người ta quy ước với nhau. Còn nội dung của khái niệm là cái khách quan. Nội dung đó không phụ thuộc vào ý muốn của chủ quan, đó là nội dung khách quan vốn có của sự vật. Chính vì vậy, tên gọi có thể thay đổi, nhưng không vì thế mà nội dung của khái niệm phải thay đổi theo. Thế nào là Vấn đề khoa học? Nêu một số các phương pháp để phát hiện vấn đề khoa học. Vấn  đề  khoa  học:  là  những  điều  chưa  biết,  hoặc  chưa  biết  thấu  đáo  về  bản  chất  sự  vật  hoặc  hiện tượng, cần được làm sáng tỏ trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề khoa học là một câu hỏi cần được giải đáp trong nghiên cứu. Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học: + Phát hiện những bất đồng trong tranh luận khoa học: Loại ý tưởng này xuất hiện khi người nghiên cứu bất chợt nhận ra chỗ yếu hoặc những nội dung chưa được giải quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa học, trong quá trình viết nhận xét phản biên cho một công trình khoa học mà các  đồng  nghiệp  phát  hiện.  Những  bất  đồng  trong  tranh  luận  khoa  học  thường  xuất  hiện  trong  khi tham dự những hội nghị khoa học. + Nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường: Về mặt logic học, đây là sự tìm kiếm một khái niệm đối lập với khái niệm đang tồn tại, nghĩa là, đi tìm kiếm một cách phân đôi khái niệm. Sự hình thành ý tưởng về mọi sự vật dẫn đến những ý tưởng nghiên cứu thường rất độc đáo cả trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và trong khoa học xã hội. +  Sự  nhận  dạng  những  vướng  mắc  trong  hoạt  động  thực  tế:  Nhiều  khó  khăn  nảy  sinh  trong  hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, không thể sử dụng những biện pháp thông thường để xử lý. Thực tế này đã đặt trước người nghiên cứu những câu hỏi phải trả lời (xuất hiện vấn đề nghiên cứu), đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới xuất phát từ việc nghiên cứu tận gốc rễ quy luật của sự vật, hiện tượng. + Sự kêu ca phàn nàn của người không am hiểu: Đôi khi nhiều ý tưởng xuất hiện nhờ sự bắt gặp những lời phàn nàn của những những người không am hiểu trong lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Khi người nghiên cứu đã thai nghén những ý tưởng sáng tạo khác nhau, sự bắt gặp này đôi khi đưa đến những ý tưởng nghiên cứu sáng tạo bất ngờ. + Những ý tưởng khoa học bất chợt xuất hiện: Đây là những ý tưởng khoa học xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong đầu người nghiên cứu không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào. Thế nào là giả thuyết khoa học? Giữa giả thuyết khoa học và vấn đề khoa học có mối liên hệ như thế nào? Hãy nêu vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu khoa học Giả thuyết khoa học còn gọi là giả thuyết nghiên cứu  là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Trong quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu với vấn đề khoa học có mối quan hệ: nếu vấn đề khoa học là “câu hỏi” thì giả thuyết chính là “câu trả lời” mà vấn đề khoa học đã nêu ra. Sơ đồ mối liên hệ https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 4/14 20/5/2016 huong dan on tap Trong quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu với vấn đề khoa học có mối quan hệ: nếu vấn đề khoa học là “câu hỏi” thì giả thuyết chính là “câu trả lời” mà vấn đề khoa học đã nêu ra. Sơ đồ mối liên hệ giữa vấn đề khoa học với quá trình xuất hiện ý tưởng khoa học và giả thuyết khoa học có thể biểu diễn như sau:   Sau khi phát hiện được vấn đề khoa học (tức nêu được câu hỏi) thì người nghiên cứu sẽ nảy sinh các ý định về phương án trả lời các câu hỏi đó. Đó chính là ý tưởng khoa học. Đặt giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết là công việc thiết yếu số một của nghiên cứu khoa học, thiếu những  thao  tác  lôgic  này  thì  không  có  nghiên  cứu  khoa  học.  Claude  Bernard,  nhà  sinh  lý  học  nổi tiếng người Pháp cho rằng: “Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết”. Đối với nghiên cứu khoa học thì “có một giả thuyết sai còn hơn không có một giả thuyết nào cả”. Nêu các thuộc tính cơ bản của giả thuyết khoa học. Tiêu chí xem xét một giả thuyết khoa học? Có các loại giả thuyết khoa học nào? Tính giả định: giả thuyết được đưa ra là để chứng minh, vì vậy nó mới chỉ là một nhận định chưa được xác nhận bằng các luận cứ thu thập được từ lý thuyết bằng các phương pháp quan sát hay thực nghiệm khoa học, do đó giả thuyết chỉ mới mang tính giả định mà thôi. Tính đa phương án: trước một vấn đề nghiên cứu thường tồn tại nhiều câu trả lời. Tính dị biến: Một giả thuyết có thể nhanh chóng bị xem xét lại ngay sau khi vừa được đưa ra do sự phát triển của nhận thức. Người ta gọi đó là tính dị biến (tính dễ biến đổi).    Một giả thuyết khoa học chỉ mang tính khoa học khi hội đủ những tiêu chí sau:  Giả  thuyết  phải  được  xây  dựng  trên  cơ  sở  các  sự  kiện  được  quan  sát:  vì  phần  lớn  các  giả  thuyết được hình thành dựa trên kết quả quan sát từ các sự kiện riêng biệt trong tự nhiên. Giả thuyết không được trái với những lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học. Giả  thuyết  phải  có  thể  được  kiểm  chứng  bằng  lý  thuyết  hay  bằng  thực  nghiệm.  Trước  đây,  giới nghiên  cứu  quan  niệm  chỉ  tồn  tại  giả  thuyết  trong  các  nghiên  cứu  thực  nghiệm.  Sau  này  người  ta cũng công nhận sự tồn tại các giả thuyết cả trong các nghiên cứu lý thuyết. Theo chức năng của nghiên cứu khoa học, giả thuyết được phân chia thành: Giả thuyết mô tả, áp dụng trong các nghiên cứu mô tả, là giả thuyết về trạng thái của sự vật. Giả thuyết giải thích: áp dụng trong các nghiên cứu giải thích, là giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến một trạng thái sự vật mà người nghiên cứu đang quan tâm. Giả thuyết giải pháp, áp dụng trong nghiên cứu giải pháp. Giả thuyết dự báo, áp dụng trong các nghiên cứu về dự báo, là giả thuyết về trạng thái của sự vật tại một thời điểm hoặc một quãng thời gian nào đó trong tương lai. Có bao nhiêu bộ phận hợp thành để chứng minh cho một giả thuyết khoa học? Nội dung của các bộ phận đó là gì? Chứng minh gồm ba bộ phận hợp thành: Luận điểm (giả thuyết khoa học), Luận cứ, và Phương pháp. +  Luận  điểm  là  điều  cần  chứng  minh  trong  một  nghiên  cứu  khoa  học.  Luận  điểm  trả  lời  câu  hỏi: “Cần chứng minh điều gì?”.  + Luận cứ: Là những bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm. Luận cứ trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu thập nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm. Có hai loại luận cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn. Luận cứ lý thuyết: là các luận điểm khoa học, các tiên đề, định lý, định luật, quy luật đã được khoa học chứng minh là đúng. Loại luận cứ này được khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 5/14 20/5/2016 huong dan on tap học chứng minh là đúng. Loại luận cứ này được khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước. Luận cứ thực tiễn: được thu thập trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ các công trình nghiên cứu trước đó. + Phương pháp: Là  cá ch thức được sử dụng để tı̀ m kiếm luận cứ và  tổ chức luận cứ để chứng minh luận  điểm.  Phương  phá p  trả  lời  câ u  hỏi:  “chứng  minh  bằng  cá ch  nà o?”.  Phương  phá p  thu  thập thô ng tin có  vai trò  quyết định đến độ tin cậy của luận cứ. Phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công mọi quá trình nghiên cứu khoa học.  Trình bày các căn cứ để lựa chọn đề tài khoa học? Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài có thể dựa vào các căn cứ được xem xét theo cấp độ sau: + Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Ý nghĩa khoa học thể hiện trên các khía cạnh như bổ sung những nội dung lý thuyết của khoa học; hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết vốn tồn tại hoặc xây dựng cơ sở lý thuyết mới, các giải pháp mới trong công nghệ, trong tổ chức và quản lý. + Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không? Ý nghĩa thực tiễn thể hiện trong việc xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội; nhu cầu kĩ thuật của sản xuất; nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường…. + Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp các nhu cầu lý thuyết và thực tiễn đã được xem xét. Đây là yêu cầu bổ sung đối với tính khoa học và tính thực tiễn. + Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Đề tài dù có nhiều ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết, nhưng không có phương tiện thì cũng khó lòng thực hiện. Điều kiện nghiên cứu bao gồm nhân lực; vật lực, tài lực… + Đề tài có phù hợp với sở trường nghiên cứu không? Đây là câu hỏi luôn mang một ý nghĩa quan trọng. Đương nhiên, bao giờ người nghiên cứu cũng luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa nguyện vọng cá nhân với việc giải quyết nhu cầu bức bách của xã hội và khả năng đáp ứng của các nguồn lực. Vì vậy việc chọn một đề tài vừa sức là tốt nhất. Xác định đề tài là một khâu then chốt, bởi vì phát hiện được vấn đề để tổ chức nghiên cứu nhiều khi còn khó hơn giải quyết vấn đề đó. Trình bày các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học Thu thập thông tin có vai trò quan trọng trong việc hình thành luận cứ để chứng minh cho luận điểm khoa học. Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu hoàn toàn phụ thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thu thập được. Có nhiều phương pháp thu thập thông tin: a) Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn để kế thừa những thành tựu mà đồng nghiệp đã đạt được trong nghiên cứu. b) Trực tiếp quan sát trên đối tượng nghiên cứu. c) Tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên mô hình tương tự. d) Thực hiện các trắc nghiệm trên đối tượng khảo sát để thu thập các thông tin phản ứng từ phía đối tượng khảo sát. Đó là những phương pháp mà người nghiên cứu trực tiếp làm việc trên đối tượng nghiên cứu. Tuy  nhiên,  trong  nhiều  trường  phải  thu  thập  thông  tin  bằng  cách  gián  tiếp  thông  qua  người  trung gian. Người ta gọi chung đó là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này bao gồm: a) Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về sự kiện khoa học. b) Gửi phiếu điều tra (bảng hỏi) để thu thập thông tin liên quan. c) Thảo luận dưới các hình thức hội nghị khoa học… Nói chung, các phương pháp thu thập thông tin nói trên được chia thành 4 nhóm: 1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phương pháp gián tiếp). 2)  Phương pháp phi thực nghiệm: phương pháp thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng nhưng không tác động lên đối tượng. 3) Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập trực tiếp có tác động gây biến đổi https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 6/14 20/5/2016 huong dan on tap 3) Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập trực tiếp có tác động gây biến đổi trực tiếp lên đối tượng nghiên cứu.  Mẫu khảo sát là gì? Ý nghĩa của việc chọn mẫu khảo sát? Nêu các phương pháp lẫy mẫu khảo sát Mẫu, tức đối tượng nghiên cứu. bất kể nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nào, người nghiên cứu đều phải chọn mẫu khảo . Việc chọn mẫu có ảnh hưởng quyết định đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và chi phí nguồn lực cho  công  cuộc  khảo  sát. Việc  chọn  mẫu  phải  đảm  bảo  tính  ngẫu  nhiên,  nhưng  phải  mang  tính  đại diện, tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu Có một số cách chọn mẫu thông dụng sau: Lấy mẫu ngẫu nhiên: là cách chọn mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu có một cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau. Lấy  mẫu  hệ  thống:  một  đối  tượng  gồm  nhiều  đơn  vị  được  đánh  số  thứ  tự.  Chọn  một  đơn  vị  ngẫu nhiên có số thứ tự bất kì. Lấy một số bất kì làm khoảng cách mẫu, rồi cộng vào số thứ tự của mẫu đầu tiên. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Đối tượng điều tra gồm nhiều tập hợp không đồng nhất liên quan đến những thuộc tính cần nghien cứu. Trong trường hợp này, đối tượng được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có một đặc trưng đồng nhất. Như vậy, từ mỗi lớp, người nghiên cứu có thể thực hiện theo kĩ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên.  Lấy mẫu hệ thống phân tầng: Đối tượng điều tra gồm nhiều tập hợp không đồng nhất liên quan đến những thuộc tính cần nghien cứu. Trong trương hợp này, đối tượng được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có một đặc trưng đồng nhất. Như vậy, từ mỗi lớp, người nghiên cứu có thể thực hiện theo kĩ thuật lấy mẫu hệ thống. Lấy mẫu từng cụm (Cluster sampling): Đối tượng điều tra được chia thành nhiều cụm tương tự như trong kĩ thuật lấy mẫu phân tầng, chỉ có điều khác là mỗi cụm không chứa đựng những đơn vị đồng nhất, mà dị biệt. Việc lấy mẫu được thực hiện trong từng cụm theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc hệ thống. Thế nào là giả thiết nghiên cứu? Phân biệt giả thuyết và giả thiết trong nghiên cứu khoa học? Giả thiết: là điều kiện giả định của nghiên cứu. Điều kiện “giả định” là những điều kiện không có thực trong đối tượng khảo sát, mà chỉ là những tình huống giả định do người nghiên cứu đặt ra để lý tưởng hóa điều kiện thực nghiệm. Với một giả thiết đặt ra, người nghiên cứu đã gạt bỏ bớt các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Giả thiết không phải chứng minh. Quan hệ giữa giả thuyết và giả thiết trong nghiên cứu: Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu, là luận điểm khoa  học mà người nghiên cứu đặt ra. Giả thuyết cần được chứng minh hoặc bác bỏ. Còn giả thiết là điều kiện giả định của nghiên cứu, do người nghiên cứu đặt ra để lý tưởng hóa điều kiện thực nghiệm. Giả thiết không cần phải chứng minh nhưng có thể bị bác bỏ nêu điều kiện giả định này quá lý tưởng. Khi  đặt  giả  thiết  trong  nghiên  cứu  thì  kết  quả  nghiên  cứu  phải  được  biện  luận.  Biện  luận  kết  quả nghiên cứu là điều bắt buộc trong nghiên cứu khoa học, bởi vì, không bao giờ có điều kiện lý tưởng như đã giả định trong nghiên cứu. Có hai hướng biện luận: (1) hoặc là kết quả thực nghiệm hoàn toàn lý tưởng như trong giả thiết. (2) Hoặc là kết quả sẽ sai lệch như thế nào nếu có sự tham gia của các biến đã giả định là không có trong nghiên cứu.  Tiếp  cận  trong  nghiên  cứu  khoa  học  là  gì?  Trình  bày  nội  dung  các  phương  pháp  tiếp  cận thường gặp? “Tiếp cận” là chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là cách thức xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu. Nó là bước khởi đầu của nghiên cứu khoa học và suy rộng ra nó là bước khởi đầu của quá trình thu thập thông tin. Có một số phương pháp tiếp cận như sau:   Tiếp cận nội quan và ngoại quan Tiếp cận nội quan là nghĩ theo ý mình. Nội quan rất cần cho nghiên cứu khoa học. Tiếp cận ngoại quan là nghĩ theo ý người khác. Tuy nhiên, dù nghĩ theo ý mình hay ý người khác thì cuối cùng vẫn phải kiểm chứng, để đảm bảo rằng nó đúng theo quy luật khách quan. Không có nội quan thì không có một nghiên cứu nào được bắt đầu, nhưng chỉ với nội quan thì không một nghiên cứu nào được kết thúc. Tiếp cận quan sát hoặc thực nghiệm Có thể quan sát hoặc thực nghiệm để thu thập thông tín, cho việc hình thành luận cứ. Tiếp cận quan sát thường sử dụng trong nghiên cứu mô tả, nghiên cứu giải thích. Đối với nghiên cứu giải pháp bắt https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 7/14 20/5/2016 huong dan on tap sát thường sử dụng trong nghiên cứu mô tả, nghiên cứu giải thích. Đối với nghiên cứu giải pháp bắt buộc phải sử dụng tiếp cận thực nghiệm. Tiếp cận cá biệt và so sánh Tiếp cận cá biệt cho phép quan sát sự vật một cách cô lập với sự vật khác. Tiếp cận so sánh cho phép quan sát sự vật trong tương quan. Tiếp cận lịch sử và logic Là cách tiếp cận xem xét sự vật qua những sự kiện trong quá khứ, tìm hiểu quy luật tất yếu chi phối quá trình, từ đó nhận biết được lôgic tất yếu của quá trình phát triển. Tiếp cận phân tích và tổng hợp Phân tích sự vật là sự chia nhỏ sự vật thành những bộ phận có bản chất khác biệt nhau. Còn tổng hợp là xác lập những liên hệ tất yếu giữa các bộ phận đã được phân tích. Trình bày các khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học là một vấn đề phức tạp, có thể được hiểu trên những góc độ khác nhau: Trên phương diện thông tin: nó là cách thức, con đường, phương tiện thu thập và xử lý thông tin khoa học nhằm  giải  quyết các  vấn  đề  nghiên  cứu. Đó  chính là  phương  thức thiết  lập và xử lý thông tin khoa học, qua đó tạo nên các mối quan hệ phụ thuộc có tính quy luật và xây dựng lý luận khoa học mới. Trên phương diện hoạt động:  nó là hoạt động có đối tượng, có chủ thể, sử dụng những biện pháp, thao tác tác động để khám phá đối tượng. Như vậy có thể nói, phương pháp nghiên cứu khoa học là sự tích hợp của các phương pháp bao gồm: phương pháp luận, phương pháp hệ và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Phương pháp luận: đó là lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học, là lý luận tổng quát, quan điểm chung, là cách tiếp cận đối tượng. Phương pháp hệ: là nhóm các phương pháp được sử dụng phối hợp trong một lĩnh vực khoa học, hay một đề tài cụ thể; là hệ thống các thủ thuật, hoặc các biện pháp để thực thực hiện theo trình tự, có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: là tổ hợp các cách thức mà nhà khoa học sử dụng để tác động, khám phá đối tượng, để thu thập và xử lý thông tin. Nó gắn chặt với nội dung của vấn đề nghiên cứu. Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học? Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào đối tượng cụ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng. Phương  pháp  là  cách  làm  việc  của  chủ  thể  và  bao  giờ  cũng  xuất  phát  từ  đặc  điểm  của  đối  tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có tính khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách khác trong hoạt động của chủ thể. Trong nghiên cứu khoa học, cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Giữa mặt chủ quan và tính khách quan của phương pháp nghiên cứu khoa học có quan hệ với nhau như sau: Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích. Mục đích nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, chính xác hơn. Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống các phương pháp đặc trưng.   Hệ thống các thao tác được xắp xếp một cách hợp lý, logic, bao gồm nhiều hành động nhỏ, từ mục đích chung M, chuyển hóa qua các mục tiêu thứ cấp Mi. tất cả các hành động nhỏ đều nằm trong sự https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 8/14 20/5/2016 huong dan on tap đích chung M, chuyển hóa qua các mục tiêu thứ cấp Mi. tất cả các hành động nhỏ đều nằm trong sự thống nhất và hướng tới mục chung tiêu M. Phương pháp khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kĩ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Mối quan hệ giữa mục đích, nội dung và phương pháp thể hiện như sau: Nội  dung  của  phương  pháp  quan  sát  khoa  học?  Chức  năng  và  quá  trình  tiến  hành  quan  sát khoa học? Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin về đối tượng. Quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, đối tượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của các đề tài. Có hai loại quan sát khoa học: quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. Quan sát trực tiếp là quan sát trực diện đối tượng đang diễn biến trong thực tế bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kĩ thuật như: máy quan trắc, kính thiên văn, kính hiển vi… để thu thập thông tin một cách trực tiếp. Quan sát gián tiếp là quan sát diễn biến hiệu quả của các tác động tương tác giữa đối tượng cần quan sát với các đối tượng khác, mà bản thân đối tượng không thể quan sát trực tiếp được, Quan sát khoa học có ba chức năng: Chức năng thu thập thông tin thực tiễn: đây là chức năng quan trọng nhất. Các tài liệu này qua xử lý cho ra những thông tin có giá trị về đối tượng. Chức năng kiểm chứng các giả thuyết hay các lý thuyết đã có: trong nghiên cứu khoa học khi cần xác minh tính đúng đắn của các lý thuyết hay giả thuyết nào đó, vì vậy cần phải thu thập các tài liệu từ thực tiễn để kiểm chứng. Chức năng đối chiếu các kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn để tìm ra sự sai lệch của chúng, mà tìm cách bổ khuyết, hoàn thiện lý thuyết. Quá trình quan sát được tiến hành như sau: Xác định đối tượng quan sát: trên cơ sở mục đích của đề tài đồng thời xác định cả các phương diện cụ thể của đối tượng cần phải quan sát. Lập kế hoạch quan sát: thời gian, địa điểm, số lượng đối tượng, người quan sát, phương diện cụ thể của đối tượng cần phải quan sát. Lựa chọn phương thức quan sát: quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kĩ thuật; quan sát một lần hay nhiều lần; số người quan sát; địa điểm; thời điểm và khoảng cách thời gian cho mỗi lần quan sát… Xử lý tài liệu: Các tài liệu do quan sát được là tài liệu cảm tính, mang tính chủ quan, chưa phải là tài liệu khoa học. Các tài liệu này cần phải được xử lý bằng cách phân loại, hệ thống hóa, bằng thống kê toán học, bằng máy tính… mới đáng tin cậy, các tài liệu qua xử lý cho ta thông tin cô đọng và khái quát về đối tượng. Các hình thức cơ bản của phương pháp điều tra? Cho ví dụ về các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi đóng trước mở sau? Phương pháp điều tra: là phương pháp dùng các câu hỏi (hoặc bài toán) nhất loạt đặt ra cho nhiều người để thu thập những thông tin khách quan nhằm biết được ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này có 2 hình thức cơ bản: + Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu thập thông tin đối với vấn đề được hỏi. + Phương pháp điều tra bằng an­két: là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian  nhất  định.  Hiệu  quả  của  việc  điều  tra  bằng  an­két  (phiếu  hỏi,  phiếu  phỏng  vấn,  phiếu  trưng cầu…) phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế một bản an­két chuẩn có khả năng đem lại cho người nghiên cứu những thông tin đầy đủ, chính xác về đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, một an­két được thiết kế chuẩn sẽ giúp cho việc tổng hợp, thống kê, xử lý các thông tin thu thập được dễ dàng, thuận lợi. Có 3 loại an­két: an­két đóng; an­két mở và an­két kết hợp cả hai loại đóng và mở. Ví dụ: a) Theo anh (chị) việc thực hiện nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 9/14 20/5/2016 huong dan on tap a) Theo anh (chị) việc thực hiện nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tập? ● Rất có lợi                  Tương đối có lợi                        Không có lợi b) Những khó khăn mà anh (chị) gặp phải khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học là gì? Trả lời: ………………………………………………………………………….. c) Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay của anh (chị) là:         Không có thời gian.         Cơ sở vật chất hạn chế.        Không có hứng thú Những khó khăn khác: ……………………………………………………………. Trình bày nội dung về phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả và từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để được tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết được thực hiện khi ta đã thu thập được nhiều tài liệu phong phú về một đối tượng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn. Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu đã tìm ra cấu trúc các lý thuyết, các trường phái, các xu hướng phát triền của lý thuyết. Từ phân tích người ta lại tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới. Nội dung của phương pháp giả thuyết khoa học? Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó. Như vậy, phương pháp giả thuyết có hai chức năng: chức năng dự đoán và chức năng chỉ đường, trên cơ sở dự đoán mà tìm bản chất của sự kiện. Với hai chức năng đó giả thuyết đóng vai trò là một phương pháp nhận thức. Trong nghiên cứu khoa học khi phát hiện ra các hiện tượng lạ mà với kiến thức đã có, không thể giải thích được, người ta thường tiến hành bằng so sánh hiện tượng chưa biết với các hiện tượng đã biết, tri thức cũ với trí tưởng tượng sáng tạo mà hình dung cái cần tìm. Đó chính là thao tác xây dựng giả thuyết. Trong giả thuyết, dự đoán được lập luận theo lối giả định ­ suy diễn, có tính xác suất, cho nên cần phải chứng minh. Chứng minh giả thuyết được thực hiện bằng hai cách: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh dựa vào các luận chứng chân thực và bằng các quy tắc suy luận để rút ra luận đề. Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh khẳng định rằng phản luận đề là gian dối và từ đó rút ra luận đề chân thực. Với tư cách là phương pháp biện luận, giả thuyết được sử dụng như là một thí nghiệm của tư duy, thử nghiệm thiết kế các hành động lý thuyết. Suy diễn để rút ra các kết luận chân thực từ giả thuyết là thao tác logic quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học. Mục đích sử dụng của phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học Sự phát triền mạnh mẽ của khoa học hiện đại đã dẫn đến hai xu hướng phát triển trong nghiên cứu khoa học: Khoa học sử dụng các thiết bị kĩ thuật hiện đại để tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Khoa học sử dụng các lý thuyết toán học vào việc tìm ra các lý thuyết chuyên ngành. Khoa học hiện đại sử dụng toán học với hai mục đích: + Sử dụng toán học thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra hay thực nghiệm làm cho các kết quả nhu cầu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy; + Sử dụng các lý thuyết toán học và phương pháp logic toán học để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thức toán học đặc biệt được dùng để tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, từ đó tìm ra được các quy luật của đối tượng. https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 10/14 20/5/2016 huong dan on tap tượng, từ đó tìm ra được các quy luật của đối tượng. Phương pháp này còn là công cụ xử lý các tài liệu (xử lý thông tin định lượng qua các con số và các bảng rời rạc; xử lý thông tin định tính bằng các biểu đồ) đã thu được từ các phương pháp khác. Từ đó, sử dụng các lý thuyết toán học và phương pháp logic học, các máy tính điện tử… để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, toán học thật sự là một công cụ đắc lực. Khoa học tự nhiên và toán học đi liền với nhau, thiếu vắng phương pháp toán học không thể tiến hành nghiên cứu khoa học tự nhiên. Trong nghiên cứu khoa học xã hội, từ sự xác định, chọn mẫu nghiên cứu, toán học đã tham gia một cách tích cực và khi xử lý tài liệu toán học đã làm tăng tính chính xác, khách quan của các kết quả nghiên cứu và nhờ đó các kết luận của các công trình nghiên cứu có tính thuyết phục cao. Phương pháp xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học? Kết  quả  thu  thập  thông  tin  từ  công  việc  nghiên  cứu  tài  liệu,  số  liệu  thống  kê,  quan  sát  hoặc  thực nghiệm khoa học tồn tại dưới hai dạng: Thông tin định tính & Thông tin định lượng Các thông tin định tính và định lượng cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, khái quát hóa để làm bộc  lộ  các  quy  luật  phục  vụ  cho  việc  chứng  minh  hoặc  bác  bỏ  các  giả  thuyết  khoa  học.  Có  hai phương pháp xử lý thông tin: Xử lý đối với các thông tin định lượng: Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán học để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được, tức là xác định quy luật thống kê của tập hợp số liệu. Thông tin định lượng được thu thập từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Tùy thuộc tính hệ thống và khả năng thu thập thông tin, số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng từ thấp đến cao gồm: con số rời rạc; bảng số liệu; biểu đồ; đồ thị. Con  số  rời  rạc:  Con  số  rời  rạc  được  sử  dụng  trong  trường  hợp  số  liệu  thuộc  các  sự  vật  riêng  lẻ, không mang tính hệ thống, không biến đổi theo chuỗi thời gian. Bảng số liệu: Bảng số liệu được sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện một cấu trúc hay một xu thế. Biểu đồ: Đối với số liệu so sánh, nghiên cứu có thể chuyển từ bảng số liệu sang dạng biểu đồ để cung cấp cho người đọc một hình ảnh trực quan về tương quan giữa các đại lượng cần so sánh. Xử lý logic đối với các thông tin định tính: Đây là việc đưa ra các phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện. Kết quả sẽ giúp người nghiên cứu mô tả được dưới dạng sơ đồ hoặc dưới dạng biểu thức toán học. Trình bày các bước để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học? Đặc điểm đánh giá một đề tài tốt? Những lưu ý khi lựa chọn đề tài? 1) Thiết lập sự kiện 2) Lựa chọn đề tài 3) Xây dựng đề cương nghiên cứu 4) Lập kế hoạch nghiên cứu 5) Thu thập và xử lý thông tin. 6) Viết báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu. Về mặt phương pháp, một đề tài tốt phải khuyến khích một quá trình học tập có tính sáng tạo và lâu dài của sinh viên về các phương pháp nghiên cứu cũng như kĩ thuật trình bày ý tưởng và kết quả thu thập được. Một đề tài nghiên cứu được đánh giá là tốt khi: Có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập trung, xử lí các vấn đề chỉ ở trên bề mặt; Có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lặp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó; Xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra những kết luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt ra (thể hiện qua tên đề tài); Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và... dễ đọc. Do đó, để hướng đến một kết quả tốt cho công tác nghiên cứu, cần lưu ý những điểm sau khi chọn đề tài: + Khả năng thực địa; + Khả năng truy cập các nguồn thông tin, tài liệu chuyên ngành; + Sự hỗ trợ của các chuyên gia và nhà chuyên môn; + Các điều kiện, phương tiện, thiết bị nghiên cứu; + Những thói quen, yêu cầu, xu hướng về chuyên môn và quản lí, v.v. https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 11/14 20/5/2016 huong dan on tap + Những thói quen, yêu cầu, xu hướng về chuyên môn và quản lí, v.v. Tất cả phải đáp ứng đủ yêu cầu để có thể tiến hành được đề tài nghiên cứu và đạt được đến đích mong muốn. Mục tiêu nghiên cứu là gì? Hãy xác định các mục tiêu và mục đích nghiên cứu trong đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế của thủ đô Hà nội”. Tiêu chuẩn để đánh giá một đề tài tốt? ­ Mục tiêu là cụm từ chỉ những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định. Thực chất đó là sự phân tích chi tiết hóa đối tượng nghiên cứu. ­ Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, nó là những gì mà người nghiên cứu cần phải đạt được sau khi nghiên cứu. ­ Mục tiêu trong đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế của thủ đô Hà nội” là: a) Mô tả thực trạng với vai trò trung tâm kinh tế của thủ đô; b) Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò ấy; c) Tìm các giải pháp phát huy vai trò đó. Còn mục đích của nghiên cứu là cung cấp chứng cứ khoa học cho việc quy hoạch thủ đô Hà nội. Một mục tiêu tốt cần phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn SMART như sau: + S (specific) – rõ ràng, cụ thể. + M (Measurable) – đo lường được kết quả. + A (Achievable) – có thể đạt được. + R (Reasonable) – hợp lý, chấp nhận được. + T (Time) – thời gian xác định. Phạm vi nghiên cứu là gì? Cho ví dụ về phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu không phải là đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát được xem xét toàn diện trong mọi thời gian mà nó là đối tượng được giới hạn trong một số phạm vi nhất định. Đó chính là việc xác định rõ về phạm vi không gian, thời gian, những yếu tố, chỉ số cần điều tra, quan sát của đối tượng nghiên cứu. Phạm vi quy mô. Ví dụ, đề tài “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Hà nội” thì người nghiên cứu cần khảo sát hiện trạng các doanh nghiệp nhà nước, nhưng không thể đi hết hàng trăm doanh nghiệp nhà nước mà chỉ có thể khảo sát được một số doanh nghiệp thôi. Số doanh nghiệp đó là một phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát. Phạm vi không gian của sự vật. Chẳng hạn trong hàng ngàn hecta cồn cát trên dải đất miền trung người  ta  chỉ  có  thể  chọn  vài  chục  hecta  đề  khảo  sát.  Đó  chính  là  phạm  vi  về  không  gian  của  mẫu khảo sát. Phạm vi về thời gian của sự vật. Diễn biến của bất kì sự vật nào cũng bị thay đổi theo thời gian, vì vậy người ta phải giới hạn phạm vi khảo sát trong một khoảng thời gian nào đó, trong khoảng thời gian đó diễn biến của quy luật có thể khảo sát được. Phạm vi nội dung nghiên cứu. Có thể một đối tượng nghiên cứu có hàng chục nội dung, nhưng vì eo hẹp thời gian và khả năng, người nghiên cứu chỉ chọn một vài nội dung bức thiết nhất để làm… Các nội dung cơ bản khi xây dựng một đề cương nghiên cứu? a/ Lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài: xuất phát từ yêu cầu thực tế trong công tác hay từ nhu cầu của xã hội; Lý do là mục đích nghiên cứu, vì vậy cần giải đáp các câu hỏi: Tại sao nghiên cứu đề tài này? Khi trả lời ta cần làm rõ các nội dung sau: + Phân tích sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề mà chúng ta sẽ nghiên cứu bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu trong các công trình đó; + Những thiếu sót cần được bổ sung hoàn thiện... điều này nhằm chứng minh cho việc đề tài nghiên cứu của ta không trùng lặp với các đề tài và các kết quả nghiên cứu trước đó.  b/ Mục tiêu nghiên cứu (trả lời câu hỏi: Tôi sẽ làm gì?):Mục tiêu nghiên cứu thường được chi tiết hóa dưới dạng cây mục tiêu nhằm cụ thể hóa nội dung nghiên cứu. Từ cây mục tiêu ta khẳng định được nhiệm vụ nghiên cứu. c/ Giả thuyết khoa học: là một mô hình giả định, một dự đoán về bản chất sự vật do người nghiên cứu đưa ra nhằm chứng minh hoặc bác bỏ. d/ Phương pháp nghiên cứu (sử dụng phương pháp nào?): sử dụng phối hợp các phương pháp, chú trọng tới phương pháp nào phù hợp đem lại hiệu quả cho quá trình nghiên cứu. https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 12/14 20/5/2016 huong dan on tap pháp, chú trọng tới phương pháp nào phù hợp đem lại hiệu quả cho quá trình nghiên cứu. Đây là phần dài nhất vì chi tiết nhất so với 2 phần trước. e/ Cái mới của đề tài Cái mới là giá trị thực của công trình khoa học và cũng là tiêu chuẩn, yêu cầu phải đạt được của công trình nghiên cứu. f) Dàn ý của nội dung công trình nghiên cứu Dàn ý nội dung công trình có tính dự kiến, thường có 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết luận. Trong đó phần nội dung phải là phần cơ bản, chiếm tỷ trọng về sự đầu tư nghiên cứu là lớn nhất.  Trong  phần  này  có  thể  chia  thành  các  chương,  mục  và  tiêu  mục…  với  số  lượng  bao nhiêu là tùy thuộc vào đề tài và cách trình bày của tác giả. Nội dung cơ bản của một Kế hoạch nghiên cứu? Đây là văn bản dự kiến triển khai đề tài về mọi phương diện, những ý đồ, cách thức và các bước cụ thể, định hướng cho toàn bộ công việc. Kế hoạch được xây dựng theo các giai đoạn diễn ra nối tiếp và xen kẽ nhau. Giai đoạn chuẩn bị + Chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu. Tìm kiếm các công trình và thành tựu có liên quan, tham khảo các kết quả mới nhất của các công trình. Đánh giá các kết quả đó, trao đổi ý kiến với người hướng dẫn hoặc các nhà khoa học. Giai đoạn triển khai thực hiện bao gồm cá c bước sau đâ y: ­ Lập thư mục các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu  ­ Xây dựng cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ­  Phát hiện thực trạng phát triển của đối tượng bằng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. ­ Kiểm tra giả thuyết bằng việc lặp lại các thí nghiệm. ­  Tổ chức các hội thảo khoa học. Giai đoạn viết công trình nghiên cứu ­ Viết nháp cho riêng mình, trên cơ sở tổng hợp các tài liệu thu nhập được. ­ Sửa chữa bản thảo theo đề cương chi tiết. ­ Sửa chữa lần cuối sau khi tiếp thu ý kiến của các chuyên gia. Viết hoàn chỉnh văn bản báo cáo (luận án, luận văn). Giai đoạn nghiệm thu và bảo vệ công trình nghiên cứu Giai đoạn nghiệm thu hay bảo vệ công trình là giai đoạn cuối cùng để xác nhận các kết quả nghiên cứu. Cấu trúc logic của một thuyết trình nghiên cứu khoa học? Cấu trúc logíc của thuyết trình khoa học gồm 4 phần: Vấn đề thuyết trình: đây chính là câu hỏi đặt ra cho mỗi bản thuyết trình. Mỗi khi chuẩn bị thuyết trình, người nghiên cứu cần phải tự trả lời cho mình câu hỏi: “Cần đưa luận điểm nào ra trước hội đồng?”.  Nêu được vấn đề, tức câu hỏi sẽ giúp cho bản thuyết trình có nội dung phong phú và làm xuất hiện nhiều ý tưởng hay cho bản thuyết trình. Luận điểm thuyết trình:    Mỗi  bản  thuyết  trình  cần  có  ít  nhất  một  luận  điểm.  Lưu    ý  rằng  mỗi  bản thuyết trình phải trả lời được câu hỏi: “định chứng minh điều gì đây?”, Luận điểm nêu ra phải rõ ràng không được chung chung. Luận cứ thuyết trình: Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”. Bản thuyết trình phong phú nhờ luận cứ, càng nhiều luận cứ thì luận điểm càng có sức thuyết phục. Các luận cứ phải được chuẩn bị từ nhiều góc độ khác nhau. Phương pháp thuyết trình: Có 3 phương pháp thuyết trình: diễn dịch, quy nạp, loại suy. Diễn dịch: là phép suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, từ lý thuyết đến thực tiễn. Người đối thoại là tri thức rất thích nghe lập luận diễn dịch. Quy nạp: là phép suy luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự kiện thực tế để khái quát hoá thành lý thuyết. Đối với nhóm có trình độ học vấn thấp thì phương pháp lập luận quy nạp tỏ ra hiệu quả hơn. Loại  suy:  Là  phép  suy  luận  đi  từ  cái  riêng  đến  cái  riêng.  Những  chủ  đề  khó  cần  ưu  tiên  sử  dụng phương pháp này. Vận  dụng  phương  pháp  thuyết  trình  nào  cho  thích  hợp  với  người  đối  thoại  vừa  mang  tính  chất  kĩ thuật vừa mang tính chất nghệ thuật. Tuy nhiên, tuỳ từng lúc người nghiên cứu cũng có thể kết hợp https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 các loại phương pháp thuyết trình này. 13/14 20/5/2016 huong dan on tap thuật vừa mang tính chất nghệ thuật. Tuy nhiên, tuỳ từng lúc người nghiên cứu cũng có thể kết hợp các loại phương pháp thuyết trình này. THỰC HÀNH Các câu thực hành từ câu số 30 đến 34 tuy theo khả năng làm bài thực tế của sinh viên nên không có đáp án cụ thể. Điểm của các câu thực hành là 4 điểm. HẾT. TRƯỞNG BỘ MÔN   HOÀNG VĂN HUỆ https://docs.google.com/document/d/1XOcQGaEnTirHtT8JjgiumKzUJTH4NWHfxjyaIW­Z05k/mobilebasic?pli=1 14/14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan