Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên quang

.PDF
199
1
103

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................... vii DANH MỤC HỘP ....................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 3 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án................................... 3 2.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 19 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 21 4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 22 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................... 22 5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 22 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 22 6. Khung nghiên cứu của luận án.................................................................................. 23 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 23 7.1. Phương pháp thực hiện .......................................................................................... 23 7.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 24 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 29 CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 31 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................................................................ 31 TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................................... 31 1.1. Khái quát về kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất....................................... 31 1.1.1. Khái niệm, bản chất về KTQT trong doanh nghiệp sản xuất ................................. 31 1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ................................... 32 1.2. Nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ........................................ 35 1.2.1. Nội dung kế toán quản trị gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị ...................................................................................................................................... 36 1.2.2. Nội dung kế toán quản trị gắn với việc ra quyết định của nhà quản trị ......... 67 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp sản xuất.... 70 1.3.1. Trình độ và nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp ........................................ 70 1.3.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp ............................................................... 71 i 1.3.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp ........................................... 72 1.3.4. Năng lực và trình độ của nhân viên kế toán........................................................ 74 1.3.5. Trình độ trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh .......................................... 74 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 76 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 77 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG .................................................................. 77 2.1. Tổng quan về các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ................. 77 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................................... 77 2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................................................ 78 2.1.3. Đặc điểm cơ chế và chính sách tài chính áp dụng tại các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................. 79 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................................................. 81 2.2.1. Đặc điểm hoạt động của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ...................................................................................................................................... 81 2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................................................ 86 2.2.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................................................. 90 2.2.4. Nhận thức và sự quan tâm về kế toán quản trị của các cấp quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .............................................................. 90 2.2.5. Năng lực và trình độ của kế toán trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................................................. 91 2.2.6. Trình độ công nghệ thông tin .............................................................................. 93 2.3. Thực trạng kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................................................ 93 2.3.1. Thực trạng kế toán quản trị gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.......................................... 93 2.3.2. Thực trạng kế toán quản trị gắn với việc ra quyết định của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................................................... 133 2.4. Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................................. 134 2.4.1. Kết quả đạt được của công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................................................................... 134 2.4.2. Hạn chế của công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................................... 136 ii 2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang........................................................................ 138 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 140 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 141 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ................................................................ 141 3.1. Định hướng phát triển các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới ................................................................................................................. 141 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035 .. 141 3.1.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đến năm 2030 .................................................................................................................................... 142 3.1.3. Định hướng phát triển trong thời gian tới của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .......................................................................................................................... 143 3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................................................................... 144 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang............................................................................................................... 144 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................................... 145 3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang............................................................................................................... 146 3.3.1. Hoàn thiện kế toán quản trị phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................... 146 3.3.2. Hoàn thiện kế toán quản trị gắn với việc ra quyết định của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................................................... 178 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................................... 178 3.4.1. Về phía Nhà nước ............................................................................................. 178 3.4.2. Về phía các tổ chức hội nghề nghiệp ................................................................ 179 3.4.3. Về phía các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ...................... 179 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 182 KẾT LUẬN................................................................................................................. 183 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................................... 184 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………185 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính AICPA American Institute of Certified Public Accountants CIMA Chartered Institute of Management Accountants IFAC International Federation of Accountants TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định CPNVLTT CPNCTT CPSXC Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung ĐVSP Đơn vị sản phẩm CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN chi phí quản lý doanh nghiệp CPSX Chi phí sản xuất SPDD Sản phẩm dở dang HTTĐ Hoàn thành tương đương BCTC Báo cáo tài chính BCKTQT Báo cáo kế toán quản trị SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân TKKT Tài khoản kế toán HĐTV Hội đồng thành viên HĐCĐ Hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị HTK NSNN Hàng tồn kho Ngân sách nhà nước iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT được đề cập trong các công trình nghiên cứu liên quan ............................................................................. 18 Bảng 2. Nội dung chính của phiếu khảo sát và kết quả khảo sát .................................. 27 Bảng 2. 1. Tình hình hoạt động SXKD của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (2019-2021) .................................................................................................................. 78 Bảng 2. 2. Bảng mã hóa hàng tồn kho của CTLN Yên Sơn.......................................... 106 Bảng 2. 3. Kế hoạch cung ứng vật tư của CTLN Hàm Yên năm 2020 ....................... 107 Bảng 2. 4. Trích Dự toán CPNCTT CTLN Tân Phong năm 2019 ............................. 111 Bảng 2. 5. Trích Dự toán CPSXC của CTLN Tân Phong năm 2019 ......................... 112 Bảng 2. 6. Bảng phân bổ CPSXC năm 2020 của CTLN Yên Sơn ............................. 122 Bảng 2. 7. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất năm 2020 của CTLN Yên Sơn ............... 123 Bảng 2. 8. Tỷ lệ góp vốn (hưởng lợi) theo đối tượng nhận khoán................................. 128 Bảng 3. 1. Doanh thu của đối sản xuất theo từng loại cây trồng ................................ 152 Bảng 3. 2. Dự toán mua (tự sản xuất) NVL ................................................................ 154 Bảng 3. 3. Dự toán chi phí tuyển dụng ....................................................................... 155 Bảng 3. 4. Dự toán chi phí đào tạo, bồi dưỡng năm N ............................................... 155 Bảng 3. 5. Dự toán trồng rừng cho 1 luân kỳ ............................................................. 157 Bảng 3. 6. Dự toán trồng rừng năm N ........................................................................ 158 Bảng 3. 7. Dự toán doanh thu khu vực rừng khai thác trắng ...................................... 158 Bảng 3. 8. Bảng dự kiến sản lượng gỗ tròn khai thác ................................................. 159 Bảng 3. 9. Định mức giao khoán vật tư, dụng cụ theo chu kỳ .................................... 160 Bảng 3. 10. Bảng theo dõi cung ứng vật tư ................................................................ 162 Bảng 3. 11. Chi tiết tài khoản phản ánh doanh thu và chi phí .................................... 164 Bảng 3. 12. Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất ................. 167 Bảng 3. 13. Phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................. 168 Bảng 3. 14. Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp phục vụ cho sản xuất ................... 169 Bảng 3. 15. Phân tích sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp .......................... 169 Bảng 3. 16. Bảng tổng hợp doanh thu bán gỗ nguyên liệu ......................................... 170 Bảng 3. 17. Phân tích biến động doanh thu bán hàng ................................................. 171 Bảng 3. 18. Báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn ......................................................... 172 Bảng 3. 19. Phân tích tình hình nhập – xuất hàng tồn kho ......................................... 173 Bảng 3. 20. Báo cáo một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ................................................ 175 Bảng 3. 21. Báo cáo phân tích kết quả tiêu thụ và lãi (lỗ) năm N .............................. 176 Bảng 3. 22. Báo cáo giá thành toàn bộ sản phẩm Gỗ nguyên liệu năm N .................. 177 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo nguồn gốc hình thành ...................................................................................................................................... 83 Biểu đồ 2. 2. Hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo mục đích sử dụng ...................................................................................................................................... 84 Biểu đồ 2. 3. Loại hình doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh TQ ...................... 86 Biểu đồ 2. 4. Quy mô doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........ 87 Biểu đồ 2. 5. Kết quả khảo sát nhận thức và sự quan tâm về KTQT của các cấp quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh TQ ...................................................... 91 Biểu đồ 2. 6. Kết quả khảo sát năng lực và trình độ của kế toán trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.......................................................................... 92 Biểu đồ 2. 7. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị hàng tồn kho ................................................................................................................................ 94 Biểu đồ 2.8 Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị nguồn nhân lực ................................................................................................................................. 95 Biểu đồ 2. 9. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị tài sản cố định ............................................................................................................................... 96 Biểu đồ 2. 10. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị chi phí sản xuất ......................................................................................................................... 96 Biểu đồ 2. 11. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị kết quả kinh doanh..................................................................................................................... 97 Biểu đồ 2. 12. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng của thông tin kế toán quản trị đối với yêu cầu quản trị ........................................................................................................... 138 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Khung nghiên cứu luận án .............................................................................. 23 Sơ đồ 2. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp qua phiếu khảo sát .................................... 25 Sơ đồ 1. 1. Chi phí sản xuất .......................................................................................... 37 Sơ đồ 1. 2. Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp ........................................................ 38 Sơ đồ 1. 3. Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ ........................................................... 38 Sơ đồ 1. 4. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp .......................................................... 39 Sơ đồ 1. 5. Quá trình lập dự toán mua NVL ................................................................. 48 Sơ đồ 1. 6. Trình tự tập hợp CPSX và tính giá thành theo ĐĐH ................................. 58 Sơ đồ 2. 1. Tổ chức công ty lâm nghiệp theo trung tâm trách nhiệm ......................... 132 vii DANH MỤC HỘP Hộp 2. 1. CTLN chưa quan tâm đến phân loại chi phí theo KTQT............................ 100 Hộp 2. 2. Xây dựng định mức NVL đòi hỏi kỹ thuật phân tích phức tạp................... 100 Hộp 2. 3. Phòng kế hoạch – kỹ thuật phụ trách xây dựng định mức CPSX ............... 104 Hộp 2. 4. Chủ động nguyên vật liệu cho sản xuất ...................................................... 107 Hộp 2. 5. Công ty không lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng............................. 108 Hộp 2. 6. Các CTLN thực hiện khoán cả chu kỳ cây trồng ........................................ 114 Hộp 2. 7. KTQT tập trung thu thập thông tin về sử dụng nguồn nhân lực ................. 117 Hộp 2. 8. Công ty mở tài khoản kế toán chi tiết cấp 2 để theo dõi chi phí và doanh thu .................................................................................................................................... 120 Hộp 2. 9. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất của công ty .................................................................................................................. 121 Hộp 2. 10. Công ty nhận định việc xác định chi phí theo phương pháp hiện đại là chưa cần thiết ....................................................................................................................... 122 Hộp 2. 11. Phân tích biến động chi phí, doanh thu chỉ mang tính chất thống kê, so sánh .................................................................................................................................... 127 Hộp 2. 12. Thông tin KTQT hàng tồn kho chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị ....... 129 Hộp 2. 13. Công khai quỹ tiền lương, tiền thưởng theo quy định .............................. 130 Hộp 2. 14. KTQT chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của NQT về TSCĐ..................... 130 Hộp 2. 15. Việc phân tích thông tin thích hợp chưa có hệ thống ............................... 134 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, lâm nghiệp đang là một trong những lĩnh vực được Việt Nam chú trọng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế (BCH Trung Ương, 2021), kinh tế lâm nghiệp được định hướng phát triển theo hướng hiện đại, vừa quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, vừa sử dụng bền vững diện tích rừng cũng như diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, đồng thời, vừa tạo vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản, vừa góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân gắn với việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, bảo vệ quốc phòng và an ninh (Chính phủ, 2021). Trong năm 2021, cả nước đã khai thác hơn 21 triệu m3 gỗ từ rừng trồng tập trung mà phần lớn được trồng tại diện tích đất lâm nghiệp do các công ty lâm nghiệp đang quản lý, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng góp phần phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ bền vững, đồng thời, giúp những người trồng rừng và sống bằng nghề rừng có cơ hội để tăng thu nhập (Thành, 2022). Khi nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng, tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu ngày càng khắt khe, các công ty lâm nghiệp bị giới hạn bởi nguồn lực đất đai và chi phí sản xuất, nhà quản trị các công ty lâm nghiệp cần phải lựa chọn quyết định các phương án sản xuất kinh doanh vừa tăng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng gỗ nguyên liệu, vừa phải kiểm soát chi phí để không gây biến động lớn tới giá thành sản xuất. Do đó, sự phát triển của các công ty lâm nghiệp gắn với công tác quản trị đóng vai trò quan trọng trong phát triển lâm nghiệp cả nước. Một trong các công cụ được sử dụng để cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị chính là kế toán quản trị. Kế toán quản trị hiện nay đã trở thành một bộ phận của quá trình quản lý, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin tài chính và phi tài chính một cách trực tiếp, nhanh chóng và chính xác, đồng thời, KTQT cũng là công cụ phân bổ nguồn lực, thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Legaspi, 2018). Việc các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hoặc thất bại là do không sử dụng công cụ KTQT (Lucas, Prowle, & Lowth, 2013). Ở Việt Nam, KTQT được chính thức công nhận vào năm 2003 và tiếp tục được khẳng định vào năm 2015 (Quốc Hội, 2015), tuy xuất hiện muộn hơn so với thế giới nhưng nó được coi là vấn đề cấp bách khi các doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng quản trị để tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Thu, 2019). 1 Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, có 448.589 ha đất lâm nghiệp, chiếm 76% tổng diện tích đất tự nhiên, mức độ che phủ rừng đạt 65%, có khoảng 88% lực lượng lao động đang làm việc liên quan đến sản xuất lâm nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2020), do đó, tỉnh đã đặt mục tiêu trở thành hình mẫu về phát triển lâm nghiệp của cả nước gắn với phát triển kinh tế xã hội (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2020). Phát triển kinh tế lâm nghiệp được Tuyên Quang xác định là một trong những khâu đột phát để trở thành tỉnh khá trong khu vực miền núi phía Bắc (ĐHĐB Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, 2020), đồng thời, tỉnh rất đề cao vai trò của các CTLN trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp của địa phương (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2019). Năm 2020, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 7,8%/năm (Hương L. , 2021), kết quả này cho thấy định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất đúng đắn. Đã có nhiều công trình khoa học trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu về kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất. Trên thế giới, Sunarni (2013), Mihăilă (2014) và Legaspi (2018) khẳng định vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, là công cụ để nhà quản trị ra quyết định liên quan đến hoạt động nội bộ doanh nghiệp, Boučková (2015) cho rằng kế toán quản trị giúp gia tăng giá trị cho chủ sở hữu, các nhà nghiên cứu trong nước như Việt & cs. (2020), Phúc (2014) xem xét kế toán quản trị dưới góc độ là một môn khoa học. Đối với các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp, các nghiên cứu Papaspyropoulos & cs. (2012), Lobianco & cs. (2016) và Hải (2016) nhấn mạnh về vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản trị trên cơ sở hỗ trợ của kế toán tài chính, đồng thời, kế toán quản trị cũng là công cụ giúp nhà quản trị đưa ra kỳ vọng về lợi nhuận đầu tư vào rừng. Như vậy, kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất là điều cần thiết và cũng là xu thế tất yếu, tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao, hoàn thiện và phát triển nó trong các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp, các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này còn rất mới và chưa đa dạng. Đặc biệt, tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước, trong tình hình mới, các công ty lâm nghiệp đã chuyển đổi thành công mô hình kinh doanh và các công ty lâm nhiệp ngoài quốc doanh đang ở trong những bước đầu của sự phát triển nhưng những nghiên cứu về công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp ở địa phương hầu như chưa có. Mặt khác, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn đặt trọng tâm vào kế toán tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến việc vận dụng kế toán quản trị vào quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa nhận thức tầm quan trọng của kế 2 toán quản trị đối với công tác điều hành doanh nghiệp1, bên cạnh đó, trình độ và năng lực công tác của đội ngũ kế toán chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới2. Kết quả, các công ty tuy đã áp dụng kế toán quản trị nhưng ở mức đơn giản, là sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, trong đó, kế toán quản trị thực hiện chi tiết hóa số liệu của kế toán tài chính3, việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế gắn với chức năng quản lý của nhà quản trị chưa được thực hiện4 dẫn tới thông tin kế toán quản trị cung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị các cấp, chính vì vậy, các công ty lâm nghiệp chưa khai thác triệt để công cụ kế toán quản trị phục vụ quản trị và điều hành doanh nghiệp. Từ thực tiễn công tác kế toán quản trị tại các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cần thiết phải quan tâm đến hệ thống kế toán quản trị hơn nữa nhằm tạo nguồn thông tin chắc chắn cho nhà quản trị ra các quyết định, là điều kiện cần thiết để tận dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Vì vậy nghiên cứu vấn đề “Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu phát triển của các công ty lâm nghiệp nói riêng và mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp địa phương nói chung. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 2.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về về các vấn đề lý luận chung của kế toán quản trị KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán nhưng ra đời sau kế toán tài chính, tuy nhiên, sự xuất hiện của nó lại đang trở thành xu thế mới của kế toán hiện đại. Kể từ khi KTQT xuất hiện, có rất nhiều nghiên cứu về nó theo các cách tiếp cận khác nhau. KTQT được các học giả nghiên cứu khá sớm theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu đầu tiên bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XIX tại Mỹ, xuất phát từ nhu cầu tất yếu về việc kiểm soát và đánh giá hoạt động của nhà quản trị doanh nghiệp khi quy mô và phạm vi SXKD ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Các nghiên cứu sau đó tiếp tục được kế thừa và phát triển tại nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Thứ nhất, cách tiếp cận theo góc độ quản lý 1 Tổng hợp từ kết quả khảo sát nhận thức về KTQT của các cấp quản trị trong các CTLN trên địa bàn tỉnh TQ. Tổng hợp từ kết quả khảo sát năng lực và trình độ của kế toán trong các CTLN trên địa bàn tỉnh TQ 3 Tổng hợp từ kết quả thu thập tài liệu, chứng từ tại các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 4 Tổng hợp từ kết quả khảo sát nhu cầu thông tin cho kiểm soát, đánh giá của các cấp quản trị trong các CTLN trên địa bàn tỉnh TQ 2 3 Sunarni (2013) cho rằng KTQT là quá trình xác định, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp, KTQT là một bộ phận cấu thành của quá trình quản lý. Thông thường, doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu về thông tin của các cấp quản lý càng lớn. Mục đích chính của KTQT trong doanh nghiệp nhằm giúp cho các cấp quản lý thực hiện chức năng của mình thông qua việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin. Từ “kế toán” không chỉ đề cập đến việc ghi chép chứng từ đơn thuần về nghiệp vụ giao dịch kinh doanh phát sinh mà còn bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu khác. Theo quan điểm của học giả, KTQT không còn đơn thuần là người ghi chép nội dung thực hiện trong quá khứ mà đóng vai trò là người bổ sung giá trị cho các cấp quản lý của doanh nghiệp. Mihăilă (2014) khẳng định KTQT là một nhánh của hệ thống kế toán, hỗ trợ nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, ra quyết định, kiểm soát và phân tích. Khi sử dụng hiệu quả công cụ này trong quá trình vận hành kinh doanh sẽ đảm bảo doanh nghiệp tăng trưởng có lãi và tối ưu hóa kinh doanh. Học giả cho rằng, KTQT là quá trình đo lường, xác định, tổng hợp, phân tích, giải thích và cung cấp thông tin tài chính được cấp quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo cho việc sử dụng cũng như quản lý phù hợp với nguồn lực hiện có. Do vậy, KTQT quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị những người đang tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của nó. Legaspi (2018) cũng khẳng định sự gắn kết giữa quản lý và kế toán thông qua 4 giai đoạn mô tả sự phát triển của quản lý định hướng kế toán của IFA, cụ thể: Giai đoạn đầu tiên là xác định chi phí và kiểm soát tài chính, lúc này, trọng tâm của KTQT là tính giá thành sản phẩm và kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất; Giai đoạn thứ hai là thông tin để lập kế hoạch và kiểm soát quản lý, lúc này, kiểm soát quản lý được định hướng cho sản xuất và quản lý hành chính nội bộ doanh nhiệp hơn là việc xem xét chiến lược; Giai đoạn thứ ba là giảm lãng phí nguồn lực trong quá trình kinh doanh, thách thức lớn nhất của KTQT ở thời kỳ này là đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp để hỗ trợ các cấp quản trị; Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có sử dụng công nghệ để đánh giá khách hàng, các bên liên quan và quá trình đổi mới tổ chức. Học giả cho rằng, KTQT là việc đo lường, phân tích và cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến việc ra quyết định của nhà quản trị. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong môi trường kinh doanh ngày nay, vai trò của kế toán viên đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cũng đánh giá cao hơn về việc sử dụng báo cáo phân tích nguồn tiền và các nguồn lực. 4 Ameen & cs. (2018) định nghĩa KTQT là quy trình mà các kế toán viên lành nghề cung cấp cả hai thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị ở các bộ phận khác nhau trong một tổ chức nhằm hỗ trợ, định hướng cho các quyết định của họ về các vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động của tổ chức. KTQT giống như đối tác của nhà quản trị trong quá trình ra quyết định quản trị vì kiến thức chuyên môn của kế toán viên giúp xác định các chiến lược, hỗ trợ ra quyết định và đảm bảo kế hoạch được thực hiện bởi nhà quản trị. Các cấp quản trị cần phải tham khảo ý kiến của KTQT thông qua hệ thống báo cáo KTQT hoặc tham khảo ý kiến trực tiếp như là một nhà tư vấn tài chính trước khi họ đưa ra các quyết định quan trọng. KTQT không chỉ làm việc với nhà quản trị cấp cao nhất trong tổ chức mà còn làm việc với các cấp quản trị khác, hoạt động của họ cũng không giới hạn ở các bộ phận cụ thể mà là toàn bộ các đơn vị hoặc các bộ phận trong tổ chức. Kế toán quản trị là một hệ thống quản lý có tính tổ chức cao mà việc thực hiện đòi hỏi sự chính xác, linh hoạt tùy thuộc vào tính chất từng loại hoạt động, đồng thời cũng phụ thuộc vào việc xác định phạm vi chi phí hoặc việc phân tích hoạt động. Như vậy, theo cách tiếp cận này, KTQT được coi là công cụ để nhà quản trị đưa ra các quyết định liên quan đến các hoạt động nội bộ của tổ chức. Thứ hai, cách tiếp cận theo chủ sở hữu AICPA5 và CIMA6 (2014) cho rằng KTQT là việc vận dụng các nguyên tắc kế toán và các nguyên tắc quản trị tài chính nhằm tạo lập, giữ gìn và gia tăng giá trị cho chính chủ sở hữu của tổ chức đang hoạt động trong các khu vực tư nhân cũng như khu vực công. Cách tiếp cận này có sự khác biệt với các cách tiếp cận của cá nhân hay tổ chức khác bởi quan điểm này coi KTQT là công cụ với mục đích làm gia tăng giá trị cho chủ sở hữu trong khi các quan điểm KTQT là công cụ với mục đích phục vụ nhà quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, khi giải thích theo lý thuyết về đại diện trong kinh tế học tổ chức, các khái niệm KTQT của cá nhân hay tổ chức theo các cách tiếp cận trên đều không có sự khác biệt lớn, bởi AICPA và CIMA tiếp cận theo vị trí người chủ sở hữu để đưa ra khái niệm, còn các cá nhân và tổ chức khác tiếp cận theo vị trí của nhà quản trị để đưa ra khái niệm. Mà theo lý thuyết về đại diện, mặc dù hai bên trong lý thuyết này là người chủ và người đại diện quản lý có mục tiêu không tương thích nhưng người chủ sở hữu có thể sử dụng một số công cụ để giúp nâng cao hiệu quả công việc, thực hiện cơ chế giám sát đối với người đại nhằm đạt được các lợi ích mà người chủ sở hữu mong muốn, KTQT chính là một trong những công cụ đó. Như vậy, theo lý 5 6 American Institute of Certified Public Accountants: Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ Chartered Institute of Management Accountants: Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh quốc 5 thuyết về đại diện thì KTQT có thể được hiểu là công cụ để nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của chủ sở hữu. Masztalerz (2014) định nghĩa KTQT là công cụ tạo ra giá trị đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn được căn cứ trên sự cung cấp và phân tích thông tin toàn diện cũng như vai trò trong lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát việc thực hiện chiến lược, chính sách hoạt động. Định nghĩa này tập trung vào 2 vấn đề: thứ nhất, định nghĩa tập trung nhấn mạnh vào việc tạo ra giá trị, lập kế hoạch thành công, thực hiện chiến lược và kiểm soát chiến lược mà bỏ quan vai trò của kế toán truyền thống trong quản lý tài chính hằng ngày; thứ hai, định nghĩa đề cập đến sự thay đổi của KTQT từ vai trò hỗ trợ sang vai trò tham gia tích cực vào quá trình tạo ra giá trị thể hiện ở việc sử dụng thông tin do KTQT cung cấp giúp cải thiện độ chính xác trong các quyết định kinh doanh và đảm bảo giá trị tạo ra cho các bên liên quan. Như vậy, mục tiêu của KTQT là thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu, đồng thời, cung cấp thông tin cho những người ra quyết định nhằm tạo điều kiện thực hiện các quyết định, từ đó, giúp cải thiện hiệu suất, tạo ra giá trị cho các bên liên quan, đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Boučková (2015) cũng định nghĩa KTQT dựa trên lý thuyết về đại diện, học giả cho rằng KTQT tạo ra giá trị cho chủ sở hữu thông qua việc giám sát và thiết kế hệ thống giám sát tối ưu. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng KTQT ngày càng đáp ứng được nhu cầu về giám sát hành vi của người quản lý, ngoài ra, còn đáp ứng thêm yêu cầu về kiểm soát và quản lý việc giám sát chi phí. Thay vì như KTQT truyền thống tập trung vào các kết quả tài chính thì KTQT trong những năm gần đây đã có sự thay đổi khi quan tâm đến các chỉ số khác, như: các chỉ số phi tài chính về mối quan hệ với khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, động lực và lòng trung thành của nhân viên…, các chỉ số liên quan đến môi trường kinh doanh bên ngoài về nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Thứ ba, cách tiếp cận theo tư cách một bộ phận khoa học Tiếp cận theo hướng KTQT với tư cách là một bộ phận khoa học được phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam lựa chọn, khái niệm về KTQT mang tính khoa học hàn lâm và được đặt trọng tâm vào đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Tiên (2009) cho rằng KTQT là một môn học thuộc nhóm ngành khoa học, KTQT cung cấp thông tin dưới dạng định lượng cho quá trình quản trị của nhà quản trị doanh nghiệp thông qua việc thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý và phân tích thông tin để cho quá trình quản lý được diễn ra xuyên suốt, liền mạch giữa các các hoạt 6 động lập kế hoạch, tổ chức việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Quang (2014) cũng định nghĩa KTQT là một môn khoa học nhưng nhóm tác giả cho rằng, ngoài việc cung cấp thông tin dưới dạng định lượng, KTQT còn cung cấp thông tin dưới dạng định tính. Như vậy, KTQT đã được nhóm tác giả định nghĩa theo quan điểm KTQT hiện đại mà nhiều học giả nước ngoài hướng tới, thông tin mà KTQT cung cấp mang tính toàn diện, linh hoạt phục vụ cho quá trình ra quyết định. Điều này thể hiện ở việc các quyết định của nhà quản trị đều được căn cứ dựa trên kế hoạch, dự toán, báo cáo kiểm tra, đánh giá tình hình hình thực hiện. Hoạt động của KTQT là một quy trình hoàn toàn khép kín và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phúc (2014) quan điểm rằng KTQT là công cụ chuyên ngành kế toán, do đó, nó là một bộ phận không thể tách rời với hệ thông kế toán doanh nghiệp, đồng thời, việc thu thập, xử lý, thiết kế thông tin của KTQT đều phải xuất phát từ yêu cầu của từng cấp quản trị nội bộ khác nhau. Thực tế, sự ra đời của KTQT xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của nhà quản trị về số lượng cũng như chất lượng của thông tin kinh tế - tài chính, sau này, KTQT phát triển cao hơn xuất phát từ nguyên nhân cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và cao hơn nữa là giữa các quốc gia trong tổng thể nền kinh tế. Nhưng dù là phát triển theo cấp độ nào thì và trong bất cứ một hình thái nào thì sự tồn tại của KTQT cũng gắn liền với thông tin mà nhà quản trị cần sử dụng để đưa ra quyết định điều hành hoạt động hướng tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Việt & cs. (2020) nghiên cứu KTQT trên các khía cạnh đặc trưng của nó và theo một trật tự khoa học và logic.Việc nghiên cứu được thực hiện từ chính đối tượng và phương pháp của KTQT trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhóm tác giả cũng định nghĩa KTQT theo cách tiếp cận với tư cách là một bộ môn khoa học, thông tin mà KTQT cung cấp là thông tin định lượng nhưng có sự mối quan hệ chặt chẽ với thông tin định tính để đảm bảo thông tin cung cấp có độ chính xác cao, phù hợp với từng điều kiện hoạt động SXKD và quy mô doanh nghiệp. 2.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về nội dung KTQT 2.1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về nội dung kế toán quản trị Thống kê các nghiên cứu về nội dung KTQT mà tác giả được biết, có thể phân chia thành 3 hướng nghiên cứu chính, cụ thể: (1) Các nghiên cứu tiếp cận nội dung kế toán quản trị theo quá trình kế toán quản trị gắn với chức năng quản lý của nhà quản trị; (2) Các nghiên cứu tiếp cận nội dung kế toán quản trị theo quy trình kế toán quản trị thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; (3) Các nghiên cứu tiếp cận nội dung kế toán quản trị theo mối quan hệ của KTQT với các cấp quản trị. 7 * Các nghiên cứu tiếp cận nội dung kế toán quản trị theo quá trình kế toán quản trị gắn với chức năng quản lý của nhà quản trị Việc tiếp cận nội dung KTQT theo chức năng quản lý của nhà quản trị đã được thực hiện trong một số nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả được biết. Tayles (2011) đã phân loại và nhận diện các nội dung của KTQT theo 2 nhóm chức năng quản lý của nhà quản trị, gồm nhóm chức năng kiểm soát, đo lường hiệu quả và nhóm chức năng ra quyết định chiến lược. Mặt khác, tác giả cũng nhận diện nội dung KTQT theo 2 chủ thể quản trị, cụ thể: nhóm các nội dung KTQT phục vụ cho nhà quản trị tác nghiệp và nhóm các nội dung KTQT phục vụ cho nhà quản trị chiến lược. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục nhận diện nội dung KTQT theo chức năng quản lý của các cấp quản trị. Nghiên cứu đã cung cấp được những cái nhìn đa chiều về nội dung KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý của nhà quản trị, KTQT được coi là công cụ cung cấp thông tin phục vụ cho các cấp quản trị của doanh nghiệp (cấp quản trị chiến lược và cấp quản trị tác nghiệp) thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị gồm hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và ra quyết định. Raghunandan & cs. (2012) cho rằng dự toán chính là một phần của quá trình kiểm soát trong hoạt động quản trị, nó được thiết kế để thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và hỗ trợ cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng của nhà quản trị. Hầu hết mọi doanh nghiệp với mọi mức độ quy mô, tính chất phức tạp của hoạt động hay lĩnh vực khác nhau, để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, đều phải dựa vào dự toán và hệ thống dự toán. Sự thành công và tầm quan trọng của việc lập dự toán liên quan đến việc xác định mục tiêu, phân bổ nguồn lực, trách nhiệm thực hiện. Đây là một trong những nội dung quan trọng của KTQT giúp tổ chức gặt hái được thành công nếu biết sử dụng đúng cách. Nghiên cứu cũng khẳng định lập dự toán giúp thúc đẩy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau thông qua việc sử dụng thông tin liên quan nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của mỗi bộ phận và mục tiêu chung của tổ chức. Có 3 mô hình lập dự toán mà nhóm tác giả đưa ra, cụ thể: mô hình lập dự toán từ trên xuống, mô hình lập dự toán từ dưới lên và mô hình thỏa thuận. Nghiên cứu tập trung vào công tác lập dự toán của KTQT nhằm phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị, chưa khai thác nội dung hoạt động khác của KTQT. Gray và Milne (2013), Adams & cs. (2013) đề cao vai trò của KTQT trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị về thực tế sử dụng nguồn lực và dự kiến phân bổ nguồn lực trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các nghiên cứu cùng chung quan điểm về việc muốn duy trì tính bền 8 vững cho doanh nghiệp, bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản trị cần quan tâm tới lợi ích xã hội và lợi ích của các bên liên quan. Owino & cs. (2016) nêu quan điểm rằng kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán hành chính để đo lường kết quả của từng trung tâm trách nhiệm, các nhà quản trị đánh giá chi phí và hiệu quả doanh thu dựa trên những thông tin trong tầm kiểm soát của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một hệ thống kế toán trách nhiệm tồn tại trong trường đại học công lập, chi phí và doanh thu được quản lý tại các bộ phận tương ứng, trưởng phòng có thẩm quyền quản lý dự toán ngân sách được cấp, họ là người chịu trách nhiệm về các quyết định đối với ngân sách hoặc sự tín nhiệm của họ. Chi phí và doanh thu được tích lũy và báo cáo lên từ các phòng ban và khoa cho ban giám hiệu trường đại học. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kế toán trách nhiệm tuân theo các mô hình phân cấp trong các trường đại học công lập. Tuy nhiên, nghiên cứu đi sâu phân tích về kế toán quản trị trong một đơn vị sự nghiệp, chưa đề cập tới phạm vi doanh nghiệp. Maziriri và Mapuranga (2017), Kefasi (2019) xem xét KTQT theo hệ thống chi phí, lập ngân sách, đánh giá hiệu quả hoạt động, thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược gắn với chức năng của nhà quản trị. Các nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa việc vận dụng KTQT và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua chức năng quản lý của nhà quản trị, kết quả đã chứng minh, việc vận dụng KTQT đã mang đến những tác động tích cực. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng các vận dụng KTQT như hệ thống chi phí, lập dự toán, đánh giá hiệu quả hoạt động, phân tích thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược chính là công cụ để kích thích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CPA Astralia (2019) tập trung vào nội dung cung cấp thông tin mang tính dự báo giúp nhà quản trị lập kế hoạch và ra quyết định, CPA Astralia coi trọng vai trò của người đưa ra các nhận định và quyết định cũng như tính bền vững trong lập kế hoạch chiến lược của các tổ chức. Rashid & cs. (2020) cũng cùng quan điểm về xây dựng nội dung KTQT mà trọng tâm là KTQT chiến lược theo chức năng của nhà quản trị, quan điểm phân loại và nhận diện KTQT theo các nội dung chức năng quản lý của nhà quản trị gồm lập kế hoạch, kiểm soát, đo lường hiệu quả và ra quyết định. Tuan (2017) khẳng định kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong quá trình ra quyết định quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Nghiên cứu đã xác định được mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ hạch toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ các nội dung của kế toán trách nhiệm gắn với chức năng quản 9 lý của nhà quản trị trong việc kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản lý của từng trung tâm trách nhiệm. Nhung (2018) đánh thực trạng hệ thống báo cáo KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè, nghiên cứu kết luận hệ thống báo cáo KTQT tại các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở báo cáo thực hiện do kế toán tài chính cung cấp, mặt khác các dạng báo cáo dự toán, kiểm soát vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị cần bao gồm: hệ thống báo cáo định hướng, hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh, hệ thống báo cáo biến động kết quả và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh và hệ thống báo cáo chứng minh quyết định quản trị. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa khai thác các nội dung khác trong quy trình thực hiện của KTQT gắn với chức năng của nhà quản trị. Sương (2020) đưa ra cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm và định hướng tổ chức công tác kế toán này trong các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm phục vụ chức năng đánh giá, kiểm soát của nhà quản trị. Tác giả khẳng định các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức năng tài chính, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Khi thực hiện phân cấp quản lý, kế toán sẽ xác định các cấp nào thuộc về trung tâm trách nhiệm nào để quản lý, theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo trách nhiệm theo trung tâm đó. Nghiên cứu chưa phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kế toán này trong các doanh nghiệp để làm căn cứ đưa ra giải pháp hoàn thiện. * Các nghiên cứu tiếp cận nội dung kế toán quản trị theo quy trình kế toán quản trị thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin Theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu hướng đến các nội dung về KTQT với tư cách là 1 bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, việc thực hiện KTQT có sự gắn kết chặt chẽ với kế toán tài chính. Có một số nghiên cứu đề cập tới KTQT các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh như tài sản cố định, hàng tồn kho, nguồn nhân lực: Liên (2013) nghiên cứu về KTQT TSCĐ trong doanh nghiệp, đây là một nội dung của KTQT yếu tố đầu vào. Kết quả của nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp có hướng vận dụng KTQT tài sản cố định hữu hình. Nghiên cứu chưa đi sâu vào các nội dung về kế toán quản trị như phân loại TSCĐ, lập dự toán TSCĐ mà khai thác theo khía cạnh từ nhân sự thực hiện KTQT, thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho quản trị TSCĐ hữu hình đến thiết lập hệ thống báo cáo quản trị về TSCĐ hữu hình phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. 10 Trâm và Hiền (2020) đã khái quát nội dung KTQT hàng tồn kho gồm quy trình luân chuyển chứng từ, hệ thống tài khoản chi tiết, hệ thống định mức chi phí và phân tích, đánh giá kết quả thực hiện. Nhóm tác giả đã đánh giá hoạt động KTQT hàng tồn kho áp dụng chưa hiệu quả tại các doanh nghiệp thủy sản dẫn đến việc tăng chi phí, giảm tốc độ luân chuyển vốn, từ đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Các tác giả đã chỉ ra công tác KTQT hàng tồn kho còn tồn tại những hạn chế trong khâu luân chuyển chứng từ, công tác theo dõi HTK trên tài khoản chi tiết, xây dựng định mức và lập dự toán HTK, lập báo cáo KTQT về HTK. Nghiên cứu đã xác định các nội dung cơ bản của KTQT hàng tồn kho, phân tích thực trạng kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp ngành Thủy sản tại Việt Nam, từ đó, có những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác KTQT hàng tồn kho trong các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nội dung KTQT hàng tồn kho chưa được các tác giả phân tích sâu và chỉ đề cập ở phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp thủy sản. Hân (2020) định nghĩa KTQT nguồn nhân lực như là nguồn lực khác của một tổ chức, đó là sự đo lường chi phí và giá trị nguồn lực con người. KTQT nguồn nhân lực liên quan đến việc đo lường chi phí phát sinh khi các doanh nghiệp tuyển dụng, lựa chọn, thuê mướn, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực và tổ chức đánh giá giá trị kinh tế của họ đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, tác giả đề cập tới KTQT theo hướng hệ thống cung cấp thông tin về chi phí và giá trị của yếu tố nhân lực cho nhà quản trị. Theo đó, hệ thống KTQT nguồn nhân lực có thể phục vụ cho quản trị nội bộ bằng cách cung cấp cho những dữ liệu liên quan để làm cơ sở cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đưa ra các quyết định phát triển nguồn nhân lực khác và phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin liên quan đến việc đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đề cập đến 10 phương pháp xác định chi phí nguồn nhân lực, tuy nhiên, trên thực tế, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng bởi nó mang tính khuyến khích hơn là bắt buộc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được vai trò, những ưu điểm và hạn chế của KTQT nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào phân tích lý luận, chưa có tính áp dụng thực tiễn vào loại hình doanh nghiệp cụ thể. Có một số nghiên cứu về KTQT chi phí và giá thành sản phẩm, tập trung vào việc nhận diện chi phí, xây dựng dự toán, đánh giá sản phẩm làm dở nhằm mục tiêu tính giá thành: Chudovets (2013) đề cập tới việc nhận diện và phân loại chi phí trong doanh nghiệp ngành mía đường. Tác giả cho rằng có nhiều phương thức đề thực hiện công việc trên bởi cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau của mỗi doanh nghiệp, tính phức 11 tạp của quá trình xác định và phân bổ chi phí sản xuất cũng như do trình độ của kế toán viên và việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kế toán tại doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đưa ra, tác giả đề xuất một số giải pháp nhận diện chi phí trong mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất mía đường. Nghiên cứu xem xét vấn đề chi phí trên cả 2 phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị, chưa tập trung đi sâu vào KTQT chi phí, do đó, chưa phân tích được chi phí theo các phương pháp chi phí hiện đại. Klychova (2015) phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất trong trang trại chăn nuôi ngựa, trong đó, nghiên cứu cho rằng các tiêu chí về điểm hòa vốn, thu nhập cận biên và “ngưỡng” an toàn có thể được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất, xác định giá thành, ra quyết định giá bán các sản phẩm trong chăn nuôi. Nghiên cứu tập trung vào việc đưa ra giải pháp tích hợp các yếu tố khác nhau trong kế toán quản trị để hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị được xem xét trên góc độ chi phí, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu chưa đi sâu vào phân loại chi phí, định mức chi phí và phương pháp tính giá thành. Xuân (2017) đã nêu lên những nội dung cơ bản của KTQT chi phí và giá thành cũng như những ứng dụng của công cụ này trong doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao gồm: Mô hình KTQT chi phí lồng ghép trong kế toán tài chính, lập dự toán chi phí, đánh giá chi phí và phân tích thông tin chi phí. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thể hiện được việc phân loại và nhận diện chi phí cũng như phạm vi của nghiên cứu là các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, mô hình áp dụng chưa có tính bao quát ứng dụng rộng rãi đối với các ngành khác. Bình (2019) đã phân tích thực trạng KTQT chi phí tại các doanh nghiệp dược Thanh Hóa thông qua việc phân loại chi phí, xây dựng định mức và lập dự toán chi phí, tổ chức bộ máy KTQT chi phí. Nghiên cứu đã phát hiện ra việc phân loại chi phí trong các doanh nghiệp dược Thanh Hóa được thực hiện theo nội dung kinh tế cho dù là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho rằng hệ thống định mức tại các doanh nghiệp này chưa đồng bộ, mang tính kỹ thuật, cung cấp giới hạn các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, thông tin định mức chưa gắn với chi phí, nên công tác dự toán chi phí gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu chưa đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp dược Thanh Hóa để làm cơ sở hoàn thiện công tác này. Tam và Anh (2019) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích thái độ, nhận thức và mối quan tâm của người tham gia về tiềm năng áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong ngành sản xuất gạch tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng kế toán quản 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất