Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn...

Tài liệu Giáo trình tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn

.PDF
188
21
145

Mô tả:

Mục lục Lời giới thiệu ...................................................................................................................3 các từ viết tắt....................................................................................................................4 Chương 1: Giới thiệu chung ............................................................................................6 1.1 Tính bền vững............................................................................................................6 1.1.1 Phát triển bền vững.................................................................................................9 1.1.2 Tính bền vững của dự án phát triển ......................................................................11 1.2 Tiếp cận đáp ứng yêu cầu ........................................................................................13 1.2.1 Sự cần thiết của việc áp dụng tiếp cận đáp ứng nhu cầu ......................................13 1.2.2 Cơ sở của tiếp cận đáp ứng nhu cầu .....................................................................13 1.2.3 Định nghĩa về tiếp cận đáp ứng nhu cầu ..............................................................15 1.2.3 DRA và đánh giá nhu cầu.....................................................................................16 1.2.4 Hiện trạng về phương pháp tiếp cận đáp ứng yêu cầu ở Việt Nam......................18 1.2.2 Vai trò mới của người kỹ sư trong tiếp cận bền vững của các dự án ...................23 chương 2: Các khía cạnh của dự án phát triển nông thôn .............................................27 2.1 Khái niệm về dự án phát triển nông thôn ................................................................27 2.2 Các khía cạnh của dự án ..........................................................................................28 2.2.1 Khía cạnh kỹ thuật................................................................................................28 2.2.2 Khía cạnh quản lý, tổ chức và thể chế..................................................................29 2.2.3 Khía cạnh xã hội ...................................................................................................30 2.2.4 Khía cạnh môi trường...........................................................................................31 2.2.5 Khía cạnh về thương mại......................................................................................32 2.2.6 Khía cạnh tài chính ...............................................................................................32 2.2.7 Khía cạnh kinh tế..................................................................................................34 2.3 Chu trình dự án ........................................................................................................35 2.3.1 Xác định dự án......................................................................................................36 2.3.2 Chuẩn bị và phân tích dự án .................................................................................36 2.3.3 Thẩm định và phê duyệt dự án .............................................................................37 2.3.4 Thực hiện dự án ....................................................................................................37 2.3.5 Đánh giá dự án......................................................................................................38 2.4 Tiếp cận khung lôgic LFA.......................................................................................40 2.4.1 Khái niệm về tiếp cận khung lôgíc .......................................................................40 2.4.2 Phân tích hiện trạng ..............................................................................................42 2.4.3 Ma trận khung lôgíc..............................................................................................46 Chương 3: Sự tham gia của cộng đồng và vấn đề truyền thông....................................51 3.1 Giới thiệu .................................................................................................................51 2 3.1.1 Sự tham gia của cộng đồng...................................................................................51 3.1.2 Các phương pháp tham gia cộng đồng .................................................................51 3.2 Các tiếp cận trong thông tin, giáo dục truyền thông................................................54 3.3 Các phương pháp huy động sự tham gia cộng đồng ...............................................55 3.3.1 Các phương pháp và công cụ huy động sự tham gia của cộng đồng ...................55 3.4 Phân tích các bên liên đới........................................................................................60 3.5 Vấn đề giới trong dự án phát triển..........................................................................60 3.5.1 Sự cần thiết, vai trò quốc tế .................................................................................60 3.5.2 Phân tích Giới - Công cụ cho sự phát triển đáp ứng về giới ................................61 3.5.3 Giới là vấn đề phát triển trong các dự án phát triển .............................................63 3.6 Hoà nhập vấn đề giới vào dự án đại diện: phát triển tài nguyên nước ...................64 3.6.1 Sự cần thiết và vấn đề cơ bản ..............................................................................64 3.6.2 Chiến lược hoà nhập giới vào dự án phát triển....................................................66 3.6.3 Ma trận phân tích giới...........................................................................................67 3.7 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý dự án thuỷ lợi........................................68 3.7.1 Mở đầu - ý nghĩa...................................................................................................68 3.7.2 Cơ sở khoa học chương trình nông dân tham gia quản lý tưới (PIM)..................70 3.7.3 Hội những người dùng nước (HNDN) .................................................................70 Chương 4: vấn đề về thể chế trong các dự án phát triển nông thôn ..............................76 4.1 Phát triển thể chế: Những khái niệm cơ bản............................................................76 4.2 Ngành nước và thể chế về nước ..............................................................................79 4.3 Chuyển giao quản lý tưới và những yêu cầu thay đổi thể chế.................................84 4.3.1 Nội dung cơ bản và yêu cầu đổi mới thể chế trong chuyển giao quản lý tưới .....84 4.3.2 Chuyển giao quản lý tưới ở Việt Nam..................................................................89 Chương 5: Tài chính trong các dự án phát triển nông thôn...........................................96 5.1 Nước là một loại hàng hóa.......................................................................................96 5.1.1 Ước tính chi phí sử dụng nước .............................................................................96 5.1.2 Các thành phần của giá trị nước ...........................................................................99 5.2 Hoàn chi phí...........................................................................................................101 5.2.1 Các yếu tố đảm bảo sự bền vững của các dự án.................................................101 5.2.2 Yêu cầu và sự tự nguyện chi trả .........................................................................102 5.2.3 Quản lý hoàn chi phí và tài chính cộng đồng .....................................................106 5.3 Phân tích kinh tế và phân tích tài chính.................................................................115 5.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính ....................................................115 5.3.2 Phân tích kinh tế và ý nghĩa của phân tích kinh tế .............................................117 5.3.3 Sự giống nhau và khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế .......117 5.3.4 Các chi phí của dự án .........................................................................................117 5.3.5 Các lợi ích của dự án ..........................................................................................120 5.3.6 Tính toán chi phí và lợi ích của dự án ................................................................121 5.3.7 Giá trị thời gian của tiền tệ .................................................................................124 5.3.8 Xác định lợi ích của dự án..................................................................................126 3 5.3.9 Phân tích độ nhạy ...............................................................................................129 Chương 6: đánh giá tác động môi trường....................................................................132 6.1 Khái quát chung.....................................................................................................132 6.1.1 Tầm quan trọng của đánh giá tác động môi trường............................................133 6.1.2 Mục đính của đánh giá tác động môi trường......................................................134 6.1.3 Một số vấn đề về môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.................................135 6.1.4 Các loại hình tác động môi trường và khái niệm đánh giá tác động tổng hợp...137 6.1.5 Các nguyên tắc cơ bản của ĐTM .......................................................................141 6.2 Những yêu cầu về môi trường và khung thể chế và luật pháp cho ĐTM .............142 6.2.1 Phân công trách nhiệm Nhà nước về bảo vệ môi trường ...................................143 6.2.2 Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường ..........144 6.2.3 Tiêu chuẩn môi trường và việc áp dụng các tiêu chuẩn này ..............................145 6.3 Quá trình đánh giá tác động môi trường................................................................146 6.3.1 Sàng lọc môi trường ...........................................................................................148 6.3.2 Xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường ...............................................153 6.3.3 Phân tích tác động...............................................................................................156 6.3.4 Giảm thiểu và quản lý tác động ..........................................................................164 6.3.5 Báo cáo ĐTM .....................................................................................................166 6.4 Đánh giá tác động xã hội .......................................................................................167 6.5 Sự tham gia của cộng đồng đánh giá tác động môi trường ...................................169 Chương 7: lựa chọn công nghệ thích hợp....................................................................172 7.1 Khái niệm về công nghệ thích hợp ........................................................................172 7.2 Liên kết việc lựa chọn công nghệ với vận hành và duy tu ....................................172 7.3 Quá trình lựa chọn công nghệ................................................................................175 7.3.1 Giới thiệu ............................................................................................................175 7.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ ..........................................177 7.3.3 Quá trình lựa chọn công nghệ cấp nước.............................................................182 7.3.4 Quá trình lựa chọn công nghệ vệ sinh giá rẻ ......................................................183 4 Lời giới thiệu Môn học Tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn được đề xuất trong khuôn khổ Tiểu hợp phần 1.3 “Hỗ trợ tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thủy lợi” của dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA để đưa vào chương trình đào tạo hệ đại học của các ngành Thủy nông - Cải tạo đất và Cơ sở hạ tầng của Khoa Quy hoạch và Quản lý Hệ thống Công trình, Trường Đại học Thủy lợi. Môn học này nhằm giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường, tổ chức và thể chế trong thực thi các dự án phát triển nông thôn, đặc biệt là các dự án tưới tiêu, cấp nước và vệ sinh nông thôn và cải tạo đất, để đảm bảo tính bền vững của dự án. Sau khi học xong môn học này sinh viên sẽ có được cái nhìn tổng thể về các phương pháp "phi kỹ thuật" được sử dụng trong các dự án phát triển nông thôn và có khả năng làm việc, giao tiếp tốt với nhau trong các nhóm công tác đa chuyên môn. Đề cương môn học và đề cương giáo trình Tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn được xây dựng với sự phối hợp của các chuyên gia tư vấn quốc tế của Dự án và các cán bộ giảng dạy thuộc Khoa Quy hoạch và Quản lý Hệ thống Công trình, đặc biệt là Bộ môn Thủy nông. Giáo trình Tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn, một trong những tài liệu chính cho môn học này, được biên soạn bởi một nhóm các cán bộ giảng dạy thuộc Bộ môn Thủy nông, Trường Đại học Thủy lợi. PGS.TS. Nguyễn Quang Kim là chủ biên đồng thời trực tiếp biên soạn các chương 4, 5, 6, 7 và tham gia biên soạn các chương 1 và 2. GS.TS Bùi Hiếu biên soạn chương 3. TS. Phạm Ngọc Hải chịu trách nhiệm chính trong việc biên soạn chương 2. TS. Phạm Việt Hòa tham gia biên soạn chương 1. Tập thể tác giả muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Henrik Bregnhoj thuộc Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU) và GS.TS. Tống Đức Khang, nguyên Trưởng Bộ môn Thủy nông, những người đã góp công rất lớn trong việc đề xuất, xây dựng đề cương môn học và đề cương giáo trình này. Tập thể tác giả cũng đánh giá rất cao những giúp đỡ đầy hiệu quả của TS. Roger Chenevey, Cố vấn trưởng Tiểu hợp phần 1.3, và tập thể cán bộ giảng dạy trong Bộ môn Thủy nông cũng như trong toàn Khoa Quy hoạch và Quản lý Hệ thống Công trình. Cũng cần phải nói rằng Giáo trình này không thể hoàn thành nếu thiếu sự quan tâm chỉ đạo, động viên và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhóm tác giả của Ban giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi. Hà Nội, tháng 12 năm 2004 Tập thể tác giả 3 Các từ viết tắt ADB ADE AIC BQL BVTV CSHTNT DTU ĐTM EIA FAO GAM GDP HNDN HTTN HTX IEE IMT KSA KHCN LFA MT NDN O&M OOPP PIM PRA QLKT SARAR SWOT TCVN TNA TOR TTN UBND UNDP UNEP VN WaterSPS Ngân hàng Phát triển Châu á Đơn vị sinh thái nông nghiệp Khen ngợi - Gây ảnh hưởng - Điều khiển (Kiểm soát) Ban quản lý Bảo vệ thực vật Cơ sở hạ tầng nông thôn Đại học Kỹ thuật Đan Mạch Đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới Ma trận phân tích giới (Gender Analysis Matrix) Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) Hội người dùng nước Hệ thống thủy nông Hợp tác xã Đánh giá môi trường ban đầu (Initial Environmental Evaluation) Chuyển giao quản lý tưới (Irrigation Management Transfer) Đánh giá kỹ năng và nhận thức Khoa học công nghệ Tiếp cận khung lôgíc Môi trường Nhóm dùng nước Vận hành và duy tu (Operation and Maintenance) Lập kế hoạch dự án có định hướng mục tiêu (Objective-Oriented Project Planning) Nông dân tham gia quản lý tưới (Participatory Irrigation Management) Đánh giá nông thôn có sự tham gia của dân (Participatory Rural Appraisal) Quản lý khai thác Bàn bạc tập thể trong việc ra quyết định Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Đe dọa (Strengths Weaknesses - Opportunities - Threats) Tiêu chuẩn Việt Nam Đánh giá nhu cầu đào tạo (Training Needs Assessment) Các điều khoản tham chiếu (Terms of Reference) Tổ thủy nông ủy ban nhân dân Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc Việt Nam Hỗ trợ Chương trình Ngành nước (của Danida) 4 WHO WUA Tổ chức y tế thế giới Hội người dùng nước (Water User Association) 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Tính bền vững Vào những năm đầu của nửa cuối thế kỷ 20 cùng với tốc độ khôi phục và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, người ta đã nhận thấy sự cạn kiệt của một số nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường và sự mất cân bằng của các hệ sinh thái. Điều đó khiến nhiều quốc gia bắt đầu quan tâm đến sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn môi trường, đặt nền móng cho tiếp cận phát triển bền vững. Cuốn sách "Mùa xuân câm lặng (Silent Spring)" của nữ văn sĩ Rachel Carson được xuất bản năm 1962 với những tiết lộ về những hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT đã hoài nghi một cách biện chứng niềm tin của nhân loại vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và giúp tạo ra một sân khấu cho các phong trào môi trường. DDT, thuốc trừ sâu mạnh nhất từng được biết đến trên thế giới, đã làm lộ rõ tính dễ bị tổn thương của tự nhiên. Không giống như các loại thuốc trừ sâu khác, những loại chỉ có khả năng diệt một hai loại sâu bọ, DDT có thể cùng một lúc diệt hàng trăm loại khác nhau. Được sản xuất năm 1939, DDT trở nên nổi tiếng trong thế chiến thứ 2, giúp quân đội Mỹ diệt sạch các loại sâu bọ gây bệnh sốt rét ở các hòn đảo phía nam Thái Bình Dương. ở Châu Âu, DDT được sử dụng làm thuốc diệt chấy. Người sáng chế ra nó đã được tặng giải thưởng Nobel. Khi DDT bắt đầu được sử dụng cho các mục tiêu dân dụng vào năm 1945, có rất ít người có một ý nghĩ nào khác về hợp chất kỳ diệu này. Một trong số đó là Edwin Way Teale, một nhà văn chuyên viết về tự nhiên. Ông cảnh báo rằng "Một chất độc mạnh như DDT có thể phá hoại kinh tế tự nhiên mạnh như một cuộc cách mạng gây tổn hại tới nền kinh tế xã hội. Chín mươi phần trăm các loại sâu bọ là có ích, nếu chúng bị tiêu diệt mọi thứ sẽ rơi ngay vào tình trạng mất trật tự". Một người khác chính là Rachel Carson, bà đã viết cho tạp chí Reader's Digest để đề xuất một bài báo về một loạt thí nghiệm trên DDT được tiến hành gần nơi bà sống ở Maryland. Tạp chí này đã từ chối đề nghị của bà. Mười ba năm sau, vào năm 1958, mối quan tâm của Rachel Carson đối với việc viết về những hiểm họa của DDT lại được nhen nhóm khi bà nhận được một lá thư từ một người bạn ở Massachusetts than vãn rằng một số lượng lớn chim chóc bị giết chết ở Cape Cod do việc phun DDT. Việc sử dụng DDT ngày càng được mở rộng và Carson lại cố gắng nhưng thất bại trong việc thuyết phục một tạp chí đăng tải bài viết của bà về những tác dụng phụ rất không mong mong đợi của nó. Cho đến năm 1958, mặc dù đã là một nhà văn tên tuổi với nhiều tác phẩm thuộc loại bán chạy nhất, Carson vẫn không nhận được hợp đồng với nhà xuất bản để viết về DDT. Tuy vậy, sau khi đã thu thập được nhiều kết quả nghiên cứu về hợp chất này bà quyết định luận bàn về vấn đề DDT trong một cuốn sách. Bà phải mất bốn năm để viết xong "Mùa xuân câm lặng". Nó mô tả tỉ mỉ phương thức DDT thâm nhập vào chuỗi thực phẩm và tích lũy trong các mô mỡ của động vật, bao gồm cả cong người, gây bệnh ung thư và phá hủy gen. Chỉ một lần phun cho một loại cây trồng, bà viết, giết chết sâu bọ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng; nó không chỉ diệt sâu bệnh mà đồng thời tiêu diệt nhiều chủng loài khác và tồn tại như một độc chất trong môi trường ngay cả khi bị hòa tan bởi nước mưa. "Mùa xuân câm lặng" đã thúc đẩy nhận thức của người dân Mỹ về môi trường, góp phần thúc đẩy việc thông qua luật môi trường của Mỹ - NEPA (National Environmental Policy Act) vào năm 1969. 6 Vào năm 1972, một báo cáo được công bố bởi một câu lạc bộ bí ẩn chưa một ai biết đến, đã gây chấn động thế giới với lời cảnh báo về sự sụp đổ sắp đến của sự sống trên trái đất. Báo cáo này được viết không phải bởi một nhà tiên tri bi quan mà bởi các nhà khoa học có tên tuổi với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại - máy tính. Báo cáo có tên gọi là "Những giới hạn đối với sự tăng trưởng". Vài năm sau pha đầu tiên của sự nhận thức về môi trường và ngay trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thức nhất (1973), "Giới hạn" đem đến thông điệp rằng thế giới đang hướng đến một thảm họa bởi sự tăng dân số không giới hạn và sự phát triển công nghiệp, sự cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên, sự phá hủy môi trường và thiếu lươngthực thực phẩm. "Giới hạn" được dựa trên một mô hình mô phỏng có tên gọi WORLD III. Các dạng thức của sự cạn kiệt được dự đoán theo các kịch bản khác nhau của mô hình mô phỏng sẽ bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 21, khi dân số thế giới tăng đến đỉnh điểm với 10 tỷ người, sản lượng lương thực trên đầu người giảm xuống còn 15-25% của năm 1970, ô nhiễm tăng gấp hàng chục lần và các nguồn tài nguyên quan trọng nhất như dầu lửa và khí đốt sẽ cạn kiệt.... "Giới hạn" đã trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận nóng bỏng, và Câu lạc bộ Rôm nhanh chóng được coi là một phong trào theo thuyết Man-tuýt của những kẻ chỉ nói về ngày tận thế. Báo cáo đã trở lên nổi tiếng trên toàn thế giới, điều đó chứng tỏ rằng thông điệp của nó không chỉ đầy tranh cãi mà còn được thừa nhận ở mức cao. Vào năm 1972 trước tình trạng mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng ở các nước công nghiệp phát triển, hội nghị chuyên đề về môi trường và phát triển đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã được tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển). Hội nghị này [UNEP, Stockolm 1972] đã đạt được những kết quả chính sau đây: (i) Khởi động các cuộc đối thoại Bắc - Nam (North - South Dialog); (ii) Sự khởi động của "Global Perspective Viễn cảnh toàn cầu"; (iii) Khởi động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong giám sát và bảo vệ môi trường; (iv) Sự thành lập của UNEP - Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc; (v) Đề nghị Đại hội đồng Liên hiệp quốc lấy ngày 5 tháng 6 làm Ngày Môi trường Thế giới và quyết định rằng vào ngày này hàng năm các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc và tất cả chính phủ các nước tiến hành các hoạt động trên phạm vi toàn thế giới để tái khẳng định mối quan tâm của cả thế giới đối với việc gìn giữ và cải thiện môi trường sống cho nhân loại. Tiếp theo Hội nghị Stockholm, Hội nghị "World Conservation Strategy - Chiến lược bảo tồn thế giới" được tổ chức vào năm 1980. Kết quả của hội nghị này là một bản chiến lược bảo tồn thế giới "World Conservation Strategy" được thông qua và phát hành bởi UNEP. Tại hội nghị này khái niệm "Bền vững" đã được giới thiệu, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường. "Môi trường là nơi tất cả chúng ta sinh sống, và phát triển là cái mà tất cả chúng ta muốn làm để cải thiện số phận của chúng ta trong phạm vi nơi ở đó". Xung đột giữa mối quan tâm về phát triển kinh tế và mối quan tâm về môi trường đã gây ra những vấn đề trên toàn thế giới. Vào năm 1983, Liên hiệp quốc bổ nhiệm một ủy ban quốc tế để đề xuất chiến lược cho "phát triển bền vững" - các cách để nâng cao điều kiện sống của con người trong giai đoạn trước mắt nhưng khong đe dọa đến môi trường toàn cầu về lâu về dài. Chủ tịch ủy ban này là Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland, và báo cáo của ủy ban với tên gọi "Our Common Future - Tương lai chung của chúng ta" được công bố năm 1987 được biết đến một cách rộng rãi với tên gọi "Báo cáo Brundtland". Báo cáo mang nhiều dấu ấn này đã giúp khởi phát một loạt hành động, bao gồm "Hội nghị thượng đỉnh trái đất" của Liên hiệp quốc vào các năm 1992 và 7 2002, Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu, và "Chương trình nghị sự 21" trên phạm vị toàn cầu. Báo cáo Brundtland đã thúc đẩy các thành phố, thị xã ở Bắc Âu đề xướng Mạng lưới Năng lượng Thành phố Brundtland vào năm 1990. Mạng lưới này đã lấy việc sử dụng năng lượng làm điểm xuất phát cho các hành động về môi trường. Báo cáo Brundtland đã cảnh báo về mối hiểm họa về các tai biến môi trường và kêu qọi toàn thế giới đồng lòng hành động bảo vệ môi trường nhằm đạt được sự phát triển bền vững vì các thê thế hệ mai sau: "Trong suất thế kỷ 20 mối quan hệ giữa thế giới loài người và trái đất đã trải qua một sự biến đổi sâu sắc... Các biến đổi lớn, không dự tính trước đang xảy ra trong khí quyển, trong đất, trong nước, trong số động vật và thực vật và trong mối quan hệ giữa tất cả những đối tượng đó. Tốc độ biến đổi đang vượt xa khả năng của các môn khoa học và khả năng hiện tại của chúng ta để đánh giá và cho lời khuyên. Nó làm thất vọng sự cố gắng của các thể chế chính trị và các cơ quan kinh tế, những thể chế đã tiến triển trong một thế giới khác, bị vỡ vụn hơn để thích ứng và đối phó.... Để giữ cho các thể hệ tương lai được tùy ý lựa chọn, thể hệ hiện tại phải bắt đầu ngay từ lúc này, và bắt đầu cùng nhau, cả dân tộc và cả thế giới..." Báo cáo Brundtland đã đưa ra được định nghĩa về phát triển bền vững, định nghĩa này hiện vẫn được thừa nhận sử dụng một cách rộng rãi. Báo cáo Brundtland cũng giúp đặt môi trường chính thức thành chương trình nghị sự chính trị trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh trái đất tại Rio de Janeiro là vô tiền khoáng hậu đối với một hội nghị của UN vả về quy mô lẫn phạm vi các mối quan tâm của nó. Hai mươi năm sau hội nghị toàn cầu lần đầu tiên về môi trường, UN đã tìm cách để chính phủ các nước suy nghĩ lại về sự phát triển kinh tế và tìm cách ngăn chặn sự phá hoại các tài nguyên thiên nhiên không thể thay thế và sự ô nhiễm trên trái đất. Các kết quả chính của hội nghị là: Tuyên bố chung Rio về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc định nghĩa quyền hạn và trách nhiệm của các quốc gia khi họ theo đuổi sự phát triển và thinh vượng. Chương trình nghị sự 21, một kế hoạch nhằm tìm ra phương thức để làm cho sự phát triển bền vững về mặt xã hội, kinh tế và môi trường. Công ước về rừng - tuyên bố về các nguyên tắc để hướng dẫn việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững của mọi loại rừng với nhận thức rằng rừng rất quan trọng đối với phát triển kinh tế và duy trì mọi dạng của sự sống. Công ước quốc tế "Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu", đã được ký bởi hầu hết các nước tham dự Hội nghi Rio, nhằm ổn định khí nhà kính trong khí quyển ở các mức không làm rối loạn khí hậu trái đất đến mức nguy hiểm. Điều đó đòi hỏi phải giảm lượng phát thải các khí như CO2, một sản phẩm phụ của việc đốt nhiên liệu để sản xuất năng lượng. Công ước về đa dạng sinh học yêu cầu các nước chấp nhận các phương thức và biện pháp nhằm bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật, và đảm bảo rằng các lợi ích thu được từ việc sử dụng đa dạng sinh học phải được chia se một cách công bằng. Tiếp theo là Hội nghị Rio + 5 được tổ chức vào năm 1997 (tại Kyoto, Nhật Bản) nhằm làm sống động hóa "Quá trình Rio", báo cáo và thảo luận về các tiến bộ của Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, vùng và địa phương, và quyết định về chương trình hành động giai đoạn 1998 - 2002. Năm 1998 hội nghị về quản lý nguồn nước ngọt được tổ chức với kết quả là tổ chức Global Water Partnership - Cộng tác Nước Toàn 8 cầu được thành lập. Hội nghị về Đại dương và Biển được tổ chức năm 1999, Hội nghị về quản lý tài nguyên đất năm 2000, Hội nghị về khí quyển và năng lượng năm 2001. Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức năm 2002 tại Johannesburg. Những kết quả chính của Hội nghị bao gồm [UN Johannesburg Summit 2002]: Tái khẳng định phát triển bền vững là một yếu tố trung tâm của chương trình nghị sự quốc tế và tiếp tục thúc đẩy các hành động toàn cầu để chống lại nghèo đói và bảo vệ môi trường. Sự hiểu biết về phát triển bền vững đã được mở rộng và củng cố, đặc biệt là các mối liên hệ giữa nghèo đói, môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các chính phủ đã đồng ý và tái khẳng định một loạt cam kết và mục tiêu cụ thể cho các hành động nhằm đạt được việc thực hiên có hiệu quả hơn các mục tiêu phát triển bền vững. Năng lượng và vệ sinh là các yếu tố then chốt của các cuộc đàm phán và đạt được kết quả ở mức cao hơn so với các cuộc hội nghị quốc tế trước đây về phát triển bền vững. Sự ủng hộ cho việc thành lập một quỹ đoàn kết thế giới xóa nghèo đói đã được tiến thêm được một bước đáng kể. Châu Phi và Đối tác mới cho Phát triển Châu Phi (NEPAD - New Partnership for African Development) đã được xác định để được chú ý đặc biệt và ủng hộ bởi cộng đồng quốc tế để tập trung hơn vào những cố gắng để đáp ứng những nhu cầu phát triển của lục địa này. Một trong các mục tiêu cụ thể mà Hội nghị đặt ra liên quan đến cấp nước và vệ sinh là: giảm tỷ lệ người không được dùng nước sạch và không có các điều kiện vệ sinh cơ bản xuống còn một nửa (so với năm 2002) vào năm 2015. 1.1.1 Phát triển bền vững 1) Định nghĩa Có hai định nghĩa rất khác nhau về phát triển bền vững (Michiel A. Rijsberman, Frans H.M. van de Ven, 2000): Định nghĩa của ủy ban Brundtland ủy ban Brundtland định nghĩa phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng một cách đầy đủ các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai (Uỷ ban Quốc tế về Phát triển và Môi trường, 1987). Dự án "Nước 21" Tính bền vững hàm ý rằng sự cung cấp của “vốn tự nhiên” được duy trì. Sự sử dụng của các nguồn có khả năng tái tạo – ví dụ: nước – không được vượt quá tốc độ tái tạo, sự sử dụng các tài nguyên không có khả năng tái tạo – ví dụ: nhiên liệu khoáng – phải ở mức để những tài nguyên này không bị cạn kiệt trước khi có các nguồn thay thế, và các quá trình và các cơ cấu sinh thái cơ bản phải được duy trì (Mostert E., 1998). Có thể nhận thấy rằng định nghĩa Brundtland tập trung vào nhu cầu của các thế hệ (con người), trong khi đó định nghĩa thức hai nhấn mạnh các yếu tố khách quan đối với cộng đồng (môi trường). 2) Các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững Sự phát triển chỉ có thể bền vững nếu đảm bảo được đồng thời sự bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Quan điểm này được thể hiện bằng mô hình "Ghế 3 chân" (Hình 1.1). Rõ ràng rằng nếu bất kỳ một "chân" nào bị "gẫy" thì ghế sẽ bị đổ, nghĩa là 9 nếu một chương trình hay dự án phát triển không có hiệu quả kinh tế, tác động xấu đến môi trường tự nhiên, hoặc tác động xấu đến môi trường xã hội dự án sẽ không bền vững. Các hình 1.2 (a) và 1.2 (b) mô tả các mô hình khác về phát triển bền vững. Giống như mô hình "Ghế 3 chân", các mô hình trên hình 1.2 cho rằng các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững là Xã hội, Kinh tế và Môi trường. Cả hai mô hình đều khẳng định rằng sự phát triển bền vững đạt được khi và chỉ khi đạt được sự bền vững cả về môi trường, xã hội và kinh tế. Xã hội Kinh tế Môi trường Phát triển bền vững Hình 1.1: Mô hình -Ghế 3 chân - về phát triển bền vững Kinh tế Xã hội Môi trường (a) 10 Xã hội Kinh tế Môi t ờ (b) Hình 1.2: Các yếu tố đảm bảo và “vùng” phát triển bền vững 3) Mục tiêu phát triển bền vững Mục tiêu kinh tế: Hiệu quả năng xuất; Đáp ứng nhu cầu cơ bản; Tăng số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ; Tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mục tiêu xã hội: Đảm bảo công bằng xã hội; Giữ gìn bản sắc văn hoá; ổn định tổ chức; Đảm bảo sự tham gia của dân trong các hoạt động của sự phát triển. Mục tiêu môi trường: Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, sinh vật; Đảm bảo đa dạng sinh học, tăng năng xuất sinh học. 4) Chiến lược phát triển bền vững Theo Chương trình Môi trường và Phát triển Liên hợp quốc chiến lược phát triển bền vững ở các nước đang phát triển là: Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất là ở các vùng rất nghèo nơi mà con người không có sự lựa chọn nào khác là tiếp tục tàn phá và làm xuống cấp các tài nguyên; Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện có hạn về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên; Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dựa trên kỹ thuật và công nghệ thích hợp kết hợp với khai thác tối đa kỹ thuật truyền thống; Đảm bảo tự lực về lương thực và thực phẩm, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìm sức khỏe, chống dinh suy dưỡng qua áp dụng kỹ thuật phù hợp; Xây dựng và thực hiện các chiến lược đảm bảo sự tham gia của dân vào các chương trình phát triển. 1.1.2 Tính bền vững của dự án phát triển Tính bền vững của dự án là khả năng tiếp tục phát huy tác động bằng chính nguồn lực tạo ra từ dự án (nhân lực, vật chất và tài chính) và tiếp tục hoạt động ngay cả khi hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc (Xanh và ĐTG, 2001). Các phương diện để dự án phát triển bền vững bao gồm: 11 Bền vững về môi trường: Dự án không được gây các tác động xấu đến môi trường cả trong quá trình thi công cũng như trong giai đoạn vận hành; Bền vững về kỹ thuật: Để dự án bền vững về mặt kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn cần phải: Vận hành đúng theo thiết kế; Rẻ tiền (phù hợp với khả năng đầu tư và khả năng trả phí dịch vụ của người dân...); Dễ vận hành; Có khả năng duy tu; Bền vững về tài chính: Để dự án bền vững về tài chính cần phải có một cơ chế thu phí được bảo đảm bằng các điều luật hay quy định hiện hành. Để đảm bảo việc thu phí thực hiện có hiệu quả, dự án phải được lựa chọn và thực hiện theo nguyện vọng của đa số những người hưởng lợi và mức dịch vụ của dự án phải hợp lý. Để được như vậy, dự án phải được xây dựng theo tiếp cận "đáp ứng nhu cầu". Sự tham gia của nười hưởng lợi là hết sức quan trọng trong suất chu trình dự án, từ giai đoạn lựa chọn, quy hoạch, thiết kế, thi công đến quản lý vận hành. Bền vững về thể chế và tổ chức: Dự án phải được hỗ trợ bởi một khung thể chế hiện hành. Điều đó có nghĩa là việc triển khai dự án nằm trong khuân khổ luật pháp hiện hành, phù hợp với chính sách đầu tư của chính phủ, được quản lý bởi một bộ máy hành chính có năng lực và trong sạch. Bền vững về văn hóa và xã hội: Để dự án bền vững về văn hóa xã hội trước hết cần phải đảm bảo rằng dự án không gây những tác động tiêu cực đáng kể như: không làm mất công ăn việc làm của cộng đồng cư dân địa phương; không gây ra sự bất bình đẳng giữa những người hưởng lợi, đặc biệt là nhóm người dễ bị tác động (phụ nữ, trẻ em...); không làm ảnh hưởng đến các truyền thống văn hóa dân tộc và các giá trị phi vật chất khác... Bền vững về chính trị: Dự án phải được xây dựng phù hợp với nguyện vọng chính trị của Đảng và Nhà nước, đồng thời phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng. Những yếu tố làm tăng tính bền vững của dự án bao gồm: Yếu tố tài chính: Nhiều nguồn tài trợ khác nhau; Ngân sách địa phương; Quỹ vay luân chuyển. Chiến lược cho bền vững về tài chính là: Hình thành hệ thống thu các loại phí (giá nước, phí đường); Tiếp cận với các tổ chức tài trợ, cơ quan quốc tế, quốc gia; Các hoạt động bền vững; Các dự án tạo thu nhập; Các dịch vụ bằng hiện vật của các tổ chức khác; Trợ giá đan xen giữa các dự án; Sự đóng góp về hiện vật của cộng đồng; Sự ủng hộ của các ngành, các tổ chức tham gia; Phong trào làm tăng vốn, quỹ. Yếu tố tổ chức: Sự tham gia của cộng đồng và quá trình kế hoạch hoá dự án; Cộng động xác định những nhu cầu thực sự; Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật giỏi; 12 Dự án có nhịp điệu tăng trưởng tiến bộ; Các hoạt động của dự án được thực hiện chuẩn xác cho từng giai đoạn; Sự lựa chọn công nghệ phù hợp. Chiến lược cho bền vững về tổ chức Xác định từng tổ chức, chức năng và vai trò của từng tổ chức khi tham gia; Khả năng chuyên môn kỹ thuật và quản lý; Hệ thống tổ chức về quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng; Mềm dẻo và linh hoạt cho sự thay đổi; Yếu tố chính trị: Sự tham gia của cộng đồng và qúa trình kế hoạch hoá dự án; Cộng động xác định những nhu cầu thực sự; Khả thi về chính trị ; Sự hợp tác có hiệu quả với các cơ quan và tổ chức khác; Sự đồng tình và ủng hộ của cán bộ địa phương. Chiến lược cho bền vững về chính trị Huy động ủng hộ của Chính phủ cho dự án; Huy động ủng hộ của địa phương cho dự án; Hợp tác với các tôt chức khác; Hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng để nhiều người biết các hoạt động của dự án. 1.2 Tiếp cận đáp ứng yêu cầu 1.2.1 Sự cần thiết của việc áp dụng tiếp cận đáp ứng nhu cầu Đã có nhiều bài học trên thế giới cũng như ở Việt Nam về thành công và thất bại trong thực thi các dự án phát triển. Nhiều dự án không bền vững do chúng được quy hoạch và thực hiện mà không đáp ứng yêu cầu biểu đạt bởi khách hàng. Những hệ thống nước được xây dựng không tương ứng với yêu cầu của cộng đồng thường có những vấn đề như sử dụng không hết công suất, duy tu kém và không hoàn được chi phí. Nhằm khắc phục vấn đề không đáp ứng nhu cầu của người dùng Ngần hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác đã hướng đến tiếp cận đáp ứng nhu cầu trong cung cấp các dịch vụ về nước. Tiếp cận đáp ứng nhu cầu (DRA) là cách tiếp cận cố gắng đáp ứng một yêu cầu được biểu đạt một cách rõ ràng cho một dịch vụ. Yêu cầu này được bảo đảm bằng một sự tự nguyện chi trả hoặc sự đóng góp có ý nghĩa khác cho một mức dịch vụ đã lựa chọn. Tiếp cận đáp ứng nhu cầu là một tiếp cận tổng thể trong cung cấp các dịch vụ về nước kể đến các yếu tố kỹ thuật, xã hội, tài chính và thể chế. 1.2.2 Cơ sở của tiếp cận đáp ứng nhu cầu Các nguyên tắc Dublin, được đưa ra tại hội nghị quốc tế về nước và môi trường được tổ chức tại Dublin (Ireland) vào năm 1992, đã trở thành cơ sở chung của một sự đồng thuận quốc tế về phát triển trong ngành nước. Bốn nguyên tắc Dublin bao gồm (Bos, 2001): 13 Nguyên tắc 1: Nước ngọt là một tài nguyên hữu hạn và dễ bị tổn hại, rất quan trọng để duy trì sự sống, sự phát triển và môi trường. Vì nước duy trì sự sống, việc quản lý có hiệu quả tài nguyên nước đòi hỏi một tiếp cận tổng thể, gắn sự phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên. Việc quản lý có hiệu quả gắn kết việc sử dụng đất và nước trên toàn bộ lưu vực hay bồn nước ngầm. Nguyên tắc 2: Phát triển và quản lý nguồn nước phải được dựa trên một tiếp cận tham gia, huy động được sự tham gia của người hưởng lợi (người dùng), các nhà quy hoạch và các nhà ra chính sách ở mọi cấp. Tiếp cận đáp ứng nhu cầu kéo theo sự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong số các những người làm chính sách cũng như cộng đồng nói chung. Điều đó có nghĩa rằng các quyết định được đưa ra ở cấp thấp nhất thích hợp với sự tham vấn cộng đồng đầy đủ nhất và sự tham gia của người dùng trong việc quy hoạch và thực thi các dự án. Nguyên tắc 3: Phụ nữ giữ vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nước. Vai trò quan trọng này của phụ nữ với tư cách đồng thời là người cung cấp nước, sử dụng nước và bảo vệ môi trường sống thường ít khi được thể hiện trong các cơ cấu thể chế cho phát triển và quản lý tài nguyên nước. Việc chấp nhận và thực hiện nguyên tắc này yêu cầu những chính sách tích cực để đáp ứng những nhu cầu đặc thù của phụ nữ và để trang bị và tăng quyền cho phụ nữ để họ tham gia vào các chương trình tài nguyên nước ở mọi cấp, bao gồm cả việc ra quyết định và thực hiện chương trình, theo cách mà họ định ra. Nguyên tắc 4: Nước có một giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng có cạnh tranh và phải được nhìn nhận như một loại hàng hóa. Theo nguyên tắc này, việc thừa nhận quyền cơ bản của mọi cá thể trong việc được sử dụng nước sạch với giá có thể trang trải được là hết sức quan trọng. Sự không thừa nhận nước như một loại hàng hóa trong quá khứ đã dẫn đến việc sử dụng lãng phí nguồn nước. Quản lý nguồn nước như một hàng hoá kinh tế là một biện pháp quan trọng để đạt được sự sử dụng nước một cách hiệu quả và công bằng, đồng thời khuyến khích việc bảo vệ nguồn nước. là một loại hàng hóa, các quyết định đầu tư then chốt về một dự án phải được xây dựng dựa trên những yêu cầu của người dùng (khách hàng). Các dự án phải thừa nhận những quy tắc rõ ràng và minh bạch chp phép người dùng lựa chọn mức dịch vụ, công nghệ và địa điểm bố trí thiết bị sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của họ với sự hiểu biết rõ ràng về chi phí và trách nhiệm họ phải gánh vác tương ứng với lựa chọn đó. Nguyên tắc Dublin được thể hiện trong những nguyên tắc cơ bản của DRA, đó là: Nước cần phải được quản lý như một loại hàng hóa kinh tế - xã hội; - Quản lý nước phải được chú trọng tại cấp thấp nhất thích hợp; - Phải áp dụng một tiếp cận tổng thể nhất trong sử dụng nước; - Vai trò của phụ nữ trong quản lý nước là rất quan trọng. Những đặc trưng chính của DRA là: - Cộng đồng đề xuất và tự lựa chọn trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin về mức dịch vụ và cách thức cung cấp dịch vụ; 14 - Cộng đồng đóng góp chi phí đầu tư xây dựng tương ứng với mức dịch vụ đã chọn và có vai trò đáng kể trong việc quản lý quỹ tài chính; - Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, đưa ra các chính sách và chiến lược quốc gia rõ ràng và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cá nhân, đơn vị thuộc mọi bên liên đới, ví dụ bộ phận kinh tế tư nhân và các tổ chức phi chính phủ; - Cộng đồng (hoặc đại diện hợp pháp của cộng đồng) sở hữu và chịu trách nhiệm duy trì các cơ sở hạ tầng, thiết bị; - Năng lực của cộng đồng được tăng cường một cách phù hợp và nhận thức được nâng cao để kích cầu; - Tiếp cận này khuyến khích sự đổi mới và thừa nhận yêu cầu phải có sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ. 1.2.3 Định nghĩa về tiếp cận đáp ứng nhu cầu Khái niệm đáp ứng nhu cầu có thể được hiểu một cách khác nhau bởi những người có chuyên môn khác nhau thuộc ngành nước: - Đối với các kỹ sư: Lượng nước cần cung cấp cho một cộng đồng cư dân xác định; - Đối với những nhà khoa học xã hội: Một nhu cầu cơ bản hay quyền con người (hàng hóa xã hội) cần được đáp ứng để giảm nghèo đói, công bằng và bình quyền của các nhóm thu nhập thấp; - Đối với các nhà kinh tế: Sự tự nguyện chi trả cho một mức dịch vụ nhất định. Các nhà kinh tế, những người coi nhu cầu như một sự biểu thị của sự tự nguyện chi trả, coi nước đơn giản là một loại hàng hóa. Nếu nước được coi đơn thuần là một loại hàng hóa xã hội thì nhu cầu trở thành sự biểu thị của sự kỳ vọng về sự phân bổ quyền hạn. Một cách tổng thể, dường như nước được đa số cho là một loại hàng hóa kinh tế và xã hội. Hầu hết các nhà chuyên môn và quản lý trong ngành nước đều đồng ý rằng các dự án có nhiều cơ hội để bền vững hơn nếu đáp ứng các nhu cầu của người dùng. Một cách tổng quát sự đáp ứng nhu cầu là sự đáp lại một nhu cầu cảm giác thấy biểu đạt bởi người dùng đối với một dịch vụ mà họ sẵn lòng và có khả năng hỗ trợ thông qua một hình thức đóng góp có ý nghĩa nào đó. Định nghĩa này phải được hỗ trợ với ba điều kiện: (i) Người dân phải được thông báo về những lợi ích, chi phí và rủi ro của bất kỳ sự cải tiến nào. Bất kỳ một lựa chọn mới nào cũng sẽ được so sánh với những lựa chọn hiện dùng. Người dân phải có khả năng đánh giá lại các chi phí tương đối, lợi ích và các yếu tố rủi ro liên quan đến (những) tùy chọn mới, và trên cơ sở đó họ có thể ra quyết định. Để làm được điều đó họ phải được thông báo một cách đầy đủ về các chi phí, lợi ích và các rủi ro đi kèm 15 của tùy chọn được đề nghị theo cách để họ có thể so sánh với hệ thống hiện thời. (ii) Người dân phải tự nguyện và có khả năng bày tỏ yêu cầu của họ, một cách cá nhân cung như theo tập thể. Trong nhiều tình huống, những nhóm có vai vế thấp trong cộng đồng cần được gia quyền và tăng cường năng lực trước khi họ có khả năng bày tỏ yêu cầu của mình. (iii) Sự đóng góp có ý nghĩa (bằng tiền, thời gian, lao động hay vật liệu) cho phép gia tăng quyền lực của khách hàng. Không giống như những người hưởng lợi, khách hàng có quyền về loại dịch vụ và cách dịch vụ đó được cung cấp. DRA và đánh giá nhu cầu Điều quan trọng của DRA là khách hàng tự quyết định đâu là tùy chọn kỹ thuật đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Để có thể đưa ra những quyết định như vậy, các tùy chọn sẵn có phải được thảo luận và phân tích. Nhu cầu cần được đánh giá để thẩm định và cung cấp tài chính cho các dự án. Để đánh giá nhu cầu các yếu tố xác định nhu cầu phải được hiểu rõ. Nhu cầu bị chi phối bởi những yếu tố sau (Webster 1998): Các đặc trưng kinh tế - xã hội: thu nhập hộ gia đình, giới, giáo dục, nghề nghiệp, tài sản và các đặc trưng nhân chủng học địa phương khác; Các đặc trưng của hệ thống cấp nước: Chất lượng tương đối của hệ thống cấp nước dự kiến (so với hệ thống hiện có) đặc biệt về khía cạnh chi phí, số lượng và độ tin cậy; Thái độ của các hộ gia đình đối với chính sách nhà nước và đối với các nhà cung cấp dịch vụ về nước. Nhiều kỹ thuật đã được phát triển để đánh giá nhu cầu. Một cách đại thể có thể phân các kỹ thuật này thành hai nhóm: Phương pháp trực tiếp: Người dân thực tế được hỏi họ tự nguyện chi trả hoặc đóng góp cho giải pháp/phương án cải thiện điều kiện cấp nước nào; Phương pháp gián tiếp: Hành vi của khách hàng được dự đoán qua các công cụ/chỉ số khác. Ba phương pháp đánh giá nhu cầu phổ biến nhất là phương pháp đánh giá có điều kiện (contingent valuation methodologies - CMV), sự ưa thích được biểu lộ (revealed preference - RP) và một tổ hợp của các kỹ thuật tham gia khác nhau. Chi tiết về các kỹ thuật này được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Các phương pháp đánh giá nhu cầu phổ biến Đặc trưng Phương pháp đánh giá Sự ưa thích được biểu Các kỹ thuật tham gia có điều kiện (CMV) lộ (RP) Phương pháp Phiếu điều tra chi tiết để xác định mức tự nguyện chi trả và các đóng góp khác cho một số tùy chọn Điều tra chi tiết về các hành vi hiện tại (ví dụ những hành vi gắn với những người bán nước rong) Thảo luận và thực hành nhóm với một hướng dẫn viên được đào tạo cản thận 16 Mục đích Xác định một cách chính tường minh mức tự nguyện chi trả hay các đóng góp khác cho hệ thống cấp nước dự kiến Số liệu về sự sử dụng của các hệ thống hiện có: cung cấp thông tin cho các nhà quy hoạch để định hướng đầu tư trong tương lai Xây dựng khái niệm mang tính địa phương và các giải pháp. Có thể thông tin cho các cơ quan bên ngoài và bản thân cộng đồng Các nhập Một số công của một Các chuyên viên tính Hướng dẫn viên đã lượng cần chuyên gia kinh tế để toán đã được đào tạo được đào tạo và các thiết thiết kế phiếu điều tra. công cụ tham gia Các chuyên viên tính toán đã được đào tạo 17 Bảng 1.1: (tiếp theo) Phạm vi Các dự án cấp nước và Thường dùng cho các Các dự án cấp nước và sử dụng vệ sinh đô thị hay ven dự án cấp nước và vệ vệ sinh nông thôn quy đô (đắt đối với các dự sinh đô thị và ven đô mô nhỏ án ở vùng nông thôn) Nhược điểm - - Giá thuê chuyên gia Không xác định được cao. Số liệu thường ít mức tự nguyện chi trả được phân biệt về giới. (hay đóng góp) cho các tùy chọn dự kiến Các tổ chức Tổ chức hành chính các cấp tỉnh, huyện Các tổ chức quần chúng Các tổ chức phi chính phủ Các nhà tài trợ Kết quả có thể trái ngược, cần một hướng dẫn viên được đào tạo tốt 1. Thông tin giáo dục, truyền thông ban đầu Người hưởng lợi 2. Thu thập thêm thông tin 3. Tư vấn, nghiên cứu khả thi 4. Thành lập nhóm người sử dụng và ra quyết định Các tổ chức - Ngân hàng 5. Đề nghị xin vốn, hợp đồng thiết kế - Doanh nghiệp Nhà nước và Tư nhân 6. Trợ cấp, tín dụng, thiết kế chi tiết, - Nhà thầu thi xincận cácdựa giấytheo phép, xâycầu dựng công Hình 1.3: Tiến trình thực thi tiếp nhu - Người sử dụng - Các hộ gia đình - Các nhóm người sử dụng 1.2.4 Hiện trạng về phương pháp tiếp cận đáp ứng yêu cầu ở Việt Nam Trong một thời gian rất dài cho đến tận những năm gần đây ở Việt Nam hầu hết các dự án đều được thiết lập theo ấn định chủ quan của những người làm công tác quy hoạch kế hoạch dựa trên những đánh giá chủ quan của họ về nhu cầu hay sự cần thiết phải thực hiện dự án đó. Các dự án được thực hiện với vốn đầu tư nước ngoài (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu á, Quỹ Tiền tệ Thế Giới, các nước và các tổ chức phi chính phủ) sau khi Mỹ ngừng cấm vận kinh tế chính là động lực cho sự áp dụng và phát triển các tiếp cận mới trong thực thi các dự án phát triển ở Việt Nam. Điều đó được minh chứng rất rõ nét thông qua Chiến lược quốc gia vệ cấp nước sạch vệ sinh nông thôn được hỗ trợ xây dựng bởi Chính phủ Đan Mạch. Những điểm chính của Chiến lược này được trình bày tóm tắt trong phần dưới đây. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan