Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình hệ thống cấp nước

.PDF
284
3
90

Mô tả:

GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI HỮU HẠNH Biên tập: NGUYỄN THỊ BÌNH Chế bản điện tử: NGUYỄN THỊ BÌNH Sửa bản in: NGUYỄN KHÁNH LINH Trình bày bìa: VŨ BÌNH MINH In 500 cuốn khổ 19 ´ 27cm, tại Xưởng in Nhà xuất bản Xây dựng. Giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 306-2006/CXB/09-19/XD ngày 25/4/2006. In xong nộp lưu chiểu tháng 6/2006. 3 Môc lôc MỤC LỤC Mục lục Lời nói đầu Bảng các thuật ngữ và danh từ viết tắt Trang 3 7 5 Chương 1. Hệ thống phân phối nước và thiết bị 1.1. Hệ thống phân phối nước. Khái niệm và quy mô của hệ thống cấp nước 1.1.1. Cấp nước 1.1.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước và chức năng của các công trình trong hệ thống 9 11 11 13 1.1.3. Phân loại hệ thống cấp nước 16 1.1.4. Tiêu chuẩn, chế độ dùng nước và quy mô công suất của trạm cấp nước 17 1.2. Quan hệ lưu lượng và áp suất trong các thành phần của hệ thống cung cấp nước 1.2.1. Quan hệ lưu lượng và xác định dung tích đài nước và bể chứa 25 25 1.2.2. Quan hệ giữa các công trình trong hệ thống về áp suất. Xác định chiều cao của đài nước và cột nước yêu cầu của máy bơm 1.3. Quy hoạch, tối ưu hoá thiết kế hệ thống phân phối nước 32 42 1.3.1. Quy hoạch hệ thống phân phối nước 42 1.3.2. Thiết kế tối ưu hệ thống vận chuyển và phân phối nước 51 1.4. Tính toán chi phí và so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án cấp nước. Đầu tư cho hệ thống cấp nước 57 1.4.1. Thiết lập nhiệm vụ và tính toán kinh tế kỹ thuật hệ thống dẫn và phân phối nước 57 1.4.2. Hàm số chi phí. Cách phân tích sử dụng hàm số chi phí trong tính toán kinh tế - kỹ thuật hệ thống dẫn và phân phối nước 59 1.4.3. Phương pháp tính toán kinh tế kỹ thuật mạng lưới cấp nước với lưu lượng cho trước 1.5. Độ tin cậy trong hệ thống cấp nước 66 73 1.5.1. Khái niệm cơ bản về độ tin cậy của hệ thống cấp nước 73 1.5.2. Phương pháp đảm bảo độ tin cậy cần thiết 78 1.6. Cấu tạo của mạng lưới cấp nước 90 1.6.1. Vật liệu ống và thiết kế đường ống 90 1.6.2. Van và phụ kiện 97 4 hÖ thèng cÊp n­íc 1.6.3. Ảnh hưởng của vật liệu ống tới chất lượng nước 99 Chương 2. Quản lý cung - cầu trong cấp nước 101 2.1. Tính toán và dự báo dân số 2.1.1. Mối quan hệ giữa dân số và lượng nước 2.1.2. Tính toán dự báo dân số 2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước và hệ số sử dụng nước 2.2.1. Các lĩnh vực dùng nước cần được dự báo 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dùng nước 2.2.3. Dự báo lượng nước yêu cầu 2.2.4. Ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu 2.2.5. Ảnh hưởng của giá cả 2.3. Quản lý cầu trong hệ thống cấp nước 2.3.1. Lấy mẫu đối tượng sử dụng nước 2.3.2. Phát triển tập dữ liệu 2.3.3. Sử dụng nước và số liệu vùng phục vụ 2.3.4. Các thành phần của nhu cầu nước 2.3.5. Các quan hệ sử dụng nước 2.3.6. Phân tích về tiết kiệm nước 2.4. Quản lý cung trong hệ thống cấp nước 2.4.1. Khái niệm 2.4.2. Các lựa chọn phía cung 2.4.3. Ước tính giá cả và khối lượng nước tiết kiệm cho các lựa chọn cung khác nhau 101 101 101 106 106 106 109 112 114 116 116 116 126 131 139 150 157 157 158 165 Chương 3. Chất lượng cấp nước 3.1. Chất lượng cấp nước 3.1.1. Các chỉ tiêu và yêu cầu chất lượng cấp nước 3.1.2. Yêu cầu chủ đạo đối với chất lượng nước cấp 3.1.3. Quy tắc và điều chỉnh theo Chuẩn đánh giá 3.2. Các tiêu chuẩn về chất lượng nước cấp 3.2.1. Tiêu chuẩn quốc tế 3.2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam 3.3. Các quá trình biến đổi chất lượng nước trong mạng lưới cấp nước 3.3.1. Quá trình trộn nước 3.3.2. Ăn mòn và lắng đọng trong ống 3.4. Phản ứng chất lượng nước 3.4.1. Hệ số phản ứng trong dòng chảy 166 166 173 174 193 193 197 204 204 209 211 211 Môc lôc 3.4.2. Hệ số phản ứng trên thành ống 3.4.3. Quan hệ giữa phản ứng thành và độ nhám ống 3.4.4. Phương pháp giải 5 212 212 213 Chương 4. Mô hình hoá và thiết kế hệ thống cấp nước 4.1. Giới thiệu và áp dụng các mô hình hệ thống phân phối nước 216 4.1.1. Ứng dụng của các mô hình phân phối nước 4.1.2. Quá trình lập mô hình 4.1.3. Bản đồ và số liệu 4.1.4. Mô phỏng các thành phần của hệ thống phân phối nước 4.1.5. Trình bày một mô hình 4.1.6. Bể chứa 4.1.7. Đài nước 4.1.8. Mối nối 4.1.9. Đường nối 4.1.10. Máy bơm 4.1.11. Van 4.1.12. Các điều khiển 4.2. Lý thuyết lập mô hình 4.2.1. Các đặc tính của chất lỏng 4.2.2. Tĩnh học và động lực học chất lỏng 4.2.3. Tổn thất dọc đường 4.2.4. Tổn thất cục bộ 4.2.5. Hệ số sức kháng thuỷ lực 4.2.6. Năng lượng - Máy bơm 4.2.7. Mô hình chất lượng nước 4.3. Các loại mô hình và mô phỏng 4.3.1. Mô phỏng trạng thái ổn định 4.3.2. Mô phỏng thời gian dài 4.4. Kiểm nghiệm và hiệu lực hoá các thuộc tính của mô hình 4.4.1. Nguồn lỗi 217 219 221 223 226 229 229 233 234 236 240 245 247 247 247 250 255 257 259 261 271 271 271 273 273 4.4.2. Thu thập số liệu và kiểm nghiệm 4.5. Giới thiệu phần mềm EPANET 4.5.1. EPANET là gì ? 4.5.2. Khả năng mô phỏng thuỷ lực 4.5.3. Khả năng mô phỏng chất lượng nước 4.5.4. Các bước sử dụng EPANET 282 296 296 296 297 297 6 hÖ thèng cÊp n­íc 4.6. GIS và hệ thống phân phối nước 4.6.1. Tổng quát về việc áp dụng GIS cho mạng lưới cấp nước 4.6.2. Quy hoạch, thiết kế và lập dự án 4.6.3. Vận hành mạng lưới cấp nước 298 298 299 304 4.7. Phần mềm thiết kế hệ thống cấp nước DC Water Design Extension 309 4.7.1. Giới thiệu DC Water Design Extension 309 4.7.2. Sử dụng DC Water Design Extension 310 4.8. Phần mềm GISRed 318 4.8.1. Giới thiệu GISRed 318 4.8.2. Sử dụng GISRed 319 Chương 5. Nước va trong mạng lưới phân phối nước 321 5.1. Các cơ sở lý thuyết của nước va. Phương trình cơ bản 321 5.1.1. Khái quát về hiện tượng nước va 321 5.1.2. Các công thức tính toán nước va trong đường ống 324 5.1.3. Đặc tính thuỷ lực của van trong tính toán nước va 325 5.1.4. Đặc tính bất thường của máy bơm 329 5.2. Giảm nước va 331 5.2.1. Các thông số của nước va 332 5.2.2. Các phương pháp và thiết bị giảm nước va 332 5.3. Sử dụng phần mềm HiTrans 337 5.3.1. Giới thiệu về HiTrans 337 5.3.2. Sử dụng HiTrans 338 5.3.3. Các đặc điểm kỹ thuật 340 5.3.4. Giải bài toán nước va 343 Tài liệu tham khảo 344 7 Lêi nãi ®Çu LỜI NÓI ĐẦU Nước sạch là một là một trong những nhu cầu cơ bản nhất trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với sự quan tâm của Nhà nước và gần đây có thêm sự giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế, nhiều hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung đã được xây dựng, góp phần làm thay đổi đáng kể chất lượng cuộc sống của nhân dân theo hướng ngày càng văn minh. Tuy nhiên việc cấp nước sạch ở nước ta cơ bản vẫn còn đang ở mức thấp, hầu hết các hệ thống cấp nước kể cả ở đô thị và nông thôn chưa đảm bảo được tiêu chuẩn cấp nước cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt một bộ phận lớn dân cư ở nông thôn chủ yếu vẫn sử dụng nước trực tiếp từ các nguồn tự nhiên mà không có sự kiểm soát. Để khắc phục tình trạng đó, trong mấy chục năm nay Nhà nước ta đã dành những sự ưu tiên lớn cho các chương trình về cấp nước sinh hoạt. Các nhà tài trợ trong và ngoài nước cũng rất quan tâm giúp chúng ta trong công tác này. Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cấp thoát nước của nước ta không ngừng lớn mạnh. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các đơn vị trong ngành cấp thoát nước đã đảm đương được những công việc cơ bản trong các khâu đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ cấp nước. Tuy nhiên, để phục vụ cho những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của các ngành kinh tế và của tất cả các đối tượng dân cư ở các vùng miền đối với dịch vụ cấp nước, để tiếp cận được đến trình độ tiên tiến của thế giới về công nghệ cấp nước,... thì đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật về cấp thoát nước còn phải tiếp tục được nâng cao năng lực hơn nữa. Với những ý nghĩa nêu trên, việc xây dựng thêm những cơ sở học liệu cho ngành Cấp thoát nước là điều cần được chú trọng; đó cũng là lý do cho sự ra đời của cuốn giáo trình Hệ thống cấp nước này. Môn học Hệ thống cấp nước được đề xuất trong khuôn khổ Tiểu hợp phần 1.3 "Hỗ trợ tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thủy lợi" của dự án Hỗ trợ ngành nước (WaterSPS) của DANIDA để đưa vào chương trình đào tạo cao học ngành Cấp thoát nước của Trường Đại học Thuỷ lợi. Giáo trình Hệ thống cấp nước được Bộ môn Cấp thoát nước trường Đại học Thuỷ lợi biên soạn theo nhiệm vụ Nhà trường giao. Đề cương giáo trình này được xây dựng với sự tư vấn và phối hợp của các chuyên gia tư vấn của Dự án và các giảng viên thuộc Bộ môn Cấp thoát nước của Trường Đại học Thuỷ lợi. Giáo trình Hệ thống cấp nước sẽ là một trong những tài liệu chính cho đào tạo cao học ngành học Cấp thoát nước ở Trường Đại học Thuỷ lợi. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu liên quan đến lĩnh vực cấp nước, với phương châm cố gắng giới thiệu một số nội dung cần thiết và mới trong 8 hÖ thèng cÊp n­íc những năm gần đây của lĩnh vực cấp nước trên thế giới, song cũng đưa vào một số nội dung cơ bản nhất của môn học này từ các tài liệu đang sử dụng ở Việt Nam. Nội dung chủ yếu của cuốn sách này gồm: Chương 1. Hệ thống phân phối nước và thiết bị Chương 2. Quản lý cung - cầu trong cấp nước Chương 3. Chất lượng cấp nước Chương 4. Mô hình hoá và thiết kế hệ thống phân phối nước Chương 5. Nước va trong mạng lưới phân phối nước Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới TS. Roger Chenevey - Cố vấn trưởng Tiểu hợp phần 1.3 đồng thời là chuyên gia tư vấn quốc tế xây dựng đề cương giáo trình này và sự giúp đỡ đầy hiệu quả của ông, tới GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ - chuyên gia tư vấn trong nước về xây dựng đề cương giáo trình, tới PGS. TS. Phạm Ngọc Hải - Trưởng khoa Quy hoạch và quản lý hệ thống công trình - người đã cùng tham gia xây dựng đề cương giáo trình. Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Trần Đức Hạ và PGS. TS. Lê Chí Nguyện, là các chuyên gia phản biện của giáo trình, đặc biệt là những ý kiến đóng góp quý báu của PGS. TS. Trần Đức Hạ với cương vị là chuyên gia của Dự án về đảm bảo chất lượng cho giáo trình này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn KS. Đặng Minh Hải, KS. Nguyễn Mạnh Tuân, KS. Nguyễn Vinh Ngọc cùng tập thể giảng viên trong Bộ môn Cấp thoát nước, cũng như trong toàn Khoa Quy hoạch và quản lý hệ thống công trình đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn. Cũng xin được nói rằng Giáo trình này không thể hoàn thành nếu thiếu sự quan tâm, chỉ đạo, động viên và tạo điều kiện làm việc thuận lợi của Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi, Văn phòng dự án Hỗ trợ ngành nước (WaterSPS) của DANIDA. Giáo trình xuất bản lần đầu để kịp thời phục vụ cho đào tạo cao học ngành Cấp thoát nước chuẩn bị mở của Trường Đại học Thuỷ lợi nên chưa thực sự hoàn chỉnh và không tránh khỏi nhiều sai sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về: Bộ môn Cấp thoát nước, Trường Đại học Thuỷ lợi, 175, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả 9 b¶ng c¸c thuËt ng÷ vµ danh tõ viÕt t¾t BẢNG CÁC THUẬT NGỮ VÀ DANH TỪ VIẾT TẮT AI Chỉ tiêu về độ linh hoạt AOAC Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính Association Chemists thống AWWA Hiệp hội ngành nước Mỹ AWWARF Quỹ nghiên cứu của Hiệp hội ngành American Water Work Association's Research Foundation nước Mỹ BWSU Chuẩn đánh giá ngành dịch vụ nước và Benchmaking vệ sinh Utilities CIS Hệ thống thông tin khách hàng Customer Information Systems DFI Chỉ tiêu về động lực Driving Force Index DS Lượng chất rắn hòa tan Dissolved Solids DVM Phương pháp thể tích rời rạc Discrete Volume Method EDM Phương pháp sự kiện không chế Event Driven Method EPS Mô phỏng thời gian dài Extension Period Simulation FDM Phương pháp sai phân hữu hạn Finite Difference Method FIFO Dòng chảy lớp "vào trước ra trước" Plug flow “First-In-First-Out” GASB Ban tiêu chuẩn thanh toán chính phủ Government Accounting Standard Board GIS Hệ thống thông tin địa lý Geographic Information Systems GSS Chương trình chuẩn bảo hành Guaranteed Standards Scheme ILI Chỉ số thất thoát hệ thống cấp nước Infrastructure Leakage Index IWA Hiệp hội nước quốc tế International Water Association IWSA Hiệp hội cấp nước quốc tế International Water Supply Association JTU Độ đục Jackson Jackson Turbidity Unit LIFO Dòng chảy lớp "vào sau ra trước" Plug flow “Last-In-First-Out” LSI Chỉ tiêu về độ bão hoà Langelier Langelier Saturation Index MWA Hiệp hội nước Malaysia Malaysia Water Association NPSH Độ cao hút nước thực dương Net Positive Suction Head NTU Độ đục Nephel Nephelometric Turbidity Unit OFWAT Văn phòng cung cấp nước Office of Water Services OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Squares thông thường Aggressive Index of Official Analytical American Water Works Association Water and Sanitation 10 hÖ thèng cÊp n­íc PI Chỉ số thực hiện Performance Indicator RI Chỉ tiêu về độ bão hoà Ryznar Ryznar Index SCADA Hệ thống kiểm soát giám sát và thu Supervisory Control And Data Acquisition thập số liệu SMCL Các mức độ chất ô nhiễm tối đa SMEWW Các phương pháp chuẩn xét nghiệm Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water nước và nước thải SPBNET Mạng lưới đánh giá tiêu chuẩn thực Service Provides’ Performance Indicators and Benchmarking Network hiện về cung cấp dịch vụ SS Lượng chất rắn lơ lửng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDM Phương pháp thời gian khống chế Time Driven Method TIRL Chỉ số kỹ thuật cho tổn thất nước thực Technical Indicator for Real Losses TS Tổng hàm lượng chất rắn Total Solids UARL Tổn thất nước thực hàng năm không Unavoidable Annual Real Losses tránh khỏi USEPA Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ United States Environmental Protection Agency VS Lượng chất rắn bay hơi Volatile Solids WUP Hiệp hội ngành nước (Châu Phi) Water Utility Partnership Secondary Maximum Contaminant Levels Suspended Solids Ch­¬ng 1 - hÖ thèng ph©n phèi n­íc vµ thiÕt bÞ 11 Chương 1 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC VÀ THIẾT BỊ 1.1. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC- KHÁI NIỆM VÀ QUY MÔ CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 1.1.1. Cấp nước 1. Tầm quan trọng của cấp nước Cung cấp đầy đủ lượng nước sạch là một vấn đề được quan tâm từ buổi ban đầu của nền văn minh nhân loại. Trong một số thành phố cổ xưa đã có những hệ thống cấp nước cục bộ, nhưng các hệ thống cấp nước này thường không đầy đủ và nước được vận chuyển từ những nơi xa về bằng những máng dẫn nước đơn giản. Tuy hệ thống này không phân phối nước tới được những khu vực dân cư độc lập, nhưng nó đã mang nước tới được một số vị trí trung tâm khu dân cư, sau đó người dân lấy nước về nhà cho gia đình họ. Cho đến thế kỷ 17, đường ống có thể chịu được áp lực mới xuất hiện, nhưng các đường ống này vẫn còn có những hạn chế; ống được làm bằng gỗ, đất sét, hoặc chì. Nhờ sự ra đời của ống gang, sự giảm dần chi phí trong quá trình đúc ống gang, cùng với sự phát minh và cải tiến các máy bơm chạy bằng máy hơi nước, nước không những được phân phối tới những khu vực dân cư tập trung mà cả những khu vực nhỏ cũng có thể được cung cấp nước công cộng. Sự cung cấp nước sạch đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng của con người, bởi vì hầu hết các nguồn nước tự nhiên đều không thích hợp cho việc sử dụng trực tiếp. Hơn nữa, chất thải của các thành phố phát triển cũng làm ô nhiễm các hệ thống cung cấp nước. Do đó, phải có biện pháp xử lý để bảo vệ sức khoẻ của người sử dụng. Ít nhất từ trước năm 2000 trước công nguyên, quá trình lọc nước đã được sử dụng trong việc xử lý nước. Tuy nhiên, sự ứng dụng nó trong quá trình xử lý một cách có tổ chức thì mới chỉ được phổ biến sau năm 1900. Đến đầu thế kỷ XIX, nước để cung cấp cho thành phố mới được xử lý bằng các bể lọc chậm. Số lượng các trường hợp mắc bệnh liên quan đến nước đã giảm một cách đáng kể khi đưa Clo vào khử trùng. Việc phát hiện ra sự tồn tại của các nguồn dịch bệnh có trong nước và sự kiểm soát chúng đã đóng góp đáng kể cho việc giảm các trường hợp mắc bệnh. Sự bùng phát của các vụ dịch bệnh liên quan đến nước vẫn còn xảy ra đối với hệ thống cấp nước chung. Ví dụ, từ năm 1976 đến năm 1980, số lượng trung bình của các vụ dịch 12 HÖ thèng cÊp n­íc bệnh loại này xảy ra tại nước Mỹ là 38 trường hợp mỗi năm. Hầu hết những vụ này đều gắn liền với thiếu sót trong hệ thống phân phối và xử lý nước. 2. Các loại nhu cầu nước Nước dùng cho các mục đích khác nhau: trong sinh hoạt, trong sản xuất và các mục đích khác. Có thể chia thành ba loại nhu cầu dùng nước: cho sinh hoạt, cho sản xuất và cho chữa cháy. a) Nước dùng cho sinh hoạt Nước cho sinh hoạt là nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước dùng để ăn, uống, tắm rửa, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây... Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư. Hệ thống cấp nước cho sinh hoạt là phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các hệ thống cấp nước hiện nay. Nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hoá học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra, không chứa các thành phần vật lý, hoá học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Đối với một hệ thống cấp nước hoàn chỉnh và hiện đại, nước ở bất kỳ điểm lấy nước nào trên mạng lưới đều là nước uống trực tiếp. Yêu cầu này thường đạt được độ an toàn cần thiết để có thể uống trực tiếp được, nhưng tại nhiều nơi nước vẫn còn chưa đảm bảo được độ an toàn cần thiết do đường ống cũ nát, bị rò rỉ nhiều tại các mối nối và các phụ kiện, áp suất nước trong ống nhiều khi xuống thấp nên chất bẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào bên trong và gây ô nhiễm nước. b) Nước dùng cho sản xuất Có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu lượng và chất lượng rất khác nhau. Có ngành yêu cầu chất lượng nước không cao nhưng số lượng nước lớn, ngược lại có những ngành yêu cầu số lượng nước không nhiều nhưng chất lượng rất cao, ví dụ nước cho các ngành dệt, nước cấp cho các nồi hơi, nước cho vào sản phẩm là các đồ ăn uống... Đối với các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, yêu cầu lưu lượng nước rất lớn nhưng yêu cầu về chất lượng thường không cao. Lượng nước cấp cho sản xuất của một nhà mày có thể tương đương với nhu cầu dùng nước của một đô thị có dân số hàng chục vạn dân. c) Nước dùng cho chữa cháy Dù là khu vực dân cư hay khu công nghiệp đều có khả năng xảy ra cháy. Vì vậy, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt hay sản xuất đều phải tính đến trường hợp có cháy. Nước dùng cho việc chữa cháy luôn luôn được dự trữ trong bể chứa nước sạch của cả thành phố. Khi tính toán mạng lưới đường ống phân phối có tính đến khả năng làm việc của mạng lưới khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất. 1.1.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước và chức năng của các công trình trong hệ thống Hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình và các thiết bị, làm nhiệm vụ thu nhận nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước đến các nơi 13 tiêu thụ. Hệ thống cấp nước bao gồm rất nhiều công trình với các chức năng làm việc khác nhau được bố trí hợp lý theo các thành phần liên hoàn, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu và quy mô dùng nước của các đối tượng. Ch­¬ng 1 - hÖ thèng ph©n phèi n­íc vµ thiÕt bÞ Thông thường, một hệ thống cấp nước bao gồm các công trình chức năng như sau: 1. Công trình thu nước Công trình thu nước dùng để lấy nước từ nguồn nước được lựa chọn. Nguồn nước có thể là nước mặt (sông, hồ, suối...) hay nước ngầm (mạch nông, mạch sâu, có áp hoặc không áp). Trong thực tế các nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất là: nước sông, hồ, nước ngầm mạch sâu, dùng để cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp. Công trình thu nước mặt có thể là gần bờ hoặc xa bờ, kết hợp hoặc riêng biệt, cố định hay tạm thời. Công trình thu nước sông hoặc hồ có thể dùng cửa thu hoặc ống tự chảy, ống xi phông hoặc cá biệt có trường hợp chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy đến trạm xử lý khi mức nước ở nguồn cao hơn cao độ ở trạm xử lý (ví dụ như nhà máy nước thị xã Hoà Bình lấy nước từ hồ chứa Hoà Bình). Công trình thu nước ngầm có thể là giếng khoan, công trình thu nước dạng nằm ngang hay giếng khơi. 2. Trạm bơm cấp nước Các trạm bơm cấp nước bao gồm trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II. Trạm bơm cấp I (hay còn gọi là trạm bơm nước thô) dùng để đưa nước từ công trình thu nước lên công trình làm sạch. Trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nước, có trường hợp lấy nước từ xa, khoảng cách đến trạm xử lý có thể tới vài km thậm chí hàng chục km. Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt, trạm bơm cấp I có thể kết hợp với công trình thu nước hoặc xây dựng riêng biệt. Khi sử dụng nước ngầm, trạm bơm cấp I thường là các máy bơm chìm có cột nước cao, bơm nước từ giếng khoan tới trạm xử lý. Trạm bơm cấp II (hay còn gọi là trạm bơm nước sạch) bơm nước từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới cấp nước. Hoặc cũng có thể là trạm bơm tăng áp để nâng áp suất dòng chảy trong mạng lưới cấp nước để dẫn đến các hộ tiêu dùng. 3. Các công trình làm sạch hoặc xử lý nước Các công trình xử lý nước có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có hại, các độc tố, vi khuẩn, vi trùng ra khỏi nước. Các công trình làm sạch nước gồm có bể trộn, bể phản ứng, bể lắng, bể lọc, giàn mưa, thùng quạt gió, bể lắng tiếp xúc... Ngoài ra, trong dây chuyền công nghệ xử lý nước còn có thể có một số công trình xử lý đặc biệt khác tùy theo chất lượng nước nguồn và chất lượng nước yêu cầu. 4. Các công trình điều hòa và dự trữ nước Các công trình điều hoà nước gồm bể chứa nước sạch và đài nước. Bể chứa nước sạch làm nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp I và cấp II, dự trữ một lượng nước cho chữa cháy và cho bản thân trạm xử lý nước. Bể chứa nước sạch và trạm bơm cấp II thường đặt trong trạm xử lý. 14 HÖ thèng cÊp n­íc Đài nước làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới cấp nước, ngoài ra còn dự trữ một lượng nước chữa cháy trong thời gian đầu (thường lấy là 10 phút) khi xảy ra đám cháy. Ngoài ra, đài nước ở trên cao còn làm nhiệm vụ tạo áp suất cung cấp nước cho mạng lưới cấp nước. 5. Mạng lưới đường ống Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước đến các hộ tiêu thụ. Mạng lưới đường ống phân phối có thể được phân cấp thành mạng cấp I là mạng truyền dẫn, mạng cấp II là mạng phân phối và mạng cấp III là mạng đấu nối với các ống cấp vào nhà. Mạng lưới đường ống được phân thành ba cấp như trên để đảm bảo việc phân phối và quản lý tốt mạng lưới, giảm thất thoát nước trên mạng lưới. Có những mạng lưới không tuân theo cách cấu tạo trên, cho phép hộ tiêu dùng lấy nước trực tiếp từ mạng truyền dẫn bằng chi tiết nối là đai khởi thuỷ. - Mạng lưới cấp nước có thể chia thành hai loại: mạng lưới cụt và mạng lưới vòng, hoặc có thể là mạng lưới kết hợp của hai loại trên. Cụ thể là: - Mạng lưới cụt (mạng nhánh) thường dùng cho các đối tượng cấp nước tạm thời như cấp nước cho công trường xây dựng hoặc các vùng nông thôn, thị trấn có quy mô nhỏ, vùng đô thị đang phát triển mà chưa hoàn chỉnh về quy hoạch. - Mạng lưới vòng dùng cho các đối tượng cấp nước quy mô lớn, thành phố có quy hoạch đã ổn định. - Mạng lưới kết hợp giữa hai loại trên dùng cho các thành phố, thị xã đang phát triển. Đối với khu trung tâm đã có quy hoạch ổn định, hệ thống hạ tầng đã hoàn chỉnh thì lắp đặt mạng lưới vòng; còn đối với khu vực đang phát triển thì lắp đặt mạng lưới cụt để đến khi hệ thống hạ tầng đã tương đối hoàn chỉnh thì nối thêm các ống để tạo thành mạng vòng. 6. Sơ đồ tổng quát các công trình trong hệ thống cấp nước Các công trình đơn vị trong hệ thống cấp nước được bố trí theo trình tự của một sơ đồ tổng quát của hệ thống cấp nước, theo như hình 1.1 và hình 1.2 dưới đây, trong đó hình 1.1 thể hiện cho trường hợp hệ thống cấp nước dùng nguồn nước ngầm và hình 1.2 là cho hệ thống cấp nước dùng nguồn nước mặt. 15 Ch­¬ng 1 - hÖ thèng ph©n phèi n­íc vµ thiÕt bÞ 1- Giếng và trạm bơm giếng; 5- Trạm bơm cấp II; 2- Ống dẫn nước thô; 6- Đường ống truyền dẫn; 3- Các công trình khử sắt; 7- Đài nước; 4- Bể chứa nước sạch; 8- Mạng lưới cấp nước. Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nước dùng nguồn nước ngầm 1. Trạm bơm cấp I và cấp CT thu nước; 5. Trạm bơm cấp II; 2. Bể lắng; 6. Đài nước; 3. Bể lọc; 7. Đường ống truyền dẫn; 4. Bể chứa nước sạch; 8. Mạng lưới cấp nước. Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống cấp nước dùng nguồn nước sông (nước mặt) Trên đây là sơ đồ tổng quát của hệ thống cấp nước đô thị. Trong thực tế, cùng một loại nước mặt hay nước ngầm, tùy theo chất lượng của nước nguồn, điều kiện địa hình và điều kiện kinh tế mà trong sơ đồ hệ thống cấp nước có thể phải thêm hoặc bớt một số công trình đơn vị. Ví dụ, một số nguồn nước có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt thì không phải xây dựng trạm xử lí. Khi khu xử lý đặt ở những vị trí cao, đảm bảo đủ áp suất phân phối cho khu dân cư, thì không cần xây dựng trạm bơm cấp II mà áp dụng mạng lưới cấp nước tự chảy. Nếu có điều kiện đặt đài nước trên núi, đồi cao dưới dạng bể chứa tạo áp, thì đài không phải xây chân và sẽ kinh tế hơn nhiều. Một số nguồn nước có hàm lượng cặn quá cao (trên 2.500 mg/l) thì phải xây dựng thêm công trình xử lý sơ bộ trước hệ thống cấp nước nói trên... 1.1.3. Phân loại hệ thống cấp nước 16 HÖ thèng cÊp n­íc Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hệ thống cấp nước có thể được phân loại theo: đối tượng phục vụ, chức năng phục vụ, phương pháp sử dụng nguồn cung cấp nước, phương pháp vận chuyển nước, phương pháp chữa cháy và phạm vi phục vụ. Có thể chia hệ thống cấp nước ra các loại như sau: 1. Theo đối tượng phục vụ - Hệ thống cấp nước dân cư, bao gồm hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, nông thôn,... - Hệ thống cấp nước công nghiệp, bao gồm hệ thống cung cấp nước cho các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất,... - Hệ thống cấp nước nông nghiệp, bao gồm hệ thống cấp nước cho chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp,… - Hệ thống cấp nước đường sắt, chủ yếu để cung cấp nước cho các đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước và nước phục vụ hành khách đi tàu. 2. Theo chức năng phục vụ - Hệ thống cấp nước ăn uống sinh hoạt: dùng để cung cấp nước cho các khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt. - Hệ thống cấp nước sản xuất: dùng để cung cấp nước cho các dây chuyền công nghệ sản xuất trong các nhà máy. - Hệ thống cấp nước chữa cháy: dùng để cung cấp lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy khi có vụ cháy xảy ra. - Hệ thống cấp nước kết hợp: là sự kết hợp của hai hay nhiều hệ thống riêng biệt thành một hệ thống chung. Ví dụ, hệ thống cấp nước kết hợp giữa ăn uống, sinh hoạt và chữa cháy, hoặc có thể kết hợp cả ba chức năng phục vụ vào một hệ thống cấp nước. 3. Theo phương pháp sử dụng - Hệ thống cấp nước chảy thẳng: nước chỉ cấp cho một mục đích sử dụng nào đó, sau đó thải vào mạng lưới thoát nước đô thị. Thông thường hệ thống cấp nước sinh hoạt là hệ thống cấp nước chảy thẳng. - Hệ thống cấp nước tuần hoàn: thông thường được áp dụng trong công nghiệp. Nước đã sử dụng cho một mục đích nào đó, được đưa đến trạm xử lý, đồng thời bổ sung thêm một lượng nước mới do sử dụng bị thất thoát. Sau khi xử lý, nước lại đưa quay trở lại phục vụ cho mục đích sử dụng. - Hệ thống cấp nước tái sử dụng: chủ yếu được áp dụng trong công nghiệp. Nước đượcsử dụng cho một mục đích nào đó (ví dụ như làm nguội máy móc, sản phẩm) vẫn còn sạch, chỉ có nhiệt độ tăng, sẽ được đưa vào sử dụng cho mục đích khác phù hợp (như rửa đồ hộp, chai lọ, rửa sàn...). 4. Theo nguồn cung cấp nước - Hệ thống cấp nước lấy nước mặt: như sông, hồ, đập, suối, kênh... Ch­¬ng 1 - hÖ thèng ph©n phèi n­íc vµ thiÕt bÞ 17 - Hệ thống cấp nước lấy nước ngầm: có thể là nước ngầm mạch nông hay sâu. 5. Theo phương pháp vận chuyển nước - Hệ thống cấp nước có áp: có máy bơm bơm nước vận chuyển trong đường ống có áp. Loại này rất phổ biến. - Hệ thống cấp nước tự chảy: lợi dụng địa hình, cho nước tự chảy trong ống hoặc máng. Tự chảy có thể là tự chảy có áp nếu là chảy đầy ống và tự chảy không áp, thường là chảy trong máng hở. 6. Theo phương pháp chữa cháy - Hệ thống cấp nước có hệ thống chữa cháy áp suất cao: có áp suất tự do cần thiết của vòi phun chữa cháy đặt tại điểm cao nhất ở ngôi nhà cao nhất không nhỏ hơn 10 m với lưu lượng tính toán của vòi là 5 l/s. - Hệ thống cấp nước có hệ thống chữa cháy áp suất thấp: có áp suất tự do trên mạng lưới cấp nước chữa cháy không được nhỏ hơn 10 m tính từ mặt đất. 7. Theo phạm vi phục vụ - Hệ thống cấp nước bên ngoài gồm hệ thống cấp nước đô thị, hệ thống cấp nước công nghiệp... - Hệ thống cấp nước cho các khu dân cư nhỏ (tiểu khu) nằm trong đô thị. - Hệ thống cấp nước trong nhà. 1.1.4. Tiêu chuẩn, chế độ dùng nước và quy mô công suất của trạm cấp nước 1. Tiêu chuẩn dùng nước Tiêu chuẩn dùng nước là thông số rất cơ bản khi thiết kế hệ thống cấp nước. Nó dùng để xác định quy mô hay công suất cấp nước cho đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, xí nghiệp. Tiêu chuẩn dùng nước có nhiều loại: tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của người dân, tiêu chuẩn nước sinh hoạt của công nhân trong khi làm việc, tiêu chuẩn tắm của công nhân trong phân xưởng nóng và phân xưởng bình thường sau khi tan ca, tiêu chuẩn nước sản xuất, chữa cháy, nước tưới, v.v... Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ trang bị kỹ thuật vệ sinh bên trong nhà của dân cư, điều kiện khí hậu địa phương, điều kiện kinh tế của khu vực, phong tục tập quán, v.v... Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy phụ thuộc vào quy mô dân số của đô thị, mức độ chịu lửa cũng như khối tích của nhà, v.v... Tiêu chuẩn dùng nước sản xuất phụ thuộc vào loại sản phẩm của sản xuất và tính chất của dây chuyền công nghệ sản xuất. Tiêu chuẩn này rất khác nhau đối với các xí nghiệp công nghiệp hoặc các phân xưởng khác nhau... Do lượng nước tiêu thụ tính theo đầu người khác nhau và thay đổi theo mùa (chẳng hạn, mùa hè dùng nhiều hơn mùa đông) cho nên khi thiết kế hệ thống cấp nước người ta thường dùng tiêu chuẩn dùng nước tính toán để xác định công suất cấp nước. 18 HÖ thèng cÊp n­íc Tiêu chuẩn dùng nước tính toán là lượng nước tiêu thụ trung bình của một người trong một ngày đêm của ngày dùng nước lớn nhất so với các ngày khác trong năm. Chế độ dùng nước biểu thị lượng nước sử dụng thay đổi theo thời gian. Để biểu thị sự dùng nước không đều giữa các ngày trong năm người ta đưa khái niệm hệ số không điều hòa ngày Kng. Tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ của ngày dùng nước lớn nhất và nhỏ nhất so với ngày dùng nước trung bình trong năm được gọi là hệ số không điều hoà ngày lớn nhất Kng max và hệ số không điều hoà ngày nhỏ nhất Kng min . Thông thường Kng max dao động trong khoảng 1,3÷1,4. Lượng nước tiêu thụ từng giờ trong ngày đêm cũng rất khác nhau (ban ngày vào giờ cao điểm tiêu thụ nhiều, ban đêm tiêu thụ ít...). Do đó, người ta còn đưa ra khái niệm hệ số không điều hòa giờ K h . Tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ của giờ dùng nước lớn nhất và nhỏ nhất so với giờ dùng nước trung bình trong ngày đêm được gọi là hệ số không điều hoà giờ lớn nhất K hmax và hệ số không điều hoà giờ nhỏ nhất K hmin . Hệ số K hmax thường dao động trong khoảng 1,3 ÷1,7 tùy thuộc vào quy mô thành phố. Thành phố có hệ số K h max nhỏ thì chế độ dùng nước khá điều hòa và ngược lại. Khi lập bảng thống kê lưu lượng nước cho một thành phố có thể tham khảo số liệu thống kê về chế độ tiêu thụ nước của một khu dân cư có điều kiện tương đương với khu vực tính toán. Tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ của giờ dùng nước lớn nhất trong ngày dùng nước lớn nhất so với giờ dùng nước trung bình trong ngày dùng nước trung bình được gọi là hệ số không điều hoà chung K c (K c =K ng max K h max ). Theo TCXD 33:1985, tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho các khu dân cư đô thị xác định theo bảng 1.1. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt và hệ số K h max cho các khu dân cư đô thị Mức độ tiện nghi của nhà ở trong các khu dân cư đô thị Tiêu chuẩn dùng nước ngày trung bình, l/ng/ngđ K hmax 1. Nhà không trang thiết bị vệ sinh, lấy nước ở vòi công cộng 40÷60 2,5÷2,0 2. Nhà chỉ có vòi nước, không có thiết bị vệ sinh khác 80÷100 2,0÷1,8 3. Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong nhưng không có thiết bị tắm 120÷150 1,8÷1,5 4. Như trên, có thiết bị tắm hoa sen 150÷200 1,7÷1,4 5. Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong có bồn tắm và có cấp nước nóng cục bộ 200÷300 1,5÷1,3 Ghi chú: - Hệ số không điều hòa K ngmax = 1,3 ÷1,4 - Tiêu chuẩn dùng nước bao gồm cả lượng nước công cộng trong các khu nhà ở. 19 Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân sản xuất tại xí nghiệp thường được xác định qua điều tra ở các xí nghiệp tương tự, hoặc có thể tạm lấy theo bảng 1.2. Ch­¬ng 1 - hÖ thèng ph©n phèi n­íc vµ thiÕt bÞ Bảng 1.2. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt và hệ số không điều hòa trong các xí nghiệp công nghiệp Loại phân xưởng Tiêu chuẩn dùng nước l/ng/ca K hmax 1. Phân xưởng nóng toả nhiệt hơn 20kcal/m2/h 35 2,5 2. Các phân xưởng bình thường khác 25 3,0 Ghi chú: - Lượng nước tắm cho công nhân sau giờ làm việc có thể lấy là: + 40 lít cho một lần tắm đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng bình thường. + 60 lít cho một lần tắm đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng. - Tỷ lệ số công nhân tắm trong các phân xưởng tùy thuộc vào loại sản xuất, tính chất của công việc, có thể tham khảo số liệu của chuyên gia công nghệ và các số liệu điều tra thực tế của các phân xưởng tương tự. - Thời gian tắm sau mỗi ca sản xuất thường kéo dài 45 phút với lưu lượng nước tính toán cho mỗi hương sen sơ bộ tính là 500 l/h. Theo TCVN 2622:1995, tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy cho các khu dân cư theo số đám cháy đồng thời, lấy theo bảng 1.3. Bảng 1.3. Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy cho các khu dân cư theo số đám cháy đồng thời Số dân (× 1000) Số đám cháy đồng thời Lưu lượng cho một đám cháy, l/s Nhà hai tầng với bậc chịu lửa I, II, III IV Nhà hỗn hợp các tầng, không phụ thuộc bậc chịu lửa Nhà ba tầng, không phụ thuộc bậc chịu lửa Đến 5 1 5 5 10 10 25 2 10 10 15 15 50 2 15 20 25 25 100 2 20 25 35 35 200 3 - - 40 40 300 3 - - 55 55 400 3 - - 70 70 500 3 - - 80 80 Tiêu chuẩn dùng nước tưới đường có thể lấy 0,5÷1,0 l/m2/ngđ. 20 HÖ thèng cÊp n­íc Tiêu chuẩn dùng nước sản xuất lấy theo yêu cầu của từng loại hình sản xuất, có thể tham khảo các bảng lập theo kinh nghiệm hoặc tham khảo số liệu từ bản thiết kế dây chuyền công nghệ. Chế độ dùng nước là số liệu rất quan trọng khi thiết kế một hệ thống cấp nước. Nó được dùng để lựa chọn chế độ làm việc của trạm bơm cũng như để xác định dung tích các bể chứa, đài nước. Chế độ dùng nước thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế độ làm việc, nghỉ ngơi của con người, chế độ hoạt động của nhà máy... và được xác định trên cơ sở phân tích số liệu điều tra thống kê thực tế các hệ thống cấp nước đã có và được trình bày bằng bảng sắp xếp lượng nước tiêu thụ theo từng giờ trong ngày đêm (gọi là biểu đồ dùng nước) như giới thiệu ở hình 1.3. 2. Lưu lượng tính toán, công suất trạm cấp nước a) Lưu lượng nước cho các khu dân cư Lưu lượng nước cho các khu dân cư được tính toán theo các công thức sau: q tb .N , m3/ngđ 1000 Q DC tb.ng® = = Q DC max ng® (1.2) Q DC Q DC max ng® tb ng® = K max h K c , m3/h 24 24 (1.3) Q DC max h .1000 , //s 3600 (1.4) = Q DC max h Q DC max s = q tb .N q.N , m3/ngđ = K ng max 1000 1000 (1.1) trong đó: Q DC tb ng® - lưu lượng tính toán trung bình ngày (l/ng/ngđ); DC DC Q DC max ng® , Q max h , Q max s - lần lượt là lưu lượng tính toán lớn nhất ngày, giờ, giây; q tb - tiêu chuẩn dùng nước trung bình (l/ng/ngđ); q - tiêu chuẩn dùng nước tính toán ngày dùng lớn nhất (l/ng/ngđ); N - số người được cấp nước (ng). b) Lưu lượng nước rửa đường, tưới cây Lưu lượng nước rửa đường, tưới cây được xác định theo công thức: = Q t ng® Qt h= 10000.q t .Ft = 10.q t .Ft , m3/ngđ 1000 Q t ng® T , m3/h (1.5) (1.6) Ch­¬ng 1 - hÖ thèng ph©n phèi n­íc vµ thiÕt bÞ 21 trong đó: Q t ngđ - lưu lượng nước rửa đường, tưới cây ngày đêm(m3/ngđ); Q t h - lưu lượng nước tưới đường, tưới cây giờ (m3/h); q t - tiêu chuẩn nước tưới đường, tưới cây (l/m2ngđ); F t - diện tích cần tưới (ha); T - thời gian tưới trong một ngày đêm (h). Thông thường, tưới đường bằng máy từ 8 giờ đến 16 giờ; tưới cây, hoa, thảm cỏ... bằng tay từ 5 giờ đến 8 giờ và 16 giờ đến 19 giờ hàng ngày. c) Lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân Lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân khi làm việc tại nhà máy xác định theo công thức: CN Qsh ng® = q n N1 + q l N 2 , m3/ngđ 1000 (1.7) CN Qsh ca = q n N3 + ql N 4 , m3/ca 1000 (1.8) CN Qsh h = CN Qsh ca , m3/h To (1.9) trong đó: CN CN CN Qsh ng® , Q sh ca , Q sh h - lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân trong một ngày đêm, một ca, một giờ; q n , q l - tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân phân xưởng nóng và lạnh (l/ng/ca); N1, N2 - số công nhân phân xưởng nóng và lạnh của nhà máy; N 3 , N 4 - số công nhân phân xưởng nóng và lạnh trong từng ca; T o - số giờ làm việc trong một ca. d) Lưu lượng nước tắm của công nhân Lưu lượng nước tắm của công nhân tại xí nghiệp xác định theo công thức: Q CN t¾m ca = 60N n + 40N l , m3/ngđ 1000 (1.10)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan