Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh khánh hòa (2000 2020)...

Tài liệu Giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh khánh hòa (2000 2020)

.PDF
124
1
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN VÕ HẠNH QUỲNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH KHÁNH HÒA (2000 – 2020) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra luận văn còn có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trƣớc và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. Quy Nhơn, ngày 26 tháng 08 năm 2022. Tác giả luận văn Nguyễn Võ Hạnh Quỳnh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 6 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7 7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 8 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA TRƢỚC NĂM 2000 ................................................... 9 1.1. Khái quát về tỉnh Khánh Hòa.................................................................. 9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 9 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cƣ .................................................... 12 1.1.3. Truyền thống văn hóa - giáo dục tỉnh Khánh Hòa ......................... 16 1.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa trƣớc năm 2000 ...................................................................................................... 22 1.2.1. Giáo dục THPT Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm 1986 .............. 22 1.2.2. Giáo dục THPT Khánh Hòa từ năm 1986 đến năm 2000 .............. 24 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 26 Chƣơng 2. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 ......................................................................... 28 2.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh Khánh Hòa đối với giáo dục (2000 – 2010) ................................................................................ 28 2.1.1. Bối cảnh đất nƣớc và Khánh Hòa trong thập niên đầu thế kỉ XXI. 28 2.1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ Khánh Hòa về GD-ĐT (2000 – 2010).......................................................................... 29 2.2. Giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 đến năm 2010 ...................................................................................................... 35 2.2.1. Quy mô học sinh ............................................................................. 35 2.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ....................................................... 37 2.2.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD THPT Khánh Hòa (2000 – 2010) ............................................................................................ 41 2.2.4. Chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giáo dục ................................... 50 2.2.5. Xây dựng môi trƣờng giáo dục ....................................................... 64 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 71 Chƣơng 3. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................... 73 3.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển giáo dục của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2011- 2020 .......................................... 73 3.1.1. Chủ trƣơng phát triển giáo dục của Trung ƣơng Đảng................... 73 3.1.2. Chủ trƣơng phát triển giáo dục tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020 ....77 3.2. Sự phát triển của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011 đến năm 2020 ...................................................................................... 79 3.2.1. Quy mô học sinh ............................................................................. 79 3.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ....................................................... 80 3.2.3. Đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý ............................................. 83 3.2.4. Chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giáo dục ................................... 86 3.2.5. Xây dựng môi trƣờng giáo dục ....................................................... 94 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BC CB CBQL CNTT CNH-HĐH DL DTNT GD GD-ĐT GV HS TDTT THCS THPT UBND XHHGD Bán công Cán bộ Cán bộ quản lí Công nghệ thông tin Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Dân lập Dân tộc nội trú Giáo dục Giáo dục – đào tạo Giáo viên Học sinh Thể dục thể thao Trung học cơ sở Trung học phổ thông Ủy ban nhân dân Xã hội hóa giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Thống kê số trƣờng, lớp, giáo viên, học sinh ở Khánh Hòa 23 1.2 Thống kê số HS THPT qua các năm học 25 2.1 Quy mô HS THPT từ 2000 – 2010 35 2.2 38 2.6 Tình hình phát triển trƣờng lớp giai đoạn 2000 – 2010 Số lƣợng và tỷ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn (2000 – 2010) Tỷ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS THPT từ 2000 – 2010 Tỷ lệ HS THPT bỏ học qua các năm học giai đoạn 2000 – 2010 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT giai đoạn 2000 – 2010 2.7 Hiệu quả đào tạo giai đoạn 2000 – 2010 58 2.8 Số HS THPT học nghề giai đoạn 2000 – 2010 62 3.1 Quy mô phát triển HS THPT từ 2011 – 2020 79 3.2 Tình hình phát triển trƣờng lớp giai đoạn 2011 – 2020 81 3.3 83 3.6 Số lƣợng và tỷ lệ GV THPT đạt chuẩn (2011 – 2020) Tỷ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS THPT từ 2011 – 2020 Tỷ lệ HS THPT bỏ học qua các năm giai đoạn 2011 – 2020 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT giai đoạn 2011 – 2020 3.7 Số HS THPT học nghề giai đoạn 2011 – 2020 92 2.3 2.4 2.5 3.4 3.5 42 53 54 55 86 88 89 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Giáo dục là hoạt động có chủ đích của con ngƣời và là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của môi trƣờng xã hội nhằm phát triển toàn diện con ngƣời, trang bị cho con ngƣời những kiến thức và kỹ năng cơ bản để họ sẵn sàng bƣớc vào cuộc sống. Do vậy có thể nói giáo dục là một phạm trù luôn luôn có tính phổ biến, phát triển liên tục. Giáo dục là một trong những động lực để thúc đẩy sản xuất và phát triển xã hội. Bên cạnh đó giáo dục lại mang tính lịch sử. Chính vì vậy, giáo dục luôn luôn vận động và phát triển theo các giai đoạn lịch sử của xã hội. 1.2. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. Truyền thống đó đã hun đúc nên những nét đẹp về văn hiến Việt Nam và đƣợc nhân lên trong thời đại mới. Những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua kể từ khi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (1945) đến nay là hết sức to lớn. Nó là cơ sở, là điều kiện để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nƣớc ta đang trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Muốn đạt đƣợc mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải phát triển nền đại công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn thực hiện đƣợc điều này, tất yếu phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Giáo dục – đào tạo là phƣơng tiện có hiệu lực đáp ứng yêu cầu này, thủ tiêu sự khác biệt căn bản giữa lao động trí óc và lao động chân tay, góp phần nâng cao năng suất lao động và xậy dựng thái độ lao động sáng tạo, đƣa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nƣớc ta trở thành hiện thực. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chế độ xã hội mà nhân dân ta đã chọn là mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ ngƣời lao động mới, đầy đủ tài năng, phấm chất và bản lĩnh để đƣa đất nƣớc tiến kịp trào lƣu thế giới, không thể thiết kế chiến 2 lƣợc con ngƣời, nếu không đặt giáo dục đúng vào vị trí của nó trong đời sống hiện đại. 1.3. Khánh Hòa là một tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng ở khu vực Nam Trung Bộ. Tỉnh Khánh Hòa đã và đang đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những tiềm năng mà thiên nhiên ƣu đãi. Nhân dân có truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020, giáo dục và đào tạo Khánh Hòa đã trở thành một bộ phận quan trọng gắn kết và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, xây dựng xã hội mới của cả nƣớc. Do đó, việc nghiên cứu về giáo dục Khánh Hòa nói chung, giáo dục Trung học phổ thông nói riêng trong giai đoạn từ 2000 đến 2020 là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi giáo dục Trung học phổ thông đóng vai trò định hƣớng, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ đƣợc chuẩn bị nghề nghiệp, tâm thế lao động, phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, kiến thức kỹ thuật, kỹ năng lao động để có khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế ngay sau khi tốt nghiệp ra trƣờng đảm bảo cuộc sống cá nhân và cống hiến cho xã hội. Hơn nữa, bậc Trung học phổ thông chính là tiền đề cho các em có thể học cao lên ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp để trở thành ngƣời lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy, chất lƣợng của giáo dục Trung học phổ thông sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lƣợng của nguồn lực lao động. Giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020 đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục. Qua nghiên cứu giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đƣa ra những giải pháp cho quá trình phát triển 3 giáo dục Trung học phổ thông ở giai đoạn sau nhằm góp phần vào sự nghiệp giáo dục – đào tạo cho tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nƣớc nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Khánh Hòa (2000 – 2020)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu có đề cập đến giáo dục nói chung ở Việt Nam Cuốn “45 năm phát triển Giáo dục Việt Nam” của GS.VS. Phạm Minh Hạc, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội (1990) đã đề cập đến sự phát triển của Giáo dục Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 1990. Cuốn “Việt Nam, đất nƣớc, con ngƣời”, nhà xuất bản Quốc gia (2010) trong đó có bài viết “Sáu mƣơi lăm năm nền giáo dục nhân dân (1945 – 2010)” của GS.VS. Phạm Minh Hạc đã mở rộng thêm về Giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế. Tác giả Nguyễn Thế Long với công trình nghiên cứu “Đổi mới tƣ duy phát triển Giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng”, nhà xuất bản Lao động (2006) đề cập đến các loại hình Giáo dục trong nền kinh tế thị trƣờng. 2.2. Các công trình nghiên cứu của địa phương có đề cập đến Giáo dục Tìm hiểu về giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa là một đề tài mới. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về đề tài này không nhiều, thƣờng các tác giả chỉ phác họa vài nét về giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa khi đề cập đến giáo dục - đào tạo nói chung của tỉnh, cụ thể có các công trình nghiên cứu sau: Cuốn “Địa chí Khánh Hòa” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp đã trình bày một cách có hệ thống các lĩnh vực nhƣ địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh...của tỉnh Khánh Hòa. Cuốn sách đã đề cập một cách khái quát nhất đến lĩnh vực giáo dục của tỉnh Khánh Hòa qua 4 từng thời kỳ lịch sử từ thời kỳ phong kiến đến nay. Cuốn “Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa Khánh Hòa 350 năm” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2003 cũng đã đề cập sơ lƣợc đến giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa”, tập 2 (1975 – 2005) đƣợc xuất bản năm 2001 đã đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Khánh Hòa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng. Về lĩnh vực giáo dục, cuốn sách có đề cập đến quá trình phát triển giáo dục trong suốt 30 năm (1975 – 2005) trên những nét khái quát nhất: về số lƣợng học sinh, số lƣợng trƣờng lớp, giáo viên, thành tự và hạn chế của giáo dục Khánh Hòa giai đoạn này. Luận văn thạc sĩ đề tài “Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Trần Thanh Quyết (2014) đã nghiên cứu thực trạng dạy học lịch sử và đƣa ra các biện pháp giáo dục cho học sinh về vấn đề biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa. Công trình nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục tỉnh Khánh Hòa” của tác Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hƣờng (chủ nhiệm) vào năm 2006 đã nghiên cứu về thực trạng xã hội hóa công tác giáo dục và đƣa ra biện pháp để tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. “Báo cáo tổng kết” từ năm học 2000 – 2001 đến năm học 2019 – 2020. Trong các báo cáo tổng kết hằng năm này Sở giáo dục – đào tạo đã nêu lên những kết quả đạt đƣợc và những mặt tồn tại, hạn chế của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông nói chung. Giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa đƣợc nhắc đến với những thành tựu cũng nhƣ hạn chế theo từng năm thông qua những số liệu thống kê cụ thể. Bên cạnh đó, có nhiều bài báo đăng trên báo Khánh Hòa, báo điện tử,… 5 đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa nhƣ: Năm học 2014 – 2015, tiếp tục đổi mới công tác giáo dục (khanhhoa.gov.vn); Chỉ số hài lòng của ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa năm 2018 là 79,06%, tăng hơn năm 2017 (ktv.org.vn);... Nhìn chung các công trình nêu trên ít nhiều có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa trong giai đoạn 2000 – 2020, đây là nguồn tài liệu quý, giúp chúng tôi tiếp thu, kế thừa và sử dụng trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài luận văn.Cho đến nay, chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa từ năm 2000 đến năm 2020 một cách toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa trên tất cả các mặt từ năm 2000 cho đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài xác định đối tƣợng nghiên cứu là giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 đến năm 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về quy mô: đề tài nghiên cứu toàn diện về giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa trên các mặt: quy mô trƣờng, lớp và học sinh; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; chất lƣợng giáo dục. Về mặt không gian: đề tài tìm hiểu về giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài từ năm 2000 đến năm 2020. Tuy nhiên luận văn vẫn dành một phần để khái quát về tình hình giáo dục Khánh Hòa trong đó có giáo dục Trung học phổ thông trƣớc năm 2000 nhằm tạo một cái nhìn liên tục về quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa. 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm khôi phục lại quá trình phát triển; với những thành tựu, hạn chế của giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 đến năm 2020. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của giáo dục Trung học phổ thông của địa phƣơng trong giai đoạn tiếp theo. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau đây: Một là, tìm hiểu về thực trạng giáo dục Trung học phổ thông tình Khánh Hòa trƣớc năm 2000. Hai là, trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập đƣợc, tiến hành khôi phục lại quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa từ 2000 – 2020 về quy mô trƣờng lớp, học sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, quản lý, chất lƣợng đào tạo, môi trƣờng giáo dục. Ba là, phân tích nhũng thành tựu, hạn chế của giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2020. Bốn là, rút ra một số nhận xét bƣớc đầu về giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2020. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên các nguồn tài liệu chúng tôi đã sử dụng để minh chứng và làm sáng tỏ những vấn đề về giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa từ năm 2000 đến năm 2020. Các nguồn tƣ liệu sau: - Các tài liệu về chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng. - Nghị quyết của Đảng Bộ tỉnh Khánh Hòa về triển khai, thực hiện chủ 7 trƣơng của Trung ƣơng Đảng về GD-ĐT. - Các công trình nghiên cứu của các tác giả về giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng. - Tài liệu lƣu trữ của Sở GD-ĐT Khánh Hòa về quy mô trƣờng lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, chất lƣợng giáo dục qua báo cáo tổng kết năm học giai đoạn từ năm 2000 – 2020. - Tài liệu khảo sát, thực địa, điền dã của tác giả trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đó là những nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi khôi phục toàn diện, có hệ thống về giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Khánh Hòa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề giáo dục. Để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra, tác giả kết hợp phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic đƣợc coi là phƣơng pháp chủ đạo trong nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phƣơng pháp định lƣợng toán học; phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phƣơng pháp khảo sát điền dã…, để làm sáng tỏ sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa qua từng giai đoạn lịch sử từ năm 2000 – 2020. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn khôi phục lại quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 – 2020 một cách có hệ thống và toàn diện. - Luận văn phân tích, đánh giá những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế tồn tại của giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa qua hai giai đoạn 2000 – 2010 và 2011 – 2020. 8 - Luận văn rút ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm và đƣa ra một số giải pháp về giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa giai đoạn tiếp theo. - Luận văn góp phần bổ sung nguồn tƣ liệu cho việc nghiên cứu Lịch sử giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa trƣớc năm 2000. Chƣơng 2: Giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa từ năm 2000 đến năm 2010. Chƣơng 3: Giáo dục Trung học phổ thông Khánh Hòa từ năm 2011 đên năm 2020. 9 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA TRƢỚC NĂM 2000 1.1. Khái quát về tỉnh Khánh Hòa 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Khánh Hòa là một trong 13 tỉnh của thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam, nằm ở phía nam của khu vực. Về vị trí địa lý: phía Bắc tỉnh Khánh Hòa giáp với tỉnh Phú Yên, có điểm cực Bắc ở vĩ độ 12052'15'' vĩ độ bắc; phía Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, có điểm cực nam ở vĩ độ 11042' 50'' vĩ độ Bắc; phía Tây giáp hai tỉnh Đăk Lắk và Lâm Đồng, có điểm cực tây ở kinh độ 108040’33'' kinh độ Đông và phía Đông giáp với Biển Đông, có điểm cực đông ở kinh độ 109027’55'' kinh độ Đông, tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tỉnh Khánh Hòa có chiều dài theo hƣớng Bắc - Nam khoảng 160km; có chiều rộng từ Tây sang Đông với nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất khoảng 1 - 2km ở phía Bắc và 10 - 15km ở phía Nam, có hình thể thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển, có diện tích tự nhiên khoảng 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), thuộc vào loại tỉnh có diện tích trung bình của đất nƣớc. Có vùng biển rộng gấp, chiều dài bờ biển khoảng 385km, với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trƣờng Sa. Ngoài khơi, cách vịnh Cam Ranh khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý là quần đảo Trƣờng Sa, có tọa độ địa lý khoảng từ 6030’ đến 12000 độ vĩ Bắc, 111000 đến 117020’ độ kinh Đông; gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nƣớc ta; đƣợc chia thành tám 10 cụm đảo là: Trƣờng Sa, Sinh Tồn, Song Tử, Thị Tứ, Thám Hiểm, Loại Ta, Nam Yết và Bình Nguyên. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 443km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung 532km về phía Bắc. Tỉnh nằm giữa trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không của cả nƣớc và khu vực Đông Nam Á. Về mặt địa hình, Khánh Hòa có đủ các vùng thƣợng du trùng điệp núi non, trung du với gò đồi và thung lũng nối tiếp, xen kẽ nhau, đồng bằng và vùng cồn cát ven biển. Ở phía Tây, rừng núi và đồi gò chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh, trong đó có 243.854,45 ha rừng với nhiều loại gỗ quý và lâm sản có giá trị; đồi núi Khánh Hòa tuy hiếm có những đỉnh núi cao chót vót, phần lớn dƣới 1.000m nhƣng do nằm ở phần cuối phía cực Nam của dãy Trƣờng Sơn nên địa hình núi khá đa dạng. Ở phía Bắc và Tây Bắc có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu (hơn 1000m) trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hƣớng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thƣờng có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, sự kiện của địa phƣơng. Đến phía nam và tây nam có một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1.500 m đến trên 2.000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2.062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, Thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã đƣợc hình thành từ rất sớm, là một bộ 11 phận thuộc rìa phía Đông - Nam của địa khối cổ Kom Tom, đƣợc nổi lên khỏi mặt nƣớc biển từ đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Ở đại trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản In-đô-xi và Ki-mê-ri có ảnh hƣởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá Granit, Riônit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Đá Granit và Riônit, Đaxit có nguồn gốc Mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu hình thành nên cấu tạo địa chất của tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Vùng đồng bằng của tỉnh chủ yếu tập trung ở phía Đông, với hai đồng bằng lớn đó là đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái có diện tích 135 km² và đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lƣợng diện tích canh tác nhỏ ở vùng Thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Trƣớc đây, do phƣơng thức canh tác lạc hậu, lại trải qua nhiều thập niên chiến tranh tàn phá nên nhiều nơi trở thành đất bạc màu, năng suất cây trồng thấp; từ sau ngày giải phóng đến nay, công tác thủy lợi và thâm canh, cải tạo đất đƣợc chú ý, do đó hiệu quả năng suất cây trồng và hoa lợi đem lại tƣơng đối cao. Dọc theo duyên hải là những cồn cát, bãi cát trắng, phía bên trong những dãi cồn rộng lớn này bao giờ cũng có những đầm hồ, vịnh biển dài và hẹp, nguyên là di tích những vụng biển cũ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh có chiều dài 32 km, chiều rộng 16 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m, và thƣờng đƣợc xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt 12 nhất Đông Nam Á, trƣớc đây đƣợc sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhƣng về sau đƣợc chuyển thành cảng dân sự. Sông ngòi ngắn và dốc, Khánh Hòa có khoảng 40 con sông, tạo thành một mạng lƣới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây và chảy xuống biển phía Đông. Tuy nhiên, Khánh Hòa có con sông Tô Hạp lại bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn và chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngƣợc dòng về phía Tây. Về khí hậu, đặc điểm hoàn lƣu của Khánh Hòa cơ bản là hoàn lƣu gió mùa của một vùng gồm có núi và đồng bằng ven biển nằm trong khu vực nội chí tuyến. Các hoàn lƣu khí quyển là nhân tố ảnh hƣởng đến chế độ khí hậu của địa phƣơng. Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đƣợc chia thành 02 mùa mƣa, nắng rõ rệt; mùa mƣa ngắn, khoảng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dƣơng lịch, lƣợng mƣa thƣờng chiếm trên 50% lƣợng mƣa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình toàn vùng từ 240C đến 270C, độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 80%. Là một tỉnh ít xuất hiện các cơn bảo lớn, nhƣng do địa hình đồi dốc nên những cơn bão vừa và nhỏ gây ảnh hƣởng không ít đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư 1.1.2.1. Lịch sử địa lý, cơ cấu hành chính Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Dƣới triều Duy Tân, tỉnh Khánh Hòa chỉ còn 2 phủ: Diên Khánh, Ninh Hòa và 3 huyện: Cam Lâm, Vĩnh Xƣơng và Tân Định. Ngày 30/4/1924, vua Khải Định ra đạo dụ thành lập thị trấn Nha Trang là 13 tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Tại đây đóng các cơ quan cai trị của thực dân Pháp nhƣ: tòa công sứ, giám binh (tức chỉ huy quân sự) và một số cơ quan. Mùa thu năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Khánh Hòa thuộc về chính quyền cách mạng của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, chỉ hơn 2 tháng sau, thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Nha Trang, Vĩnh Xƣơng. Nhân dân Khánh Hòa buộc phải cầm súng chống thực dân Pháp (1945 - 1954) rồi đến chống Mỹ (1954 - 1975) ròng rã 30 năm. Trong suốt chặng đƣờng dài đó, địa lý hành chính các huyện của tỉnh Khánh Hòa từng lúc, từng nơi có những thay đổi để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng. Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng, hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa hợp nhất (11/1975) thành tỉnh Phú Khánh. Trƣớc yêu cầu đổi mới của đất nƣớc, nhằm tạo điều kiện phù hợp cho mỗi địa phƣơng có thể phát huy cao độ mọi tiềm năng của mình, ngày 1/7/1989, theo quyết định của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII (kỳ họp thứ năm) tỉnh Phú khánh đƣợc tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Về tổ chức hành chính hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có 2 thành phố là Nha Trang, Cam Ranh, 1 thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Vạn Ninh và huyện đảo Trƣờng Sa; tỉnh lỵ là thành phố Nha Trang 1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư Từ năm 1885, khi nƣớc ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp (1885 – 1945), rồi bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975), Khánh Hòa tiếp nhận nhiều nguồn dân cƣ ở các tỉnh phía Bắc vào làm ăn , cùng với việc bộ đội và cán bộ từ các tỉnh trong nƣớc đến chiến 14 đấu và công tác nên dân cƣ ngày càng đông đúc. Đặc biệt sau khi đất nƣớc thống nhất, dân số Khánh Hòa có sự tăng trƣởng mạnh. Nếu năm 1929 chỉ có 89.612 ngƣời, nhƣng đến năm 1975 có 630.948 ngƣời [2, tr.26], năm 1992 có 919.110 ngƣời, đến năm 1999 dân số Khánh Hòa là 1.036.282 ngƣời. Đến năm 2020, dân số Khánh Hòa có 1.231.107 ngƣời với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 ngƣời/km² [28, tr.31]. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Khánh Hòa luôn luôn vƣợt qua mọi khó khăn, gian khổ, đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội để tồn tại và phát triển. Vùng đất Khánh Hòa xƣa kia vốn hoang dã nay đã trở thành một vùng dân cƣ đông đúc. Bằng lao động cần cù và tinh thần bất khuất, họ đã từng bƣớc khai phá đất đai, xây dựng làng xóm, mở mang đời sống kinh tế, văn hóa của mình và không ngừng vƣơn lên theo đà phát triển của lịch sử. Thời Pháp thuộc, đời sống kinh tế - xã hội trƣớc đây rất cùng cực. Để vơ vét tài chính, thực dân Pháp đặt một loạt các loại thuế vô cùng nặng nề đối với nông dân nhƣ thuế thân, thuế điền thổ, thuế nhà, thuế rƣợu, thuế muối, thuế thuốc phiện, thuế môn bài, thuế chợ, thuế đò, thuế cƣ trú. Thuế thân đánh vào tráng đinh từ 18 đến 60 tuổi là loại thuế dã man nhất. Ở Trung kỳ trƣớc năm 1897 thuế thân là 0,5 đồng, sau tăng lên 2,5 đồng. Ngoài ra theo qui định của chính quyền thực dân phong kiến mỗi tráng đinh hàng năm phải đi phu 48 ngày. Thuế ruộng, trƣớc kia mỗi mẫu đóng 1 đồng, đến 1897 hạng nhất là 1,5 đồng, hạng nhì là 1,1 đồng [2, tr.33]. Về tình hình nông dân và sản xuất nông nghiệp, báo cáo của mật thám Pháp tại Nha Trang viết: “Không muốn làm giàu, dân Khánh Hòa gồm tuyệt đa số người có đời sống dễ chịu. Người ta gặp rất ít người giàu, những điền chủ với diện tích rộng lớn. Mọi người đều có và tương đối đủ đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống. Nhiều diện tích đã khai phá đang mở ra trước mắt đối với người nông dân. Thật sự chỉ có ba thung lũng: Nha Trang, Ninh Hòa và Giã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan