Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông...

Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

.PDF
23
11
70

Mô tả:

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, chứa đựng rất nhiều kỉ niệm, hoài bão, ước mơ. Nhưng, đó cũng là lứa tuổi mà những kĩ năng sống được bồi đắp, rèn luyện ở mức cao hơn tuổi trung học cơ sở, để rồi từ đó làm cơ sở nền tảng cho việc sống, học tập và làm việc sau khi rời mái trường THPT, để trở thành một công dân trưởng thành thực thụ. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 với nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho đất nước thì việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta phải dạy cho học trò những kĩ năng thiết yếu, những kĩ năng mềm để tiếp cận nhanh với thời cuộc, để tự tin năng động trong cuộc sống. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên chúng ta phải làm thể nào để nâng cao được kĩ năng sống cho học sinh của mình? Sau gần 20 năm làm công tác giảng dạy sinh học, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu để làm sao thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của người Thầy – vừa dạy chữ vừa dạy người. Đã có nhiều thế hệ học trò đi qua, tôi thấy có sự thay đổi khá nhiều trong lối sống của học sinh trung học phổ thông. Đặc biệt, lối sống ấy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của các em sau này. Vì thế, rất cần dạy kĩ năng sống cho các em trong trường học ở tất cả các lĩnh vực như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng xử lí tình huống trong tình bạn tình yêu, kĩ năng làm việc, thực hành.... Mặc dù trong chương trình giáo dục phổ thông đã có rất nhiều nội dung được lồng ghép, tích hợp trong các môn học như sinh học, giáo dục công dân...Nhưng tất cả các nội dung được lồng ghép đó còn rời rạc, chỉ dừng lại ở các bài học, các khía cạnh khác nhau. Trong lĩnh vực tình yêu thì nhiều giáo viên ngại, không dám nói thẳng. Các lĩnh vực khác thì chỉ mang tính hàn lâm, tính lí thuyết, nói suông, học không đi đôi với hành. Theo thời gian, thói quen này vô cùng tai hại đã dẫn tới biết bao nhiêu học trò rời mái trường THPT vào học đại học mà không tiếp cận được hướng nghiên cứu, làm việc mới. Tốt nghiệp đại học mà năng lực làm việc rất kém, bằng cấp có nhưng kĩ năng làm việc lại rất hạn chế. Hậu quả tất yếu là thất nghiệp hoặc không đáp ứng được nhu cầu xã hội về vị trí việc làm. Với tất cả những lí do đó, tôi đã chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông”. Điều đó không những giúp học sinh có nhiều kĩ năng sống để bảo vệ mình trong cuộc sống nói chung, trong tình yêu nói riêng, không những tạo ra những con người tự tin, năng động mà còn giúp giáo viên gần gũi và hiểu học sinh hơn để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của mình. 1 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm thấy được sự cần thiết phải dạy kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Từ đó, cung cấp cho các em những kiến thức, những kĩ năng ứng xử trong tình bạn, tình yêu, những kĩ năng thực hành, trải nghiệm.... để hướng các em tới lối sống trong sáng lành mạnh, năng động, tự tin đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông (lớp 10, 11 và 12). 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra giáo dục. - phương pháp vấn đáp gợi mở. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp thông kê, tổng hợp, so sánh. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm cho chúng ta thấy được: - sự cần thiết phải dạy kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông về nhiều lĩnh vực như kĩ năng sống trong tình yêu học trò, kĩ năng thực hành, kĩ năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống. Trong đó: + dạy kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò theo hình thức sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp là hiệu quả nhất. + học phải đi đôi với hành, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh để rèn năng lực làm việc, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và điều chỉnh mình để thích nghi với mọi hoàn cảnh sống. + Rèn luyện cho học sinh tính can đảm, dám đối mặt với thử thách, khó khăn trong cuộc sống và tìm cách vượt qua nghịch cảnh. - Đây là hướng đi mới trong nhà trường chưa có ai làm, các trường lân cận cũng chỉ làm mảng nhỏ riêng lẻ ( thường chỉ trong mảng tình bạn) mà ít trường gộp được giáo dục kĩ năng sống về nhiều lĩnh vực như trên. 6. Thời gian nghiên cứu. Đề tài thực hiện từ tháng 07 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019. 2 PHẦN II: NỘI DUNG. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong nhiều năm làm giáo dục, tôi thấy: - Thứ nhất, tuổi học sinh THPT là lứa tuổi dễ nảy sinh tình yêu. Lứa tuổi này các em thường chưa hiểu hết những thay đổi trong cơ thể, chưa có đủ kinh nghiệm và kĩ năng sống để xử lí các vấn đề nảy sinh trong tình cảm bạn bè và tình yêu, giới tính. Bố mẹ lại thường ít nói hoặc né tránh các vấn đề tế nhị. Nhưng nếu chúng ta càng giấu càng né tránh thì hậu quả khôn lường. Đã đến lúc chúng ta phải nói thẳng để bảo vệ con em, học trò mình. - Thứ hai, chúng ta thường ít tạo cơ hội cho học sinh thực hành ngay trên trường phổ thông với quy mô rộng ( nếu có chỉ là một số ít em học sinh tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật...), không phải là số đông.Tất cả những điều đó đều là lí thuyết sáo rỗng, kĩ năng sống không được trải nghiệm và rèn luyện nhiều, thiếu đi sự năng động và tự tin trong cuộc sống. Vì vậy, những Thầy Cô như chúng ta cần phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết làm bước đệm cho lúc rời ghế nhà trường các em có thể tự tin, năng động tiếp thu những kiến thức cao hơn ở bậc Đại học hoặc đủ tự tin để đi làm. Vậy, hướng tiếp cận những đối tượng này như thế nào, hướng giải quyết ra sao? Đây là một vấn đề mà giáo viên cần quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn: Ngày nay, do sự thay đổi chóng vánh của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, yêu cầu của xã hội về năng lực làm việc đã thay đổi, nhiều bạn trẻ đã biết yêu và đang yêu quá sớm. Yêu sớm nhưng lại thiếu hiểu biết về giới tính và tình dục nên đã để lại hậu quả khôn lường. Tỉ lệ nạo phá thai tăng nhanh và tuổi người mẹ ngày càng trẻ hóa trong đó rất nhiều em đang ở tuổi vị thành niên. Mặt khác, nhiều bạn trẻ không chú ý rèn luyện kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng thực hành, dẫn đến khi ra trường thiếu kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc. Vì thế, tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, học thạc sĩ....nhưng vẫn thất nghiệp hoặc làm việc không hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em chưa rèn luyện kĩ năng thực hành, chưa được cung cấp kiến thức về giới tính, tình dục. Cha mẹ ngại nói về chủ đề nhạy cảm này với con cái, thậm chí tránh nhắc đến vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy”. Trong trường học, việc dạy sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính mới chỉ được lồng ghép vào các môn học nhưng còn hình thức, theo “kiểu cưỡi ngựa xem hoa”[4]. Vì vậy, học đi đôi với hành, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, hoặc bổ trợ các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản cho các em là hết sức cần thiết và cần tiến hành ngay. Các em cần được trang bị nhiều kĩ năng 3 sống trong giao tiếp ứng xử, kĩ năng thực hành, kĩ năng sống trong tình yêu học trò....... sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng làm việc và chất lượng dân số trong tương lai. Trước tình hình thực tế đó, với bản thân là giáo viên sinh, tôi cảm thấy nếu chỉ dừng lại dạy học theo lí thuyết, không gắn trực tiếp lí thuyết với thực hành, hoặc chỉ dừng lại dạy học ở quy mô từng giờ dạy riêng lẻ, từng lớp học thì tôi thấy phạm vi giáo dục là quá nhỏ và không thể dạy học sinh có cái nhìn tổng thể và đa chiều cuộc sống, về cách làm việc, về tình bạn, tình yêu và giới tính. Sau khi nghiên cứu cùng với sự nhiệt huyết trong nghề, tôi cảm thấy cần phải dạy kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng thực hành, kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trung học phổ thông. Chỉ có thế mới có thể tạo ra những công dân tự tin và năng động, thích ứng được với mọi hoàn cảnh sống và bảo vệ được các em, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. 3. Giải pháp tổ chức thực hiện: Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài làm rõ được sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò, giáo dục kĩ năng thực hành, trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn của đa số học sinh. Qua đó để định hướng, uốn nắn và bảo vệ các em, giúp các em tự tin, năng động và thích nghi được với mọi hoàn cảnh sống để có cuộc sống tươi đẹp và an toàn nhất. 3.1 Kĩ năng sống là gì. Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và khả năng ứng phó tích cực [1] Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày… 3.2 Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT: 3.2.1 Kĩ năng sống trong tình yêu: 3.2.2.1 Tình yêu tuổi học trò là gì: Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu mà mỗi người ai cũng phải trải qua khi cắp sách đến trường [1]. Tình yêu ở lứa tuổi học trò có lẽ là đẹp nhất, bởi đây là lúc chỉ có ăn, học và yêu thôi . Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo khi yêu chắc chắn tình yêu tuổi học trò sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Vậy nên hay không nên yêu ở tuổi học trò là câu hỏi không chỉ học sinh quan tâm mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng muốn tìm kiếm câu trả lời….Nếu không được giáo dục và định hướng đúng cách, rất có thể khi yêu ở tuổi học trò sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường mà người chịu thiệt thòi vẫn là các em. 4 3.2.2.2 Tình yêu tuổi học trò được gì và mất gì? Nên hay không ? * Những cái được: - Tiến bộ hơn trong học tập Nếu như biết định hướng rõ ràng và thông minh khi yêu thì tình yêu ở thời điểm tuổi học trò có động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn trong học tập. Vì yêu nên bạn sẽ luôn có cảm giác cần cố gắng, hoặc có chút gì đó cạnh tranh để không muốn thua kém người ấy. Lúc này tình yêu thời học trò có tác dụng rất lớn giúp bạn và người ấy luôn trong trạng thái cùng cố gắng. - Luôn duy trì cảm giác hạnh phúc, lâng lâng Tình yêu tuổi học trò là thứ tình yêu trong sáng, lung linh và không toan tính nhất. Thời điểm này, cả hai đang ngập tràn trong cảm giác lâng lâng, chút ngọt ngào của tình yêu đầu đời. Chính cảm giác này giúp cả hai luôn cảm thấy phấn chấn hơn. Nếu xét ở góc độ tích cực thì điều này sẽ giúp bạn và người ấy luôn yêu đời, không dễ để tình yêu làm sao nhãng đến việc học. - Có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống Khi còn là học sinh, chắc hẳn ai cũng muốn có một người quan tâm giúp đỡ mình mỗi khi gặp khó khăn. Tình yêu tuổi học trò rất đẹp, không toan tính, không vụ lợi. Khi yêu cả hai có thể giúp đỡ nhau mọi thứ trong cuộc sống, từ việc học hành đến những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Ở thời điểm này, mọi sự quan tâm của đối phương đều giúp người còn lại cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn trong cuộc sống. * Những cái mất: - Sao nhãng việc học hành. Khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít, đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì còn lấy đâu thời gian dành cho việc học tập. - Thiếu kinh nghiệm cuộc sống. Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn. - Dễ để lại hậu quả về tình dục. Tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy 5 nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện đáng buồn. - Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ Sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh. Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi yêu. Như vậy, tình yêu tuổi học trò có cả cái được và cái mất, được rất ít nhưng mất lại rất nhiều. Tuy nhiên, tuổi trẻ giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, nhưng bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Chỉ cần tỉnh táo khi yêu, biết đặt việc học hành lên hàng đầu, chia sẻ những điều khó nói với bố mẹ, bổ sung kiến thức, hiểu biết về tình yêu, cuộc sống... thì chắc chắn bạn sẽ có một tình yêu ở tuổi học trò thật đẹp. 3.2.2.3 Những kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cần được rèn luyện: - Kĩ năng từ chối lời yêu, không tạo cơ hội cho bạn khác giới tỏ tình: Tuổi học trò THPT là lứa tuổi thường từ 16 – 18 tuổi. Lứa tuổi này nhiều em đã biết yêu nên tình yêu tuổi học trò không phải là hiếm. Thế nhưng, có những em học trò chưa muốn yêu vì muốn dành toàn tâm toàn ý cho việc học tập. trong những trường hợp này, làm thế nào để từ chối được lời yêu một cách có văn hóa nhất thì không phải em học sinh nào cũng làm được. Vì thế, cần dạy cho các em sự khéo léo, tế nhị trong vấn đề này. Sự nhạy bén trong suy nghĩ giúp chúng ta nhận diện ra bạn khác giới đang có ý định tán tỉnh mình. Nếu không muốn đón nhận tình yêu này thì tuyệt nhiên không cho bạn cơ hội thể hiện. Muốn vậy, không nên đi chơi riêng với nhau, không học nhóm khi chỉ có hai người…. Tất cả những điều đó giúp các em có thể hạn chế được những tình huống khó xử cho mình. - Kĩ năng giữ mình trong tình yêu: Tình cảm là tự nhiên, nếu nó đến mà các em không biết bảo vệ mình thì sẽ có nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy nên, cần phải dạy các em ít nhất những vấn đề tối thiểu như sau: Thứ nhất: không nên yêu ở tuổi học trò, nếu yêu thì không nên quan hệ tình dục và nếu quan hệ tình dục thì phải biết cách phòng tránh thai an toàn. Thứ hai: Hiểu biết về sự lây bệnh qua quan hệ tình dục để biết cách phòng tránh nó. Các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, giangmai, HIV – AIDS….[5] Thứ ba: hiểu biết về giới tính và các phương pháp phòng tránh thai. Phải biết được các biện pháp phòng tránh thai, những biện pháp nào là an toàn, 6 những biện pháp nào dễ gây hệ lụy không nên sử dụng. Những biện pháp như uống thuốc tránh thai hay triệt sản không nên sử dụng. Uống thuốc tránh thai nhiều có thể dẫn tới vô sinh. Triệt sản thì triệt vĩnh viễn sẽ không bao giờ sinh con được nữa.[6] Thứ tư: có quan niệm sống đúng đắn. Không nên quan niệm rằng đã yêu thì phải quan hệ tình dục. Quan niệm này dễ dẫn đến lối sống sai lệch cho các em. Các em có thể yêu nhưng không nên cho rằng đã yêu thì phải quan hệ tình dục. Sự thiếu hiểu biết về giới tính đặc biệt là thiếu hiểu biết trong quan hệ tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho các em. Thứ năm: biết đề phòng để bảo vệ mình. Phải biết được các biện pháp phòng các tình huống xấu khi đi học về, đặc biệt là đi về buổi tối, nơi vắng người… có thể dẫn đến quan hệ tình dục. Vì thế, khi đi học về những nơi vắng người nên đi theo nhóm để bảo vệ lẫn nhau. Hoặc có thể hạn chế đi đường vắng người, chọn hướng đi an toàn. 3.2.2 Kĩ năng thực hành: - là kĩ năng biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn, từ đó thực hành những quy trình, kiến thức mình học, tạo ra những sản phẩm mà quá trình dạy học muốn tạo ra. - khi thực hành, học sinh sẽ được trải nghiệm, phát huy óc sáng tạo, độc lập và tự chủ, kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm trước công việc của mình. - kĩ năng thực hành giúp học sinh tự tin, sáng tạo, ứng phó với cuộc sống, dám nghĩ dám làm, dám làm dám chịu. Có được kĩ năng này, học sinh chúng ta sẽ có cách giải quyết các tình huống khi gặp phải, đương đầu với những khó khăn, đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, chứ không phải như những con rùa rụt cổ trước cạm bẫy của cuộc sống. - Tùy theo kiến thức của từng môn học, bài học cụ thể mà giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức trên lớp để thực hành. Ví dụ: Các kĩ năng thực hành có thể rèn luyện cho học sinh như: + kĩ năng làm sữa chua: sữa chua giàu dinh dưỡng, thích hợp cho ngày hè, vừa ngon, bổ và rẻ. + kĩ năng muối chua hoa quả để phục vụ cuộc sống ( dưa, cà...). + kĩ năng làm si rô từ quả ( mơ, mận...) phục vụ giải khát trong ngày hè. + kĩ năng giâm, chiết, ghép trong nông nghiệp và lâm nghiệp. + kĩ năng làm bánh, kĩ năng kinh doanh.... 3.2.3 Kĩ năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống: Trong cuộc sống, nhiều học sinh khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì bế tắc, không tìm được hướng giải quyết, sinh ra nghĩ quẩn và làm liều. Điều này thực sự nguy hiểm vì tuổi các em còn bồng bột và nông nổi. Đôi khi các em 7 không ý thức được hậu quả của việc mình làm. Chỉ cần bị Cha mẹ hay Thầy cô trách mắng, các em cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống hay suy nghĩ nông cạn rồi làm liều. Chính chúng ta phải dạy cho học sinh kĩ năng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra những học trò can đảm, dũng cảm, dám chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em, hãy truyền cho các em hiểu rằng sự sống là vô giá, bằng bất cứ giá nào phải giữ lại sự sống cho mình và cho những người xung quanh. 3.3 Cách dạy kĩ năng sống cho học sinh THPT: Trong nhà trường, kĩ năng sống được dạy bằng nhiều cách và nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, ai dạy và dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải dễ. Sau nhiều năm làm công tác giáo dục và hơn một năm nghiên cứu về đề tài này tôi nhận thấy: Những người đảm nhận dạy: - Giáo viên chủ nhiệm: giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc dạy kĩ năng sống thông qua các tiết sinh hoạt lớp hay xử lí các tình huống xảy ra trong lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và hiểu rõ lớp mình nhất nên sẽ định hướng rõ nhất trong vấn đề tình yêu. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kĩ năng sống từ giáo viên chủ nhiệm chỉ nằm trong phạm vi nhỏ, phạm vi lớp mình chủ nhiệm. - Giáo viên bộ môn ( đặc biệt là giáo viên sinh): Các giáo viên bộ môn có thể dạy kĩ năng sống cho các em trong tiết học và môn học mình phụ trách. Trong đội ngũ giáo viên bộ môn thì giáo viên sinh là lực lượng nòng cốt và chủ yếu để dạy kĩ năng thực hành, kĩ năng sống trong tình yêu của các em. Bởi vì, dựa vào chuyên môn, giáo viên sinh dễ dàng cho học sinh thực hành các kiến thức như lên men, muối chua hoa quả...dễ chỉ ra được những cái được cái mất của tình yêu tuổi học trò kể cả vấn đề nhạy cảm tế nhị mà các giáo viên khác không tự tin nhắc tới. Vì thế, trong nhà trường giáo viên sinh nên chủ động cho học sinh hực hành, chủ động nói chuyện, tư vấn và định hướng cho các em trong tình yêu, giúp các em hiểu rõ về giới tính để bảo vệ mình trong cuộc sống. - Đoàn trường: Trong dịp các ngày lễ hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề. Đặc biệt, nếu dạy kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trung học phổ thông dưới hình thức sinh hoạt ngoại khóa thì cực kì hiệu quả. Các em sẽ có dịp giao lưu, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Tôi đã thành công mĩ mẵn trong buổi sinh hoạt ngoại khóa này khi buổi nói chuyện của mình được các đồng nghiệp, học sinh và nhân dân đồng tình ủng hộ. Buổi nói chuyện đã thu hút vài chục ngàn người xem và chia sẻ đi khắp nơi trên các trang mạng xã hội[7]. 8 - Các chuyên gia tâm lí tư vấn : Nhà trường có thể mời các chuyên gia tâm lí tư vấn đến để tư vấn, giải thích cho các em về kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò nói riêng. Ưu điểm của hình thức này là chuyên gia tâm lí có thể nói khoa học, giải thích bài bản nhẹ nhàng các kiến thức và tình huống cho các em. Nhưng nhược điểm là không nắm bắt được 1 số tình hình học sinh trong trường, nên sẽ khó kết hợp cùng học sinh được. Về phương pháp và hình thức dạy: Việc dạy kĩ năng sống cho các em có thể được thực hiện ngay trong từng tiết học qua sự lồng ghép các nội dung kiến thức liên quan, hoặc dạy qua tích hợp liên môn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi thực hành.... 4. Thực nghiệm: 4.1 Giáo dục kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh THPT Hoằng Hóa 2. Năm học 2017 -2018 tôi đã khá thành công trong việc nói chuyện với các em về “tình yêu tuổi học trò” thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Buổi nói chuyện đó rất thành công và đã gây ra tiếng vang lớn trong đội ngũ giáo viên và đông đảo học sinh trong tỉnh và ngoài tỉnh. 4.1.1 Chuẩn bị: - Về thời gian: khoảng 1 buổi ( thường tổ chức vào dịp 8/3; 20/10….) - Về nội dung: giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và có thể gài vào 1 số học sinh để buổi sinh hoạt diễn ra theo đúng kế hoạch. Kĩ thuật ra câu hỏi phải hết sức tinh tế nhưng tế nhị, để học sinh có thể trả lời mà không ngại trước đám đông. - Thiết kế chương trình: chương trình được thiết kế dựa trên các câu hỏi đã định hướng. 4.1.2 Kĩ thuật tổ chức: - Người dẫn chương trình nói chuyện, giải đáp các thắc mắc về tình bạn, tình yêu và giới tính …do học sinh đặt câu hỏi. Thông qua đó, giáo dục kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho các em. - Học sinh đặt các câu hỏi liên quan đến tình bạn, tình yêu và giới tính và nhơ cô giáo tư vấn giải đáp. 4.1.3 Tổ chức chương trình: - Người dẫn chương trình cho các em đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề tình bạn, tình yêu và giới tính. Sau đó giáo viên sẽ trả lời câu hỏi, giải đáp các thắc mắc định hướng cho các em để các em có được cái nhìn toàn diện, tránh được suy nghĩ lệch lạc. Qua đó giúp các em có những kĩ năng giải quyết các tình huống xảy ra trong tình bạn, tình yêu và giới tính. 9 - Các câu hỏi học sinh đưa ra như: tình yêu học trò được gì và mất gì? nên hay không nên yêu ở tuổi học trò? Những bệnh lây qua quan hệ tình dục và những kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên... MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA. Hình 1: Toàn cảnh học sinh nhà trường tham gia buổi hoạt động ngoại khóa. Hình 2: Học sinh đặt câu hỏi: Tình yêu tuổi học trò được gì và mất gì? Cô giáo cho học sinh thấy nếu yêu ở tuổi học trò thì mất nhiều hơn được: Cái được: yêu ở tuổi nào cũng có mặt được. Tình yêu ở tuổi học trò cũng không ngoại lệ ( được quan tâm, được vui vẻ, được ấm lòng,….). 10 Cái mất: yêu ở tuổi học trò thì mất rất nhiều: mất tự do, mất thời gian, mất tương lai. Bởi nếu trong khi yêu mà xảy ra quan hệ tình dục thì hậu quả khôn lường, nạo phá thai ở lứa tuổi này thì cực kì nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản sau này. Cô giáo chủ ý nhấn mạnh ở những điểm này để răn đe, định hướng cho các em không nên yêu ở tuổi học trò. Hình 3: Học sinh hỏi “những bệnh nào lây truyền qua quan hệ tình dục?”. Các bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục: như bệnh lậu, giang mai, AIDS.. [5]. Đến đây, một lần nữa cô giáo cho học sinh thấy, tuổi học trò không nên yêu, nếu yêu thì phải để tình yêu trong sáng, không được quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục chỉ xảy ra sau hôn nhân. Hình 4 : Học sinh đặt câu hỏi: cô tư vấn cho chúng em những kĩ năng sống cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên?” 11 Những kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên: Thứ nhất: tốt nhất là “tuổi học trò không nên yêu, nếu yêu không được quan hệ tình dục, nếu quan hệ tình dục phải biết cách phòng tránh thai an toàn”. Thứ hai: các biện pháp phòng tránh thai an toàn như: dùng bao cao su., đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai…[ 6].Tuy nhiên uống thuốc tránh thai có ưu điểm tránh thai được nhưng nhược điểm là nếu dùng lâu sẽ có nguy cơ gây ung thư, vô sinh. Thứ ba: không được về khuya một mình, nếu đi phải đi đông người ( đi chung với đám bạn) hoặc phải có bố mẹ đi cùng để phòng tránh bất trắc…. Như vậy, qua buổi hoạt động ngoại khóa “Tình yêu tuổi học trò” giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn, có những kĩ năng ứng xử trong tình bạn, tình yêu và giới tính. Điều đó giúp các em sống tự tin hơn trước bạn bè và xã hội. 4.2 Giáo dục kĩ năng thực hành cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2. Năm học 2018 – 2019 tôi đã có dịp cho học sinh thực hành, trải nghiệm nhiều lĩnh vực (làm bánh, muối dưa cà, làm sữa chua..). Học sinh có dịp thể hiện mình, khám phá năng lực của chính mình. Làm bánh: - Giáo viên có thể cho học sinh làm ở nhà ( yêu cầu học sinh chụp ảnh lại), hoặc tiến hành tổ chức hội thi vào dịp lễ 8/3......... - Kĩ năng làm bánh giúp học sinh có dịp trải nghiệm thực tế làm bánh, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú trong công việc của mình. Biết đâu đó, đây sẽ là một trong những lựa chọn của cuộc sống các em sau này. Hình 5. Công tác chuẩn bị làm bánh của học sinh lớp 10C6. 12 Hình 6: Học sinh lớp 10 C6 thực hành làm bánh Sữa dừa lá dứa, bánh Há Cảo.. Hình 7: Đĩa bánh “ Gối” học sinh lớp 10C6 tự làm. 13 Muối dưa: - Giáo viên cho học sinh chuẩn bị nguyên vật liệu tại nhà và quy trình thực hành được tiến hành trên trường ( lớp, phòng thực hành....) - Cơ sở khoa học của muối dưa chua là lên men lactic [5] - Đây là những công việc không nặng nhọc mà rất thiết thực trong cuộc sống. Các em có thể tự mình làm để phục vụ đời sống hàng ngày của gia đình. Hình 8: Một giờ thực hành muối dưa của học sinh lớp 10C8. Hình 9: Cô giáo Đinh Thị Huyền nghiệm thu kết quả thực hành của học sinh 14 Làm sữa chua: Giáo viên cho học sinh thực hành ở nhà. Yêu cầu theo đúng màu sữa ( màu nâu cho thêm hộp sữa tươi sô cô la, màu hồng cho thêm hộp sữa dâu....). Sau đó, học sinh mang sản phẩm đến lớp để giáo viên đánh giá. Cơ sở khoa học của làm sữa chua là lên men lactic [5] Hình 10: Sản phẩm sữa chua của học sinh lớp 10C2. Hình 11: Cô giáo Đinh Thị Huyền nghiệm thu sữa chua của học sinh lớp 10C2. 15 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Sản phẩm thực hành của các em như: bánh, sữa chua, dưa chua...đều đạt chất lượng tốt, ăn nhgon, hình thức đẹp. - Trong quá trình thực hành các em được cùng nhau làm việc, được tự mình thử sức, tự mình tìm tòi khám phá, điều chỉnh mình....Sự trải nghiệm ấy giúp các em trưởng thành hơn. Quan trọng nhất các em được tự khẳng định mình và tự chủ trong cuộc sống. 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Đối với hoạt động giáo dục: Dạy kĩ năng sống cho học trò giúp các em biết sống đúng, sống đẹp không chỉ trong trường học mà còn tốt cho cuộc sống sau này. Vì thế, sáng kiến kinh nghiệm này rất bổ ích trong trường học, trong các hoạt động giáo dục nhà trường. Nó đã tạo ra niềm vui, sự quan tâm và chia sẻ của Thầy Cô về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách sống, cách làm người. Đối với học sinh: - được giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng trong tình yêu tuổi học trò nói riêng giúp học sinh biết bảo vệ mình, biết sống tốt, sống hay và sống đẹp. - học sinh được trải nghiệm thực hành để khám phá năng lực bản thân. Từ đó, sẽ được phát huy óc sáng tạo, kĩ năng làm việc, hợp tác, biết điều chỉnh mình để thích ứng với công việc. Điều đó giúp học sinh tự tin, năng động, chủ động thích ứng với các hoàn cảnh sống. Đối với nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm này giúp nhà trường: - hạn chế được nhiều học sinh đi sai đường trong tình cảm bạn bè, tình yêu học trò. Hạn chế bớt phần nào sự bỏ học giữa chừng của các em đặc biệt là các em học sinh nữ chỉ vì yêu. - đảm bảo sự giáo dục toàn diện trong nhà trường giúp các em rèn luyện tốt về đạo đức, lối sống và kĩ năng sống. Điều đó rất bổ ích cho các em thích nghi tốt với cuộc sống muôn màu ở ngoài xã hội sau này! Đối với bản thân: sáng kiến kinh nghiệm đã giúp bản thân tôi - thấy được những kĩ năng cần thiết và hợp lí khi triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - giúp tôi ngày càng yêu nghề và gắn bó với nghề hơn, tất cả vì học sinh thân yêu! Đối với đồng nghiệp: sáng kiến kinh nghiệm đã: - cung cấp cách dạy về các vấn đề tế nhị giúp các đồng nghiệp ngại nói, khó nói về giới tính có thể tham khảo để triển khai. - chứng minh cho đồng nghiệp thấy hiệu quả của việc cho học sinh trải nghiệm thực tế, thực hành trong hoạt động giáo dục và dạy học. 16 6. Kiểm nghiệm: Để kiểm nghiệm tính đúng đắn của đề tài tôi tiến thực nghiệm bằng cách: lựa chọn 1 số lớp trong trường phát phiếu khảo sát về kĩ năng sống trong tình yêu và sự hiểu biết về giới tính. Kết quả khảo sát về giáo dục kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò ở trường THPT Hoằng Hóa 2. Năm học 2017 -2018 Sự hiểu biết về kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò ở học sinh THPT. Mức độ hiểu biết Chưa hiểu gì Chỉ hiểu lơ mơ Đã hiểu rõ Trước sinh hoạt ngoại khóa 30% 50% 20% Sau sinh hoạt ngoại khóa 0% 10% 80% Kết quả khảo sát về việc tăng cường kĩ năng thực hành cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2. Năm học 2018 -2019: Tần suất 1 lần/ tháng 2 lần/ học kì 1 lần / năm Mức độ Không cần thiết 0% 0% 0% 0% Rất cần thiết 100% 30% 70% 0% Như vậỵ, tuổi học trò trung học phổ thông là lứa tuối thật đẹp. Ở đó, tình yêu có thể nảy sinh. Sự rung động, cảm xúc tích cực, cộng hưởng xuất phát từ hai trái tim, đó là quy luật tự nhiên mà không thể ép buộc hay ngăn cản. Các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh cần chấp nhận một thực tế như vậy để thấy rằng việc định hướng giá trị trong tình yêu hướng đến sự trong sáng, tích cực cho các bạn trẻ với một tâm hồn còn non nớt là điều rất quan trọng để có thể “vẽ đường cho hươu chạy đúng” trên cánh đồng tình yêu nhiều sắc màu. Cũng ở đó, tuổi học sinh cũng có thể biết làm nhiều thứ từ những việc nhỏ nhặt nhưng thiết thực với cuộc sống. Cứ cho các em trải nghiệm thực hành để các em khám phá năng lực bản thân, phát huy óc sáng tạo và kĩ năng điều chỉnh mình để thích nghi với mọi hoàn cảnh sống. Thầy cô như chúng ta hãy giúp các em sống với một tuổi trẻ đầy hoài bão, khát khao, đầy tự tin năng động nhưng không kém phần lãng mạn, ấm áp. Hãy để cho tuổi học trò của học sinh đong đầy những kí ức đẹp! PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 1. Kết luận: Chúng ta phải tăng cường dạy kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò nói riêng trong nhà trường để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, để tạo ra những học trò đầy tự tin, năng động và thích ứng với mọi hoàn cảnh. - Khả năng vận dụng: + Sáng kiến kinh nghiệm có thể được vận dụng ở hầu hết các trường THPT, giúp học sinh sống lành mạnh hơn, tự tin và năng động hơn, thích nghi với mọi hoàn cảnh sống góp phần tham gia xây dựng phong trào “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành. + Sáng kiến kinh nghiệm cũng sẽ phù hợp với xu thế đổ mới của ngành giáo dục nước nhà (tăng cường kĩ năng thực hành, trải nghiệm cho học sinh). 2. Kiến nghị: Đối với nhà trường: - Nhà trường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ đối với các văn hóa phẩm độc hại, ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào học đường. - Tăng cường dạy kĩ năng sống, kĩ năng thực hành cho học sinh, là tiền đề giúp học sinh dễ tiếp cận khi học cao hơn ở bậc đại hoặc hoặc có thể tự lập khi các em đi làm. Đối với tổ chức đoàn thể - Cần tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. - Tổ chức nhiều hơn các cuộc thi để tăng cường kĩ năng thực hành cho học sinh như làm bánh, nấu chè...để học sinh được trải nghiệm, được rèn luyện mình Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn - Cần gần gũi hơn nữa để hiểu rõ những biến đổi về đời sống tình cảm và tâm lý của học sinh. Từ đó uốn nắn học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục. - cần kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các giáo viên bộ môn để cùng tích hợp giáo dục các giá trị sống cho học sinh. Đối với phụ huynh Phụ huynh nên cởi mở, thân thiện với con, không nên cứng nhắc trong chuyện tình cảm sẽ đấy các em đến sự giấu giếm và trốn tránh tâm sự, càng đẩy các em vào những vấn đề của tình yêu học đường. Phụ huynh phải phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con trẻ, nên giao việc cho con làm, tạo điều kiện cho con được thực hành để con thấy được giá trị của lao động và trách nhiệm của mình trước công việc. Đừng nuông chiều con quá để tạo ra những người con vô ơn. Dù đã hết sức cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi vô cùng cảm ơn khi nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 18 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Xin chân thành cảm ơn! Hoằng Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019 Xác nhận của Thủ Trưởng đơn vị Người viết: Đinh Thị Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo giáo dục.edu.vn đọc online trên internet. 2. dantri.com 19 3. VTV.com đài truyền hình việt nam,Báo động tình trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên- Nguyễn Ngân (Ban Thời sự) -Thứ ba, ngày 28/02/2017. 4. congan.com -Thứ Bảy, Ngày 19 Tháng 5, 2018 5. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản. 6. Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản. 7. facbooc.com nick Đinh Huyền ( youtube tình yêu tuổi học trò) Mục lục Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài:.......................................................1 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan