Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo dục học đại cương tập hai...

Tài liệu Giáo dục học đại cương tập hai

.PDF
178
31
58

Mô tả:

GS. TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ PGS.TS. HÀ THỊ ĐỨC GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẬP HAI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 2002 1 PHẦN THỨ BA LÍ LUẬN GIÁO DỤC Lí luận giáo dục là một chuyên ngành của Giáo dục học. Đó là một hệ thống lí luận về tổ chức quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) nhằm góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ. Hệ thống lí luận này bao gồm những vấn đề cơ bản về bản chất, quy luật, các đặc điểm của quá trình giáo dục; về những nguyên tắc và phương pháp giáo dục; về nội dung và các hình thức tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng nhằm đạt hiệu quả giáo dục tối ưu. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những vấn đề đó. CHƯƠNG XIV QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC (Theo nghĩa hẹp) I - Khái niệm và cấu trúc của quá trình giáo dục 1. Khái niệm quá trình giáo dục Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt; Một quá trình, trong đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm,học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân 2 cách tốt đẹp của người công dân tương lai. Như vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục đối với học sinh. Vai trò chủ đạo của người giáo viên thể hiện đậm nét trong việc cụ thể hóa, mục đích, mục tiêu giáo dục, xác định nội dung cần phải giáo dục và giáo dục như thế nào, bằng những phương pháp, phương tiện và những hình thức giáo dục nào cho phù hợp. Điều đó cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong chương trình, kế hoạch, trong hoạt động tổ chức giáo dục học sinh. Quá trình giáo dục không phải chỉ có tác động một chiều mà là tác động hai chiều, tác động song phương. Người học sinh trong quá trình giáo dục không phải chỉ tiếp thu ảnh hưởng, tác động từ phía giáo viên mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục để từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình. Do đó, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại, thường xuyên, tích cực giữa chủ thể - nhà giáo dục và đối tượng của quá trình giáo dục là học sinh, vừa là khách thể, vừa là chủ thể tự giáo dục. Đó là mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh giữa chủ thể và khách thể, giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong hoạt động giáo dục. Nếu không có sự tác động qua lại đó thì chính bản thân quá trình giáo dục sẽ không tồn tại, không có quá trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Nói cách khác trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự tác động qua lại tích cực và sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục. 2. Cấu trúc của quá trình giáo dục Theo cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quá trình giáo dục tồn 3 tại như là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các nhân tố cơ bản sau: a) Mục đích và nhiệm vụ giáo dục Mục đích và nhiệm vụ giáo dục phản ánh yêu cầu của sự tiến bộ xã hội và sự phát triển của khoa học, kinh tế, chính trị… Nó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục phải đào tạo những người công dân tương lai có phẩm chất nhân cách, có hành vi thói quen đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực về đạo đức, lao động, thể chất và thẩm mĩ do xã hội quy định, giúp họ có khả năng hòa nhập và thích ứng một cách năng động, sáng tạo với cuộc sống đang đổi mới toàn diện và sâu sắc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, mục đích và nhiệm vụ giáo dục có vai trò định hướng cho tất cả các nhân tố khác của quá trình giáo dục. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục, quá trình giáo dục phải hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản như: - Tổ chức hình thành và phát triển ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội nói chung các chuẩn mực đạo đức pháp luật nói riêng đã được quy định. Ý thức cá nhân là một thể thống nhất giữa sự hiểu biết của cá nhân về các chuẩn mực xã hội và niềm tin đối với những chuẩn mực đó: - Tổ chức hình thành và phát triển ở học sinh những xúa cảm, tình cảm tích cực có tác dụng như là một "chất men" đặc biệt thúc đẩy cá nhân chuyển hóa ý thức về các chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng; - Tổ chức hình thành và phát triển ở học sinh hệ thống hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được quy định, mặt khác còn tổ chức rèn luyện để các em có thể tự lặp lại hệ thống những hành vi này thành thói quen bền vững gắn bó mật thiết 4 với nhu cầu hoạt động tích cực của cá nhân. Nhân tố mục đích và nhiệm vụ giáo dục là nhân tố có vị trí hàng đầu trong quá trình giáo dục. Nó có chức năng định hướng cho sự vận động và phát triển của các nhân tố khác trong quá trình giáo dục và từ đó, định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình giáo dục. b) Nội dung giáo dục Nội dung giáo dục quy định hệ thống những chuẩn mực xã hội cần được giáo dục cho học sinh về các mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lao động, giáo dục thể chất, thẩm mĩ, v.v... Nó tạo nên nội dung hoạt động của nhà giáo dục cũng như nội dung tự giáo dục, tự tu dưỡng của người được giáo dục. Nội dung giáo dục chịu sự chí phối của mục đích, nhiệm vụ giáo dục, mặt khác, nội dung giáo dục lại chi phối việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện giáo dục nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ giáo dục. c) Phương pháp, phương tiện giáo dục Phương pháp, phương tiện giáo dục là những cách thức, những phương tiện hoạt động phối hợp, thống nhất của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, của giáo viên và học sinh nhằm giúp cho học sinh chuyển hóa dần những chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Phương pháp, phương tiện giáo dục chịu sự chi phối của mục đích, nhiệm vụ và nội dung giáo dục. Mặt khác, phương pháp, phương tiện lại là "hình thức về cách thức vận động bên trong của nội dung", nó giúp cho nội dung giáo dục được chuyển hóa thành vốn kinh nghiệm riêng của người được giáo dục sao cho phù hợp với mục đích và các nhiệm vụ giáo dục. 5 Như vậy, giữa mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp, phương tiện giáo dục có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, nó chi phối, ảnh hưởng, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau thông qua các hoạt động giáo dục. d) Nhà giáo dục Trong quá trình giáo dục người giáo viên và tập thể giáo viên, với tư cách là các nhà giáo dục, các nhà sự phạm, những người được chuẩn bị về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có phương pháp và nghệ thuật giáo dục, luôn phát huy vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh một cách có mục đích có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức khoa học, hợp lí. Qua đó động viên, khuyến khích, làm phát triển ở học sinh tính tự giác, tính tích cực tự giáo dục, tự hoàn thiện mình. e) Người học sinh trong quá trình giáo dục Trong quá trình giáo dục, người học sinh (và tập thể học sinh) vừa là đối tượng, là khách thể tiếp nhận sự tác động có định hướng của nhà giáo dục. Nhưng người học sinh trong quá trình giáo dục không phải là một thực thể thụ động, trái lại họ đã tiếp thu những tác động từ các lực lượng giáo dục khác nhau một cách chủ động tùy theo mục đích tu dưỡng rèn luyện, tự giáo dục của bản thân họ. Điều đó cũng có nghĩa là, dưới tác động giáo dục khách quan của nhà giáo dục, của gia đình và xã hội, mỗi học sinh không những là khách thể mà còn là chủ thể tiếp nhận những tác động giáo dục một cách chọn lọc, có ý thức, tự giác, tích cực nhằm biến những yêu cầu khách quan, những chuẩn mực về đạo đức, về lao động, về thể chất và thẩm mĩ do xã hội quy định thành hành vi, thói quen, thành lối sống văn hóa 6 bền vững, ổn định của cá nhân họ. Nhờ vậy, người học sinh không ngừng vận động phát triển đi lên và nhân cách của các em ngày càng hoàn thiện. Như vậy, với vai trò vừa là khách thể, là đối tượng đồng thời lại là một chủ thể tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rèn luyện tự mình biến những yêu cầu, những chuẩn mực do xã hội quy định thành nhu cầu phát triển chủ quan của cá nhân mình. Hai tư cách: đối tượng giáo dục và chủ thể tự giáo dục thống nhất, tác động qua lại, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau: Trong đó, người học sinh với tư cách chủ thể giáo dục là cơ sở còn với tư cách đối tượng giáo dục sẽ là điều kiện cho sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. g) Kết quả quá trình giáo dục Chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục phản ánh kết quả vận động tổng hợp của tất cả các nhân tố trên đây của quá trình giáo dục. Cụ thể là, với sự định hướng của mục đích, nhiệm vụ giáo dục, với những yêu cầu của nội dung, với sự vận dụng phối hợp, khéo léo các phương pháp, phương tiện và nghệ thuật kết hợp các hình thức tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng, những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen về đạo đức, về lối sống tốt đẹp sẽ dần dần hình thành, phát triển và hoàn thiện. Kết quả quá trình giáo dục được thể hiện đậm nét ở sự biến đổi về chất trong nhân cách của người được giáo dục, đặc biệt là ý thức về các chuẩn mực xã hội đã được quy định; về sự phát triển của tình cảm, hành vi, thói quen đạo đức, thẩm mĩ, ... Những nhân tố trên đây: mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục, chủ thể, đối tượng và 7 kết quả giáo dục luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương tác, biện chứng với nhau. Các nhân tố đó còn có mối quan hệ mật thiết với môi trường kinh tế - xã hội. môi trường chính trị văn hóa,... với cơ chế thị trường. Sự phát triển không ngừng về mọi lĩnh vực đời sống xã hội, những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế tri thức trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn đặt ra những yêu cầu cao và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân tố vận động phát triển và ngược lại, các nhân tố của quá trình giáo dục lại ảnh hưởng, chi phối, tác động tích cực trở lại môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội ... Từ sự phân tích trên đây, theo quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc thì quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp nói riêng, quá trình giáo dục - đào tạo nói chung tồn tại như là một hệ thống bao gồm các nhân tố cấu trúc có quan hệ mật thiết với nhau và có quan hệ tương tác với môi trường. Sự vận động và phát triển của các nhân tố được phản ánh trong kết quả của quá trình giáo dục. Như vậy. quá trình giáo dục là hoạt động giáo dục và tự giáo dục một cách có kế hoạch, có nội dung, phương pháp, phương tiện của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ giáo dục. Đó là hoạt động phối hợp, thống nhất của chủ thể và đối tượng giáo dục nhằm biến các yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi học sinh. II - Bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục 1. Bản chất của quá trình giáo dục Đã từ lâu, các nhà giáo dục học đã quan tâm tới vai trò của nhu cầu trong sự phát triển của đứa trẻ. Một số quan điểm cực 8 đoan cho rằng, nhu cầu của con người quyết định cho mục đích và nhiệm vụ giáo dục (G. Điuây) hoặc như I.Hécbáctơ thì lại đặt ra cho giáo dục một nhiệm vụ là trấn áp nhu cầu và bản năng của trẻ, bởi ở chúng, những nhu cầu thường mang tính "hoang dại" và "bất kham". Quá trình giáo dục không thể tồn tại nếu không có sự tham gia của chính học sinh vào quá trình đó. Vì thế, giáo dục phải phù hợp với thế giới trong của học sinh để hiểu nó và biến đổi nó. Với ý nghĩa đó, giáo dục là một quá trình tác động sư phạm được tổ chức khoa học vào thế giới bên trong của học sinh nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết cho cá nhân và cho xã hội. Xét trên bình diện tổng quát, giáo dục là quá trình điều khiển, điều chỉnh sự phát triển nhân cách của học sinh thông qua các hoạt động sống của chính các em. Trong thực tiễn, nhân cách của mỗi cá nhân trước hết và chủ yếu phải được thể hiện bằng lối sống qua những hành vi, những thói quen đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được quy định. Bộ mặt nhân cách này không những được thể hiện bằng sự hiểu biết về những yêu cầu, những chuẩn mực xã hội đòi hỏi mà quan trọng hơn là những nét nhân cách tốt đẹp đó phải được thể hiện thông qua hành động thực tiễn. Bởi lẽ, trong cuộc sống, nhiều khi người ta nói rất giỏi về các chuẩn mực đạo đức, về lối sống văn hóa, thẩm mĩ... nhưng trong thực tiễn, chính những người nói giỏi đó lại không thể hiện được những hành vi tương ứng, thậm chí còn có những việc làm, những hành động trái ngược ... Mặt khác, trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự tác động qua lại tích cực giữa người được giáo dục và nhà giáo dục nhằm giúp cho đối tượng giáo dục là người học sinh thường xuyên cố 9 gắng tu dưỡng, rèn luyện, tự giáo dục nhằm chuyển hóa được những yêu cầu những chuẩn mực xã hội đã được quy định thành hệ thống hành vi và thói quen tương ứng. Quá trình đó được diễn ra có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp thông qua các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng do giáo Viên tổ chức, điều khiển còn học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Như vậy, quá trình giáo dục về bản chất là quá trình tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng trong cuộc sông nhằm chuyển hóa một cách tự giác, tích cực các yêu cầu và những chuẩn mực do xã hội quy định thành hành vi và thói quen tương ứng của học sinh. dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục. 2. Những đặc điểm cơ bản của quá trình giáo dục Quá trình giáo dục có một số đặc điểm cơ bản sau: a) Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp được diễn ra trong một thời gian dài Đó là quá trình chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cả nhân, trong đó các phẩm chất, các nét tính cách, các hành vi, thói quen về đạo đức, về nếp sống văn hóa, thẩm mĩ... của học sinh dần dần hình thành, phát triển. Quá trình đó không thể diễn ra trong chốc lát mà đòi hỏi phải có thời gian. Bởi lẽ trong quá trình giáo dục, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở chỗ làm cho học sinh hiểu được những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội đối với cá nhân mà quan trọng hơn là phải hình thành những niềm tin, những xúc cảm tích cực đặc biệt là phải rèn luyện những hành vi và 10 thói quen tương ứng. b) Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và phức tạp nhằm hình thành những phẩm chất, những nét tính cách ổn định và bền vững nơi người học. Đó là cả một quá trình phát hiện và giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn đan xen nhau trong đời sống nội tâm của đối tượng giáo dục. Để hình thành một nét tính cách một hành vi, một thói quen phù hợp với những chuẩn mực của xã hội cần có sự tác động phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục như nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội. Ngay trong nhà trường, ở gia đình hay ngoài xã hội, người học sinh cũng chịu ảnh hưởng của nhiều tác động giáo dục khác nhau. Ví dụ: Trong gia đình, trẻ em thường xuyên được cha mẹ, ông bà, anh chị em khuyên bảo, dạy dỗ, động viên...; Ở nhà trương- thì thầy giáo, cô giáo, các tổ chức đoàn thể,... luôn có những hình thức giáo dục phù hợp để hình thành thói quen, hành vi đạo đức nếp sống văn minh…; ngoài xã hội thường xuyên có những tác động của những tổ chức xã hội, những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các phương tiện thông tin, phim ảnh, sách báo … Những ảnh hưởng, tác động từ nhiều phía đã đan kết, xen kẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau thành một thể thống nhất hướng tới việc phát triển và hoàn thiện nhân cách. Trong những tác động phức hợp đó, hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung, hoạt tổ chức các loại hình hoạt động giáo dục tập thể của giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục, cũng có những nơi, những lúc, trong các tình huống cụ thể, thường xảy ra những tác động ngược chiều tạo ra những phản ứng nhiễu gây khó khăn cho quá trình giáo dục. Với 11 những tình huống như vậy, đòi hỏi người giáo viên với tư cách là nhà giáo dục cần khéo léo vận dụng các phương pháp giáo dục để hạn chế tới mức tối thiểu những tác động tiêu cực, tự phát và phát huy cao độ những tác động tích cực đối với quá trình giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. c) Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng Giáo dục là một hiện tượng xã hội và cũng là một quá trình nên nó không ngừng vận động, phát triển theo quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Thực chất của hoạt động giáo dục là quá trình liên tục phát hiện và giải quyết những tình huống sư phạm nảy sinh trong các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống văn hóa, thẩm mĩ của học sình trong môi trường sư phạm của nhà trường, trong gia đình và xã hội. Việc phát hiện kịp thời các tình huống và có các giải pháp giải quyết hợp lí phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh sẽ có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy, khuyến khích, động viên các em tự giác tích cực phấn đấu rèn luyện để dần dần tự hoàn thiện mình. Sự vận động và phát triển của quá trình giáo dục được diễn ra với các tính quy luật phổ biến và đặc thù của hoạt động giáo dục. Nghệ thuật sư phạm của nhà giáo dục là phải kịp thời phát hiện các mâu thuẫn và có các phương án giải quyết hợp lí phù hợp với quy luật và tính quy luật của quá trình giáo dục để quá trình giáo dục học sinh có thể đạt hiệu quả tối ưu. d) Quá trình giáo dục có tính cá biệt Trong thực tiễn cuộc sống muôn hình muôn vẻ quanh ta cũng như trong môi trường giáo dục, mỗi con người, mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm riêng về tâm - sinh lí, đặc 12 điểm nhận thức, tình cảm…, mỗi người đều có cuộc sống và thế giới nội tâm riêng. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, với những tác động sư phạm như nhau mỗi cá nhân có thể lĩnh hội theo cách riêng của mình với những mức độ khác nhau. Do đó nghệ thuật giáo dục của nhà sư phạm là phải thực hiện cá biệt hóa hoạt động giáo dục, cùng với những biện pháp giáo dục chung đối với tập thể, phải có những tác động riêng phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân học sinh. Cá biệt hóa quá trình giáo dục là một xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục trong lí luận giáo dục hiện đại. Nó đòi hỏi phải tổ chức các loại hình giáo dục phong phú và đa dạng phù hợp với nhịp độ phát triển nhân cách và đặc điểm cá tính,. đời sống nội tâm từng học sinh. Vì :thế, nhà giáo dục phải. hiểu biết sâu sắc đối tượng giáo dục của mình, phải đồng cảm và thương yêu học..sinh, phải có cái tâm trong sáng và sự bao dung ... e) Quá trình giáo dục gắn liền và thông nhất với quá trình dạy học Trong các loại hình trường, hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là hai dạng hoạt động được tiến hành song song với các chức năng trội đặc trưng riêng của mình. Hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh có chất lượng, hiệu quả nội dung học vấn; hoạt động giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống, hành vi văn minh,… Hai hoạt động đó không tách biệt mà thống nhất, bổ sung, hỗ trợ cho nhau góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Cụ thể là: Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ dạy học thì thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của học sinh được hình thành, phát triển và ngược lại kết quả giáo dục tốt các phẩm chất hành vi đạo đức, 13 lối sống có văn hóa lại là điều kiện, là tiền đề, là động lực thúc đẩy hoạt động dạy học đạt kết quả cao hơn. Như vậy, mối quan hệ tương tác giữa quá trình giáo dục và quá trình dạy học là mối quan hệ thống nhất biện chứng, nó phản ánh tính quy luật đặc trưng của quá trình sư phạm: hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục thống nhất biện chứng với nhau III - Động lực và lôgíc của quá trình giào dục 1. Động lực của quá trình giáo dục Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt; Một quá trình luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, trong đó nhân cách của người học sinh ngày càng được phát triển và không ngừng hoàn thiện. Nguyên nhân của sự vận động, phát triển của quá trình giáo dục chính là sự giải quyết có hiệu quả các loại mâu thuẫn và tạo nên hệ thống động lực và các điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình giáo dục đạt kết quả mong muốn. Cũng như các hiện tượng, các quá trình các sự kiện trong thế giới khách quan, quá trình sư phạm nói chung, quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp nói riêng thường có những mâu thuẫn sau: a) Mâu thuẫn bên ngoài của quá trình giáo dục là mâu thuẫn giữa các nhân tố của quá trình giáo dục với các yếu tố của môi trường, đặc biệt là môi trường kinh tế - xã hội - chính trị, … Ví dụ: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện độ hoá đất nước, cơ chế thị trường, nền kinh tế tri thức, ... luôn yêu cầu cao đối với sự nghiệp giáo dục nhưng phẩm chất đạo đức của học sinh thì ngày một giảm sút chưa đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội, … Những mâu thuẫn bên ngoài nếu được phát hiện và giải quyết kịp thời, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá 14 trình giáo dục phát triển. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh đặc biệt vào thời điểm nhất định nào độ, những mâu thuẫn bên ngoài lại có thể chuyển hóa thành mâu thuẫn bên trong và có tác dụng quyết định xu hướng phát triển không ngừng của quá trình giáo dục. b) Mâu thuẫn bên trong của quá trình giáo dục là mâu thuẫn giữa các nhân tố của quá trình giáo dục với nhau hoặc mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng nhân tố. Ví dụ: Các mâu thuẫn giữa nội dung giáo dục với phương pháp giáo dục không phù hợp; mâu thuẫn giữa phương pháp giáo dục của thầy không phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của trò ... hoặc mâu thuẫn nảy sinh chính trong quá trình giáo dục, tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân nhà giáo dục hay người được giáo dục như mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm giữa tình cảm với lí trí của học sinh; giữa năng lực chuyên môn với phương pháp, nghệ thuật sư phạm của giáo viên, v.v ... Việc phát hiện kịp thời và giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn bên trong này sẽ tạo nên hệ thống động lực thúc đẩy quá trình giáo dục không ngừng vận động phát triển. c) Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa những yêu cầu cao của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục về đạo đức, hành vi, lối sống có văn hóa… đối với học sinh với thực trạng suy giảm về đạo đức, về lối sống… hiện nay của các em trong các loại hình trường. Đó chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của những chuẩn mực xã hội về giáo dục đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ với trình độ được giáo dục nói riêng, trình độ phát triển các phẩm chất nhân cách nói chung ở học sinh. Mâu thuẫn cơ bản này tồn tại trong suốt cả quá trình giáo dục. Nếu được phát hiện kịp thời và có các giải pháp giải quyết hợp lí, có hiệu quả thì sẽ 15 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn khác. Nghĩa là, khi mâu thuẫn nảy sinh, dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, với các hình thức tổ chức các loại hình hoạt động phong phú đa dạng hấp dẫn, phù hợp có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh tích cực tham gia… Thông qua hoạt động, học sinh không ngừng phấn đấu, rèn luyện và tự hoàn thiện mình đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của những chuẩn mực xã hội. Như vậy, cùng với mâu thuẫn cơ bản, hàng loạt các mâu thuẫn khác cũng được giải quyết tạo ra động lực thúc đẩy học sinh không ngừng phát triển và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn đó lại tạo ra tiền đề mới, cơ sở và điều kiện mới để tiếp tục nâng cao hơn nữa những yêu cầu và chuẩn mực xã hội, và từ đó mâu thuẫn cơ bản mới lại xuất hiện, lại được giải quyết và người học sinh cũng như toàn bộ quá trình giáo dục không ngừng vận động, phát triển. Vậy động lực của quá trình giáo dục chính là việc phát hiện và giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản nảy sinh trong quá trình giáo dục và tự giáo dục nhằm góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh: Cũng như trong quá trình dạy học, các mâu thuẫn chỉ trở thành động lực khi có các điều kiện sau: - Các mâu thuẫn phải nảy sính và tồn tại trong tiến trình giáo dục. - Việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn phải vừa sức học sinh (quan niệm vừa sức với những yêu cầu cao nhằm kích thích tính tích cực hoạt động của cá nhân). - Các mâu thuẫn phải được học sinh ý thức đầy đủ và quyết 16 tâm tìm tòi biện pháp giải quyết có hiệu quả. 2. Lôgic của quá trình giáo dục Lôgic của quá trình giáo dục là trình tự thực hiện hợp lí các khâu của qua trình đó nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ giáo dục. Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt động nhằm biến những yêu cầu khách quan thành nhu cầu phát triển chủ quan của đối -tượng giáo dục. Quá trình giáo dục và tự giáo dục đó diễn ra theo các giai đoạn, các bước hay các khâu mà mỗi khâu nhằm giải quyết tương đối trọn vẹn một nhiệm vụ cụ thể từ nhận thức đến thái độ, động cơ, tình cảm, niềm tin và hành vi, thói quen, nếp sống có văn hóa của bản thân người học. Với cách hiểu như vậy, quá trình giáo dục có thể diễn ra theo ba khâu cơ bản sau: a) Khâu thứ nhất: Nâng cao nhận thức về các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa, thẩm mĩ … do xã hội quy định. Với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, trước hết phải làm cho học sinh nhận thức đầy đủ, sâu sắc được những chuẩn mực về đạo đức, những giá trị văn hóa, thẩm mĩ, những lối sống, nếp sống văn minh, … Các chuẩn mực do xã hội quy định nói chung vừa có tính chất pháp chế, bắt buộc, vừa mang tính truyền thống được lựa chọn đưa vào nội dung giáo dục như hệ thống các chuẩn mực về pháp luật, về phong tục tập quán, về văn hóa, thẩm mĩ,… Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu sâu sắc về các chuẩn mực, giúp họ có tri thức cơ bản về các chuẩn mực xã hội như: ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của các chuẩn mực; nội dung của chuẩn thực bao gồm cả những khái niệm tương ứng; cách thức thực hiện các chuẩn mực, v.v... 17 Đó là những phương tiện có giá trị định hướng cho thái độ, tình cảm và niềm tin; có chức năng điều chỉnh hành vi thói quen của cá nhân hay của nhóm xã hội trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định. Mặt khác, nhận thức về các chuẩn mực do xã hội quy định còn là phương tiện để xã hội đánh giá hành vi của cá nhân và mỗi cá nhân tự kiểm tra, tự đánh giá hành vi, thói quen của chính mình. b) Khâu thứ hai: Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành thái độ niềm tin và tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội đã quy định. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và hiểu biết sâu sắc về các chuẩn mực xã hội, ở mỗi học sinh dần dần hình thành thái độ, niềm tin và tình cảm đạo đức trong sáng, đúng đắn về các chuẩn mực xã hội. Đó là những thái độ phản ánh các quan điểm của cá nhân về các chuẩn mực xã hội; những niềm tin tuyệt đối, bền vững của mỗi người vào chân lí của các chuẩn mực xã hội thông qua những khái niệm, những giá trị đạo đức, văn hóa thẩm mĩ...; những tình cảm, xúc cảm tích cực về các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là những tình cảm, xúc cảm đạo đức và thẩm mĩ. Chính những thái độ, niềm tin và tình cảm tích cực đúng đắn đó là cơ sở hình thành động lực nội sinh, là nguồn gốc tạo nên động cơ thôi thúc tính tích cực hoạt động cá nhân của mỗi con người. Trong quá trình giáo dục, thông qua việc tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển các hoạt động nội khóa và ngoại khóa thuộc các lĩnh vực giáo dục đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ, xây dựng nếp sống văn minh… thái độ và niềm tin đối với các chuẩn mực đạo đức dần dần hình thành và phát triển. Những niềm tin về các chuẩn mực xã hội không những được thể hiện trong lí thuyết mà còn được thể hiện thực tiễn. Chính những niềm tin và 18 sự ý thức sâu sắc về những yêu cầu và chuẩn mực xã hội quy định là cơ sở để nảy sinh hàng loạt xúc cảm và dần dần hình thành những tình cảm tốt đẹp bền vững về đạo đức, về lối sống văn hóa, ... Những xúc cảm, tình cảm đó chính là động cơ, là chất men thôi thúc cho hành động, ý chí tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện và tự hoàn thiện mình, tránh xa mọi ảnh hưởng xấu trong cuộc sống đầy biến động và phức tạp hiện nay. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về những chuẩn mực đạo đức về lối sống văn hóa thẩm mĩ, ở mỗi cá nhân hình thành được những thái độ, niềm tin và tình cảm đạo đức, xúc cảm thẩm mĩ... từ đó họ có động cơ tu dưỡng, rèn luyện hành vi, thói quen tương ứng. c) Khâu thứ ba: Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện hành vi và thói quen phù hợp với những chuẩn mực xã hội đã quy định. Mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục là hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách, những hành vi và thói quen, những lối sống có văn hóa ở người được giáo dục. Những biểu hiện trong lối sống, hành vi văn minh chính là bộ mặt đạo đức, thẩm mĩ ... của mỗi con người trong cộng đồng. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặc biệt trong quá trình giáo dục là phải tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng, tạo môi trường thuận lợi để học sinh tự giáo dục, tự tu dưỡng và rèn luyện những nét tính cách, những hành vi và thói quen những nếp sống có văn hóa, những giá trị truyền thống đã được xã hội thừa nhận. Những hành vi, những nếp sống văn minh và sự ứng xử có văn hóa, ... cần được thường xuyên luyện tập, rèn luyện, củng cố trở thành kĩ xảo, thành động hình, thành thói quen bền vững. Đó là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi con người. Các khâu của quá trình giáo dục 19 không tách biệt mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi lẽ giáo dục là một quá trình toàn vẹn việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ cả ba khâu trong mối quan hệ tương tác, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, thậm chí thâm nhập vào nhau thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể. Để đạt được chất lượng và hiệu quả giáo dục tối ưu, nghệ thuật sư phạm của nhà giáo dục là phải biết kết hợp các khâu một cách hợp lí. Tùy theo đặc điể tính chất và nội dung các tình huống cụ thể; căn cứ vào đặc điểm của đối tượng vào các điều kiện và các phương tiện giáo dục, ... mà kết hợp các khâu của quá trình giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, không nhất thiết phải tiến hành đầy đủ cả ba khâu hoặc bắt buộc theo đúng trình tự các khâu một cách máy móc. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146