Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Giáo Án Vật Lý 11 năm học 2017-2018...

Tài liệu Giáo Án Vật Lý 11 năm học 2017-2018

.DOC
116
606
138

Mô tả:

Giáo Án Vật Lý 11 năm học 2017-2018 được biên soạn phù hợp với phương pháp dạy học theo chủ đề, nghiên cứu bài học CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH ( 7 tiết: từ tiết 14 - 20 ) I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề - Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín có quan hệ như thế nào với điện trở trong của nguồn điện cũng như các yếu tố khác của mạch điện ? - Giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện có mối quan hệ như thế nào trong đoạn mạch chứa nguồn điện ? - Trong thực tế khi nào xảy ra hiện tượng đoản mạch. Quá trình thực hiện công khi có dòng điện chạy qua, giữa công của nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín có mối liên hệ như thế nào ? - Mạch điện trong thực tế là tương đối phức tạp, hầu hết các thiết bị dùng điện đều có sự chuyển biến năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác nhau , kiến thức về ĐL Ôm cho mạch kín và các loại đoạn mạch giúp ta có thể tính toán khi thiết kế và lắp đặt mạng điện II. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề II.1. Nội dung 1: Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn điện thành bộ 1) Định luật Ôm đối với toàn mạch 2) Ghép nguồn điện thành bộ - Bộ nguồn ghép nối tiếp: - Bộ nguồn ghép song song: II.2. Nội dung 2: hiện tượng đoản mạch, hiệu suất, điện năng tiêu thụ, công suất điện 1) Hiện tượng đoản mạch 2) Hiệu suất nguồn điện 3) Điện năng tiêu thụ 4) Công suất điện II.3. Nội dung 3: phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch 1) Phương pháp giải một số bài toán toàn mạch 2) Các BT ví dụ III. Tổ chức dạy học chuyên đề 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Phát biểu được quan hệ suất điện động của nguồn và tổng độ giảm thế trong và ngoài nguồn - Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch. - Tự suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng lượng. - Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song đơn giản - Viết được công thức tính công của nguồn điện: Ang = q = It. - Viết được công thức tính công suất của nguồn điện: Png = I. - Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện. 1.2. Kĩ năng - Vận dụng định luật Ôm để giải các bài toán về toàn mạch. - Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song đơn giản. - Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp, song song để giải các bài toán về toàn mạch. - Giải thích được các hiện tượng đoản mạch xảy ra trong thực tế - Chỉ ra được mối liên hệ giữa công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch kín. - Vận dụng các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng và công suất toả nhiệt của một đoạn mạch; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện. 1.3. Thái độ Yêu thích môn học, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức 1.4. Năng lực có thể phát triển Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề

Tài liệu liên quan