Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án tích hợp quá trình biến đổi thức ăn ở người & biện pháp để có hệ tiêu hó...

Tài liệu Giáo án tích hợp quá trình biến đổi thức ăn ở người & biện pháp để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

.DOC
10
2400
142

Mô tả:

GIÁO ÁN TÍCH HỢP Chủ đề dạy học tích hợp: QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI THỨC ĂN Ở NGƯỜI & BIỆN PHÁP ĐỂ CÓ HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh có thể: - biết : + Sự phân loại chất: chất được chia làm mấy loại, mỗi loại lại được phân loại như thế nào. + Tên một số chất vô cơ và một số chất hữu cơ có trong các loại thức ăn. + Thế nào là biến đổi lí học,biến đổi hóa học? + Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào? + Cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa. + Sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng, dà dày, ruột non, ruột già. + Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa. + Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá, đề ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa. - hiểu: + Các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong các cơ quan tiêu hóa + Các dạng biến đổi của chất: Thế nào là biến đổi vật lý, thế nào là biến đổi hóa học? Các chất Tinh bột, chất béo, protein… có trong thức ăn có tính chất gì, biến đổi như thế nào. Trong từng điều kiện cụ thể thức ăn biến đổi như thế nào sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, biến đổi như thế nào sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. + Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày, ruột non ở người diễn ra như thế nào? + Sự biến đổi lí học, hóa học của thức ăn ở mỗi cơ quan tiêu hóa có những thành phần nào tham gia? + Ăn uống không đúng cách sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cơ quan tiêu hóa và với sức khỏe con người. - vận dụng : + Ăn uống khoa học để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh + Không sử dụng nhiều chất không có lợi cho tiêu hóa: thuốc lá, rượu, cà phê, aspirin liều cao. + Cách tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu điều kiện cho enzim hoạt động. + xây dựng 1 khẩu phần ăn hợp lí: Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Đảm bảo đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. + chế biến món ăn hợp khẩu vị tăng thêm giá trị dinh dưỡng, như thế nào để các chất trong thức ăn biến đổi mà không gây hại cho sức khỏe. + nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình, làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cách: Bàn ăn và bát đũa phải sạch; trình bày món ăn đẹp, hấp dẫn; tinh thần sảng khoái, vui vẻ 1. Kĩ năng: - Kĩ năng hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm - Kĩ năng quan sát, tự tìm tòi nghiên cứu và thu thập thông tin trong thực tế. - Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập tài liệu hoặc các kiến thức liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. - Kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức liên quan trong các môn học: Sinh học, Hóa học, Công nghệ để giải quyết vấn đề tiêu hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm. -Kĩ năng vận dụng thực tế những hiểu biết đã học vào việc phòng những bệnh về đường tiêu hóa. - Kĩ năng tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Thái độ: -Yêu thích môn học, - Say sưa nghiên cứu, tìm tòi khám phá khoa học - Rèn ý thức tự giác, tác phong nhanh nhẹn của HS khi thực hiện. -Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá tránh một số bệnh thường gặp về đường tiêu hoá. II. Chuẩn bị * Giáo viên: - Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan - Sưu tầm tranh ảnh * Học sinh: - Nghiên cứu bài Tìm hiểu thực tế theo hướng dẫn của GV III. Phương pháp dạy học - Đàm thoại - Thực hành - Thuyết trình - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học Bài học thực hiện trong 4 tiết: + Tiết 1: Tiết đầu tiên GV dùng toàn bộ thời lượng để phân chia nóm thực hành và hướng dẫn HS cách thu thập thông tin từ thực tế hoặc nguồn học liệu khác để hoàn thành các phiếu điều tra do GV phát cho các nhóm + 3 tiết tiếp theo được thực hiện trong 1 buổi gồm các nội dung: các nhóm trình bày phần chuản bị của nhóm mình và thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để thực hiện các mục tiêu của chủ đề tích hợp đã đề ra. A. Tiết 1 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Bài mới: -GV nêu mục tiêu của tiết học Chúng ta đều biết, “ăn” cũng là một phần quan trọng của sự sống giúp cung cấp năng lượng và nuôi sống cơ thể. Nhưng khái niệm gần gũi này lại là cả một quá trình phức tạp. Hoạt động ăn và biến đổi thức ăn như thế nào, các cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ quan trọng này và chúng ta phải làm gì để bảo vệ các cơ quan này cũng như giúp chúng ta có sức khỏe tốt? Bài học tích hợp liên môn Sinh, Hóa, Công nghệ hôm nay với chủ đề “QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI THỨC ĂN Ở NGƯỜI & BIỆN PHÁP ĐỂ CÓ HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH” nhằm mục đích trả lời các câu hỏi trên. Các con sẽ tìm hiểu thức ăn biến đổi như thế nào trong mỗi cơ quan tiêu hóa, các bệnh thường gặp ở các cơ quan tiêu hóa từ đó biết làm thế nào để bảo vệ cơ quan tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe. Ghi bảng: Chủ đề dạy học: Quá trình biẾn đỔi thỨc ăn Ở NGƯỜI & biỆn pháp đỂ có hỆ tiêu hóa KHỎE MẠNH Hoạt động của thày Hoạt động của trò Ghi bảng ?Nêu các cơ quan trong ống HS trả lời được các cơ I.Cấu tạo của hệ tiêu tiêu hóa và các tuyến tiêu quan trong ống TH và hóa/ Chỉ trên hình vẽ Chất có mấy loại biến đổi? Thế nào là biến đổi lí học? các tuyến tiêu hóa hóa -Ống tiêu hóa -Tuyến tiêu hóa II.Hiện tượng biến Thế nào là biến đổi hóa học? HS vận dụng kiến thức môn Hóa để trả lời Chất biến đổi không đổi chất -Biến đổi vật lý -Biến đổi hóa học sinh ra chất mới là biến Thức ăn gồm những thành phần nào? Có mấy loại thức ăn? Kể tên các chất vô cơ và hữu cơ có trong thức ăn? đổi lý học. Chất biến đổi sinh ra chất mới là biến đổi hóa học III.Thành phần của thức ăn Gồm : -Chất vo cơ -Chất hữu cơ Hệ tiêu hóa của người Các chất vô cơ và hữu cơ trong thức ăn biến đổi như thế nào trong quá trình tiêu hóa, làm thế nào để có bệ tiêu hóa khỏe mạnh, các con tìm hiểu theo các nội dung sau -GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 11 HS -GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm +Mỗi cá nhân tự tìm hiểu theo nội dung của nhóm mình +Trao đổi trong nhóm, tổng hợp ý kiến để có bản báo cáo chung cho mỗi nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình biến đổi, tiêu hoá thức ăn trong khoang Miệng Dựa vào các gợi ý sau: - Khoang miêng gồm những bộ phận nào, chức năng của từng bộ phận - Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào, chất nào trong thức ăn biến đổi vật lý, chất nào trong thức ăn biến đổi hóa học - Các bệnh thường gặp ở khoang miệng và biện pháp để bảo vệ các cơ quan tiêu hoá ở khoang miệng. - Giải thích câu nói “nhai kĩ no lâu” Nhóm 2: Tìm hiểu về quá trình biến đổi, tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, các bệnh thường gặp và biện pháp để bảo vệ các cơ quan tiêu hoá ở dạ dày. Dựa vào các gợi ý sau: - Cấu tạo của dạ dày, chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày - Quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào, chất nào trong thức ăn biến đổi vật lý, chất nào trong thức ăn biến đổi hóa học - Nguyên nhân nào bị đau dạ dày, các bệnh thường gặp ở dạ dày và biện pháp phòng tránh bệnh đau dạ dày. Nhóm 3: Tìm hiểu về quá trình biến đổi, tiêu hoá thức ở ruột non. Dựa vào các gợi ý sau: - Các hoạt động tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non , cơ quan hay tế bào nào thực hiện, tác dụng của các hoạt động đó. - Chất nào trong thức ăn biến đổi vật lý, chất nào trong thức ăn biến đổi hóa học, biểu hiện của sự biến đổi đó. - Vai trò của gan trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng . Nhóm 4: Tìm hiểu vệ sinh cơ quan tiêu hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Dựa vào các gợi ý sau: - Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa - Các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa - Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa - Em có/đã/dự định tham gia vào các hoạt động nào của địa phương/ trường/tổ chức về vệ sinh an toàn thực phẩm - Em đã cùng gia đình tham gia xây dựng bữa ăn hợp lý chưa, xây dụng như thế nào? -GV hướng dẫn từng nhóm cách tiến hành, tìm hiểu và hoàn thành các báo cáo một cách cụ thể chi tiết. B. Tiết 2,3,4 I.Ổn định tổ . II. Bài học: - Giáo viên nêu mục tiêu của bài học (chủ đề tích hợp) - Giáo viên giới thiệu tiến trình của buổi học:: +Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình +Thảo luận trong toàn lớp dưới sự hướng dẫn của GV về các vấn đề được nêu ra trong chủ đề tích hợp của tiết 1: 1.Quá trình biến đổi, tiêu hoá thức ăn trong khoang Miệng, các bệnh thường gặp ở khoang miệng. 2. Quá trình biến đổi, tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, các bệnh thường gặp và biện pháp để bảo vệ các cơ quan tiêu hoá ở dạ dày. 3. Quá trình biến đổi, tiêu hoá thức ở ruột non. 4. Vệ sinh cơ quan tiêu hoá, thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách xây dựng khẩu phần ăn hợp lý để đảm bảo có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. -Các nhóm lần lượt lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm -Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi phản biện.. -GV tổng kết đánh giá hoạt động của các nhóm III. Bài học kinh nghiệm : Em rút ra được bài học bổ ích như thế nào sau khi được tìm hiểu về chủ đề này. 7. Kiểm tra đánh giá Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn được sử dụng trong bài. -Học sinh tự đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm - GV cho điểm từng nhóm dựa vào mức độ đạt hay chưa đạt của các phần chuẩn bị của mỗi nhóm kết hợp với ý thức học tập xây dựng bài... trong tiết học hôm nay Họ và tên: ……………………….. Lớp ………. PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1.Trả lời các câu hỏi sau: a.Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ? b.Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh ? c.Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả ? d.Tại sao người lại xe chạy đường dài hay bị dau dạ dày. e.Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối g.Tại sao không nên ăn kẹo trước khi ngủ k. Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” 2 Bài tập tình huống 1. Bạn Nam năm nay học lớp 8, nhưng ăn cơm rất chậm 60 phút mới xong bữa cơm. Bố Nam thấy vậy bảo Nam nên chan canh vào ăn cho nhanh để còn đi học bài. Vì thế Nam ăn nhanh hơn hẳn chỉ hết 15 phút. Sau khi học em có thể giải thích cho bố Nam hiểu có nên ăn cơm chan canh nhiều và ăn nhanh như vậy không? Vì sao? 2. Năm nay chị Lan học lớp 9, nhưng người rất gầy và ốm chỉ được 32 kg. Vừa rồi mẹ chị cho đi khám ở bệnh viện, kết quả bác sĩ khám ghi trong sổ là “Bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày” Qua học bài em hãy suy nghĩ và phân tích cho chị xem. với bệnh của chị thì sự tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào? Bệnh đó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? 3. Kể tên và phân tích các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan