Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án tích hợp liên môn toán 7 tiết 12 luyện tập...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn toán 7 tiết 12 luyện tập

.DOC
14
1423
116

Mô tả:

TIẾT 12.LUYỆN TẬP I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Củng cố các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau. - Học sinh nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau. - Biết vận dụng kiến thức các môn: Hình, Lý, Sinh, Địa lý, Lịch sử, GDCD, hiểu biết xã hội vào giải toán. 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau. - Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau. - Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểu biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay. 3. Thái độ: - GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học. - Có niềm tự hào về lịch sử quê hương, có tình yêu quê hương, biết giữ gìn,bảo vệ các di tích lịch sử. - Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu. - Có ý thức tốt khi tham gia giao thông. II. Đối tượng dạy học: 1) Số lượng: 34 học sinh THCS Tứ Liên 2) Khối lớp: Khối lớp 7. III. Ý nghĩa của dự án. 1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học. - Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để nắm vững tính chất dãy tỉ số bằng nhau. - Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập. - Học sinh yêu thích môn học 2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế. - Có niềm tự hào về lịch sử quê hương, biết giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử. - Có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phù hợp trong cuộc sống. - Có ý thức khi tham gia giao thông. IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bài soạn, Sách giáo khoa Toán 7 - Máy chiếu, máy tính, bảng phụ - Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiếu biết xã hội. - Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: Vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, thiên nhiên môi trường, giao thông,… - Các hình ảnh minh họa các nội dung trên 1 2. Học sinh: - Kiến thức liên quan đến các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau. - Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin xã hội hiện nay, những vấn đề thời sự nóng bỏng trong cả nước và trên toàn cầu. - Bút dạ viết bảng, chia nhóm học tập. V. Tiến trình bài học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi khởi động: Đây là di tích lịch sử nào? Chia lớp thành 3 nhóm để tham gia. Luật chơi: Mỗi nhóm có thời gian suy nghĩ là 3 phút, để điền số thích hợp vào các ô vuông dưới đây để có tỉ lệ thức.Sau đó viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở hàng dưới cùng sẽ biết được tên di tích lịch sử của địa phương Nhóm nào trả lời đúng ở các ô vuông và tìm được tên di tích trước thì chiến thắng. H: 20: = (-12) : 15 O: 1 1 :1  2 4 A: 6: 27 = N: : 3 T: 5,4 13,5 G: (-15) : 35 = 27 : 1 3 :72 L: 14 1 3 -25 16 6 -63 1 1 14 1 3 O 16 -25 Đáp án: H: -25; O: 1 3 ; -25  2,7  0,7 6,3 : 6 =7 : 3 1 H 2,4 -25 14 A:16; 6 -25 6 14 16 N:14; 16 -25 0,3 -63 1 T: 6; -25 -63 -25 14 6 14 16 -63 1 3 G:-63; 0,3 À N G T H À N H T H Ă N G L 16 14 -63 L:0,3 14 O 1 1 3 N G -63 Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà 2 Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Vào lúc 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa hồ Tây và tháp Báo Thiên Bản đồ Hà Nội năm 1873 với khu vực thành cổ ở sát Hồ Tây 3 Một phần của khu di tích 18 Hoàng Diệu. Đoan Môn Đoan Môn khoảng 1884-1885 Đoan Môn ngày nay vẫn còn nguyên vẹn Đoan Môn là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan Môn gồm năm cổng xây bằng đá, phía ngoài là cửa Tam Môn khoảng 1812 - 1814, triều Nguyễn Gia Long phá, xây Cột Cờ (nay vẫn còn sừng sững). Năm 2002, giới khảo cổ học Việt Nam được phép đào phía trong Đoan Môn đã tìm thấy "lối xưa xe ngựa" thuộc thời Trần, dùng lại nhiều gạch Lý. Nếu khai quật tiếp, sẽ có thể thấy cả con đường từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên ở phía Bắc và cửa Tây Nam thành Hà Nội. Điện Kính Thiên Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn một mét. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng. Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê. Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắttròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài, chính là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và 4 đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa. Điện Kính Thiên Năm 1886 Hậu Lâu Khung cảnh Hậu Lâu xưa Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. Cửa Bắc Cửa Bắc nhìn từ bên ngoài Cửa Bắc bên trong Cửa Bắc bên ngoài vào năm 2009 Tên Hán Việt là Chính Bắc Môn là một trong năm cổng của thành Hà Nội thời Nguyễn. Khi Pháp phá thành Hà Nội họ giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu Thông qua bài tập trên GV giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, HS hiểu thêm về vùng đất quê hương đã được cha ông ta xây dựng từ bao đời nay. Từ đó có ý 5 thức giữ gìn, bảo vệ và giới thiệu cho bạn bè gần xa biết được di tích lịch sử của quê hương. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. Hoạt động 1:Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên GV yêu cầu hs làm BT 59 (Sgk) HS làm BT 59 Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa a)2,04 : (-3,12) 2,04 204 17 các số nguyên     3,12  312  26 a)2,04 : (-3,12) 1  1  b)   1 2  : 1,25 b)   1  : 1,25 2 3 c)4:5 4 3 3 d)10 7 : 5 14    3 5 3 4 6  :  .  2 4 2 5 5 3 16 c)4:5 4 = 23 3 3 d)10 7 : 5 14 73 73 73 14 = 7 : 14  7 . 73  2 ?Thế nào là tỉ số của hai số. Gọi 2 hs lên bảng Hs dưới lớp làm vào vở GV thu vở 1-2 hs chấm. Gọi 1 hs nhận xét bài làm của 2 hs trên bảng Hoạt động 2:Tìm x trong tỉ lệ thức GV cho học sinh hoạt động nhóm làm BT 60 3 2 1  2 BT 60 (Sgk) a)  3 .x  : 3  1 4 : 5   Cả lớp chia làm 4 nhóm 3 Nhóm 1:a => x= 8 4 Nhóm 2:b b)4,5 : 0,3 =2,25 : (0,1x) Nhóm 3:c => x=1,5 Nhóm 4:d 1  c)8 :  4 .4   2 : 0,02   Gọi đại diện các nhóm trình bày. => x=0,32 Lớp nhận xét và sửa (nếu có) 1 3 d)3: 2 4  4 : (6 x) GV nhấn mạnh -Xác định ngoại tỉ, trung tỉ trong tỉ lệ thức 3 => x= -Từ đó tìm x 32 GV nhận xét và cho điểm các nhóm. Hoạt động 3:Toán chia tỉ lệ GV yêu cầu hs phát biểu tính chất của dãy tỉ HS trả lời số bằng nhau. Tính chất a b = c d a b = c d = ac bd ĐK: b  d = ac bd 6 Tính chất mở rộng a b = c d = e f a b = c d = e f = ace bd  f ace ace = bd  f = bd  f ace = b  d  f = …….. GV: chiếu đề bài tập 1 Bài 1: Nếu trong một ngày, thời gian nắng là 11 giờ thì 1m2 lá cây xanh khi quang hợp sẽ cần một lượng khí cacbonic và nhả ra môi trường một lượng khí oxi tỉ lệ với 11 và 8. Tính lượng khí cacbonic và lượng khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và nhả ra biết rằng lượng khí cacbonic cần cho sự quang hợp nhiều hơn lượng khí oxi nhả ra môi trường là 6 gam. GV: Gọi 1 hs đọc đề bài HS đọc đề bài Gv Bài toán cho gì,yêu cầu tìm gì? HS trả lời HS yêu cầu của đề: Tính lượng khí cacbonic và lượng khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và nhả ra x y GV:Nếu Gọi lượng khí cacbonic và lượng HS : Ta có  và x-y=6 2 11 8 khí oxi mà 1m lá cây xanh đã thu vào và nhả ra khi quang hợp lần lượt là x gam và y gam thì theo đề ra ta có điều gì ? GV gọi 1 hs lên bảng trình bày Giải: HS dưới lớp làm vào vở Gọi lượng khí cacbonic và lượng khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và nhả ra khi quang hợp lần lượt là x gam và y gam. ĐK: x;y >0 Theo đề bài 1m2 lá cây xanh khi quang hợp sẽ cần một lượng khí cacbonic và nhả ra môi trường một lượng khí oxi tỉ lệ với 11 và 8. => x y  11 8 Lượng khí cacbonic cần cho sự quang hợp nhiều hơn lượng khí oxi nhả ra môi trường là 6 gam. => x – y = 6 7 Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: x y  11 8 x y 6 = 11  8  3  2 x 11  2  y  2  8 x  22   (TMĐK)  y  16 Vậy trong một ngày mà thời gian nắng là 11giờ thì 1m2 lá cây xanh khi quang hợp GV: Em hãy nêu vai trò của cây xanh đối với sẽ cần 22 gam khí cácbonic và nhả ra môi trường 16 gam khí oxi hoạt động của con người GV liên hệ: Khi học môn Sinh học 6 các em đã biết trong HS phát biểu quá trình quang hợp thì cây xanh hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi. Hoạt động sống của con người, động vật và sự đốt cháy nhiên liệu lại hấp thụ khí oxi và thải ra khí cacbonic vì vậy con người không thể tồn tại nếu thiếu cây xanh GV Yêu cầu HS quan sát trên màn hình, đọc đề bài 2 Bài 2: Diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với 8, 9, 10. Tính diện tích rừng bị chặt phá vào các năm đó biết rằng tổng của diện tích rừng bị chặt phá năm 2002 và diện tích rừng bị chặt phá năm 2007 lớn hơn năm 2012 là 10,5 triệu ha. GV hỏi đề bài cho gì ? hỏi gì ? GV : Gọi diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần lượt là x, y, z Diện tích rừng bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với 8, 9, 10 ta suy ra điều gì ? Gọi 1 học sinh lên trình bày lời giải Các học sinh khác làm vào vở. GV thu bài 3 em chấm lấy điểm Gọi 1 hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng HS trả lời HS : x y z   8 9 10 HS lên bảng trình bày Giải: Gọi diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần 8 GV nhận xét chữa bài cho điểm hs trên bảng lượt là x, y, z (triệu ha).ĐK : x ;y ;z >0 Theo đề bài ta có: Diện tích rừng bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với 8, 9, 10 x y => 8  9  z 10 Tổng của diện tích rừng bị chặt phá năm 2002 và diện tích rừng bị chặt phá năm 2007 lớn hơn năm 2012 là 10,5 triệu ha. => x + z - y = 10,5 Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: x y z x  z  y 10,5      1,5 7 8 9 10 8  10  9 => x = 12 ; y = 13,5 ; z = 15 Vậy diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007, 2012 lần lượt là 12 triệu ha, 13,5 triệu ha và 15 triệu ha. HS: Tình hình chặt phá rừng ngày càng ? Em có nhận xét gì về tình hình chặt phá rừng trong những năm gần đây? Hậu quả của tăng. Hậu quả của chặt phá rừng gây ra hạn hán và lũ lụt chặt phá rừng bừa bãi là gì? GV liên hệ: Như chúng ta đã biết rừng che phủ 1/3 diện tích lục địa giúp cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc chống sói mòn, sụt lở đất, cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán. Hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng 13-15 triệu ha rừng bị tàn phá, khi đó người ta ước tính rằng sẽ có khoảng 0,7 tỉ tấn khí cacbonic không bị tiêu hủy. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp,tăng dân số, … lượng khí thải, chất thải ra môi trường ngày càng tăng vọt gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu nghiêm trọng, nếu như trước kia các cơn bão chỉ thường cao nhất ở cấp 11, 12 giật trên cấp 12 thì nay nó đã trở thành những siêu bão cấp 14, 15 giật trên cấp 15 với sự tàn phá khốc liệt về cả con người và tài sản chẳng hạn như cơn bão Haiyan…. Do đó việc bảo vệ rừng là vô cùng 9 cần thiết với tất cả chúng ta. Rừng còn là nơi trú ngụ của biết bao nhiêu loài động vật tạo nên một hệ sinh thái đồng thời cung cấp cho con người nguồn tài nguyên quý giá do đó việc trồng và bảo vệ rừng là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ rừng, chống biến đổi khí hậu. (GV chiếu 1 số hình ảnh chặt phá rừng) Một số hình ảnh chặt phá rừng Hoạt động 4:Luyện tập củng cố GV cho hs hoạt động nhóm làm BT 3 - HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả Bài 3 :Tính các góc của tam giác ABC biết của nhómvào bảng nhóm 3 rằng 3 lần góc C bằng 2 góc A và bằng nửa Giải: Gọi số đo các góc A, B, C của tam giác góc B ABC lần lượt là x, y, z . GV cho học sinh tìm hiểu đề bài. ĐK : 0,x ;y ;z<180 GV cho thảo luận theo nhóm 3 1 Theo đề bài ta có: 3z = 2 x = 2 y GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. GV chiếu đáp án để đối chiếu. GV nhận xét bài làm các nhóm và cho điểm các nhóm. Vì tổng số đo các góc trong một tam giác bằng 1800 nên x + y + z = 180 Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: 3z = 3 2 x= 1 2 z x y   y= 1 2 2 3 3 10 z  x  y 180   60 =1 22 3 3 3   z  20  3    x  60 :  40 (TMĐK) 2  1  y  60 :  120  2 Vậy số đo các góc A, B, C của tam giác GV Trong bài toán trên em đã sử dụng những ABC lần lượt là 400 ; 1200 ; 200 kiến thức nào ? GV liên hệ: Như vậy hai môn Hình học và Đại số có quan hệ rất chặt chẽ vì vậy để học tôt môn các em cần học tốt cả hai môn Hình học và Đại số. GV chiếu đề BT4 Bài 4: Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vào năm 2007 và năm 2008 tỉ lệ với 7 ;8 của năm 2008 và năm 2012 tỉ lệ với 4 và 9. Tính số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra vào năm 2012 biết rằng tổng số vụ tai nạn của ba năm đó là 66 000 vụ. GV Cho hs tìm hiểu đề bài Gọi 1 học sinh lên trình bày lời giải, mỗi tổ lấy 2 em làm vào phiếu để nộp, các học sinh khác làm vào vở. Thời gian 5 phút - Nhận xét và cho điểm học sinh. -GV nhắc lại điểm lưu ý khi giải bài toán cách biến đổi để áp dụng được tính chất dãy tỉ số bằng nhau. HS trả lời : Tính chất tổng ba góc của tam giác; Tính chất dãy tỉ số bằng nhau Giải: Gọi số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vào năm 2007, 2008, 2012 lần lượt là x, y, z (vụ). ĐK : x ;y ;z  N* Theo đề bài ta có: Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vào năm 2007 và năm 2008 tỉ lệ với 7 ;8 x => 7  y 8 (1) Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vào năm 2008 và năm 2012 tỉ lệ với 4 và 9 => y z  4 9 (2) Tổng số vụ tai nạn của ba năm đó là 66 000 vụ. => x + y + z =66 000 Từ (1) và (2) => x y z   7 8 18 11 Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: x y z x  y  z 66000      2000 7 8 18 7  8  18 33 => z = 2000.18 = 36000 Vậy số vụ tai nạn giao thông xảy ra vào năm 2012 là 36000 vụ. HS: Những năm gần đây tỉ lệ những vụ GV : Em có nhận xét gì về tỉ lệ số vụ tại nạn tai nạn giao thông ở Việt Nam ngày càng giao thông ở Việt Nam những năm gần đây? tăng. GV liên hệ: Như vậy những năm gần đây tỉ lệ những vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam ngày càng tăng, năm 2012 có khoảng 36000 vụ tức là bình quân mỗi ngày xảy ra khoảng 98 vụ tai nạn. Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông như: do cơ sở hạ tầng, do chất lượng phương tiện tham gia giao thông, do sự thiếu hiểu biết và ý thức của người tham gia giao thông... GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh vi phạm giao thông của các bạn học sinh Một số hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh GV : Củng cố nhấn mạnh tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. 12 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. BTVN :58 (Sgk) ; 74 ;75 ;76 (SBT) BT 1 :Cho tam giác ABC có góc ngoài của tam giác tại các đỉnh A, B, C tỉ lệ với 4, 5, 6. Các góc trong tương ứng tỉ lệ với các số nào ? Gợi ý : Gọi số đo các góc trong tại các đỉnh A, B, C của tam giác ABC lần lượt là x, y, z và số đo các góc ngoài tương ứng là x1, y1, z1. Ta có x + x1 = 1800 ; y + y1 = 1800 ; z + z1 = 1800 Suy ra x + x1 + y + y1 + z + z1 = 5400 Mà x + y + z = 1800 Nên x1 + y1 + z1 = 3600 Lại có : x1 y1 z1   4 5 6 BT2 : Hai thanh nhôm và sắt có thể tích bằng nhau. Hỏi thanh nào nặng hơn và nặng hơn bao nhiêu lần ? Gợi ý :Gọi khối lượng của hai thanh nhôm và sắt lần lượt là m1 và m2 (g) Khối lượng riêng tương ứng của chúng là D1 =2,7g/cm3 và D2 =7,8g/cm3 (g/cm3) m = V . D và V là hằng số (có thể tích bằng nhau) VI. Phương pháp 1) Phương pháp dạy học : Sử dụng 1 số phương pháp dạy học chủ yếu - Phương pháp vấn đáp – thuyết trình - Phương pháp thảo luận nhóm – phát hiện kiến thức. - Phương pháp trực quan phát hiện - Phương pháp điều tra lấy ý kiến. 2) Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Kiểm tra những kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra. - Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Cách thức đánh giá : đánh giá kết quả của học sinh trên cơ sở các tiêu chí sau : +Tổng hợp được các kiến thức các bộ môn liên quan đến yêu cầu của bài toán hoặc tình huống đưa ra. +Biết vận dụng kiến thức liên môn đúng lúc, đúng chỗ. +Biết kết nối các kiến thức bộ môn để giải quyết vấn đề. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thùy Linh BAN GIÁM HIỆU DUYỆT Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN DUYỆT (Kí và ghi rõ họ tên) 13 Hoàng Thị Bảo Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan