Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 9 hình ảnh người lính cách mạng trong thơ văn ...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 9 hình ảnh người lính cách mạng trong thơ văn kháng chiến và ý thức của thế hệ trẻ ngày nay. (qua tác phẩm đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, những ngôi sao xa xôi.)

.DOC
34
6661
103

Mô tả:

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM Hå S¥ Dù THI D¹Y HäC THEO CHñ §Ò TÝCH HîP LI£N M¤N. Tªn ®Ò tµi : Mét híng d¹y häc tÝch hîp liªn m«n trong Ng÷ v¨n 9. Bµi d¹y : H×nh ¶nh ngêi lÝnh c¸ch m¹ng trong th¬ v¨n kh¸ng chiÕn vµ ý thøc cña thÕ hÖ trÎ ngµy nay. M«n häc chÝnh : Ng÷ v¨n M«n tÝch hîp : LÞch sö, GDCD, Mü ThuËt, ¢m nh¹c. Gi¸o viªn : KiÒu ThÞ Thóy Hêng N¨m häc 2014 - 2015 Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn thực sự vẫn là một con đường nhiều thử thách với người giáo viên dạy Ngữ văn khi còn quá ít bước chân trên con đường ấy. Nhưng chúng ta hãy tin vì như Lỗ Tấn nói: “ kì thực trên trái đất này làm gì có đường. Chúng ta đi mãi thì thành đường thôi.” -------------------------------------------------------------------------------------- THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI Sở GD-ĐT Hà Nội Phòng GD-ĐT Gia Lâm Trường THCS Đa Tốn Địa chỉ: Xã Đa Tốn Huyện Gia Lâm -Thành phố Hà Nội. -----------------------------------Họ và tên giáo viên: Kiều Thị Thúy Hường. Ngày sinh: 15-3-1977 Điện thoại: 01677605274; Email: [email protected] Tác giả : Kiều Thị Thúy Hường Giới thiệu ngắn gọn nội dung bài thi: M. Goor- ki từng nói: “Văn học là nhân học.” Chủ đề : Hình ảnh người lính cách mạng qua thơ ca kháng chiến và ý thức của thế hệ trẻ ngày nay” đã gói gọn 4 tiết học văn bản của chương trình Ngữ văn lớp 9 vào một giáo án mang tính tích hợp liên môn: Văn- Lịch sử- Giáo dục công dân. Qua chủ đề dạy học này, chúng ta sẽ không chỉ giúp học sinh hiểu vẻ đẹp của các tác phẩm văn thơ cách mạng viết về người lính mà còn giáo dục các em ý thức trân trọng lịch sử, tự hào trước những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc. Từ đó, học sinh ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và rèn luyện để tiếp nối những trang sử vẻ vang hào hùng của cha ông ngày trước. Qua chủ đề, giáo viên sẽ bồi đắp được tình yêu quê hương đất nước, ý thức dân tộc và lí tưởng hoài bão sống cho học sinh- lứa tuổi đang tìm hoài bão cho cuộc đời mình. PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC PHẦN I-TÊN HỒ SƠ: MỘT HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG NGỮ VĂN 9. Bài dạy: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG TRONG THƠ VĂN KHÁNG CHIẾN VÀ Ý THỨC CỦA THẾ HỆ TRẺ NGÀY NAY. (Qua tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi.) PHẦN II - MỤC TIÊU DẠY HỌC CẦN ĐẠT: 1.Về kiến thức - kĩ năng – thái độ: * Kiến thức: Qua chủ đề, HS nắm được đặc điểm lịch sử của dân tộc ta trong giai đoạn hào hùng bi tráng: hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước; Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính cách mạng qua thơ văn kháng chiến; Bước đầu nắm được những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ văn kháng chiến có chủ đề viết về người lính CM. * Kĩ năng: - Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức. - Kĩ năng phân tích cảm thụ thơ ca. - Kĩ năng tự làm việc, nghiên cứu và hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm. - Kĩ năng liên hệ kiến thức các môn học khoa học xã hội vào một vấn đề cụ thể: Văn- Sử - GDCD. - Kĩ năng vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống. - Kĩ năng thực hành giao tiếp, thảo luận. - Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức. - Kĩ năng thuyết trình một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.( Vận dụng trong bài tập luyện tập.) *Thái độ: - Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính CM trong các tác phẩm văn chương, HS biết trân trọng và có ý thức tìm hiểu học tập tích cực hơn trong môn Ngữ văn GD ý thức học tập bộ môn và sự siêng năng chuyên cần trong học tập. - Thấy được sự hi sinh của lớp người đi trước, từ đó biết tự hào và trân trọng những trang lịch sử vẻ vang hào hùng của dân tộc-> Ý thức học tập và tìm hiểu lịch sử. - Nhận thức được vai trò của thế hệ trẻ hôm nay trong việc học tập và rèn luyện bản thân để tiếp nối những trang lịch sử rạng rỡ của ông cha -> giáo dục lí tưởng, hoài bão cho thế hệ trẻ. 2. Yêu cầu tích hợp, liên môn: - Trong chủ đề này, GV xác định những kiến thức liên môn sẽ được tích hợp vận dụng và giới thiệu như sau: 1. Bài 6- Môn GDCD lớp 6: Lòng biết ơn. 2. Bài 7- GDCD lớp 9: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Bài 17-GDCD lớp 9: Nghĩa vụ bảo về Tổ quốc. 4. Bài 25- Lịch sử lớp 9: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1946-1950) 5. Bài 29- Lịch sử 9: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973) 6.Tiết 13- GDCD lớp 9: Hoạt động ngoại khóa theo chủ đề: Lý tưởng sống của thanh niên. 7. Tiết 6- Âm nhạc lớp 8: HS vận dụng kiến thức Âm nhạc đã học để thể hiện ca khúc “Hò kéo pháo”- nhạc sĩ Hoàng Vân- do HS thể hiện. 8. Mĩ thuật: T27-28 Mĩ thuật 8: Tập vẽ người : HS vận dụng kiến thức Mĩ thuật đã học để vẽ phác họa hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp hoặc anh giải phóng quân thời chống Mĩ. Phần tích hợp với bộ môn Mĩ thuật và Âm nhạc có thể thực hiện ngay trong tiết luyện tập của chủ đề hoặc trong tiết hoạt động ngoại khóa (Tích hợp với bộ môn GDCD.) - HS cần biết vận dụng tổng hợp những kiến thức về Lịch sử, Giáo dục công dân để giải quết những vấn đề bài học và kiến thức Mĩ thuật, Âm nhạc để đáp ứng các bài tập của GV trong chủ đề. PHẦN III- ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC: Căn cứ vào định hướng của việc dạy học tích hợp liên môn, từ thực trạng học Văn của HS còn nặng về học chay - học vẹt, khi tổ chức dạy học theo chủ đề tôi đã áp dụng với đối tượng học sinh khối 9 - lớp chọn. Các em đã bước đầu có khả năng tự học tập nghiên cứu, có ý thức học bộ môn Ngữ văn và một số em có năng lực cảm thụ văn chương tương đối tốt. Trong khi các giờ dạy học theo chủ đề còn rất mới mẻ, lựa chọn yếu tố HS tích cực là một trong những việc làm đầu tiên quyết định thành công của chuyên đề. IV- Ý NGHĨA BÀI HỌC: Quá trình đổi mới dạy và học đang khởi sắc với biết bao bỡ ngỡ, không chỉ đối với HS mà với cả GV- những người trực tiếp định hướng và chèo lái con thuyền tri thức. Việc chuẩn bị một giáo án dạy học theo hướng tích hợp liên môn của người GV không tránh khỏi những loay hoay, cản trở. Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn thực sự là “ Vạn sự khởi đầu nan.” Sự bắt đầu bao giờ cũng không tránh khỏi khó khăn, ngần ngại. Dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn chẳng khác nào Thơ Mới ban đầu bước vào làng thơ Việt Nam bị kì thị và xa lánh, có lẽ vì “quá mới”. Nhưng tôi tin rằng, dạy học theo chủ đề sẽ trở thành một thành tựu của nền GD nước nhà cũng giống như Thơ Mới đã từng “bước những bước điềm nhiên vững vàng” vào thơ ca Việt Nam hiện đại vậy! Với giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy bài học đã đạt được một số thành công và có ý nghĩa nhất định như sau: * Đối với thực tiễn dạy học: Trong tình hình dạy học Ngữ văn theo đơn vị bài đơn lẻ, theo hệ thống phân phối chương trình cũ thì việc nhóm một số tác phẩm văn học kháng chiến vào thành chủ đề như trên để dạy cho HS là một hướng đi mới dẫn đến những thay đổi đáng kể trong kết quả dạy học: + HS có những nhận thức khái quát tổng hợp về chủ đề người lính trong văn học kháng chiến- một chủ đề lớn tạo nên chất sử thi cho văn học Việt Nam 1945-1975. Thay vì cảm nhận được về hình tượng người lính CM trong từng bài là những nhận thức sâu sắc toàn diện về vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người lính CM trong cả một giai đoạn văn học, từ đó các em hiều đây là hình tượng văn học điển hình được phản ánh trong nhiều tác phẩm thơ văn kháng chiến. Cũng từ đó mà thấy được tính chất nhân dân, tính chất sử thi của cả một giai đoạn văn học; được sống lại với không khí lịch sử bi tráng, hào hùng của dân tộc ta trong quá khứ. Những nhận thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ cũng vì thế mà được xuất phát từ trái tim, từ sự rung động thực sự về lịch sử ông cha chứ không phải là một bài học giáo huấn khô khan, gò ép, nặng về lí thuyết mà các em đã được học trong những tiết GDCD hay Lịch sử. Như vậy, dạy học theo chủ đề mang đến hiệu quả toàn diện cho các môn học: Từ Ngữ văn- môn học chính đến các môn học đang được tích hợp liên môn như: Lịch sử, GDCD hay thậm chí HS còn được rèn luyện, thể hiện năng lực của các môn học khác như: Mĩ thuật, Âm nhạc một cách sáng tạo. Hoặc khả năng thuyết trình, kĩ năng trao đổi thảo luận một vấn đề khoa học hay tư tưởng…Đồng thời, để thực hiện quá trình tự học, tự nghiên cứu, HS phải biết sử dụng tư duy Toán học để phát huy năng lực tổng hợp khái quát kiến thức, thực hiện những yêu cầu của GV trong việc chuẩn bị cho các tiết chủ đề. + Dạy học theo hướng mới cũng sẽ kích thích được năng lực chủ động sáng tạo, năng lực tự học của HS, thay đổi lối học chay, học vẹt mà từ tước đến nay dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng đang mắc phải. * Đối với thực tiễn đời sống: -Trong tình hình Giáo dục nước nhà đang bước vào quá trình đổi mới căn bản và toàn diện, trước hết ở đây là sự đổi mới về phương pháp và nội dung dạy học, việc dạy học các tiết văn bản trong môn Văn theo hướng dạy học theo chủ đề là một việc làm cần thiết và phù hợp. Cách dạy này đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới trong giáo dục, là tiền đề cho sự đổi mới toàn diện về giáo dục trong thời kì quá độ. Khi dạy học theo các chủ đề, người GV phải linh hoạt hơn trong xây dựng giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học cho HS sao cho hiệu quả. Có nghĩa là người GV phải tự làm mới mình thông qua việc tìm hiểu tri thức liên môn, xây dựng giáo án mới, sáng tạo trong việc tổ chức định hướng HS học tập. Vì vậy phần nào khắc phục được căn bệnh trì trệ cố hữu của một số GV, tránh việc GV chỉ truyền thụ cho HS những tri thức “CHẾT” vì đã bị mài mòn, lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác. Đặc biệt, HS phải tích cực học thật để tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức dưới sự định hướng của người GV. Học Văn theo chủ đề, các em được thể hiện năng lực tư duy, sáng tạo của mình, phát huy tính tích cực của các em trong học tập. Từ đó, hình thành trong HS ý thức tự học, tự nghiên cứu, khả năng tự tin làm chủ quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đó là một kĩ năng cần thiết mà ở HS Việt Nam ngày nay còn hạn chế. -Hiện nay, giới trẻ từ sự thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc dẫn đến việc các em không trân trọng lịch sử, không xác định được hướng đi đúng đắn và trách nhiệm của bản thân trước đất nước, một bộ phận không nhỏ HS sa vào lối sống hưởng thụ tầm gửi, không xác định được mục đích lí tưởng của cuộc đời. Mặt khác, do ảnh hưởng của mạng In-tơ-nét và các xu hướng không lành mạnh trong văn hóa xã hội, ở các em khó tìm thấy quan niệm đúng đắn sâu sắc về cái đẹp, khả năng thưởng thức cái đẹp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ hạn chế. Khi học các chuyên đề môn Ngữ văn, được tự tìm hiểu xây dựng bài học một cách tích cực, các em sẽ trân trọng hơn vẻ đẹp văn chương của các tác phẩm, năng lực thẩm mĩ được bồi dưỡng nâng cao. Biết thế nào là tốt, xấu từ đó xây dựng cho mình một lối sống đẹp. Bên cạnh đó, từ những nhận thức sâu sắc về sự hi sinh của thế hệ cha anh, các em sẽ thấy được mình phải sống và học tập sao cho xứng đáng với lớp người đi trước. Có thể nói, đối với thực tiễn dạy học và cả với thực tiễn đời sống, việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn những ưu điểm vượt trội và đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn so với dạy học thông thường. Việc tổ chức dạy học Văn theo các chuyên đề càng cần được tiến hành thương xuyên, đều đặn để giúp HS có sự chuần bị tích cực cho phương pháp và chương trình học tập mới ở các cấp học tiếp theo. PHẦN V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU: - Thiết bị truyền thống: Bảng, bảng phụ, phấn màu, tranh ảnh minh họa. - Thiết bị hiện đại: Máy chiếu Projecto, video, giáo án Powerpoin. - Học liệu :Tập “Thơ ca cách mạng”, Truyện ngắn Lê Minh Khuê, Nhật kí Đặng Thùy Trâm, “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc; Sách giáo khoa Lịch sử 9- Bài 25, 29. PHẦN VI. HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: HS chuẩn bị trước 2 tuần: -Đọc kĩ, tìm hiểu 3 tác phẩm thơ văn thời kháng chiến: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê), soạn ba bài trong SGK, suy nghĩ về chủ đề chung của ba tác phẩm. -Tìm đọc thêm một số bài thơ của Chính Hữu, Phạm Tiến Duật và một số bài thơ khác cùng viết về chủ đề người lính trong văn học kháng chiến; Suy nghĩ về những phẩm chất của người lính cách mạnh thời kháng chiến. Đọc thêm tác phẩm của Lê Minh Khuê, Nguyễn Minh Châu về chủ đề người lính cách mạng. Trước đó, trong các tiết tăng cường từ đầu năm, GV có thể giới thiệu cho HS cuốn nhật kí của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm và nhật kí liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. -Tìm hiểu về giai đoạn lịch sử thời kháng chiến. - Chuẩn bị vẽ tranh hoặc hát về đề tài người lính, làm thơ về đề tài lịch sử cha ông, bài thuyết trình về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước. GV chuẩn bị: Giáo án, giáo án Povverpoin. Các đoạn phim tư liệu; Chuẩn bị xây dựng các hoạt động cho tiết ngoại khóa. HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG KẾT CẤU, THỜI GIAN DẠY HỌC: * Kết cấu: Chủ đề gồm 4 tiết: -Tiết 1:Tìm hiểu chung về 3 tác phẩm: Đồng chí- Chính Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật; Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê. Tìm hiều lịch sử Việt Nam thời kháng chiến (1945-1975) -Tiết 2-3: Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người lính cách mạng. Đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ văn về đề tài người lính thời kháng chiến -Tiết 4: Ý thức của thế hệ trẻ ngày nay. Tổng kết - Luyện tập chung. Hoạt động ngoại khóa: Tổ chức buổi sinh hoạt: Vang mãi khúc quân hành. Tìm hiểu truyền thống CM địa phương qua hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ. *Thời gian dạy chủ đề: Học kì I, trước đợt kỉ niệm 22-12.( Tiết ngoại khóa có thể tích hợp thêm trong lễ kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.) HOẠT ĐỘNG 3: CÁCH TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Tổ chức dạy học tại lớp trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài kĩ theo sự hướng dẫn yêu cầu của GV, đi từ các kiến thức khái quát đến cụ thể. -Tổ chức học tập, tìm hiểu thêm về người lính cách mạng, về truyền thống yêu nước của thế hệ đi trước qua buổi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ tại xã Đa Tốn. -Tổ chức học tập theo hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua hoạt động ngoại khóa:Vẽ tranh, làm thơ hoặc hát và sáng tác nhạc về chủ đề người lính trong kháng chiến; Thi vẽ về người lính. -Thi hùng biện với chủ đề: Người lính- Lịch sử và Tôi. Lí tưởng sống của tuổi trẻ ngày nay. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, gợi mở, phát vấn, liên hệ so sánh… TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: TÌM HIỂU CHUNG Yêu cầu: - Qua tiết học đầu tiên của chủ đề, HS thể hiện được sự chuẩn bị của mình về ba tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi; các tổ nhóm giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. - Tìm hiểu xong phần I: Lịch sử dân tộc trong kháng chiến và hình ảnh những con người yêu nước. * GV giới thiệu vào bài: Các em ạ! Sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà vẻ vang”. Những trang lịch sử hào hùng thấm bao máu đào của những thế hệ cha anh đã ngã xuống sẽ là điểm tựa, là động lực để chúng ta có thêm sức mạnh vượt qua mọi thử thách khó khăn trong sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc hôm nay. Những trang sử rực rỡ và bi tráng ấy không chỉ tìm được trong những bài học lịch mà còn hiện hữu chân thực và xúc động trên những trang văn, những áng thơ ca. Chắc hẳn các em chưa quên lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng oanh liệt đời Trần với hai tác phẩm: Tụng giá hoàn kinh sư và Hịch tướng sĩ; Chưa quên áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” với lời khẳng định dõng dạc về nền độc lập chủ quyền đất nước thời Lê… Biết bao vẻ đẹp rực rỡ đáng tự hào của truyền thống cha ông được ghi lại trong những tác phẩm văn chương giá trị. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu về hình ảnh những người lính trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc trong thế kỉ XX qua ba tác phẩm thơ văn thời kháng chiến mà các em đã chuẩn bị: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC - Tổ 1 cử HS đại diện lên giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đổng chí” trên cơ sở đã tìm hiểu ở nhà; Đọc diễn cảm bài thơ. HS tổ khác nhận xét phần thuyết minh của bạn. - Giới thiệu thêm về bố cục của bài thơ? NỘI DUNG CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung (25 phút): 1. Bài thơ “ Đồng chí”: a. Tác giả: Chính Hữu Sinh năm 1926)- Nhà thơ chiến sĩ với phong cách thơ lắng đọng, cảm xúc dồn nén. b. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời sau khi Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu GV nhận xét, bổ sung, cho điểm. đông 1947, in trong tập “Đầu súng trăng treo.” c. Bố cục và chủ đề: - Bố cục: 3 phần. - Chủ đề: Khắc họa chân thực và cảm động tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp; Từ đó nổi bật hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ với những phẩm chất cao đẹp. 2. “Bài thơ về tiểu đội xe không - Tổ 2 cử đại diện lên giới thiệu tác kính”: phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không a. Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941kính” và đọc thuộc diễn cảm một số 2007) - Nhà thơ trưởng thành trong câu, khổ thơ hay. thời kì kháng chiến chống Mĩ với các HS khác lên nhận xét phần thuyết bài thơ viết về người lính cách mạng trình và phần đọc của bạn. mang phong cách thơ sôi nổi, trẻ GV nhận xét, cho điểm. trung mà sâu sắc. b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời - Kể tên một số ca khúc cách mạng trong thời kì ác liệt của cuộc kháng được phổ từ lời thơ của Phạm Tiến chiến chông Mĩ cứu nước, trích trong Duật và hát một trong số các ca khúc tập “Vầng trăng quầng lửa.” ấy? c. Chủ đề: Khai thác hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo, bài thơ khắc họa vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của những chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn với phong thái ung dung, tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất vì Miền Nam thân yêu. 3. “Những ngôi sao xa xôi”: -Tổ 3 cử đại diện lên giới thiệu về a. Tác giả: Lê Minh Khuê (Sinh năm nhà văn Lê Minh Khuê và tác phẩm 1949) - Cây bút nữ trưởng thành “Những ngôi sao xa xôi.”- HS khác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. với phong cách viết văn nhẹ nhàng, giàu nữ tính, ngòi bút phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế. b. Hoàn cảnh sáng tác: “Những ngôi sao xa xôi “ là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà văn Lê Minh Khuê, ra đời năm 1971, trong thời kì ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. c. Cốt truyện và chủ đề: Đoạn phim tư liệu về những thanh - Cốt truyện: Truyện kể về ba nữ niên xung phong thời chống Mĩ. thanh niên xung phong trên tuyến (3 phút) đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Ba cô gái làm nhiệm vụ quan sát địch -Hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm: ném bom, san lấp hố bom và phá “Những ngôi sao xa xôi.”?(HSTB,K) bom chưa nổ- công việc mở đường vất vả, hiểm nguy nhưng các cô luôn lạc quan, hoàn thành công việc với tinh thần trchs nhiệm. Truyện kể lại một lần phá bom của ba cô gái và nhân vật chính- Phương Định. Kết thúc tác phẩm là một cơn mưa đá ập đến trên cao điểm khiến ba cô gái vui thích cuống cuồng. - Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ- Hình ảnh đại -Qua sự giới thiệu của các bạn, em hãy rút ra đặc điểm chung về đề tài, chủ đề của các tác phẩm trên? * GV giảng, bình chốt ý. diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến.  Ba tác phẩm đều phản ánh chủ đề người lính cách mạng trong kháng chiến. II. Lịch sử dân tộc trong hai cuộc kháng chiến và hình ảnh những con người yêu nước - (15 phút): 1. Lịch sử Việt Nam thời kháng chiến: -Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà, hãy khái - 1946-1950 là những năm đầu của quát đặc điểm lịch sử nổi bật của cuộc kháng chiến toàn quốc chống nước ta trong giai đoạn từ 1946Pháp gian khổ, thiếu thốn, nhiều vất 1975? (HS K- G) vả hi sinh. HS trả lời, HS khác nhận xét. -Ta liên tiếp mở các chiến dịch lớn GV thuyết trình, bổ sung. dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng: -Đoạn phim về một số chiến dịch Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947, trong thời kì chống Pháp.(5 phút) chiến dịch Biên giới 1950; Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 để đi đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (T5/1954) lừng lẫy năm châu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. - Từ 1965-1973: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước với khẩu hiệu: “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Con đường Trường Sơn anh hùng trở -Em hiểu gì về tuyến đường Trường thành con đường huyết mạch để miền Sơn thời chống Mĩ? Bắc chi viện cho quân dân miền Nam. 2. Hình ảnh những con người Việt Nam yêu nước trong kháng chiến: - Lòng yêu nước trở thành động lực, thành sức mạnh để toàn dân -Từ những hiểu biết trong lịch sử, kháng chiến-> Yêu nước: Truyền theo em, điều gì là nguyên nhân chủ thống vẻ vang, đáng tự hào. (Chống yếu tạo nên sức mạnh dân tộc để Tống đời Lý, chống quân Nguyên chúng ta có thể chiến thắng rực rỡ Mông đời Trần, chống Minh đời Lê, trong hai cuộc kháng chiến chống … đều là thành tựu kết tinh của lòng giặc ngoại xâm? -Kể tên một số chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc từ xưa đến nay? yêu nước.) - Những người lính là linh hồn, là đội tiên phong đi đầu trong cuộc kháng chiến trường kì. + Họ vừa cầm súng chiến đấu, vừa gửi tâm hồn mình vào những trang văn, những vần thơ.(Chính Hữu, - Em hãy chỉ ra điểm giống nhau Phạm Tiến Duật, Lê Minh Khuê, giữa các tác giả của ba tác phẩm văn Nguyễn Duy…) -> Những nhà thơ, học kháng chiến đang tìm hiểu? Cảm nhà văn chiến sĩ - lực lượng sáng tác nghĩ của em về các nhà thơ, nhà văn chủ yếu của văn học kháng chiến, ấy? (HS TB-K) những người tạo nên giá trị hiện thực và diện mạo sử thi của cả giai đoạn văn học. Họ là những con người Việt Nam mang trong tim lòng yêu nước *GV bình chốt… nồng nàn. *Củng cố: HS nắm được kiến thức cơ bản về ba tác phẩm. Hiểu hoàn cảnh lịch sử các tác phẩm ra đời. TIẾT 2-3: VẺ ĐẸP TÂM HỒN VÀ PHẨM CHẤT CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG. (Tiết 2: Vẻ đẹp của người lính cách mạng trong từng tác phẩm; Tiết 3: Điểm khác biệt và vẻ đẹp tâm hồn- phẩm chất chung của những người lính trong kháng chiến) Yêu cầu: Qua 2 tiết học, HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cách mạng của những người lính thời kháng chiến. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của ba tác phẩm. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC *GV dẫn dắt sang phần III. NỘI DUNG CẦN ĐẠT III. Hình ảnh những người lính cách mạng trong hai cuộc kháng -Theo em, người lính trong bài thơ “Đồng chí” hiện lên trong nét tình cảm đẹp nào? Nhận xét về nhan đề bài thơ?(HS K) - Tình đồng chí ấy hình thành từ những cơ sở nào? Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ và hình ảnh của khổ đầu bài thơ? - Em cảm nhận gì về câu thơ “Đồng chí”? Vì sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy trong số lượng âm tiết của dòng thơ? (HS K-G) -Tình đồng chí keo sơn có biểu hiện và sức mạnh như thế nào? Qua đó em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của hình tượng người lính thời chống Pháp? chiến: 1. Vẻ đẹp của người lính trong từng tác phẩm: a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí” hiện lên trong tình đồng chí cao đẹp(15 phút): - Cơ sở của tình đồng chí: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân, chung lí tưởng chiến đấu và những khó nhăn của cuộc đời người lính (Hình ảnh chân thực gợi cảm, giọng điệu chân thành,cảm xúc dồn nén:“Đồng chí!”) -Biều hiện và sức mạnh của tình đồng chí: Thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau, cùng chia sẻ những khó nhăn của cuộc đời chiến sĩ. -> Dũng cảm, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời người lính. -Tình đồng chí được kết tinh trong Có ý kiến cho rằng; “Câu thơ cuối câu thơ cuối bài: “Đầu súng trăng bài là hình ảnh đặc sắc kết tinh vẻ treo.”- Hình ảnh cô đọng, vừa thực, đẹp của người lính và tình đồng chí. vừa đậm chất lãng mạn là biểu tượng Hãy chứng minh?(HS G) tuyệt đẹp của tình đồng chí. Một hình ảnh thơ chân thực, giản dị đến bất ngờ mà lại sáng ngời nét đẹp tâm hồn *GV giảng, bình. của người lính CM và gợi bao liên tưởng thú vị, sâu xa. Sự gắn bó giữa các hình tượng súng và trăng gợi tâm hồn thi sĩ và tình đồng chí sâu nặng của anh bộ đội. Câu thơ gọn mà sáng như một nhãn tự của toàn bài thơ. b. Người lính lái xe trong: “Bài thơ về…”(10 phút): -Bài thơ khai thác đề tài người lính -Nhận xét nhan đề “Bài thơ về tiểu từ hình ảnh những chiếc xe không đội xe không kính” và cách khai thác kính độc đáo. đề tài của bài thơ? (HS K) - Hình ảnh những chiếc xe bị tàn phá hỏng hóc nặng nề được đưa vào -Theo em, khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo, Phạm Tiến Duật muốn thể hiện điều gì? trang thơ thật chân thực, tự nhiên; là hiện thân của cuộc chiến tranh khốc liệt. - Chất thơ, tâm hồn lạc quan lãng mạn của người chiến sĩ bật lên từ những hình ảnh thật đến”trần trụi” ấy. Cách khai thác đề tài độc đáo, hai từ ‘bài thơ” trong nhan đề giàu ý nghĩa. c. Những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” (15 phút): -Đọc truyện “Những ngôi sao xa - Nhân vật được đặt vào hoàn xôi”, em nhận xét gì về hoàn cảnh cảnh chiến đấu đặc biệt, với một sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ? công việc đặc biệt, gian khổ, hiểm Đặt nhân vật của mình vào hoàn nguy-Những cô gái mở đường.(Nghệ cảnh như vậy, truyện của Lê Minh thuật xây dựng tình huống truyện Khuê đạt được thành công gì về nghệ căng thẳng, điển hình, giúp các nhân thuật? vạt bộc lộ nét đẹp phẩm chất tâm hồn.) * Thao, Nho: Trẻ trung, dũng cảm-Ba nhân vật trong tác phẩm hiện lên Hai nhân vật phụ, góp phần làm nổi như thế nào dưới ngòi bút của Lê bật nhân vật chính- người kể chuyện. Minh Khuê? Nhân vật chính Phương * Phương Định: Định để lại cho em ấn tượng gì? -Ngoại hình:cô gái Hà Nội duyên Đọc đoạn văn tả tâm trạng Phương dáng, giàu nữ tính. Định trong một lần phá bom. -Tâm hồn: Mơ mộng, giàu cảm xúc, - Phân tích diễn biến tâm trạng của tinh tế, nhạy cảm. Phương Định trong lần phá bom? - Phẩm chất: Thể hiện qua tâm Cảm xúc, tâm trạng ấy cho thấy trạng trong một lần phá bom: phẩm chất gì ở cô gái trẻ? Căng thẳng, bình tĩnh, cẩn trọng đến - Ngòi bút miêu tả tâm lí của tác giả từng thao tác nhỏ, hồi hộp chờ bom đạt đến thành công như thế nào trong nổ->Phẩm chất: Dũng cảm, có tinh đoạn văn này?(HSK-G) thần trách nhiệm cao trong công việc. Họ là hình ảnh đại diện cho những cô thanh niên xung phong dũng cảm * GV củng cố kiến thức tiết 1. thời chống Mĩ. 2. Điểm khác(5 phút): Tiết 2: - Người lính CM hiện lên trong ba -Theo em, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong ba tác phẩm trên có những điểm khác nhau cơ bản là gì? tác phẩm ở các thời kì khác nhau của hai cuộc kháng chiến. - Người lính thời chống Pháp xuất thân từ tầng lớp nông dân với tâm -Tại sao tâm hồn những người lính hồn bình dị và trầm lặng. thời chống Pháp và thời chống Mĩ có -Người lính thời chống Mĩ xuất những nét khác biệt như vậy? thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, *GV giảng. tâm hồn họ trẻ trung, sôi nổi, lãng mạn. 3. Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất chung của những người lính ( 30 phút): -Họ mang trong mình tình yêu quê - Qua việc tìm hiểu hình ảnh người hương đất nước thiết tha, sâu lính cách mạng trong từng tác nặng: phẩm, có thể cảm nhận được +anh bộ đội cụ Hồ cảm nhận về tình những nét đẹp nào trong tâm hồn, cảm quê hương: “Giếng nước gốc đa phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam nhớ người ra lính.”; thời kháng chiến? Những vẻ đẹp +chàng lính lái xe trên con đường ấy được thể hiện cụ thể như thế Nam tiến với bầu trời xanh lí tưởng nào trong từng tác phẩm? và lòng yêu nước nồng nàn: “Xe vẫn - Hình ảnh thơ;”Lại đi, lại đi trời chạy vì miền Nam… xanh thêm” và “một trái tim” cuối Chỉ cần trong xe có một trái tim.”; tác phẩm “Bài thơ về…” gợi cho em biết điều gì về cuộc sống và lí tưởng chiến đấu của những người lính lái xe? Phân tích vẻ đẹp và giá trị biểu cảm của hai hình ảnh đó? +Phương Định- nữ thanh niên xung -Tình yêu và nỗi nhớ gia đình , quê phong với nỗi nhớ quê hương, nhớ hương của nhân vật Phương Định những tháng ngày tuổi thơ Hà Nội. trong truyện : “Những ngôi sao xa xôi” được thể hiện như thế nào? Tình cảm ấy cho ta cảm nhận điều gì về tâm hồn của người nữ thanh niên xung phong ấy? -Trong họ đều có lòng dũng cảm, ý -Ngoài tình yêu quê hương đất nước, chí kiên cường bất khuất: trong tâm hồn người lính cách mạng + Những người đồng chí nắm chắc còn có phẩm chất gì? (HS K) tay súng đứng cạnh nhau chờ giặc -Lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu trong tư thế sẵn sàng, chủ động; Họ kiên cường của những người lính ra đi để lại quê hương, gia đình vì được thể hiện ra sao trong từng tác phẩm? Liên hệ đến hình ảnh tuyệt đẹp của những người lính CM trong các bài thơ: “Bài ca xuân 68”- Tố Hữu: Hoan hô anh giải phóng quân! Kính chào Anh- con người đẹp nhất Lịch sử hôn Anh chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất giữa đời Như Thạch Sanh của thế kỉ XX Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mĩ…” Hay bài thơ: Dáng đứng Việt NamLê Anh Xuân; Khoảng trời hố bomLâm Thị Mĩ Dạ. *Cho HS đọc diễn cảm một đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc ( Trên máy): “Từ khi vào đất Hà Tĩnh, bọn mình rất ức vì máy bay địch chúng nó bay rất thấp, chậm rề rề và nghiêng ngó hết chỗ này đến chỗ khác hết sức láo xược… Phải, nhất định phải bắn nhiều, chúng nó đâu còn là người nữa…”(T238) *GV bình. -Tinh thần quả cảm và bầu nhiệt huyết cứu nước cháy bỏng của những người lính trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại để lại cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? (HSK-G) -Ngoài truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi”, em còn biết tác phẩm nào của văn xuôi Việt Nam thời chống Mĩ cũng khắc họa tâm hồn lãng mạn , trong sáng đến vô ngần của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn bỏng lửa? Liên hệ nhân vật Nguyệt trong tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. + Những chàng lính lái xe vượt qua bao làn mưa bom bão đạn, qua cái nắng lửa mưa tuôn khắc nghiệt đưa những chuyến xe bon bon hướng về miền Nam yêu dấu. + Những cô thanh niên xung phong dù phải cận kề với cái chết nhưng luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm và lòng quả cảm. (Qua cảm xúc của Phương Định trong một lần phá bom.”  Tấm gương về lòng yêu nước và lí tưởng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc -Tâm hồn lạc quan, lãng mạn, chất thơ vút lên từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ: Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”, phong thái ung dung và tiếng cười ha ha đầy tinh nghịch, những bài ca “tự bịa” mê say của những nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến đấu hiểm nguy, truyện ngắn: “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu. -Nhà thơ Tố Hữu đã có hai câu thơ viết về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai.” Em cảm nhận gì về tâm hồn những người lính CM qua hai câu thơ trên? Vẻ đẹp tâm hồn ấy được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào trong ba tác phẩm? -Một trong những động lực tinh thần tạo nên sức mạnh của người lính là tình đồng chí. Đó có phải chỉ là nét tình cảm riêng của những người lính trong bài thơ “Đồng chí”? -Ngoài ba tác phẩm đang tìm hiểu, hãy kể tên một số tác phẩm khác của văn thơ CM cũng thể hiện tình đồng chí cao đẹp? ( Nhớ-Hồng Nguyên; Cá nước- Tố Hữu) *GV giảng, thuyết trình. -Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh thơ: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”? -Tìm những chi tiết thể hiện tình đồng chí của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi.” ? khốc liệt.  Vẻ đẹp tâm hồn của cả một dân tộc trong một thời đại anh hùng. - Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó, tạo nên sức mạnh chiến đấu cao cả: + Những anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp trở thành “đôi tri kỉ”, thành đồng chí. Cái nắm tay rất chặt của tình đồng chí, tư thế đứng cạnh bên nhau chờ giặc, những đồng cam cộng khổ đã thể hiện sự gắn bó keo sơn ấm nồng của tình đồng đội… Tình đồng chí đã truyền cho họ hơi ấm và sức mạnh diệu kì để tiếp bước trên chặng đường chiến đấu gian lao, cùng vượt qua những khắc nghiệt của cuộc đời người lính. + Những chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn cũng có tình đồng đội sâu sắc như anh em trong một gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”, “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.” + Phương Định, Nho, Thao trong “Những ngôi sao…” gắn bó yêu thương với nhau như chị em ruột -Cảm nhận chung về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến? Từ đó, em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước và thế hệ cha anh? (HSG cảm nhận, liên hệ trả lời.) *GV bình chốt ý: “…Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.” (Chế Lan Viên) Phải, thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến đã sống và chiến đấu như thế, vì Tổ quốc không hề tiếc máu xương. Vẻ đẹp tâm hồn và lòng dũng cảm của các anh các chị còn ngời sáng mãi trong mỗi tâm hồn Việt Nam! Các anh các chị là tấm gương sáng nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay về lí tưởng sống chân chính và lòng yêu Tổ quốc. -Hãy khái quát đặc sắc nghệ thuật của ba tác phẩm? thịt(Cảm xúc của Phương Định về Nho và chị Thao, sự lo lắng và chăm sóc của hai người đồng đội với Nho khi cô bị thương)  Những người lính cách mạng trong kháng chiến là những con người có lòng yêu nước tha thiết, lí tưởng chiến đấu cao đẹp- Thế hệ gánh trên vai trọng trách cứu nước lớn lao, mang trong mình vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của cả một thời đại. IV. Những đặc sắc nghệ thuật của ba tác phẩm (10 phút): -Khai thác cảm hứng từ hiện thực cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ. -Thể thơ tự do hoặc truyện ngắn mới -HS K-G trả lời, HS- GV nhận xét bổ mẻ, hiện đại. sung. -Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm. Phong cách viết tự nhiên, giản dị, chân thực. - Ở mỗi tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật riêng: + Bài thơ “Đồng chí” thể thơ tự do -Theo em, mỗi tác phẩm lại có những sáng tạo, cảm xúc cô đọng, hình ảnh đặc sắc nghệ thuật nổi bật như thế biểu tượng sâu sắc. nào? + “Bài thơ về tiểu đội xe không -HS TB-K. kính” thể thơ tự do tám chữ với * GV giảng. chốt ý. giọng điệu sôi nổi, tinh nghịch; cách khai thác đề tài độc đáo, nhan đề giàu ý nghĩa. + “Những ngôi sao xa xôi” với nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, ngôi kể thứ nhất tạo điểm nhìn trần thuật thích hợp, ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện tự nhiên, giàu nữ tính.  Ba tác phẩm mang đặc điểm hình thức chung của nền văn học cách mạng song mỗi tác phẩm có những đặc sắc riêng từ ngôn ngữ đến nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ văn. *Củng cố: -HS hiểu được vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất chung của người lính cách mạng, nắm được nét đặc sắc của hình ảnh người lính trong từng tác phẩm. -Cảm thụ, phân tích được những câu thơ hay trong hai bài thơ, nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc trong truyện của Lê Minh Khuê. -Chuẩn bị cho tiết Luyện tập. TIẾT 4: TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP Yêu cầu: -Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của ba tác phẩm, củng cố khắc sâu vẻ đẹp của hình tượng người lính cách mạng trong văn học kháng chiến; Nhắc nhở giáo dục về ý thức của thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp tiếp bước cha anh, bảo vệ và dựng xây đất nước. - HS được luyện tập củng cố qua hệ thống bài tập. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC -Qua chủ đề đã học, em hiểu gì về hình ảnh những người lính trong kháng chiến qua các tác phẩm thơ NỘI DUNG CẦN ĐẠT V. Tổng kết (5 phút): 1. Nội dung: Hình ảnh người lính cách mạng thời kháng chiến là hình ảnh điển hình của văn học cách mạng 1945-1975, mang những nét đẹp tình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146