Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Giáo án tích hợp liên môn địa lý 11 một số vấn đề mang tính toàn cầu...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn địa lý 11 một số vấn đề mang tính toàn cầu

.DOCX
5
1437
94

Mô tả:

Giáo án tích hợp liên môn Địa – Văn – GDCD Chủ đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Biết và giải thích được tình trạnh bùng nổ dân số của các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, chiến tranh, đói nghèo, dịch bênh; phân tích được hậu quả của các vấn đề đó; - Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ mt; bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh, chống đói ngèo, dập tắt các dịch bệnh. Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay 2. Về kỹ năng: - Phân tích được các bảng số liệu, tranh ảnh và liên hệ với thực tế - Viết bài thu hoạch dưới dạng văn nghị luận - Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay 3. Về thái độ - Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, bảo vệ hòa bình chống nguy cơ chiến tranh, giảm đói nghèo, dập tắt dịch bệnh, nghiêm chỉnh thực hiện luật hôn nhân và gia đình. - Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu phải có sự đoàn kết, hợp tác của nhân loại - Các em ý thức được mỗi cá nhân có ý nghĩa nhất định trong việc góp phần nhỏ trong việc hạn chế hậu quả của các vấn đề xã hội, suy ngẫm, lo lắng cho bản thân, cho nhân loại. - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong khi làm việc. - Thấy được vai trò quan trọng của chủ đề của bài học trong thực tiễn. - Tích cực hoạt động, tự đặt câu hỏi và trả lời, biết quan sát, làm việc nhóm - Hiểu được vai trò của CNTT trong hoạt động dự án, lắng nghe để nhận xét và phản hồi tích cực. - Nhận thức được vai trò của cá nhân đối với tập thể. Sử dụng kiến thức để tiến hành các công việc có ích cho cộng đồng. - Kích thích HS hứng thú với việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng tích hợp kiến thức của các môn học để mở mang tri thức, giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống. - Đặc biệt các em phát triển khả năng tổng hợp kiến thức, tri thức trong một bài học giúp các em sau này có những khả năng phán đoán, nhin nhận sự việc đa chiều. II. Thời gian thực hiện dự án: 09 – 19/09 III. Chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu, micro, loa.. IV. Cách thức thực hiện chuyên đề Tiết 1: Lựa chọn chuyên đề - GV giới thiệu bài học và yêu cầu HS kể tên các vấn đề toàn cầu mà em biết. Sau khi HS nêu rất nhiều vấn đề (Khoảng 10 vấn đề). GV đặt câu hỏi cốt lõi để HS hiểu rõ đặc điểm bài học, mục tiêu khiến các em quan tâm, thích thú tìm hiểu. ? Tại sao gọi các vấn đề các em vừa nêu là vấn đề mang tính toàn cầu? Sau khi thảo luận với nhau, các em đã giải đáp câu hỏi khá rõ ràng. GV hỏi các em có quan tâm đến các vấn đề đó không? Phần lớn các em quan tâm và muốn tìm hiểu và dự án được các em hào hứng thực hiện. - Sau khi lựa chọn chuyên đề thực hiện, GV cùng các em xây dựng mục tiêu tìm hiểu, nội dung tìm hiểu, lập kế hoạch, phân nhóm nhận nhiệm vụ và thoả thuận thời gian hoàn thành, thời gian gặp và trao đổi với GV...Các em đã thống nhất lựa chọn 5 chủ đề tìm hiểu về: Dân số, môi trường, chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh. Quá trình HS chuẩn bị cho dự án: - HS từng nhóm ngồi lại với nhau để phân công, cùng nhau lập kế hoạch, lên ý tưởng cho bài báo cáo,... - Sau một ngày, mỗi nhóm tìm gặp GV để nộp bản kế hoạch của nhóm mình và GV theo dõi, đánh giá hoạt động của các nhóm theo bản kế hoạch. - Theo kế hoạch, GV gặp riêng các nhóm, xem nội dung và lắng nghe ý tưởng, hình thức báo cáo của nhóm. GV tư vấn thêm về nội dung, hình thức báo cáo, sự logic của kiến thức... - Trước khi báo cáo một ngày, các nhóm phải nộp sản phẩm, báo cáo sơ lược trước GV để được điều chỉnh tốt nhất về cách diễn đạt, cách lôi cuốn người nghe, cách trao đổi với nhóm bạn...cho tiết báo cáo chính thức của các em. Tiết 2, 3: Báo cáo dự án Các hoạt động học tập chính trong giờ Báo cáo kết quả dự án: Hoạt động 1: (5 phút) - GV nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và giới thiệu khái quát các nhóm. - GV nhắc HS lắng nghe, ghi chép lại, suy ngẫm và giao lưu với nhóm bạn. Nhóm nào , cá nhân nào tích cực và hiệu quả sẽ được cộng điểm dự án - Các nhóm chuẩn bị bài trình chiếu Powerpoint vào máy tính chung dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động 2: (70 phút) - GV tổng kết quá trình thực hiện và giới thiệu lần lượt các nhóm báo cáo - Mỗi nhóm trình bày, báo cáo sản phẩm của mình bằng bài trình chiếu Powerpoint, thời gian mỗi nhóm trình bày từ 8 - 6 phút, sau đó có phần hỏi đáp, thảo luận giữa các nhóm (Thời gian cho mỗi nhóm vừa trình bày vừa trả lời khoảng hơn 9 phút). Hoạt động 3: (10 phút) GV: - Nghiệm thu, nhận xét và đánh giá bài báo cáo sản phẩm của từng nhóm, gợi ý cho các nhóm đặt câu hỏi với nhau, tùy theo nội dung GV có thể đặt thêm câu hỏi cho nhóm báo cáo để phần báo cáo phong phú hơn, giúp các em nắm vấn đề tốt hơn... - GV nhấn mạnh các từ chìa khóa, nội dung chủ đề, ... cần ghi nhớ - Cuối cùng GV tổng kết toàn bài dặn dò, giao bài tập về nhà. GV hỏi HS: 6 vấn đề toàn cầu mà các nhóm vừa báo cáo có mối quan hệ với nhau như thế nào? Em hãy lấy ví dụ rồi lập luận để chứng minh điều đó. Trách nhiệm của em trong việc giải quyết vấn đề đó như thế nào ? (ở địa phương em, ở những nơi em đến trên Trái Đất). - HS đánh giá bản thân và đánh giá bạn qua Phiếu thu hoạch Bài tập về nhà: GV phát cho HS Phiếu học tập như là bài tập về nhà và thu chấm điểm vào tiết học sau PHIẾU THU HOẠCH BÀI HỌC Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Câu 1: Em có đánh giá như thế nào về việc lựa chọn chuyền đề này để thực hiện. Em quan tâm nhất đến vấn đề nào? Tại sao? Câu 2: Sáu vấn đề toàn cầu mà các nhóm vừa báo cáo có mối quan hệ với nhau như thế nào? Em hãy lấy ví dụ rồi lập luận để chứng minh điều đó. Trách nhiệm của em trong việc giải quyết các vấn đề đó như thế nào ? (ở địa phương em, ở những nơi em đến trên Trái Đất). Câu 3: Em hãy đánh giá điểm mạnh và hạn chế của các phần báo cáo và cho điểm một cách khách quan. Em tự chấm điểm cho mình khi thực hiện chuyên đề này? (Bài viết khoảng một trang giấy ) Mục tiêu: - Đánh giá xem mục tiêu của việc thực hiện chuyên đề đạt được ở mức độ nào để rút kinh nghiệm - Giúp HS có thời gian suy ngẫm lại các vấn đề qua việc bài viết. Từ đó giúp các em tự nhận thấy trách nhiệm của bản thân đối với sự bền vững trên Trái Đất - HS học cách đánh giá bản thân và các bạn của mình dựa trên sự tiếp thu bài học. V. Kế hoạch hướng dẫn các nhóm - Dự buổi thảo luận xây dựng ý tưởng của mỗi nhóm (10,11/9) - Trao đổi, chữa bài, hướng dẫn các nhóm (14,15,16/9) - Chiều 18/09: thu sản phẩm của HS, kiểm soát lại hình thức báo cáo của các nhóm VI. Nội dung thực hiện của 5 nhóm - Vấn đề dân số: Bùng nổ dân số và gìa hóa dân số (Ảnh hưởng đến vấn đề việc làm,nguồn lao động, chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân của các vấn đề nảy sinh phức tạp trên thế giơi) - Vấn đề ô nhiễm môi trường (Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hướng lớn đến sức khỏe, sản xuất, kinh tế gia đình và xã hội trên toàn cầu) - Vấn đề chiến tranh, khủng bố (Vấn đề vẫn xảy ra trầm trọng ở một số khu vực, nguy cơ bùng nổ ở nhiều nơi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất mát lớn) - Vấn đề đói nghèo (Trong khi kinh tế thế giới ngày càng phát triển, một bộ phận dân số TG vẫn sống trong cảnh đói nghèo ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển) - Vấn đề dịch bệnh: Ngày càng xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm gây cho con người nỗi hoang mang, lo sợ. Việc tìm hiểu về vấn đề này giúp các em học được cách bảo vệ bản thân mình tốt hơn và yêu thương cộng đồng hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan