Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án điện tử môn sinh học thực hành tập tính động vật...

Tài liệu Giáo án điện tử môn sinh học thực hành tập tính động vật

.PDF
8
259
121

Mô tả:

SINH HOC 7 THỤC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA THÚ THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TÂP TÍNH CỦA THÚ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỚP THÚ Em hiểu biết gì về lớp thú? * Lớp Thú tên khoa học là Mammalia , gồm những loài có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống. Chúng có thân nhiệt cao và ổn định. Hệ thần kinh rất phát triển, đặc biệt là lớp vỏ xám của não bộ. Đẻ con và nuôi con bằng sữa. * Thú hiện nay có khoảng 4600 loài, được chia thành 26 bộ. Chúng phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất, chúng có đời sống, tập tính phong phú và đa dạng. Việt Nam đã ghi nhận được 266 loài thuộc 40 họ, 14 bộ. Đặc biệt có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu cho Việt Nam như Sao la Pseudoryx nghetinhensis , mang lớn Megamuntiacus vuquangenssis , mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis ... Và có 93 loài thú quý hiếm có tên trong Danh lục đỏ Việt Nam ở các mức độ khác nhau. * Lớp Thú có 3 dạng chính do thích nghi với môi trường sống: THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TÂP TÍNH CỦA THÚ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỚP THÚ + Dạng có đầu, mình, cổ và đuôi phân biệt rõ ràng: Dạng này chiếm đa số các loài trong lớp thú, các loài này chủ yếu là sống trên cạn. Ví dụ: Hổ, báo, Thỏ, Trâu, Bò... THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TÂP TÍNH CỦA THÚ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỚP THÚ + Dạng có cánh: Dạng này thích nghi với môi trường sống không khí, có khả năng bay lượn. Giữa các ngón của chi, có lớp da, y như cánh của các loài chim, ví dụ: Dơi,... Hoặc màng da nối chi trước với cổ, chi sau, ví dụ: Chồn bay ... THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TÂP TÍNH CỦA THÚ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỚP THÚ + Dạng thích nghi bơi lội: Cơ thể có các chi biến đổi thành các vây. Lớp da thì trở nên trơn, bóng hơn. Ví dụ: Cá voi, Cá heo, và một số khác,... THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TÂP TÍNH CỦA THÚ Tập tính của động vật là gì? Tập tính của động vật được chia thành mấy nhóm chính? Dựa vào các đặc điểm của tập tính động vật, có thể phân biệt thành 2 nhóm tập tính chính là : Tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (tập tính xã hội) THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TÂP TÍNH CỦA THÚ * Tập tính bẩm sinh: Là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền. Ví dụ: Tập tính sinh sản * Tập tính thứ sinh (tập tính học được trong đời sống): Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài. Ví dụ: Tập tính chống lại những động vật định ăn trộm thức ăn của nó. * Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính đó học được càng nhiều, do đó chúng càng dễ thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống. Ngoài ra, có thể kể loại tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh). THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TÂP TÍNH CỦA THÚ Một số tập tính phổ biển của động vật 1/ Tập tính cư trú: Mỗi loài có tập tính cư trú khác nhau. Tập tính cư trú ở động vật được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, nguồn thức ăn… + Đối với những sinh vật sống dưới nước: Có loài sống ở nước ngọt, có loài sống ở nước mặn.... + Đối với những sinh vật sống ở trên cạn: Có loài sống ở trên cây ( các loài linh trưởng), có loài sống ở mặt đất ( các loai thú ăn thịt, ăn cỏ hay bộ móng guốc...) + Đối với những loài sống trong đất: Các loài gặm nhấm....
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146