Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án địa lý 9 bài 28: vùng tây nguyên...

Tài liệu Giáo án địa lý 9 bài 28: vùng tây nguyên

.PDF
6
14048
109

Mô tả:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí BÀI 28: VÙNG TÂY NGUYÊN A. MỤC TIÊU: - Học sinh chỉ được vị trí của vùng Tây Nguyên trên bản đồ và nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đó. Trình bày được đặc điển tự nhiên: Địa hình, đất, rừng, tài nguyên khí hậu, nguồn nước và tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch của vùng. Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới việc phát triển kinh tế của vùng. Biết được Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người đồng thời cũng là vùng thưa dân nhất nước ta. Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn nhưng đã được cải thiện đáng kể. Nêu được một vài biện pháp để góp phần phát triển kinh tế của vùng. - Rèn kĩ năng chỉ bản đồ. Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế. - GD ý thức học tập bộ môn, tình yêu quê hương đất nước. B. CHUẨN BỊ: - Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên. - Bảng phụ. - Phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH: I. Tổ chức: - Điểm danh sĩ số lớp. II. Kiểm tra: - Gv thu báo cáo TH. III. Hoạt động D-H: VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 1. Giới thiệu: Nằm ở phía Tây Nam nước ta, Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về KT, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Tây Nguyên có tiềm năng TN để phát triển KT và có đặc điểm dân cư XH rất đặc thù. 2. Phát triển bài: Hoạt động của GV - HS 1. Giáo viên treo bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên và hướng dẫn học sinh quan sát. Nội dung kiến thức I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ (?) Cho biết Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nào? (?) Xác định vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đó? → Một nhà quân sự đã nói: Làm chủ được Tây Nguyên là làm chủ được bán đảo Đông Dương. Với vị trí ngã 3 biên giới giữa 3 nước đã đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao phía Nam bán đảo Đông Dương, kiểm soát được toàn vùng lân cận. 2. Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa kết hợp với quan sát bản đồ tự nhiên Tây Nguyên treo trên bảng và H28.1 sách giáo khoa. (?) Xác định trên bản đồ vị trí các cao - Phía Bắc, Đông: tiếp giáp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Phía Tây: Lào, Cam-pu-chia. - Phía Nam: Đông Nam Bộ. → Là vùng duy nhất không giáp biển. - Vị trí chiến lược quan trọng về KT, an ninh quốc phòng. Cầu nối giữa Việt Nam với Lào, Cam-pu-chia. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: * Thuận lợi VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí nguyên của vùng? Nguồn gốc hình thành các cao nguyên? 1. Địa hình - Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng. Nơi đầu nguồn của các dòng sông. * Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm → TL trong thời gian 5 phút. 2. Các nguồn tài nguyên + N1: Cho biết đặc điểm của tài nguyên đất? Đất của vùng có thuận lợi cho loại cây trồng nào phát triển? + N2: Trình bày đặc điểm của tài nguyên rừng? Cho biết ý nghĩa của việc trồng rừng của vùng? + N3: Đặc điểm khí hậu của vùng? Khí hậu có những thuận lợi gì cho phát triển nông nghiệp? + N4: Quan sát H28.1 hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông bắc Cam-puchia? Cho biết giá trị của sông ngòi của vùng? + N5: Quan sát H28.1 hãy kể tên khoáng sản của vùng? Và chỉ trên bản đồ vị trí các nguồn tài nguyên khoáng sản đó? a) Đất: - Đất Bazan với diện tích khoảng 13,6 triệu ha thích hợp với nhiều loại cây trồng. b) Tài nguyên rừng - Rừng tự nhiên diện tích gần 3 triệu ha việc trồng rừng có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế của vùng. c) Tài nguyên khí hậu - Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng. d) Tài nguyên nước: - Nguồn nước và tiềm năng thủy điện phong phú, chiếm 21% trữ lượng thủy điện của cả nước. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí + N6: Quan sát H28.1 và kênh chữ sách giáo khoa trang 103 hãy kể tên các tài nguyên du lịch của vùng? → Các nhóm thảo luận trả lời. - Nhóm khác bổ xung e) Tài nguyên khoáng sản - Bôxit có trữ lượng lớn khoảng 3 tỉ tấn. - Giáo viên nhận xét kết luận (?) Dựa vào bảng 28.1 cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế nào? g) Tài nguyên du lịch - Vùng có nhiều tiềm năng du lịch. (?) Cho biết những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng? Nêu một vài biện pháp để khắc phục những khó khăn đó? * Khó khăn - Mùa khô kéo dài, thiếu nước, hay xảy ra cháy rừng. - Chặt phá rừng quá mức gây xói mòn, thoái hóa đất. 3. Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa. (?) Cho biết số dân của vùng và kể tên các dân tộc ít người của Tây Nguyên? - Săn bắn bừa bãi → Môi trường bị suy giảm * Vấn đề đặt ra VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Bảo vệ môi trường tự nhiên. 4. Giáo viên cho học sinh quan sát bảng 3.2 và bảng 28.2 - Khai thác hợp lí tài nguyên. III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ-XÃ HỘI: (?) So sánh mật độ dân số của Tây Nguyên với các vùng khác và so với cả nước? (?) Quan sát bảng 28.2 và nhận xét tình hình dân cư xã hội của Tây Nguyên? - Dân số: Hơn 4,4 triệu dân. - Đồng bào dân tộc ít người chiếm 30% dân số của vùng. (?) Những vấn đề gì cần đặt ra cho vùng? - Vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước 81 người /km2. Dân cư phân bố không đều → Thiếu lao động. - Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn 5. Yêu cầu học sinh đọc mục tiểu kết sách nhưng đã được cải thiện đáng kể. giáo khoa. - Vấn đề đặt ra cho vùng: + Tăng cường đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Xóa đối giảm nghèo, cải thiện đới sống nhân dân. + Ngăn chặn phá rừng, bảo vệ đất, rừng. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí IV. Củng cố: - Giáo viên chốt lại các kiến thức cần nhớ. (?) Xác định vị trí Tây Nguyên trên bản đồ? Ý nghĩa của vị trí? (?) Thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên khi phát triển kinh tế - xã hội? V. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị trước bài 29.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan