Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giao an bai 2 sua lai lan 5, xong roi nhe

.DOC
28
185
56

Mô tả:

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG (05 phút). I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: Giáo dục cho hạ sỹ quan, chiến sỹ nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng; những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và nội dung quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia. Từ đó xây dựng trách nhiệm trong tham gia quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia. 2. Yêu cầu: Tập trung chú ý nghe giảng, nắm vững kiến thức; ôn tập, thảo luận để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài giảng. Nắm chắc các khái niệm, các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. Liên hệ, vận dụng có hiệu quả trong quá trình công tác. Chấp hành nghiêm quy định lớp học. II. NỘI DUNG: Gồm 2 phần (theo mục I, II). Phần I: Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần II: Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. III. TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM: Trọng tâm: Phần II. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Trọng điểm: - Câu hỏi 1: (Mục II): Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia? - Câu hỏi 3: (Mục II): Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia được quy định như thế nào? IV. THỜI GIAN: Thời gian toàn bài: 07 giờ. Lên lớp: 03 giờ. Ôn tập, thảo luận và hoạt động bổ trợ: 03giờ 30 phút. Kiểm tra: 30 phút. V. PHƯƠNG PHÁP: 1. Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, nhấn mạnh những nội dung cơ bản kết hợp trình chiếu Power Point, lấy ví dụ thực tế, minh hoạ bằng hình ảnh để hệ thống kết luận nội dung. 2. Đối với người học: Tập trung chú ý lắng nghe, ghi chép bài đầy đủ, tổ chức ôn luyện, thảo luận, kiểm tra đạt kết quả cao. Chấp hành nghiêm quy định lớp học. VI. TÀI LIỆU: - Tài liệu học tập chính trị của HSQ - BS năm 2011(NXB QĐND). - Tài liệu tham khảo: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2011; Nghị quyết số 11 – NQ/TW ngày 08/8/1995 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng khóa VIII về “Xây dựng BĐBP trong tình hình mới”; Pháp lệnh Bộ đội biên phòng năm 1997 (Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua và ký ngày 28/3/1997); Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Biển quốc gia năm 2012; Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Biên giới quốc gia và Một số Tư liệu do Bộ đội biên phòng phát hành. 1 Phần hai: NỘI DUNG (145 phút). I. BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (60 phút). Câu hỏi 1. Biên giới quốc gia là gì? Có mấy loại biên giới quốc gia? (20 phút). Quốc gia hình thành bởi ba thành tố cơ bản là "Lãnh thổ, Nhà nước và dân cư”. Trong đó yếu tố biên giới - lãnh thổ là nền tảng đầu tiên. Bản chất vấn đề biên giới - lãnh thổ là hệ trọng và hết sức nhạy cảm, việc bảo vệ sự toàn vẹn biên giới lãnh thổ luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. 1. Biên giới quốc gia là gì?. a. Khái niệm: * Biên giới quốc gia: Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.(1) * Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: §iÒu 1: LuËt Biªn giíi quèc gia ViÖt Nam quy ®Þnh: ”Biªn giíi quèc gia cña níc Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam lµ ®êng vµ mÆt th¼ng ®øng theo ®êng ®ã ®Ó x¸c ®Þnh giíi h¹n l·nh thæ ®Êt liÒn, c¸c ®¶o, quÇn ®¶o trong ®ã cã quÇn ®¶o Hoµng Sa vµ quÇn ®¶o Trêng Sa, vïng biÓn, lßng ®Êt, vïng trêi cña níc cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViÖt Nam”. Như vậy: - Đường biên giới quốc gia gồm có: Đường biên giới quốc gia trên đất liền và đường biên giới quốc gia trên biển. - Mặt thẳng đứng để giới hạn lòng đất được xác định từ đường biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. - Mặt thẳng đứng để giới hạn vùng trời quốc gia được xác định từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. b. Lãnh thổ quốc gia: Là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. * Lãnh thổ quốc gia bao gồm: Lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. * Có nghĩa là các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia bao gồm: - Vùng đất: Gồm phần đất lục địa, các đảo và các quần đảo. - Vùng nước: Là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Gồm: Vùng nước nội địa, biên giới, nội thuỷ và lãnh hải. - Vùng lòng đất: Là toàn bộ phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước. - Vùng trời: Là khoảng không bao trùm lên vùng đất và vùng nước. - Vùng lãnh thổ đặc biệt: Tàu thuyền, máy bay, các phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia...hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cực, khoảng không vũ trụ...ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. (1) ...................................................................................... Theo Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội -2008. c. Về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 2 * Quần đảo Hoàng Sa: Gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở phía đông cách thành phố Đà Nẵng 230km, diện tích khoảng hơn 15.000km2; phần đất nổi khoảng 10km2, chia thành 2 nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết. Là một cơ sở hậu cần và căn cứ quân sự chiến lược có khả năng khống chế Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1974. * Quần đảo Trường Sa: Nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô, diện tích khoảng hơn 180.000 km2, phần đất nổi khoảng 10km2, được chia làm 8 cụm. Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế. Là lá chắn quan trọng bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Vì thế từ lâu luôn được các nhà quân sự, khoa học, chính trị đánh giá rất cao. Bàn về Biển Đông, nhiều nhà quân sự thế giới cho rằng ai làm chủ Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông. * Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được quy định tại Điều 1 của Luật Biên giới quốc gia là sự tiếp tục khẳng định chủ quyền của Nhà nước ta đối với hai quần đảo này; phù hợp với thực tế và thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, được thể hiện trong các văn bản: - Thứ nhất: Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ về lãnh hải, vùng biển giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo Điều 5: Các đảo và quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải đều có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Như vậy, nước Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những khu vực này như các vùng tương ứng nằm trong lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Thứ hai: Tuyên bố năm 1982 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và mới đây là “Luật biển quốc gia” được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. + Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12/5/1977. - Thứ ba: Nghị quyết Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 (tháng 6 - 1994) về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. + Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. - Thứ tư: Tại Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 xác định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tiếp tục khẳng định về mặt pháp lý với hai quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam ở cấp Nhà nước. 3 * Hiện nay quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa quản lý. * Tuy nhiên chủ quyền của nước ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Cụ thể: Ngày 07/5/2009, Trung Quốc ra Công hàm kèm theo bản đồ đường lưỡi bò, đòi hỏi Cộng đồng quốc tế thừa nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc như một vịnh lịch sử. Đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo của chúng ta. Mặt khác chúng còn có nhiều hành động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của chúng ta, như: vụ tấn công và cắt cáp tàu Bình Minh trên vùng biển hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Chúng còn công bố mời thầu 9 lô dầu khí với tổng diện tích 160.129km2 nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam. Đặc biệt ngày 21/6/2012, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. - Khoảng 05 giờ 22 phút ngày 01/5/2014, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu HD – 981 và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn ( thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16 giờ ngày 02/5/2014, giàn khoan HD- 981 được thả trôi tại toạ độ 15 độ 29 phút 58 giây vĩ Bắc – 111 độ 12 phút 06 giây kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cùng 27 tàu bảo vệ của phía Trung Quốc. Đến ngày 04/5, giàn khoan HD – 981 mới thả được 02 neo và một số neo phụ. Đến ngày 07/5, Trung Quốc đã cơ bản hạ đặt xong giàn khoan và bắt đầu khoan thăm dò, vị trí hạ đặt giàn khoan đã lệch so với thông báo ban đầu là 300m. Đồng thời, Trung Quốc huy động lực lượng tàu bảo vệ mạnh, luôn duy trì số tàu đông gấp 2-3 lần của ta. Đến ngày 07/5, số tàu hộ tống, bảo vệ của Trung Quốc tăng lên 83 tàu, trong đó có 07 tàu quân sự. Bên cạnh đó Trung Quốc huy động nhiều đợt máy bay trinh sát, quân sự bay sát theo dõi, uy hiếp tàu ta. Đồng thời, Trung Quốc thường xuyên huy động 03-04 tàu cá vũ trang hoạt động cách Đông Đà Nẵng 45 hải lý và 07 tàu cá vũ trang cách phía Đông Lý Sơn 40 hải lý để trinh sát tình hình. Khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD – 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thuộc khu vực phân lô dầu khí 143 của ta, cách đất liền Việt Nam 132 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý. Khu vực giàn khoan HD – 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; hoạt động của giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982, vi phạm vào tuyên bố vào cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 ( DOC), vi phạm thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết những vấn đề trên giữa Việt Nam và Trung Quốc, các thoả thuận có liên quan khác giữa lãnh đạo cao cấp hai nước. 4 → Những hành động trên đây của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng và thô bạo chủ quyền Việt Nam, vi phạm công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, vi phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. * Hiện nay chúng ta có rất nhiều bằng chứng khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Cụ thể: Chúng ta đã tìm thấy nhiều tấm bản đồ từ các triều đại phong kiến trước đây có in hình hai quần đảo nói trên, điển hình là tấm Đại Nam nhất thống toàn đồ (Đời Minh Mạng 1820 – 1841), rồi trên cửu đỉnh bằng đồng đặt tại Quảng Trường Ngọ môn Cố đô Huế có in hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cũng tìm thấy những bản sắc phong của các vị Vua thời phong kiến giao nhiệm vụ cho các hải đội đi canh giữ chủ quyền biển, đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, điển hình là hải đội Lý Sơn, Quảng Ngãi được lưu lại cho tới ngày nay. - Mới đây nhất một học giả Trung Quốc lấy bút danh là Lý Oa Đằng trên Sina diễn đàn mạng lớn nhất Trung Quốc viết bài “Cửu đoạn tuyến tính tồn phế” (Đường 9 đoạn giữ lại hay xóa bỏ) lên tiếng bác bỏ yêu sách ngang ngược, vô lý của Chính phủ về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Trong đó đề cập tới 2 vấn đề chính: Thứ nhất “Đường biên giới 9 đoạn” không có căn cứ gì; thứ hai “Đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc và cũng thiếu tính pháp luật. 2. Biên giới quốc gia bao gồm: Bốn bộ phận cấu thành biên giới là: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không. Cụ thể: * Thứ nhất: Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới. Nguyên tắc chung về hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (điểm có tọa độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường núi sông, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi). - Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định: trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông; trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối, lạch đó. Trường hợp sông, suối, lạch đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên. - Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối, lạch biên giới thì biên giới được xác định chính giữa cầu không kể biên giới đi dưới sông, suối, lạch như thế nào. * Thứ hai: Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu được các tọa độ trên hải đồ và ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. * Thứ ba: Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. - Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuèng lßng ®Êt x¸c ®Þnh quyÒn chñ quyÒn, quyÒn tµi ph¸n cña níc Việt nam theo Công 5 ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. * Thứ tư: Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. * Tóm lại: Vấn đề biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ mỗi quốc gia, dân tộc. Do vậy cần phải được gìn giữ và bảo vệ vững chắc, nhất là trong bối cảnh, tình hình hiện nay. Vậy lịch sử hình thành biên giới giữa Việt Nam với các nước như thế nào? Câu hỏi 2. Lịch sử hình thành biên giới giữa Việt Nam với các nước như thế nào? (15 phút). Trước khi đi tìm hiểu lịch sử hình thành biên giới giữa Việt Nam với các nước? Trên bản đồ đồng chí nào có thể cho tôi biết biên giới đất liền của nước ta giáp với những nước nào? và đường biên giới trên biển của nước ta? Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện. Việt Nam có lịch sử hình thành các loại đường biên giới quốc gia như sau: a. Lịch sử hình thành biên giới Việt Nam – Trung Quốc. - Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566km, có 07 tỉnh tiếp giáp là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Khu vực biên giới có 32 huyện, bao gồm 159 xã, 6 phường, 3 thị trấn. - Biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã hình thành, tồn tại từ lâu trong lịch sử. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã lấy danh nghĩa nhà nước bảo hộ ký với nhà Thanh 2 Công ước đó là: Công ước 1887 và 1895 về biên giới giữa Bắc Kỳ và nhà Thanh. Hai bên đã có nhiều cố gắng trong phân giới cắm mốc, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều ®o¹n biªn giíi cha ®îc x¸c ®Þnh râ rµng vµ cha c¾m ®îc mèc quèc giíi. - Sau khi Việt Nam và Trung Quốc giành được độc lập, hai bên thỏa thuận tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại trên cơ sở 2 Công ước về biên giới mà Pháp và nhà Thanh đã ký kết và giải quyết các tranh chấp biên giới bằng đàm phán. Năm 1991, hai nước bình thường hóa quan hệ, nối lại đàm phán giải quyết tranh chấp về biên giới. Hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước ngày 07/11/1991 (gọi tắt là Hiệp định tạm thời). + Ngày 30/12/1999, hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền (có hiệu lực từ ngày 06/7/2000); Hiệp ước là cơ sở pháp lý để hai nước tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa và góp phần tạo môi trường ổn định có lợi cho việc phát triển quan hệ láng giềng, hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai nước. + Đến nay, hai nước đã tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa theo Hiệp ước biên giới trên đất liền, với tổng chiều dài 1.449,566km, có 1.970 cột mốc; trong đó có 1.627 mốc đơn, 232 mốc đôi và 111 mốc ba. Trong đó năm 2011 là năm bản lề đánh dấu việc triển khai toàn diện công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới theo các văn kiện pháp lý mới, hai bên đã tiến hành chuyển điểm nối ray đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường theo đường biên giới mới; nối đường giao thông tại các cặp cửa khẩu và chợ biên giới, tạo thuận lợi cho sự 6 phát triển kinh tế xã hội và hợp tác. Đồng thời đàm phán về hiệp định tàu thuyền đi lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân và 2 vòng đàm phán về hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc. + Lưu ý: Hiện nay đang xảy ra một số vụ tranh chấp về biên giới, chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng đây chỉ là những vụ va chạm nhỏ trong canh tác, đánh bắt thuỷ, hải sản của nông dân khu vực biên giới và ngư dân hai nước, là chuyện bình thường, không phải như thông tin các thế lực thù địch tuyên truyền, gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. * Tóm lại: Trong thời gian qua Việt Nam và Trung Quốc đã tích cực phối hợp trong việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền. Qua hơn 1 năm triển khai công tác quản lý biên giới theo các văn kiện mới, tình hình trên toàn tuyến biên giới nhìn chung là ổn định; trật tự trị an chuyển biến tích cực; giao lưu và buôn bán trên biên giới được tăng cường. b. Lịch sử hình thành biên giới Việt Nam – Lào. - Biên giới Việt Nam – Lào dài 2.067 km, có 10 tỉnh tiếp giáp là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum; bao gồm 31 huyện (huyện Mường Tè – Lai Châu của Việt Nam vừa tiếp giáp biên giới với Lào và Trung Quốc). - Biên giới Việt Nam – Lào được hình thành rất sớm từ thế kỷ XIV, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng biên giới vùng mà chưa phân định thành đường biên giới. Khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, Việt Nam và Lào đều là xứ bảo hộ của Pháp. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia cắt, sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ của Lào, Trung Kỳ, Bắc Kỳ để quản lý. Sau nhiều lần tách, nhập các vùng lãnh thổ, đến đầu thế kỷ XX đường biên giới 2 nước dần dần được hình thành trên thực tế và cơ bản như đường biên giới đã tồn tại trong lịch sử. Sau khi giành được độc lập, hai bên đã thỏa thuận tôn trọng đường biên giới hiện trạng. - Ngày 18/7/1977, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Lào. Ngày 20/12/1985, ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới. Ngày 01/3/1990, ký Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa hai nước. + Đây là một văn bản pháp lý hoàn chỉnh về mặt hình thức văn bản, nội dung và trình tự thủ tục biên soạn, ký kết. Ngày 31/8/1997, Việt Nam và Lào đã ký Nghị định thư sửa đổi, bổ sung một số điều trong Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia đã ký kết ngày 01/3/1990, nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. - Đến ngày 19/10/2011, hai bên đã khảo sát xác định được 577/792 vị trí mốc; xây dựng xong 452/826 cột mốc; thời gian tới tiếp tục xây dựng các cột mốc còn lại và thực hiện chủ trương tôn tạo, tăng dày cột mốc biên giới. - Các quy định về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan mà 2 nước đã ký kết và các quy định của Pháp luật Việt Nam có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. 7 * Tóm lại: Vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Lào cơ bản đã hoàn thành trên cơ sở đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau; trật tự trị an ở khu vực biên giới ổn định; giao lưu và buôn bán trên biên giới được tăng cường. c. Lịch sử hình thành biên giới Việt Nam – CamPuChia. - Biên giới Việt Nam – CamPuChia dài 1.137km, có 10 tỉnh tiếp giáp là: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; bao gồm 30 huyện biên giới (huyện Ngọc Hồi của Việt Nam vừa tiếp giáp với biên giới CamPuChia và Lào). - Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – CamPuChia được hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhưng chỉ tồn tại dưới dạng biên giới vùng, chưa phân định thành đường biên giới; đến khi thực dân Pháp chiếm xong các tỉnh Nam Bộ, đặt xong chế độ bảo hộ ở CamPuChia; Pháp đã thể hiện đường biên giới lịch sử giữa 2 nước lên bản đồ. Tuy nhiên, nhiều đoạn chưa được hoạch định rõ ràng. + Đoạn biên giới từ ranh giới Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Tây Ninh đến Hà Tiên (thuộc tỉnh Kiên Giang) dài khoảng 360 km đã được hoạch định, cắm mốc trên thực địa bằng các thoả ước giữa Thống đốc Nam Kỳ và vua Nôrôđôm. Đoạn biên giới từ ranh giới Tỉnh Bình Phước với Tây Ninh đến phía nam Đăk Lắk dài khoảng 225km, được ấn định bằng Nghị định của toàn quyền Đông Dương nhưng chưa được thể hiện trên bản đồ. Đoạn biên giới từ suối Đăk Đăng đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - CamPuChia dài khoảng 542 km chưa được phân giới cắm mốc trên thực địa, nhưng lại được thể hiện trên bản đồ Bone, do Sở địa dư Đông Dương phát hành. - Trước khi Việt Nam và CamPuChia ký Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, việc quản lý biên giới của 2 bên chỉ dựa vào “ranh giới hành chính” theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Để giải quyết các vấn đề biên giới, ngày 18/02/1979, 2 bên đã ký kết Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác. - Ngày 20/7/1983, Việt Nam và CamPuChia ký Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia. Ngày 27/12/1985, ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam và CamPuChia (có hiệu lực từ ngày 30/01/1986). + Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Ngày 10/10/2005, Việt Nam và CamPuChia ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 (Có hiệu lực từ ngày 06/12/2005). Ngoài ra 2 bên còn ký kết nhiều điều ước quốc tế có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới như: Hiệp định mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại, hiệp định vận tải đường bộ; đường thuỷ. Đến ngày 19/10/2011, hai bên đã khảo sát xác định được 228/314 vị trí cắm mốc; xây dựng xong 273/370 mốc; tiến hành phân giới được 373,233km/1.137km. - Các quy định về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia giữa Việt Nam và CamPuChia ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan mà 2 bên đã ký kết và các quy định của Pháp luật Việt Nam có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới 2 nước. + Tuy nhiên vấn đề biên giới trên đất liền giữa 2 nước có nhiều phức tạp. Hiện nay CamPuChia cho rằng không cần phải cắm mốc biên giới, chỉ cần nhà ở 8 của dân CamPuChia ở đâu hoặc cây thốt nốt mọc ở đâu thì đó là đất của họ. Quan điểm trên là hoàn toàn sai trái, vi phạm các quy chế, hiệp ước hai bên đã ký kết và vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia giữa hai nước. * Tóm lại: Vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và CamPuChia đã ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan mà 2 bên đã ký kết và các quy định của Pháp luật Việt Nam có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia hai nước; trật tự trị an ở khu vực biên giới ổn định; giao lưu và buôn bán trên biên giới được tăng cường. d. Lịch sử biên giới trên Biển Việt Nam. - Các quy định về quản lý, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam đã hình thành rất sớm trong lịch sử. Các triều đại phong kiến của Việt Nam đã có những quy định về hải giới. + Người Việt Nam đã có những hoạt động khai thác, thăm dò, lập bản đồ nhằm xác lập chủ quyền đối với các đảo, quần đảo của Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. + Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1954), chính phủ Pháp đã tiến hành các hoạt động thăm dò, khảo sát, dựng bia chủ quyền, xây dựng đèn biển, lập trạm khí tượng, đưa quân ra đồn trú, lập thành đơn vị hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời chính phủ Pháp còn ban hành một số văn bản pháp luật quy định về quản lý, bảo vệ các vùng biển của (Đông Dương thuộc Pháp) như quy định chiều rộng lãnh hải các thuộc địa của Pháp là 3 hải lý (1888); quy định về phương diện đánh cá của Đông Dương là 20 hải lý tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất (năm 1936). + Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Việt Nam cộng hoà (Chính phủ ngụy quyền Sài Gòn trước ngày 30/4/1975) đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. + Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và ký kết nhiều điều ước quốc tế có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ các vùng biển như: Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Tuyên bố ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải; ký Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982; hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia ngày 07/7/1982; hiệp định về phân định ranh giới trên biển với Thái Lan ngày 09/8/1997; với Inđônêxia ngày 26/6/2003; hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc ngày 25/12/2000; Việt Nam còn đang tiến hành đàm phán để phân định ranh giới trên biển ở khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; phân định biên giới trên biển với Campuchia và một số vùng biển chồng lấn có liên quan đến nhiều bên (giữa Việt Nam với Thái Lan và Malaixia). - Pháp luật về biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hình thành và ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam. 9 + Lưu ý: Biên giới quốc gia trên biển có điểm khác với biên giới trên đất liền. Trên đất liền hết đường biên giới quốc gia này là lãnh thổ của quốc gia khác, nhưng trên biển hết đường biên giới vẫn còn lãnh hải, vùng biển giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. (Phần này chỉ giới thiệu những điểm nổi bật, nội dung cụ thể sẽ giới thiệu trong Bài 3: “Nội dung cơ bản của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020). * Tóm lại: Lịch sử biên giới trên biển Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm lịch sử, cùng với lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Quản lý, bảo vệ các vùng biển là một nội dung hết sức phức tạp và nhạy cảm, cần có sự chung tay, góp sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. * Hiện nay biên giới quốc gia của từng nước, từng khu vực đang là những vấn đề nhạy cảm và diễn ra tranh chấp hết sức phức tạp. Đặc biệt vừa qua Trung Quốc tuyên bố biên giới biển là “Đường lưỡi bò” và trên khu vực biển đang xảy ra một số vụ tranh chấp giữa các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc tranh chấp hòn đảo Điếu Ngư (Senkaku);giữa Philippin với Trung Quốc, giữa Hàn Quốc với Triều Tiên…Để giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ, cần nắm vững những vấn đề gì? Câu hỏi 3. Trong giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ, cần nắm vững những vấn đề cơ bản nào?(15 phút). Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan. Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn chỉ rõ cần nắm vững những vấn đề sau: * Thứ nhất: Luật quốc tế hiện đại quy định hệ thống các nguyên tắc cơ bản là cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ quốc tế; trong đó có những nguyên tắc rất quan trọng để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ như: - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. - Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. - Dân tộc tự quyết. * Thứ hai: Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình do các quốc gia hữu quan tự lựa chọn phù hợp với quy định của Luật quốc tế hiện đại. - Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký với các nước láng giềng thì chỉ có chính quyền Trung ương của các nước mới có quyền quyết định các vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Điều 18 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Biên giới quốc gia: “Việc giải quyết vấn đề về biên giới, lãnh thổ liên quan đến nước láng giềng thông qua đàm phán theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ. Nghiêm cấm việc tự ý thỏa thuận sửa đổi đường biên giới quốc gia hoặc làm thay đổi đường biên giới quốc gia”. 10 * Thứ ba: Việt Nam luôn tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, kiên trì giải quyết các tranh chấp, bất đồng về biên giới, lãnh thổ với các nước hữu quan bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị, láng giềng thân thiện. Cụ thể đối với nước ta: * Trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh. Quan điểm của Đảng ta là “giữ nguyên hiện trạng biên giới hiện nay”. Ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia. * Về vấn đề tranh chấp biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của mình trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thỏa thuận về “Bộ quy tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông. - Mới đây trong kỳ họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Vấn đề Biển Đông là một trong những tâm điểm được tập trung thảo luận. Tại cuộc họp này, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp hợp tác cụ thể như: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân các nước, tổ chức tuần tra chung trên biển, tổ chức giao lưu giữa lực lượng của các nước ASEAN đang đóng quân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và đặc biệt đề xuất các nước ASEAN ký thỏa thuận không sử dụng vũ lực trước, trong tranh chấp chủ quyền trên biển, làm tiền đề ký kết thoả thuận tương tự với Trung Quốc. - Ngoài ra Một cuộc hội thảo quốc tế vừa được tổ chức tại New York, Mỹ với sự tham gia của các học giả uy tín của Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc, Australia, Anh, Philippines và Singapore. Tại hội thảo, đại diện của Việt Nam đã trình bày các luận cứ chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Nguyễn Thị Thanh Hà khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp trên biển Đông theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. - Theo như nhiều chuyên gia dự đoán Biển Đông còn “nóng” trong năm 2013 mà thậm chí trong vài năm tới, những tranh chấp chủ quyền ở biển Đông sẽ không thể được giải quyết êm thấm với nhiều lý do nhìn từ tất cả các phía. + Trước hết từ phía Trung Quốc. Trong những động thái gần đây nhất, Bắc Kinh liên tục đưa ra những hành động gây thêm căng thẳng cho tình hình biển Đông như việc tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo 11 Trường Sa...rồi công bố một tấm bản đồ chính thức mới, gộp vào lãnh thổ Trung Quốc toàn bộ các đảo đang tranh chấp ở biển Đông... + Một bên liên quan khác, Đài Loan trong thời gian gần đây cũng “thừa nước đục thả câu” khi liên tiếp có những hành động khiêu khích như tập trận, nối dài đường băng và công bố kế hoạch mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Đài Loan đang chiếm đóng phi pháp. Hôm 10/01/2013, Đài Loan tuyên bố sẽ tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. - Quan hệ ASEAN - Trung Quốc được dự báo sẽ “nóng” trong năm 2013, bắt đầu với hai sự kiện: Brunei làm Chủ tịch ASEAN và ông Lê Lương Minh lên làm Tổng thư ký vấn đề biển Đông chắc chắn cũng sẽ được chú ý hơn. * Tóm lại: Như vậy việc giải quyết tranh chấp về biên giới quốc gia phải giải quyết theo đúng tinh thần Luật quốc tế hiện đại, bảo đảm tôn trong lẫn nhau, hữu nghị, láng giềng thân thiện; nắm vững những vấn đề trên trong giải quyết tranh chấp, làm cơ sở cho việc xác lập xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?. Câu hỏi 4. Việc xác lập biên giới quốc gia và xây dựng, quản lý biên giới quốc gia có ý nghĩa như thế nào? (10 phút). Biên giới quốc gia và việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: * Thứ nhất: Là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới và giải quyết các mối quan hệ về biên giới, lãnh thổ với các nước hữu quan, tạo môi trường ổn định để phát triển đất nước. - Xác định rõ vị trí địa lý để quản lý (vừa qua chúng ta đã xác được hệ thống mốc quốc giới với các nước có liên quan đến đường biên giới quốc gia)... - Hiện nay các thế lực thù địch luôn tìm các kẽ hở trong công tác quản lý biên giới của nước ta, tiến hành kích động các phần tử phản động trong và ngoài nước chống đối cách mạng, xây dựng các khu tự trị, kích động đồng bào tuyên truyền sai trái quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề biên giới, điển hình như: Vừa qua có những tin đồn thất thiệt đối với kiều bào ta ở nước ngoài, cho rằng Việt Nam đã giao thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Sau đó đoàn Việt kiều về thăm quê hương đã trực tiếp đến thác Bản Giốc – chứng kiến và hiểu rõ hơn thác Bản Giốc vẫn của Việt Nam và tin tưởng rằng chủ quyền lãnh thổ quốc gia vẫn được quản lý, bảo vệ nguyên hiện trạng, chứ không phải như tin đồn thất thiệt đến với kiều bào, gây mất ổn định khu vực biên giới giữa nước ta với Trung Quốc. - Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, có rất nhiều biệp pháp quản lý, trong đó tập trung xây dựng hệ thống đường biên giới và thành lập các lực lượng chuyên trách để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. + Ví dụ: Lữ đoàn Công binh 219 của Quân đoàn 2 có một lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng đường tuần tra và đường hầm biên giới (CZ) trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc. 12 * Thứ hai: Biên giới quốc gia là cơ sở hữu hiệu nhất để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. - Xác lập được biên giới quốc gia, sẽ khẳng định được chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta theo các điều ước quốc tế mà không có một quốc gia, một thế lực nào có thể xâm phạm được. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. * Thứ ba: Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước hữu quan. - Các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ thường diễn ra hết sức phức tạp và có ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ giữa các quốc gia. Giải quyết tốt và kịp thời các tranh chấp, xung đột về biên giới, lãnh thổ sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng xung đột, chiến tranh; duy trì sự ổn định, hòa bình và an ninh trong quan hệ, trong phạm vi khu vực và trên thế giới. + Cụ thể: Hiện nay đang xảy ra một số vụ tranh chấp về biên giới trên đất liền, trên biển giữa Việt Nam với Trung Quốc và CamPuChia...Giải quyết tốt và kịp thời các tranh chấp này, sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng xung đột, chiến tranh; duy trì sự ổn định, hòa bình và an ninh trong quan hệ. * Tóm lại: Giải quyết tốt và kịp thời các tranh chấp, xung đột biên giới, lãnh thổ sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng chiến tranh;duy trì sự ổn định, hòa bình trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế phát triển của khu vực và thế giới, vấn đề tranh chấp biên giới, lợi dung vấn đề biên giới để chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước, từng quốc gia, từng khu vực diễn ra hết sức phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến an ninh chính trị của từng nước cũng như mối quan hệ giữa các nước. Bởi vậy vấn đề bảo vệ, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia là yêu cầu cấp thiết hiện nay. II. GIỮ VỮNG CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA (85 phút). Câu hỏi 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia? (35 phút). * Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc ta luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ nền độc lập và thống nhất của tổ quốc, luôn nêu cao hào khí anh hùng, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: 1. Biên giới quốc gia nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. a. Biên giới quốc gia nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tại sao? 13 - Xuất phát từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta - ngay từ khi Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời chủ quyền lãnh thổ đã được xác lập, “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”, hay trong bµi “Th¬ thÇn” cña Lý Thêng KiÖt - ®îc coi lµ b¶n Tuyªn ng«n thø nhÊt cña d©n téc ta, ®· kh¼ng ®Þnh “S«ng nói níc Nam, vua Nam ë/Rµnh rµnh ®Þnh phËn ë s¸ch trêi ”; trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi lại rất rõ Vua Lý Thánh Tông từng căn dặn các quan lại trấn thủ nơi biên cương rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Các ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ (Lê Lợi) làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” triều đại nào chúng ta cũng phải đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược nhưng biên giới lãnh thổ luôn được giữ vững, non sông thu về một mối. Đặc biệt thế kỷ XX chúng ta đã đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, biên giới lãnh thổ được giữ vững và phát triển cho đến ngày nay. - Xuất phát từ ý nghĩa của việc xác lập biên giới quốc gia và xây dựng, quản lý biên giới quốc gia. + Là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới và giải quyết các mối quan hệ về biên giới, lãnh thổ với các nước hữu quan, tạo môi trường ổn định để phát triển đất nước. + Là cơ sở hữu hiệu nhất để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. + Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước hữu quan. - Xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đó là: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”(2) và ‘‘Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời...” (3) + Mới đây nhất chiều 25/4/2013, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nhất quán, bất di bất dịch. - Luật biên giới quốc gia đã khẳng định: “Biên giới quốc gia nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”. 14 + Tác động trực tiếp đến an ninh, chính trị của đất nước. + Tác động tới mối quan hệ hữu quan giữa các nước và khu vực. + Tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước. + Tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. + Ví dụ: Dẫn lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã khẳng định “Mọi thứ có thể đánh đổi để có hòa bình, nhưng có một giá trị không thể đánh đổi là chủ quyền đất nước, là quyền được sống trong độc lập tự do”. b. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Tại sao? - Từ vị trí, ý nghĩa của biên giới quốc gia được xác định trong luật biên giới quốc gia và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký với các nước láng giềng thì chỉ có chính quyền Trung ương của các nước mới có quyền quyết định các vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Vì vậy bảo vệ biên giới quốc gia trước tiên là nhiệm vụ của Nhà nước. - Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ nặng nề và trách nhiệm hết sức thiêng liêng, cao cả. Bởi vì, đó chính là nhiệm vụ gìn giữ tài sản vô giá mà ông cha ta đã để lại. Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân cả nước, với tinh thần “Tất cả hướng về biên giới”. c. Nội dung quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: - Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là duy trì, giữ gìn đường biên giới quốc gia, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới. - Đấu tranh chống lại luận điệu tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biên giới để chống phá cách mạng nước ta. Thực hiện tốt vấn đề đó vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện tiên quyết để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này. Trong quá trình triển khai, phải tuân thủ nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Tập trung xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. .............................................. (2), (3) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H2011. 2. Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trước hết là đồng bào các dân tộc trên biên giới; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình. Vì: - Xuất phát từ Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng. Sức mạnh đó chính là sức mạnh vĩ đại làm nên mọi thắng lợi của cách mạng, như Bác Hồ đã chỉ ra:“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. - Kế thừa truyền thống đánh giặc của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng thời vận dụng triệt để và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Có nhân dân là có tất cả, nhân dân tham gia, thực hiện quản lý, nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia là nhân tố cực kỳ quan trọng 15 góp phần bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia. + Vai trò của quần chúng nhân dân ở vùng biên giới là to lớn, được ví như ‘‘phên dậu”, thành trì vững chắc để bảo vệ biên giới; vì vậy mà ở các thời kỳ phong kiến, triều đình thường gả công chúa, con gái các vị quan trong triều cho các tộc trưởng dân tộc ít người ở vùng biên giới nhằm dựa vào lực lượng này để giữ chắc vùng biên cương. - Nước ta có đường biên giới dài, đi qua địa hình phức tạp hiểm trở có vùng biển rộng. Lực lượng chuyên trách không thể bố trí khép kín trên các tuyến biên giới; vì vậy việc quản lý, bảo vệ phải dựa vào dân mà trực tiếp là các dân tộc ở vùng biên giới, đây là lực lượng tại chỗ rất quan trọng. + Dựa vào dân để phát hiện lấn chiếm. + Dựa vào dân để hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. + Dựa vào dân để ngăn chặn kịp thời các phần tử thoái hóa biến chất từ biên giới sang. 3. Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lý. * Đảng và Nhà nước ta xác định bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước làm nòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh trật tự biên giới quốc gia. Cụ thể: - Điều 16. Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 quy định: Bộ đội biên phòng được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống... * Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương đầu tư xây dựng Quân đội theo hướng hiện đại trong đó có một số quân, binh chủng chuyển lên hiện đại ngay, trong đó có lực lượng Hải quân, Bộ đội biên phòng, Phòng không - không quân...đã đầu tư mua sắm vũ khí trang bị hiện đại cho các lực lượng này và gần đây nhất trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký với Chính phủ Nga đóng 6 tầu ngầm lớp Kilo 636 hiện đại mang tên Hà Nội cho lực lượng Hải quân... 4. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực biên giới. * Điều 14 (Luật Biên giới quốc gia) quy định các hành vi bị nghiêm cấm: Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối; gây hư hại mốc quốc giới. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâm canh, xâm cư; phá hoại công trình biên giới. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia. Qua lại, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm, cháy, nổ, văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất khẩu, bay vào khu vực cấm bay…và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 16 → Quân nhân khi phát hiện những hành vi vi phạm trên phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, không để tiếp diễn…đồng thời bằng mọi cách báo cáo ngay cho chỉ huy đơn vị hoặc đồn biên phòng để giải quyết theo quy định. 5. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt: * Về chính trị: Xây dựng được “thế trận lòng dân” vững chắc. - Tiếp tục củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc - nhân tố quan trọng trong xây dựng và bảo vệ biên giới. Để nhân dân vùng biên giới luôn tin tưởng và một lòng theo Đảng, đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ biên giới. * Về kinh tế – xã hội: Có chiến lược nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. - Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới. - Quan tâm xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. + Ví dụ: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu và vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTG ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ - Chương trình “Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”... - Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở địa bàn chiến lược trọng điểm. + Ví dụ: Khu kinh tế quốc phòng Nam Đắc Lắc - Bình Phước; Ea Súp; Mẫu Sơn, Bảo Lạc (Quân khu I); Vị Xuyên (Quân khu II); Bình Liêu - Quảng Hà Móng Cái, Bắc Hải Sơn (Quân khu III); Khe Sanh, Kỳ Sơn, A So - A Lưới (Quân khu IV); Bùi Gia Phúc (Quân khu VII). Các khu kinh tế đã góp phần vận động quần chúng nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa đói, giảm nghèo; xóa mù chữ; đào tạo cán bộ cơ sở… * Về quốc phòng – an ninh: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của biên giới, lãnh thổ; phát huy tốt trách nhiệm của nhân dân là lực lượng tại chỗ trong xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tập trung củng cố, xây dựng hệ thống đường giao thông, đường tuần tra biên giới, mạng lưới y tế, bưu điện và hệ thống thủy lợi…bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đời sống dân sinh. Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng quy hoạch, xây dựng các công trình phòng thủ về quân sự, dân sự ở khu vực biên giới trên từng tuyến biên giới, vùng biển phù hợp với ý định bảo vệ biên giới quốc gia. → Từ những vấn đề trên để quản lý và bảo vệ thành công biên giới quốc gia đòi hỏi phải xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. 6. Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vận động quần chúng nhân 17 dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo Tổ quốc. * Điều 28 (Luật biên giới quốc gia): Nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. * Điều 15 (Nghị định 140/2004/NĐ-CP): Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được xây dựng vững mạnh trên cơ sở xây dựng hệ thống chính trị; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; tạo thế trận phòng thủ bảo vệ tổ quốc, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được kết hợp xây dựng trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân… - Nhà nước xây dựng bộ đội biên phòng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại có chất lượng cao, quân số và tổ chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng…bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới; tăng cường trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật cho các đơn vị bộ đội biên phòng, đặc biệt các đơn vị cơ động thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ, xử lý các tình huống trên biển, đảo và phòng, chống tội phạm. Đồng thời thực hiện chủ trương đưa cán bộ biên phòng về cơ sở, trực tiếp bám nắm cơ sở; kịp thời giải quayết các vụ việc việc nảy sinh… - Làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo Tổ quốc. * Tóm lại: Những quan ®iÓm, chính sách cña §¶ng, nhµ níc ta vÒ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là một thể thống nhất, gắn bó mật thiết với nhau, thể hiện chủ trương và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta xây dựng một nước Việt nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết, thống nhất, vì mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vậy việc quản lý của Nhà nước được thực hiện như thế nào?. Câu hỏi 2. Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia được thể hiện trên những nội dung nào? (20 phút). Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia...xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Do đó quản lý nhà nước về biên giới quốc gia được thể hiện: 1. Theo điều ước quốc tế biên giới các nước láng giềng, quản lý nhà nước về biên giới quốc gia có nhiều nội dung, trong đó có 3 nội dung chính: - Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, ổn định về đường biên giới, mốc quốc giới. - Tổ chức thực hiện đầy đủ, chặt chẽ quy chế quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ. - Hợp tác với các nước láng giềng, giải quyết tốt mối quan hệ về biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. 18 + Ví dụ: Các Hiệp ước giữa các nước Việt Nam – Lào – CamPuChia đã ký kết; hội nghị các nước ASEAN...giải quyết các vấn đề tranh chấp về biên giới, lãnh thổ... 2. Đối với nước ta, quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của Việt nam thể hiện trên các nội dung: a. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia (Điều 23, 25 – Luật Biên giới quốc gia). - Điều 23: Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Điều 25: Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu vực biên giới. - Cụ thể: Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh; có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới; điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển KT - XH và củng cố quốc phòng – an ninh khu vực biên giới. b. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng, song nhìn chung công tác xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về biên giới còn nhiều hạn chế, bất cập. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản pháp luật về quản lý biên giới vùng trời và trong lòng đất; nhiều văn bản còn chồng chéo, mâu thuẫn, nhất là các văn bản về biển và quản lý biển. Thời gian tới, việc xây dựng, ban hành các văn bản cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, có trình tự từ “gốc đến ngọn” và khả thi cao. Trước hết, tập trung xây dựng, ban hành chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; Trong quá trình xây dựng, phải làm cho các điều ước quốc tế được nội luật hóa bằng hệ thống pháp luật để bảo đảm có thể thực thi trên thực tế. Đồng thời, luật hóa các văn bản quy phạm pháp luật về các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thành Luật về biên phòng và Luật về bảo vệ biên giới quốc gia. Góp phần nâng cao hiệu lực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. c. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia. (Điều 11, Luật Biên giới quốc gia): Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. - Cụ thể: Việt Nam đã tham gia, tổ chức đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia với các nước hữu quan, nhằm 19 mục đích xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng. Đồng thời thực hiện chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên đất liền, trên biển thông qua đàm phán, thương lượng hoà bình. d. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia (Điều 13 – Luật Biên giới quốc gia): Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của tổ chức, cá nhân. - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia. + Quản lý và bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và rất phức tạp, bao hàm nhiều nội dung, nhiều lực lượng tham gia, nhưng để các lực lượng tham gia có hiệu quả, phải có sự thống nhất về nhận thức và hành động. Có như vậy mới tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. + Yêu cầu đối với công tác này là phải làm cho mọi người nhận thức đúng về biên giới, nhất là vị trí, vai trò và các quy chế, hiệp ước, hiệp định…về biên giới, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; nhận rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị ở khu vực biên giới. Qua đó xác định rõ quyết tâm, trách nhiệm tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. e. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế – xã hội ở khu vực biên giới (Điều 23, 27 – Luật Biên giới quốc gia; Điều 9 – Nghị định số 140/2004/NĐ - CP). - Điều 23: Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Điều 27: Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng công trình biên giới, mốc quốc giới để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Điều 9. Xây dựng công trình biên giới: Công trình biên giới được ưu tiên đầu tư xây dựng theo kế hoạch, bao gồm công trình để cố định đường biên giới và công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Công trình để cố định đường biên giới quốc gia do các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch trình Chính phủ quyết định. Công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch trình Chính phủ quyết định. + Ví dụ: Thực hiện chủ trương trên Nhà nước ta đã chỉ đạo xây dựng hệ thống đường hầm, đường tuần tra biên giới…các công trình thuỷ điện, khu tái định cư, trường học, trạm y tế, bưu điện…ở khu vực biên giới. + Xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội không được làm ảnh hưởng tới công trình và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan