Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình x...

Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (luận văn thạc sĩ)

.PDF
111
21
100

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình cấp bằng nào khác. Và công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi, không sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nông Ngọc Đông i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế với đề tài " Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” là kết quả của quá trình cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, sự động viên khích lệ của bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ Em trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủy lợi và Khoa Kinh tế và Quản lý đã tạo điều kiện cho Em hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Đỗ Văn Quang đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em trong quá trình làm bài luận văn.Cuối cùng Em chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ Em trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nông Ngọc Đông ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ....................................................9 1.1 Một số khái niệm .......................................................................................................9 1.1.1 Chương trình xây dựng nông thôn mới .............................................................. 9 1.1.2 Công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ...................................................................................................................................16 1.2 Thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.....................................................................20 1.2.1 Vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh .......................................................................20 1.2.2 Thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh........................................................ 25 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ............................. 35 1.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở mỗi địa phương ...................................35 1.3.2 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ...................................................................................... 35 1.3.3 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương .......................................35 1.3.4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương ............................................36 1.3.5 Nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới ......................................36 1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ..........................................................................36 iii 1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 36 1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên ........................................................................ 37 1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lạng Sơn .................................................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .......................................... 42 2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Lạng Sơn .................................................................... 42 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................................ 42 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội ................................................................................... 44 2.1.3 Chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh ............................................... 47 2.1.4 Công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................................... 50 2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư và kết quả thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................................................... 51 2.2.1 Thực trạng xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................ 51 2.2.2 Thực trạng tuyên truyền, vận động nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................................................ 57 2.2.3 Tiêu chí đánh giá thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .......................... 60 2.3 Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ................................................................ 69 2.3.1 Mặt tích cực ..................................................................................................... 69 2.3.2 Những tồn tại và hạn chế ................................................................................. 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 72 iv CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ...........................................................................74 3.1 Định hướng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn ..................................................74 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn .....................................74 3.1.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ............................................................ 81 3.2 Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn ........................................86 3.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư ....................................86 3.2.2 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................................................................................................................. 88 3.2.3 Tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ...........................................................................91 3.2.4 Các giải pháp sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện xây dựng nông thôn mới ...................................................................................................................................93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................99 v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ........................................................................................................... 14 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình NTM tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................................................... 48 Sơ đồ 2.2: Hình thức thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Lạng Sơn ......................................... 61 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục đường xã đề nghị hỗ trợ năm 2017 cho 14 xã điểm và 05 xã đặc biệt khó khăn .................................................................................................................54 Bảng 2.2: Tình hình triển khai chương trình nông thôn mới .....................................55 Bảng 2.3: Đánh giá mức độ hiệu quả xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT thuộc chương trình XDNTM tỉnh Lạng Sơn .............56 Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm thu hút VĐT xây dựng CTGT trong chương trình XDNTM ..................................................... 59 Bảng 2.5:Tổng hợp quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế mặt đường bê tông xi măng 60 Bảng 2.6: Phân bổ chi tiết cơ chế hỗ trợ xây dựng công trình giao thông .................62 Bảng 2.7:Phân bổ chi tiết cơ chế hỗ trợ cát, đá xây dựng mặt đường bê tông xi măng 63 Bảng 2.8: Phân bổ hỗ trợ chi phí thi công xây dựng CTGT ......................................64 Bảng 2.9: Ngân sách hỗ trợ trong đầu tư xây dựng CTGT thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.......................................................................................................65 Bảng 2.10: Phân bổ vốn đầu tư xây dựng CTGT thuộc chương trình xây dựng NTM tại tỉnh ....................................................................................................................65 Bảng 2.11: Kết quả phát triển đường GTNT toàn tỉnh năm 2018 ................................ 67 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban Quản lý BCĐ : Ban Chỉ đạo BPT : Ban Phát triển CTGT : Công trình giao thông CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá DN : Doanh nghiệp ĐVT : Đơn vị tính GTNT : Giao thông nông thôn FDI (Foreign Dirrect Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài HĐND : Hội đồng nhân dân MTQG : Mục tiêu quốc gia NSNN : Ngân sách Nhà nước NTM : Nông thôn mới NSTW : Ngân sách Trung ương ODA (Official Development Assistance) : Viện trợ phát triển chính thức ODF (Official Development Finance) : Tài trợ phát triển vốn chính thức UBND : Uỷ ban nhân dân VĐT : Vốn đầu tư VP. : Văn phòng XDNTM : Xây dựng nông thôn mới viii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, ở nước ta hơn 75% dân số sống ở nông thôn với 73% số lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, bảo đảm sự bền vững cho xã hội phát triển. Ðứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Ðảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân là vị trí then chốt trong mọi sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2013 - 2018, tỉnh Lạng Sơn triển khai xây dựng nông thôn mới trên tổng số 207 xã, trên cơ sở Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 có 19 tiêu chí trong đó có tiêu chí số 02 là tiêu chí giao thông. Tuy nhiên qua quá trình 5 năm thực hiện đầu tư xây dựng công trình giao thông, tỷ lệ cứng hóa và bê tông hóa chưa cao và còn nhiều khó khăn do: Địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi, dân cư sống thưa thớt, hệ thống đường giao thông tại các xã, các thôn bị chia cắt bởi các dãy đồi núi, xuất đầu tư kinh phí xây dựng cho một tuyến đường là tương đối lớn, nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương đến địa phương còn hạn chế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất không đồng đều, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng lớn… 1 Để giải quyết được các khó khăn nêu trên, vấn đề đầu tiên là phải có nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn. Trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì rất cần có các giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình nông thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Việc xây dựng mới và cứng hóa những tuyến đường giữa các xã, từ thôn ra xã phải được thực hiện ngay vì “giao thông phải đi trước” sẽ giúp cho việc giao thương hàng hóa giữa các tỉnh bạn trở nên thuận tiện, rút ngắn thời gian đi lại góp phần phát triển kinh tế của người dân nông thôn, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn và an ninh biên giới, qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững. Với những lý do trên, Tôi chọn đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn Cho tới nay, ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu (luận văn, luận án, đề án, bài báo khoa học…) về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong đó, có thể kể đến những công trình sau: Phạm Anh - Văn Lợi (2011), “Xây dựng nông thôn mới: Bài học và kinh nghiệm từ Trung Quốc”, Báo Nông thôn mới số 27 năm 2011 đã đi đến nhận định: các nguồn lực thực hiện chương trình phát triển nông thôn tập trung từ nguồn ngân sách TW và ngân sách địa phương, một phần là huy động từ dân và các nguồn lực xã hội khác. Ngân sách Nhà nước (NSNN) chủ yếu dùng làm đường, công trình thuỷ lợi…, một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Nguyễn Thành Lợi (2012), “Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản năm 2012, trong nghiên cứu của mình tác giả cho rằng: Nhật Bản đã rất sáng tạo trong quá trình phát triển nông thôn, cụ thể: Trong giai đoạn đầu, Nhà nước tăng cường nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường các khoản cho vay từ các quỹ tín dụng nông nghiệp của Chính phủ và các 2 phương thức hỗ trợ đặc biệt. Sang giai đoạn hai, chính sách tập trung vào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách thành thị và nông thôn. Giai đoạn ba hướng tới việc lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển. Yếu tố thành công chủ yếu của phong trào là nhận biết những nguồn lực chưa được sử dụng tại địa phương trước khi vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp trên thị trường [15] Nguyễn Sinh Cúc (2013), “Nhìn lại Chương trình xây dựng nông thôn mới sau hai năm thí điểm”, Tạp chí Cộng sản số 28, năm 2013. Qua quá trình khảo sát và đánh giá thực tiễn chương trình xây dựng nông thôn sau hai năm thí điểm, tác giả cho rằng: chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được nguồn lực tài chính nhiều hơn cho xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập như: chương trình này đòi hỏi nguồn vốn rất lớn nhưng nguồn lực từ Nhà nước và cộng đồng có giới hạn, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm [5]. Nguyễn Hoàng Hà (2014), “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020”, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả cho rằng những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn của chương trình giai đoạn 2011 - 2013 là khả năng của ngân sách TW; tư tưởng trông chờ vào nguồn đầu tư từ TW của các địa phương; khả năng hạn chế của ngân sách địa phương… Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách huy động vốn đối với các nguồn trong thời gian tới [11] Hoàng Văn Hoan (2014), “Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc nước ta hiện nay”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Trong nghiên cứu của mình, tác giả nhận định: để tăng cường huy động vốn cho phát triển nông thôn vùng Tây Bắc cần thiết phải có những giải pháp cơ bản như: quy hoạch lại dân cư để trành đầu tư tốn kém ở các vùng dân cư thưa thớt, thực hiện lồng ghép các chương trình nhằm tăng thêm nguồn lực, huy động vốn phải đi kèm với phân bổ hợp lý, Nhà nước cần quy định các doanh nghiệp phải trích một tỷ lệ nhất định lợi nhuận cho xây dựng nông thôn mới, tăng cường tuyên truyền vận động đóng góp của các hộ dân [14]. 3 Đoàn Thị Hà (2017), Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Nghiên cứu góp phần xây dựng khung lý thuyết và phương pháp phân tích, đánh giá việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đều đã đề cập đến vai trò, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung hoặc tại một địa bàn cụ thể, các đề tài cũng đã đề xuất những giải pháp để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn trong chương trình xây dựng nông thôn và đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới. Tuy nhiên, mỗi một địa phương đều có những đặc điểm kinh tế, xã hội và lợi thế khác nhau nên ảnh hưởng đến nguồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới tại từng địa bàn. Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài là “Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” để nghiên cứu về trực trạng và đưa ra giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lạng Sơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông 4 thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá lý luận về thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới; - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong đó chú trọng đến các nội dung như xây dựng, triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư; công tác tuyên truyền, vận động nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới. - Phạm vi về không gian: chỉ nghiên cứu thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Phạm vi về thời gian: luận văn nghiên cứu thực trạng và phân tích số liệu trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, mục tiêu phát triển nông thôn và đề xuất giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương 5 trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin mà trực tiếp là Kinh tế chính trị Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới... Các phương pháp sử dụng là tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá các tài liệu thu thập được. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp của luận văn được thu thập qua các ấn phẩm, tài liệu, bài viết đăng trên các tạp chí thông qua mạng Internet; các tài liệu, báo cáo của UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lạng Sơn liên quan tới đề tài. 5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Để thu thập số liệu sơ cấp, luận văn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cho các đối tượng là cán bộ quản lý thuộc UBND, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, một số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Tác giả lựa chọn số lượng giới hạn là các đối tượng nghiên cứu có liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổng số phiếu khảo sát là 80, trong đó có 30 phiếu dành cho cán bộ quản lý thuộc UBND, Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNN tỉnh; 50 phiếu dành cho những người dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh (được lựa chọn ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả điều tra). Tiêu chí và thang đánh giá được quy ước như sau: Câu hỏi có 03 mức độ trả lời, các mức được cho điểm như sau: Mức 1: Hiệu quả, Rất quan trọng, Rất cần thiết, Rất khả thi, Thường xuyên: 3 điểm 6 Mức 2: Trung bình, Quan trọng, Cần thiết, Khả thi, Đôi khi: 2 điểm Mức 3: Không khả thi, Không quan trọng, Không cần thiết, Không khả thi, Chưa thực hiện: 1 điểm Chuẩn đánh giá theo điểm: Mức 1: 2,5≤ C ≤3 Mức 2: 1,5 ≤ ĐTB ≤ 2,49 Mức 3: ĐTB ≤ 1,5. Những nội dung chính được dự kiến điều tra gồm: - Đối với cán bộ quản lý: công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư; hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay; thẩm định dự án và lựa chọn chủ đầu tư; kết quả đạt được… - Đối với các hộ nông dân: tình hình thực hiện hoạt động nông nghiệp, đánh giá về hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh. Quá trình khảo sát được thực hiện tháng 03/2019. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài khái quát cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về thu hút vốn đầu tư cho việc xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần chỉ ra các nội dung, giải pháp trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cho công trình giao thông, giảm bớt xuất đầu tư cho các công trình giao thông phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó nâng cao tỷ lệ cứng hóa hệ thống đường giao thông đảm bảo cho người dân đi lại được thuận tiện hơn… Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các địa phương khác trên phạm vi cả nước. 7 7. Kết quả dự kiến đạt được - Nghiên cứu phân tích hiệu quả thu hút nguồn vốn đầu tư cho xây dựng công giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian tới. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương, nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Chương trình xây dựng nông thôn mới 1.1.1.1 Nông thôn mới Nông thôn là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau để phân biệt nông thôn với thành thị. Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn. Với mỗi quan điểm khác nhau lại có những khái niệm khác nhau về nông thôn. Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". Qua khái niệm trên, có thể hiểu: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ…). Hiện trạng phát triển kinh tế nông thôn hai năm trở lại đây cho thấy đã xuất hiện rất nhiều chuyển biến tích cực: sản xuất lương thực tăng, thu nhập nông dân gia tăng, 9 những yếu kém trong sự nghiệp chung nông thôn đã được cải thiện, những cải cách về chính sách thuế cũng như xây dựng nền chính trị dân chủ đã đem đến sự chuyển biến sâu sắc trong thể chế quản lý kinh tế và cơ cấu quản lý xã hội. Sự nghiệp xây dựng nông thôn mới không chỉ đơn giản là xây dựng nông thôn, nó được đề ra trong bối cảnh phát triển thành thị và nông thôn song hành với nhau. Nông thôn mới (NTM) là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Như vậy, NTM phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố. NTM phải khác với nông thôn truyền thống. NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. 1.1.1.2 Xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Có thể nói một cách khái quát rằng, xây dựng nông thôn mới phải đáp ứng được yêu cầu khoa học phát triển, xã hội ấm no, phát triển nông thôn song hành với thành thị, xây dựng nên nông thôn mới phồn thịnh, dân chủ, văn minh và hài hòa mang đậm đặc trưng. Nhìn từ góc độ hình thái chế độ kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới phản ánh trạng thái xã hội nông thôn tại một thời điểm nhất định với phát triển kinh tế là cơ sở, với tiến bộ xã hội toàn diện là tiêu chí, dưới điều kiện chế độ. Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, xây dựng nông thôn mới là cách gọi chung cho quá trình xây dựng kinh tế, 10 chính trị, văn hóa nông thôn, dưới bối cảnh “thành thị và nông thôn cùng phát triể ” trong giai đoạn mới với “công nghiệp bổ trợ nông nghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn”. Dưới góc độ chủ thể xây dựng nông thôn mới, công cuộc xây dựng làng xã hiện nay đang được tiến hành trong bối cảnh đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa để kéo lùi khoảng cách giữa thành thị với nông thôn và cải thiện tình hình kinh tế nông thôn đang suy yếu kìm hãm sự phát triển chung của cả nước. Công cuộc này do tầng lớp trí thức và thanh niên đi đầu, mọi tầng lớp xã hội tự giác tham gia kết hợp với nông dân và văn hóa làng xã. Đồng thời xây dựng làng xã nông thôn cũng bao gồm hoạt động nghiên cứu lý luận và giao lưu quốc tế. Về bản chất, xây dựng nông thôn mới thể hiện quan điểm lấy dân làm gốc của Đảng và nhà nước. Về hình thức, năm phương diện trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau. XDNTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới trong thời đại ngày nay là sự kế tiếp quá trình xây dựng làng xã qua các thời kỳ, là việc xây dựng hình ảnh nông thôn mới phát triển trên cơ sở công nghiệp hóa giai đoạn đầu và người dân cơ bản đã đủ ăn đủ mặc; xây dựng làng xã thời kỳ này có mối quan hệ tương hỗ với mục tiêu xây dựng đời sống xã hội ấm no toàn diện; yêu cầu xây dựng nông thôn mới được đề ra như là một nhiệm vụ, một công việc; xây dựng nông thôn mới XHCN là mục tiêu và đường lối tư tưởng chung cho cả sự nghiệp phát triển nông thôn của cả nước. XDNTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Đặc trưng xây dựng nông thôn mới Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KTXH) hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. 11 Trình tự tiến hành xây dựng NTM Việc lập Đề án xây dựng nông thôn mới ở mỗi xã là công việc bắt buộc khi triển khai xây dựng nông thôn mới, là cơ sở cho việc triển khai kế hoạch thực hiện 19 tiêu chí và là tiền đề cho đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Ở cấp xã hiện nay, hiếm có xã nào lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, do vậy, đề án xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng như là bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi xã và ý nghĩa hơn khi có sự tham gia của người dân ngay từ trong giai đoạn khảo sát đánh giá thực trạng và lập đề án, quy hoạch xây dựng ở mỗi địa phương. Từ các tài liệu, văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình XDNTM và từ tình hình thực tiễn chỉ đạo trong công tác lập đề án và quy hoạch XDNTM cấp xã trong thời gian qua cho thấy việc hiểu, nắm vững và tuân thủ trình tự (các bước) trong khâu lập đề án là hết sức cần thiết. Cụ thể hoá hướng dẫn của cấp trên, trình tự XDNTM cấp xã gồm 7 bước như sau: Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý (BQL) xây dựng NTM cấp xã; Ban Phát triển thôn; Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XDNTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện); Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Bước 4: Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xã NTM; Bước 5: Tổ chức lập thẩm định và phê duyệt đề án XDNTM của xã; Bước 6: Tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện chi tiết các nội dung và dự án thành phần trong đề án; Bước 7: Tổ chức thực hiện các nội dung và dự án thành phần trong đề án; đồng thời đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất