Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh th...

Tài liệu Giải pháp quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

.PDF
122
23
80

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là một công trình nghiên cứu độc lập, do tôi tự nghiên cứu, không sao chép từ các tài liệu sẵn có. Các số liệu thu thập được là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi tự chịu trách nhiệm về những vấn đề đã được nêu ra trong nội dung luận văn. Tác giả luận văn Trịnh Kim Thủy i LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy, cô của Trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là Thầy giáo PGS. TS Nguyễn Trọng Hoan đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn thạc sĩ. Trân trọng cảm ơn các bạn học cùng lớp và các đồng chí, đồng nghiệp, các cơ quan đơn vị, các tổ chức cá nhân đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến để tôi hoàn thành Luận văn thạc sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ .................................................................................................................. 5 1.1 Khái quát về làng nghề ......................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm làng nghề ................................................................. 5 1.1.2 Đặc điểm của làng nghề ............................................................ 6 1.1.3 Phân loại làng nghề ................................................................... 9 1.2 Quản lý nhà nước đối với làng nghề .................................................................. 13 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước .................................................... 13 1.2.2 Tiêu chí quản lý nhà nước về làng nghề ................................... 15 1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước đối với phát triển các làng nghề ....................................................................................... 19 1.2.4 Nội dung quản lý của Nhà nước đối với với phát triển các làng nghề ................................................................................................ 24 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển các làng nghề ...................... 33 1.3.1 Kinh Nghiệm quản lý với phát triển các làng nghề một số địa phương ............................................................................................ 33 1.3.2 Bài học rút ra đối với huyện Phú Lương .................................. 37 1.4 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 37 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 39 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................... 40 2.1 Quá trình phát triển làng nghề huyện Phú Lương giai đoạn 2013 đến 2018 ..... 40 iii 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tự nhiên huyện Phú Lương, Thái Nguyên ............................................................................................ 40 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề trên địa bàn Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 41 2.1.3 Đặc thù sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 43 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 46 2.2.1 Thực trạng nhu cầu thị trường đối với sản phẩm làng nghề huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 46 2.2.2 Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 48 2.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động của làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 52 2.3 Thực trạng quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................. 56 2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của chính quyền huyện đối với các làng nghề huyện Phú Lương ..................................................................... 56 2.3.2 Thực trạng thực hiện các nội dung và công cụ QLNN đối với làng nghề huyện Phú Lương ..................................................................... 58 2.3.3 Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý các làng nghề của huyện Phú Lương ....................................................................... 69 2.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý NN các làng nghề huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 70 2.3.5 Thực trạng các chính sách hỗ trợ đối với phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương .......................................................... 72 2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương ..................................................................................................... 76 2.4.1 Những thành công ................................................................... 76 2.4.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân .................................... 76 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 79 iv CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................ 80 3.1 Định hướng và mục tiêu thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương ................................................................................................................ 80 3.1.1 Phương hướng phát triển làng nghề huyện Phú Lương .............. 80 3.1.2 Mục tiêu phát triển làng nghề huyện Phú Lương ...................... 80 3.2 Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của chính quyền huyện đối với các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương ........................ 81 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý làng nghề ................................................................................................ 81 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các nội dung của QLNN đối với phát triển các làng nghề .................................................................................. 82 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện các công cụ quản lý đối với phát triển các làng nghề ........................................................................................ 87 3.2.4 Giải pháp về cơ chế chính sách đối với phát triển các làng nghề88 3.2.5 Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề 94 3.2.6 Các giải pháp khác .................................................................. 95 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 104 v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về làng nghề ............................. 56 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về làng nghề huyện Phú Lương .................................................................................................... 56 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các văn bản về chính sách phát triển đối với làng nghề ........................... 27 Bảng 2.1 Nhân khẩu và lao động huyện Phú Lương năm 2018 ............................... 40 Bảng 2.2Tình hình phát triển làng nghề huyện Phú Lương năm 2018 .................... 42 Bảng 2.3 Quy mô vốn trung bình của một số làng nghề .......................................... 48 Bảng 2.4Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở làng nghề trong tổng số 3.208 hộ49 Bảng 2.5 Số hộ hoạt động trong các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương ...... 50 Bảng 2.6 Giá trị sản xuất làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2018 ....... 53 Bảng 2.7 Doanh thu của các làng nghề giai đoạn 2016-2018 .................................. 53 Bảng 2.8 Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề năm 2018 ...................................................................................................... 54 Bảng 2.9 Đánh giá các nội dung QLNN về làng nghề ............................................. 70 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành CCN LN Cụm công nghiệp làng nghề CN Công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam DN Doanh nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội LN Làng nghề LNTT Làng nghề truyền thống QLNN Quản lý kinh tế SXKD Sản xuất kinh doanh TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân WTO tổ chức thương mại thế giới viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các làng nghề Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các làng nghề có những cơ hội để phát triển, nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt. Thách thức lớn nhất mà các làng nghề phải đối mặt là tìm ra một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải có những chính sách ưu đãi để tháo gỡ bớt những khó khăn nhằm tiếp sức thêm cho các làng nghề vượt qua những khó khăn trước mắt từ đó tạo đà phát triển đi lên góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Địa hình huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m đến 400m. Các xã ở vùng phía Bắc và Tây Bắc của huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 20%; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía Nam của huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường Dưới 15%. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía Bắc xuống phía Nam huyện, độ cao giảm dần. Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, TTCN. Trong bối cảnh phát triển kinh tế mới đang đưa đến nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng như đã đề ra UBND huyện xác định các làng nghề là tiềm năng, là thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của huyện nói riêng. 1 Phát triển các làng nghề là một trong những mục tiêu quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nó không chỉ góp phần tạo việc làm lúc nông nhàn mà còn tạo nên những dấu ấn, bản sắc văn hoá của mỗi địa phương qua các sản phẩm văn hoá lưu giữ từ đời này sang đời khác. Từ cuối năm 2015 đến nay, sản xuất của các làng nghề của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ, Chính quyền địa phương đó là cần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý nhà nước đối với các làng nghề. Vì vậy, nghiên cứu đề ra những giải pháp đổi mới quản lý nhà nước để thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương đang là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu. Luận văn tập trung vào trả lời câu hỏi: “ Thực trạng phát triển và quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua như thế nào? Giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý phát triển các làng trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với các Làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động quản lý phát triển các làng nghề của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2 b. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước các làng nghề huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2018 và định hướng phát triển trong thời gian tới. - Về không gian: Nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng hợp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp tổng hợp số liệu 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề, làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo tốt cho huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong công tác quản lý phát triển các làng nghề. 6. Các kết quả đạt được của luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý phát triển các làng nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý phát triển các làng nghề của huyện Phú 3 Lương, tỉnh Thái Nguyên, nêu các tồn tại và nguyên nhân. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển các làng nghề của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 7. Nội dung, kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý và phát triển các làng nghề. Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển các làng nghề của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ 1.1 Khái quát về làng nghề 1.1.1 Khái niệm làng nghề “Làng là một khối người quần tụ ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất”. Còn “nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội.” [1] Ban đầu, trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp. Càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác. Họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội như phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải … Từ đó mà các nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề (nghề phụ), nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hoá mà các nghề mang tính chuyên môn cao hơn và thường chỉ giới hạn trong qui mô nhỏ (làng). Các nghề mang tính chuyên môn cao dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Càng về sau, xu thế người lao động tách khỏi nghề nông để chuyển sang làm nghề thủ công và sống bằng chính nghề đó ngày một tăng. Những làng nghề phát triển mạnh, số hộ lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều. Từ cách tiếp cận đó, các nhà nghiên cứu có đưa ra một số khái niệm về làng nghề: Trong cuốn “phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp - hóa hiện đại hóa” của TS Mai Thế Hởn khái niệm về làng nghề được hiểu như sau: Làng nghề là cụm dân cư sinh sống trong một thôn, có một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các ngành đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nhập.[2]. Cũng dựa trên khái niệm làng nghề của TS Mai Thế Hởn, TS Đỗ Quang Dũng đã phân tích sâu hơn về mặt thu nhập từ đó đưa ra khái niệm: Làng nghề là làng ở nông thôn 5 có một hay có một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu nhập từ nghề so với tổng số thu nhập và lao động của làng nghề. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại đưa ra khái niệm làng nghề như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. [] Như vậy, chúng ta thấy rằng: chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh và thống nhất về “làng nghề”. Theo tác giả, làng nghề được hiểu là khối dân cư ở nông thôn hình thành nên một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, có một hay một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn khỏi nông nghiệp, thu hút được tỷ lệ lao động nhất định từ đó tạo ra mức thu nhập chiếm phần lớn tổng thu nhập của làng nghề. Làng nghề bao gồm: làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống: là những thôn, làng làm nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, qua nhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghề được giữ bí mật và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Làng nghề mới: là những làng nghề được hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế mà một số đông các hộ tham gia chuyên sản xuất một mặt hàng nào đó. [4] Dù là làng nghề truyền thống hay làng nghề mới đều có vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn; đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. 1.1.2 Đặc điểm của làng nghề Huyện Phú Lương là một trong 9 huyện, thành thị của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía Tây Bắc giáp với huyện Định Hóa, Phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ, Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp Thành phố Thái Nguyên. Có diện tích tự nhiên là 350,72 km2, được chia thành 15 đơn vị hành chính (13 xã và 2 thị trấn). Huyện lỵ là Thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km. [5] 6 Là một huyện thuộc trung du miền núi phía Bắc có nhiều núi đá vôi xen kẽ núi đất nên các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Phú Lương là tài nguyên đất, tài nguyên làm vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, than đá ở Phấn Mễ, quặng Titan ở Động Đạt và tài nguyên du lịch… 1.1.2.1 Hoạt động làng nghề gắn liền với làng quê và sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp gắn liền với đời sống của xã hội loài người từ thủa sơ khai. Phương thức sản xuất sơ khai đầu tiên chủ yếu là săn bắt và hái lượm. Cuộc sống con người ban đầu chủ yếu dựa vào xuất nông nghiệp và thường là các làng thuần nông. Tuy nhiên, trong những lúc nông nhàn của thời vụ người nông dân đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có (tre, nứa, mây, rơm...) tự tay làm ra một số loại sản phẩm. Các sản phẩm này ban đầu chỉ để phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (rổ, rá, nón, chổi,...). Về sau, khi lực lượng lao động tăng lên, một bộ phận đã tách dần ra làm và sống bằng nghề thủ công đó. Lực lượng sản xuất phát triển tới một mức nào hình thành sự chuyên môn hóa sản xuất đối với từng sản phẩm cụ thể, ngành tiểu thủ công nghiệp ra đời và tách thành một ngành độc lập và trở thành ngành sản xuất chính ở một số làng và hình thành nên làng nghề. Ở trong các làng nghề, đại bộ phận các hộ chuyên làm nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp. Như vậy, làng nghề và sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các làng nghề tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động lúc nông nhàn, đồng thời nó giải phóng bớt khỏi nông nghiệp sức lao động của các hộ nông dân và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ từ sản phẩm nông nghiệp. Làng nghề ở Việt Nam có bề dày về lịch sử và đa dạng về sản phẩm. Hiện nay, làng nghề Việt Nam có khoảng hơn 200 loại sản phẩm và phát triển hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sản phẩm của làng nghề đa dạng về chủng loại và ngành nghề trong đó ngành nghề tiểu thủ công nghiệp không chỉ sản xuất hàng tiêu dùng mà còn sản xuất ra nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cho xuất khẩu. 1.1.2.2 Hình thức sản xuất của làng nghề ngày càng đa dạng Ở giai đoạn mới hình thành, hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là hộ gia đình có quan hệ huyết thống gắn với các phường nghề như: phường gốm, phường vải, phường mộc, phường đúc đồng. 7 Trong thời kỳ bao cấp, các làng nghề được tổ chức thành “đội ngành nghề” của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp như: đội gốm, đội mộc, đội nề, đội làm sơn mài,… Địa phương nào tập trung nhiều thợ thủ công thì thành lập hợp tác xã thủ công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát huy tối đa nội lực của các thành phần kinh tế. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư khuyến khích phát triển các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn nên hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề cũng có sự thay đổi. Song song với sự tồn tại của hình thức sản xuất hộ gia đình theo kiểu truyền thống đã xuất hiện các hình thức mới như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hình thức hợp tác và hợp tác xã,… Các hình thức tổ chức này được pháp luật thừa nhận nên sản xuất kinh doanh ở các làng nghề ngày càng đa dạng về quy mô, phong phú về chủng loại sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng như: Thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ gỗ cao cấp, dệt,… 1.1.2.3 Đặc trưng sản phẩm làng nghề gắn liền địa phương Mỗi sản phẩm làng nghề gắn với một làng nghề cụ thể, do đó mang đậm nét độc đáo của địa phương. Sự khéo léo của đôi bàn tay cùng với óc thẩm mỹ của người nghệ nhân đã tạo ra sản phẩm thủ công độc đáo. Vì vậy, mỗi một sản phẩm làm ra không chỉ chứa đựng công sức, sự tài hoa của người nghệ nhân mà còn mang những nét bản sắc đặc trưng không thể thay thế của địa phương. Sản phẩm làng nghề thường có tính riêng biệt, mang đặc thù, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương được nhiều nơi biết đến. 1.1.2.4 Lao động chủ yếu bằng thủ công Thời kỳ ban đầu khi kỹ thuật công nghệ còn thô sơ, lạc hậu thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ công đảm nhận. Đặc trưng cơ bản của người thợ thủ công là tự định đoạt lấy mọi công việc kể cả cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ các sản phẩm làm ra. Công việc có thể tiến hành độc lập hay cùng với một số người trong gia đình, dòng họ hoặc một số người học 8 việc. Lao động thủ công trong các công đoạn này quyết định chất lượng và đặc trưng của sản phẩm được sản xuất ra. [20] Ngày nay, nhiều làng nghề đã biết sử dụng máy móc và công nghệ trong sản xuất. Tuy nhiên, một số công đoạn lao động thủ công vẫn được giữ gìn và chính công đoạn lao động thủ công mang lại đặc thù cho các sản phẩm làng nghề. Việc dạy nghề theo phương thức truyền nghề từ đời này sang đời khác, tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay có sự kết hợp với phương thức mới, mở các trường, lớp đào tạo nghề nhưng đồng thời vừa học, vừa làm, có sự truyền nghề của các nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, thợ học việc. 1.1.2.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề rộng rãi, đa dạng và được hình thành từ nhu cầu tiêu dùng Số lượng và chủng loại sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng tỷ lệ thuận với sự đa dạng về nhu cầu sử dụng. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân chia thành các nhóm sau: + Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: Được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này, tiền công lao động thấp nên giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế, tâm lý và thói quen của đa số người tiêu dùng. + Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp: Khi cuộc sống nâng cao nên tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng, không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm. + Sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở Đài Loan, Úc, Nhật Bản... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở châu Âu... [21] 1.1.3 Phân loại làng nghề và vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Có nhiều tiêu chí để phân loại làng nghề. - Phân loại theo số lượng nghề 9 + Làng một nghề: Làng ngoài nghề nông ra chỉ có một nghề thủ công duy nhất. + Làng nhiều nghề: Làng ngoài nghề nông ra còn có một số hoặc nhiều nghề khác. - Phân loại theo tính chất nghề + Làng nghề truyền thống: Làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay. + Làng nghề mới: Làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác. Ngay các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống. - Phân loại theo đặc điểm sản phẩm làng nghề + Làng nghề chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ, đá, thêu ren,... + Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống: rèn, mộc, nề, đúc đồng, nhôm, gang sản xuất vật liệu xây dựng,... + Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng cho nhu cầu thông thường: dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón, may mặc,... + Làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm: xay xát, làm bún, miến, chế biến hải sản,... Huyện Phú Lương đa số thuộc làng một nghề chủ yếu là làng nghề trồng và chế biến chè, chỉ có một làng nghề chế biến lương thực thực phẩm và một làng nghề sản xuất mây tre đan. [6] * Các làng nghề tạo ra khối lượng hàng hóa phong phú và đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, hiện nay số lượng mặt hàng của các làng nghề ở Việt Nam đạt khoảng trên 200 mặt hàng, phần lớn sản phẩm được tiêu dùng nội địa và một phần xuất khẩu ra nước ngoài. Tỷ lệ hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ngày càng tăng. Sản phẩm của làng nghề đã có mặt ở khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể 10 số lượng khá lớn xuất khẩu trực tiếp qua đường tiểu ngạch. Thị trường trong nước nay cũng được mở rộng và phát triển do chất lượng sản phẩm và mẫu mã luôn được đổi mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Việc mở rộng thị trường là nhân tố quyết định của sự phát triển và tồn tại của làng nghề. Với chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn được hình thành nhiều hơn trong quá trình phát triển làng nghề. Xu hướng tất yếu mới trong các làng nghề là hướng vào những sản phẩm có kỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng, đẩy mạnh hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới. * Làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động ngành nông nghiệp. Sự phát triển của làng nghề tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương. Cơ cấu lao động ở những vùng, làng, xã có nghề đã thực sự chuyển đổi mạnh mẽ, phân công lao động hợp lý hơn do yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự đa dạng hóa sản phẩm, điều này đã tác động tích cực góp phần tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Sự phát triển của làng nghề thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển một bộ phận lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ lao động giản đơn sang lao động có kỹ thuật, từ lao động năng suất thấp thành lao động có năng suất cao. [19] * Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Đặc điểm của lao động nông thôn ở Việt Nam phần lớn nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức, tính ổn định không cao (95,7% không có hợp đồng lao động). Thu nhập của lao động nông thôn còn thấp, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 11 không nhiều, rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất lớn. Khả năng tự tạo việc làm và xúc tiến việc làm của lao động nông thôn không cao. Do vậy, tạo việc làm và xúc tiến việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu dựa vào các chương trình đầu tư công của Chính phủ. Tình trạng thiếu việc làm đang là vấn đề thời sự đối với lao động nông thôn. Khu vực nông thôn tập trung đại bộ phận lực lượng lao động của cả nước. Tốc độ tăng khoảng hơn 2,5%/năm. Thời gian lao động trung bình chưa sử dụng của cả nước có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2004 là 29,2% thì năm 2006 còn 24,46%. Với lực lượng lao động ở nông thôn năm 2006 là 40,98 triệu người và thời gian lao động chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46%, nếu quy đổi thì sẽ tương đương khoảng 7,5 triệu người không có việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và Xã hội, 2008). [7] Giải quyết việc làm tại chỗ “Ly nông bất ly hương” đang là sách lược của Đảng và Nhà nước. Phát triển làng nghề là một trong những công cụ then chốt để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho lao động nông thôn. * Làng nghề góp phần nâng cao vật chất, đời sống tinh thần cho nhân dân và xây dựng nông thôn mới Theo số liệu nghiên cứu, thu nhập trung bình của khu vực phi nông nghiệp cao hơn 3-4 lần so với khu vực nông nghiệp. Thu nhập từ các hoạt động đa ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hộ gia đình. Điều đó càng khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề là hoàn toàn đúng đắn. Sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề như điện, đường, trường, trạm,…; phát triển làng nghề là giải pháp đồng bộ trong gói các giải pháp để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. * Làng nghề góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mỗi một làng nghề là một địa chỉ phản ánh nét văn hoá độc đáo của từng địa phương. Nét văn hoá của làng nghề thể hiện qua các nét độc đáo của từng sản phẩm, các lễ hội, 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất