Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo qu...

Tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo quy định của bộ luật lao động 2019

.PDF
21
1
126

Mô tả:

lOMoARcPSD|15963670 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA/TRUNG TÂM: PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Luật Lao Động Mã phách:……………...... Hà Nội – 2022 lOMoARcPSD|15963670 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: - Từ xưa cho tới nay, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thường ngầm hiểu là "quan hệ không cân sức". Trong nội tại mối quan hệ này luôn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và lợi ích. Hầu như trong nhiều tranh chấp, người lao động luôn nằm ở thế yếu ,khó có thể tự dùng sức lực nhỏ bé để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho bản thân mình. Chính bởi sự không cân sức này khiến cho nhiều người lao động bị bất công, bóc lột điều này đòi hỏi buộc phải có sự can thiệp của bên thứ ba trong việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động gặp khó khăn nói riêng và tập thể người lao động nói chung. Trong đó, cần phải kể tới sự xuất hiện của các tổ chức đại diện người lao động - đã cơ bản thực hiện được việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, ngăn chặn những bất bình đẳng trong quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động. Pháp luật lao động hiện hành đã có các quy định trú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động rất nhiều. Trong quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì đa phần các quy định đều nghiêng về việc bảo vệ người lao động trong quá trình tham gia vào quan hệ lao động. Do đó, để đưa tổ chức đại diện này lại gần với thực tế thì pháp luật này đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Xuất phát từ những đều trên, cũng chính là lý do tôi chọn chủ đề này. - - - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: a.Mục đích: Nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận pháp luật và thực trạng các giải pháp, các quy định pháp luật về tổ chức đại diện người lao động. b.Nhiệm vụ: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức đại diện người lao động dưới góc độ pháp luật . Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức đại diện người lao động từ đó rút ra những nhận xét, nhằm tạo cơ sở cho quá trình hoàn thiện pháp luật. Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam. lOMoARcPSD|15963670 - - - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a.Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và quy định pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ Luật Lao Động năm 2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021 thay thế Bộ Luật Lao Động năm 2012; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ..vvv; và các văn bản pháp luật có liên quan. b.Phạm vi: Về nội dung nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề tổ chức đại diện người lao động trên phương diện pháp lý, chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật lao động. Cụ thể, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay. Về thời gian nghiên cứu: Kể từ giai đoạn năm 2016 đến năm 2021 Về không gian nghiên cứu: Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: - Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quan hệ lao động. - Phương pháp thu thập thông tin ,phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: diễn dịch, quy nạp, so sánh, logic... để nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung bài tập lớn Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức đại diện người lao động và pháp luật về tổ chức đại diện người lao động. Phân tích thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức đại diện người lao động ; từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá toàn diện về thực trạng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động ở nước ta và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tổ chức đại diện người lao động. Đưa ra các yêu cầu và hướng lOMoARcPSD|15963670 hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ 1.1. Khái quát về tổ chức đại diện người lao động 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức có chức năng đại diện người lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi những quyền lợi này bị xâm phạm hoặc không được đáp ứng theo quy định pháp luật. Nói tới tổ chức đại diện người lao động, cần làm rõ các khái niệm sau: - Thứ nhất, Công đoàn là gì? Công đoàn, từ lâu đã được biết đến là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện và là một thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (gồm cả cán bộ, công chức, viên chức và những đối tượng lao động khác). Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi giai đoạn. Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm các cấp sau: - Cấp trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; - Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương; - Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm: Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn lao động cấp huyện); Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp); Công đoàn tổng công ty, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác; lOMoARcPSD|15963670 - Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi chung là công đoàn cơ sở) - Thứ hai, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là gì? Tương tự với công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cũng có chức năng đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc các công việc khác theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mới được thêm vào trong Bộ luật Lao động năm 2019 góp phần làm đa dạng cách thức thành lập tổ chức và phương thức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, khác với công đoàn, tổ chức này không nằm trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam mà chỉ là tổ chức do người lao động thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ có ở cấp cơ sở - cấp doanh nghiệp, không có hệ thống các cấp như tổ chức công đoàn. - Như vậy, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là cũng là tổ chức đại diện của người lao động nhưng chỉ bao gồm hai loại sau: Công đoàn cấp cơ sở và Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. ( Khoản 3, Điều 3, BLLĐ 2019 ) 1.1.2. Phân loại về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. 1.1.2.1. Công đoàn cơ sở: - Công đoàn, từ lâu đã được biết đến là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân; và người lao động. Công đoàn được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện; và là một thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đại diện; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (gồm cả cán bộ, công chức, viên chức; và những đối tượng lao động khác). - Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan lOMoARcPSD|15963670 nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ; kỹ năng nghề nghiệp; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật; góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi giai đoạn. - Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam. Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn. 1.1.2.2. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp: - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cũng có chức năng đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; hoặc các công việc khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức này không nằm trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; mà chỉ là tổ chức do người lao động thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ có ở cấp cơ sở – cấp doanh nghiệp; không có hệ thống các cấp như tổ chức công đoàn. - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.  Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. 1.1.3. Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể. - Tham dự phiên họp thương lượng tập thể; nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể. - Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể. - Trường hợp nhận được đề nghị bằng văn bản của một trong hai bên thương lượng tập thể; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và địa phương; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cử cán bộ tham dự phiên họp thương lượng tập thể. - Cán bộ được cơ quan, tổ chức cử tham dự phiên họp thương lượng tập thể có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nội dung thương lượng; hướng dẫn pháp luật về lao động cho người tham gia thương lượng tập thể. - Theo đó, trách nhiệm của các chủ thể không chỉ dừng lại ở việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lOMoARcPSD|15963670 lượng đạt được kết quả; mà còn có trách nhiệm tham gia phiên họp nếu có yêu cầu của một trong hai bên. 1.2. Khái quát pháp luật về tổ chức đại diện người lao động : 1.2.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở : - Như vậy, pháp luật về tổ chức đại diện người lao động là một chế định trong hệ thống pháp luật quốc tế hoặc trong từng quốc gia nhất định, bao gồm các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ cũng như việc quy định về các điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động. 1.2.2. Nội dung pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Thứ nhất, Quy định pháp luật về thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. - Thứ hai, Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ 2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: 2.1.1. Quy định pháp luật về tổ chức đại diện người sử lao động tại cơ sở: 2.1.1.1. Quy định về việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: a.Quy trình thành lập công đoàn cơ sở: - Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020, quy trình thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Lập Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Chi tiết công việc như sau: - Người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn tiến hành vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động; lOMoARcPSD|15963670 - Các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ; - Khi có 05 người trở lên tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở. Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở. Nội dung đại hội, thành phần tham dự đại hội được thực hiện theo khoản 12.2 mục 12 Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở. Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở - Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận việc thành lập công đoàn cơ sở. Thành phần hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 12.3 Hướng dẫn số 03. Bước 4. Nhận thông báo của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về việc thành lập công đoàn cơ sở - Trường hợp đủ điều kiện, đúng quy định pháp luật, ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấm hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định; - Trường hợp không đủ điều kiện sẽ thông báo bằng văn bản cho người lao động đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục. b.Quy trình thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp: - Do là điểm mới trong Bộ luật Lao động nên hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Điều 172 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định như sau: - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ được thành lập theo trình tự, thủ tục luật định và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Có thể là cơ quan quản lý nhà nước về lao động); - Một trong các hồ sơ để thành lập tổ chức là phải có Điều lệ hoạt động. Bản điều lệ này được hướng dẫn tại Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2109; - Ngoài ra, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có thể gia nhập Công đoàn Việt nam. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn. 2.1.1.2. Về cơ cấu tổ chức của đại diện người lao động tại cơ sở: lOMoARcPSD|15963670 - Bộ luật Lao động năm 2019 quy định có hai loại hình tổ chức đại diện đó là tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của tổ chức công đoàn được xác định theo Luật Công đoàn năm 2012. - Cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được quy định trong điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp sẽ bao gồm: Ban lãnh đạo và thành viên. Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bầu. Trong điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải nêu rõ nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức. Do nằm ngoài hệ thống Liên đoàn Lao động Việt Nam nên tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp sẽ không chịu sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Việt Nam trừ trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012. - Như vậy, khi Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, người lao động sẽ chính thức được thành lập các tổ chức đại diện cho mình, thay vì chỉ được lựa chọn tham gia vào tổ chức công đoàn như lâu nay. Đây là điểm mới quan trọng trong Bộ luật Lao động năm 2019, thể hiện việc nội luật hóa các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết. 2.1.1.3. Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: a.Quyền hạn: - Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức và lãnh đạo đình công, được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền. - Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu: Pháp luật về lao động; Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký. - Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở & các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. lOMoARcPSD|15963670 b. Quyền của thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động. - Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. - Được sử dụng thời gian làm việc để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương. Thời gian tối thiểu người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động để thực hiện nhiệm vụ đại diện do Chính phủ quy định trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức. Tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm so với thời gian tối thiểu do pháp luật quy định và cách thức sử dụng thời gian làm việc của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động phù hợp với điều kiện thực tế. - Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật. c. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động: - Thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động là quyền của người lao động. Về phía người sử dụng lao động, không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thực hiện quyền này của họ. - Khi tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở được thành lập hợp pháp, người sử dụng lao động phải công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đã được luật quy định. - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đổi với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phải thoả thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện theo quy định pháp luật. - Nếu hợp đồng lao động đã giao kết với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã hết hạn mà họ vẫn lOMoARcPSD|15963670 còn trong nhiệm kỳ, phải gia hạn hợp đồng lao động cho tới khi hết nhiệm kỳ của người đó. - Các hành vi bị nghiêm cấm: - Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định, nghiêm cấm người sử dụng lao động có các hành vi sau liên quan đến việc thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: + Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động. + Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. 2.1.2. Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Nhìn chung thì pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thiết lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; bảo vệ người lao động và người sử sụng lao động. Pháp luật tạo môi trường cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tự do thương lượng với tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình lao động. Mục đích của quá trình tham gia vào một số phạm vi, lĩnh vực lao động nhằm tạo lập sự bình đẳng về địa vị phap lý giữa tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Đồng thời, hành lang pháp lý về tổ chức đại diện người lao động là cơ sở xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển. 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại Việt Nam : 2.2.1. Những kết quả đạt được: - Về việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở - Về tham gia xây dựng chính sách, pháp luật trong lĩnh vực lao động. - Về tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động. 2.2.2. Những vướng mắc, bất cập: lOMoARcPSD|15963670 - Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở chưa cao, năng lực chuyên môn còn hạn chế. - Tổ chức đại diện người lao động chưa phát huy hết vai trò trong quan hệ lao động - Cơ chế phối hợp của tổ chức đại diện người lao động với các bên có liên quan trong quan hệ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Năm 2021, các cấp Công đoàn, doanh nghiệp trên lãnh thổ nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động, phối hợp với chính quyền linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh. Đồng thời, chủ động triển khai các giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. 3.1.1. Những bất cập của pháp luật hiện hành về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Một là, Bộ luật Lao động chưa quy định cụ thể việc đại diện của tập thể lao động trong các doanh nghiệp không có Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong thời gian chưa thành lập được Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện cho tập thể lao động. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động chưa quy định cụ thể phạm vi nào được đại diện, những phạm vi nào thuộc thẩm quyền của công đoàn địa phương. Công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời nhưng hoạt động của Ban chấp hành công đoàn lâm thời không đạt hiệu quả thì công đoàn địa phương có được thay thế để thực hiện chức năng đại diện cho tập thể lao động trong suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động hay không? - Hai là, Bộ luật Lao động chưa quy định về sự phối hợp giữa người sử dụng lao động với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong tổ chức đối thoại giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động, chưa quy định về sự phối hợp giữa công đoàn với doanh nghiệp trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định trên cơ sở bình đẳng hợp tác. lOMoARcPSD|15963670 - Ba là, Bộ luật Lao động chưa quy định cụ thể quyền lợi và chế độ người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách. Với quy định: “Người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách được sử dụng một số thời gian trong giờ làm việc để làm công tác công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương, vô hình trung, đã làm cho người lao động trong vai trò này bị lệ thuộc vào người sử dụng lao động, sợ quyền lợi của mình bị ảnh hưởng khi lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người khác (tâm lý lo ngại trù dập, sự phân biệt đối xử từ phía người sử dụng lao động), dễ rơi vào sự thỏa hiệp. Chính vì vậy, phần lớn cán bộ công đoàn không chuyên trách chưa phát huy tối đa được chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi cho tập thể lao động. - Bốn là, Bộ luật Lao động cũng chưa quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công đoàn địa phương và công đoàn ngành trong việc phối hợp với công đoàn cơ sở để thực hiện chức năng đại diện lao động. - Năm là, Bộ luật Lao động quy định thẩm quyền của công đoàn còn mang tính khái quát, chủ yếu dưới dạng quyền tham gia, quyền hỏi ý kiến. Còn những quyền mang tính chất quyết định thì chỉ giới hạn trong một số trường hợp cụ thể dẫn đến việc chưa phát huy hết được tiềm năng sức mạnh của tổ chức công đoàn cơ sở. Đặc biệt trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hoạt động của tổ chức công đoàn chưa thật sự có “sân chơi” và chưa phát huy được bản sắc đặc thù của công đoàn. - Sáu là, chế tài xử phạt quy định cho những vi phạm về hoạt động của tổ chức công đoàn chưa đủ mạnh để tạo ra hàng rào hữu hiệu hỗ trợ trong quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức công đoàn. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, trừ những vi phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, liên quan đến tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, liên quan đến lao động là người nước ngoài thì mức phạt tối thiểu cho những vi phạm các quy định về tổ chức hoạt động công đoàn là 1.000.000 đồng, cao hơn không đáng kể so với các vi phạm pháp luật về lao động khác, nhưng mức phạt tối đa áp dụng trong trường hợp này thì lại quá thấp 10.000.000 đồng, chỉ bằng một phần ba so với mức phạt tối đa áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật về lao động khác. 3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế: - Là một thành viên của tổ chức lao động quốc tế, Việt Nam khi hoàn thiện pháp luật về đại diện người lao động cần đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Để hình thức đại diện người lao động thực sự đạt hiệu quả trong thực tiễn thì việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về đại diện người lao động lOMoARcPSD|15963670 phải phù hợp với pháp luật quốc tế, phù hợp với các công ước quốc tế hiện nay. 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Những phương hướng cơ bản: + Thứ nhất, mở rộng hình thức đại diện lao động trong quan hệ lao động. Hiện nay, pháp luật lao động mới thừa nhận tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của tập thể lao động là tổ chức công đoàn (trừ trong phạm vi đình công, cho phép tập thể lao động được cử người đại diện cho mình). Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật lao động nên mở rộng quyền tự do kết hợp giữa những người lao động với nhau để tập thể lao động lựa chọn trong số họ một người có uy tín, có trách nhiệm, am hiểu luật pháp, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của tập thể lao động, thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi cho tập thể đó. - Tuy nhiên, pháp luật lao động cũng giới hạn các phạm vi mà tập thể lao động có quyền cử đại diện của riêng mình như trong việc thương lượng giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động, tổ chức đối thoại giữa hai bên để các bên bày tỏ quan điểm, nhu cầu và lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định. Hoặc trong việc đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho tập thể lao động, hay trong lĩnh vực đình công. Bên cạnh việc mở rộng hình thức đại diện thì pháp luật lao động cũng cần quy định cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hình thức đại diện do tập thể lao động cử ra để đảm bảo một hướng đi đúng đắn trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. + Thứ hai, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và bình đẳng giữa đại diện lao động và đại diện người sử dụng lao động. Để đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động, tổ chức công đoàn thực hiện quyền của mình từ khi xác lập quan hệ lao động, thay đổi quan hệ lao động cho đến khi chấm dứt quan hệ lao động. Tổ chức công đoàn vừa tham gia với vai trò đại diện, vừa tham gia với ý nghĩa bảo vệ tập thể người lao động, góp phần đảm bảo quan hệ lao động hài hoà ổn định. - Bên cạnh đó, pháp luật lao động cũng quy định Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là những tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Để đảm bảo cho mối quan hệ lao động bền vững, trong quá trình thực hiện chức năng đại diện của tập thể lao động, cần có sự phối kết hợp giữa đại diện hai bên. Hiệu quả của việc xây dựng và duy trì vị thế bình đẳng của hai đại diện trong quan hệ lOMoARcPSD|15963670 lao động phụ thuộc vào thái độ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau giữa tổ chức công đoàn với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. - Những giải pháp cụ thể + Thứ nhất, Nhà nước cần xúc tiến nhanh việc ban hành mới Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động, cụ thể cần bổ sung những nội dung sau: - Cần quy định cụ thể thẩm quyền đại diện của tập thể lao động trong các doanh nghiệp không có công đoàn cơ sở. - Cần quy định cụ thể mối quan hệ giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động trong tổ chức đối thoại lao động, trong xây dựng mối quan hệ lao động tập thể… - Cần quy định cụ thể quyền lợi, chế độ của người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách. - Cần quy định cụ thể thẩm quyền của công đoàn địa phương và công đoàn ngành trong việc phối hợp kết hợp với công đoàn cơ sở thực hiện chức năng đại diện trong quan hệ lao động. - Cần quy định cụ thể thẩm quyền của công đoàn cơ sở theo hướng sửa đổi các loại thẩm quyền chung, tăng thẩm quyền của công đoàn cơ sở trong lĩnh vực riêng biệt như quyền của công đoàn cơ sở trong ký kết thoả ước lao động tập thể, xây dựng nội quy lao động, giải quyết tranh chấp, xử lý kỷ luật lao động, đối thoại tập thể… Trong đó, cần quy định cụ thể quyền của công đoàn địa phương và công đoàn ngành đối với công đoàn cơ sở trong các lĩnh vực trên. - Cần quy định cụ thể quyền của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Pháp luật cần quy định theo hướng tăng mức chế tài xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của tổ chức công đoàn. + Thứ hai, cần sửa đổi các chế định điều chỉnh quan hệ lao động và quan hệ liên quan đến quan hệ lao động. Việc sửa đổi các chế định này tạo ra hành lang pháp lý hữu hiệu cho công đoàn thực hiện chức năng đại diện lao động. Để đảm bảo những quy định của pháp luật về đại diện lao động mang tính khả thi thì việc thực hiện pháp luật về tổ chức công đoàn phải nằm trong mối quan hệ với việc thực hiện các chế định cụ thể về thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, trách lOMoARcPSD|15963670 nhiệm vật chất, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, việc làm, giải quyết tranh chấp lao động… + Thứ ba, cần nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức công đoàn. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Lao động Thương binh và xã hội với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách, chế độ liên quan đến người lao động. + Thứ tư, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện vai trò đại diện của tổ chức công đoàn. Người sử dụng lao động phải có tinh thần, thái độ hợp tác, trách nhiệm trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để đảm bảo cho hoạt động của tổ chức công đoàn. Người sử dụng lao động phải tạo mọi điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động, không được sa thải vì lý do gia nhập, thành lập hoặc thực hiện công việc của công đoàn, phân biệt đối xử vì lý do gia nhập, thành lập hoặc thực hiện công việc của tổ chức công đoàn, tạo việc làm với điều kiện không gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức công đoàn. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải cung cấp phương tiện hoạt động và cải thiện điều kiện làm việc cho hoạt động của tổ chức công đoàn, phải đảm bảo chế độ, chính sách tiền lương cho cán bộ làm công tác công đoàn. -Đối với người lao động, để đảm bảo vai trò đại diện của tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả, người lao động phải phát huy sức mạnh của tập thể, đặc biệt là của các công đoàn viên. Người lao động phải có ý thức tự giác thực hiện đúng pháp luật lao động, tôn trọng quyền của tổ chức đại diện và hợp tác với tổ chức công đoàn trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. + Thứ năm, cần nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí và chức năng của tổ chức công đoàn. - Đối với công đoàn cấp trên, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời mang tính khả thi trong hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên cần phải xây dựng chiến lược hoạt động lâu dài cho tổ chức công đoàn cấp dưới, trong đó công đoàn cấp trên vừa tham gia vào quá trình chỉ đạo, vừa tham gia kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của công đoàn cơ sở, vừa tạo điều kiện để hỗ trợ cho tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả. Công đoàn cấp trên phải thường xuyên tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động của công đoàn, đề nghị sửa đổi các chế độ chính sách liên quan đến người lao động. Công đoàn cấp trên cần thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng nguồn cho tổ chức công đoàn cơ sở. Xây dựng và cụ thể hóa mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn phù hợp với các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, tập trung đầu tư xây Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 dựng công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng lực lượng cán bộ công đoàn chuyên trách cho các doanh nghiệp này. Tổ chức công đoàn cấp trên cần đổi mới phương thức hành động, có bước đi hiệu quả trong việc xây dựng vai trò vị trí của mình. -Đối với công đoàn ngành, cần tăng cường năng lực và trách nhiệm của công đoàn ngành trung ương trong quá trình triển khai chỉ đạo hoạt động của tổ chức công đoàn cũng như trong việc hỗ trợ cho công đoàn ngành địa phương thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. -Đối với tổ chức công đoàn cơ sở, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao năng lực của công đoàn, tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Tổ chức công đoàn cơ sở phải xây dựng các “sân chơi” hấp dẫn cho người lao động và người sử dụng lao động tham gia. Tổ chức công đoàn cơ sở phải xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cốt cán đủ năng lực và trình độ để bảo vệ quyền lợi cho tập thể lao động. Tổ chức công đoàn cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng mô hình và phương pháp đào tạo cán bộ công đoàn một cách có hiệu quả. - Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của tổ chức công đoàn, cải tiến lề lối làm việc của tổ chức công đoàn cơ sở. Tổ chức công đoàn cần nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động liên quan đến người lao động, xây dựng cơ chế tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn. +Thứ sáu, nâng cao vai trò thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về đại diện lao động nói riêng và các hành vi vi phạm pháp luật về lao động nói chung 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Thứ nhất, Cần đổi mới nhận thức về tổ chức đại diện NLĐ và vai trò của nó trong lĩnh vực lao động và trong đời sống xã hội. - Thứ hai, Cần phải xây dựng thể chế pháp lý về tổ chức hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ . - Thứ ba, Bản thân tổ chức đại diện NLĐ cần tự đổi mới về phương thức tổ chức, hoạt động. Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 - Thứ tư, Nâng cao vai trò đại diện NLĐ cấp trung ương và cấp tỉnh. - Thứ năm, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải chủ trì và phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ thực hiện tốt công tác tuyển truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cho cả NLĐ và NSDLĐ, chú trọng đến các doanh nghiệp sử dụ ng nhiều lao động, có nhiều khả năng xảy ra tranh chấp và đình công; KẾT LUẬN - Có thể khẳng định, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là một tổ chức không thể thiếu trong quan hệ lao động. Một quan hệ lao động có ổn định, tiến bộ, thiện chí, bình đẳng hay không, lợi ích của các bên có được dung hòa hay không... phụ thuộc vào vai trò, vị trí đại diện của các bên trong quan hệ lao động. Xây dựng vị thế bình đẳng, độc lập của người sử dụng lao động nhằm mục đích tăng cường cơ chế đối thoại, thương lượng, mở rộng quan hệ trên tinh thần tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác và tôn trọng quyền, lợi ích của nhau. - Trong đó các bên cùng hướng đến mục tiêu chung nhằm dung hòa lợi ích của các bên, xây dựng một quan hệ lao động tiến bộ, bền vững, phát triển kinh tế, ổn định và tiến bộ xã hội. - Trong thời gian tới, hoàn thiện pháp luật về đại diện người sử dụng lao động cần quy định cụ thể: (i) Bổ sung xác định rõ ràng vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức đại diện người lao động trong việc xác lập và tiến hành quan hệ lao động; (ii) Quy định cụ thể tổ chức đại diện người lao động trong đối thoại, thương lượng tập thể cấp trên doanh nghiệp, cấp ngành, cấp quốc gia; (iii) Quy định mối quan hệ tương tác giữa tổ chức đại diện người lao động với tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa tổ chức đại diện người lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động; mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tổ chức đại diện người lao động trong mối quan hệ với Nhà nước; (iv) Luật hóa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động, quy định cụ thể hơn quyền và Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 - - - trách nhiệm của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức đại diện của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn bộ máy của tổ chức đại diện người lao động và hỗ trợ thành lập Hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh, tăng cường năng lực của tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động . Ngoài ra, nâng cao địa vị pháp lý của tổ chức đại diện người lao động cũng chính là đòn bẩy kích thích sự cạnh tranh, phát triển, nâng vị thế của tổ chức đại diện người lao động. Bên cạnh đó, tổ chức đại diện lao người lao động cũng là một chế định quan trọng có mối quan hệ chặt chẽ đối với chế định khác của Bộ Luật Lao Động . Tổ chức đại diện người lao động thực thi quyền đại diện xuyên suốt quan hệ pháp luật lao động và gắn liền với các chế định liên quan như thoả ước lao động 13 tập thể, tiền lương, bảo hộ lao động, kỷ luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động... Hiệu quả của quá trình thực hiện quyền đại diện phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở pháp lý của các chế định đó. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động phải đặt trong quá trình hoàn thiện các chế định khác của Bộ Luật Lao Động. Những yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ nhằm mục đích chuyển tải cơ bản các quy phạm pháp luật về tổ chức đại diện người lao động mang tính khả thi bảo đảm cho tổ chức đại diện người lao động phát huy hiệu quả cao nhất trong việc tham gia vào cơ chế hai bên, ba bên và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Giáo Trình Luật Lao Động, NXH Đại Học Luật Hà Nội,2015 [2]. Bộ Luật Lao Động 2019 [3]. Điều 3 Công ước số 135 về việc bảo vệ những đại diện người lao động trong doanh nghiệp và những thuận lợi dành cho họ. [4]. Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002. [5]. Điều 10 Hiến pháp năm 1992. Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 [6]. Điều 1 Luật Công đoàn. [7]. Thế Hùng, Vì sao có tên gọi là “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”?, Liên Đoàn Lao Động Tỉnh Ninh Bình,18/08/2020, http://congdoanninhbinh.org.vn/trao-doi-kinh-nghiem/y-kien-trao-doi/vi-saoco-ten-goi-la-to-chuc-dai-dien-nguoi-lao-dong-tai-co-.html [8]. Ls.Trần Hồng Sơn, Tìm hiểu về tổ chức đại diện người lao động, Luật Lao Động, https://luatlaodong.vn/tim-hieu-ve-to-chuc-dai-dien-nguoi-laodong/ [9]. Ths.Đinh Thùy Dung, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở,Luật Dương Gia, https://luatduonggia.vn/quyen-va-nghia-vucua-to-chuc-dai-dien-nguoi-lao-dong-tai-co-so/ [10].Bộ Quốc Phòng, Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, http://www.mod.gov.vn/wps/portal/! ut/p/b1/vZPJjqNQDEW_pT6gxANCgCUzIfAIU4C3QRASwpAwhiFfX3S11 FIvqrLpLntl6drn2pIxhAUYusdjnsVDXt_j6leNtpHMQZvhcQ4wuAzAjiTcjS 7uCGCSmI8FRTjzQs1lkhQcQK9Xxl7L06ubbuPM86zSTA-gNEuhiYNc8hCI1X1Qk4Ia6Z8meZVxRreN6Ohn9jpnXMXRe80ZPSNcNQK_gaQe GsVnuhR3taL15rKJknsO9tFzcRGFnc5XKrOentbjYarUfBFcODVHr_7BYV TN7QOAKMrFNhxqmezFkkCjnx9B_Qp-W7CpA7i39DTFplVoggUOSRxIFNYEqoL90sScwFwvAJnKKpdk9y6ddgAl3RKjDslxWxGyUtA9dZYYQQaNkA Ch80pFWjQtNKA2mOwSH9Gh7PCeiKJv9F0Dnp4ECN9AxVRlsNNcjXJMi1jRP7zh_t8DNQxlVZ2sz3zUw04X690kcUJ0PRnniqB qj7VGy48SHrRlkyiJfGDPGqJu2rXE2_MgNvLCZXLTRWfNoemTNOxPHErLkSmWaEiU9VUlMMyzTldp339iDOojW04X8IKlGouO3eS5RdPsNHj Afs5U-hUCXsQkkwtFnlsIngcxxrvxuBy4n0jBNq0fjNU69sZa27jXt_a6jP4kcPi0mbxg!!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/ [11]. Quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, Tư Vấn Doanh Nghiệp, https://tuvandoanhnghiep.com.vn/to-chuc-dai-dien-nguoi-lao-dongtai-co-so/ [12]. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động, Quân đội Nhân Dân, https://www.qdnd.vn/ban-doc/thu-ban-doc/nghiavu-cua-nguoi-su-dung-lao-dong-doi-voi-to-chuc-dai-dien-nguoi-lao-dong673539 Downloaded by ng?c trâm ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan