Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch trê...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch trên thị trường việt nam. liên hệ trường hợp công ty tnhh thương mai dịch vụ vi.na.co t.o.u.r.i.s.t

.PDF
79
51
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. LIÊN HỆ TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH TM&DV VI.NA.CO T.O.U.R.I.S.T Ngành: TÀI CHÍNH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hà Minh Phước Sinh viên thực hiện: Nguyễn Công Thành MSSV: 1154020893 Lớp: 11DTDN2 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. LIÊN HỆ TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH TM&DV VI.NA.CO T.O.U.R.I.S.T Ngành: TÀI CHÍNH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hà Minh Phước Sinh viên thực hiện: Nguyễn Công Thành MSSV: 1154020893 Lớp: 11DTDN2 TP. Hồ Chí Minh, 2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là luận văn tốt nghiệp và là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong báo cáo là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, được rút ra trong quá trình nghiên cứu của tác giả và không sao chép bất hợp pháp từ bất kỳ các công trình nghiên cứu khoa học nào đã từng được công bố. Tp.HCM, ngày 18 tháng 08 năm 2015 Tác giả NGUYỄN CÔNG THÀNH iii LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn ThS. Hà Minh Phước, người đã liên tục hướng dẫn và ủng hộ chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, đồng thời em cũng xin cám ơn Trường Đại học Công Nghệ TpHCM - HUTECH đã cho em cơ hội và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho em thực hiện nghiên cứu này. Em xin đặc biệt cám ơn những lời nhận xét và đóng góp ý kiến sâu sắc của P.GS.TS Phan Đình Nguyên, ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa, ThS Trà Thị Thảo, ThS. Trần Gia Tùng, ThS. Nguyễn Phúc Cảnh và ThS. Nguyễn Ngọc Phụng Em cũng xin cám ơn Hoàng Phương, Thùy Linh, Văn Thắng và các bạn sinh viên cùng ngành đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện báo cáo, tuy em đã cố gắng hoàn thành thật tốt nhưng cũng khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em mong muốn nhận được các nhận xét và gợi ý về địa chỉ email [email protected]. Xin chân thành cám ơn. v MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ..... 1 1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................................... 1 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 1 1.1.2. Phương pháp đo lường ..................................................................... 1 1.2. Một số yếu tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................................................................................................ 3 1.2.1. Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp .................................................... 3 1.2.1.1. Cấu trúc sở hữu phân tán và sở hữu tập trung .................. 4 1.2.1.2. Cấu trúc sở hữu chéo và cấu trúc kim tự tháp .................. 5 1.2.1.3. Sự khác biệt trong cấu trúc sở hữu của khu vực nhà nước và tư nhân tác động đến hiệu quả hoạt động ......................... 6 1.2.2. Chính sách cổ tức .............................................................................. 9 1.3. 1.2.2.1. Một số chính sách chi trả cổ tức ..................................... 10 1.2.2.2. Một số phương thức chi trả cổ tức .................................. 12 1.2.2.3. Một số lý thuyết kinh điển về chính sách cổ tức ............ 14 Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM&DV DU LỊCH VI.NA.CO TOURIST ........................................ 19 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM&DV VI.NA.CO T.O.U.R.I.S.T ......................................................................................... 19 2.1.1. Lịch sử hinh thành và phát triển ....................................................... 20 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty........................................................ 20 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty và phòng quản lý Tài chính – Kế toán....................................................................................................21 vi 2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty ..................................21 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức phòng quản lý Tài chính – Kế toán .........22 2.2. Nguồn nhân lực của công ty. ..................................................................24 2.3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. ......................... 25 2.3.1. Phân tích doanh thu du lịch của công ty. ..........................................25 2.3.2. Phân tích lợi nhuận của công ty. ....................................................... 27 2.4. Các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và áp lực cạnh tranh ...................................................................31 2.4.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.......31 2.4.2. Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty ............36 2.4.3. Áp lực cạnh tranh của công ty.......................................................... 37 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY DU LỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ..................................................................................... 39 3.1. Tổng hợp nghiên cứu gần đây và đưa ra những giả thiết nghiên cứu ....39 3.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ...................................42 3.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................ 45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH - LIÊN HỆ TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH TM&DV DU LỊCH VI.NA.CO TOURIST .......................................................................................................... 53 4.1. Kết luận và những gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch trên thị trường Việt Nam................ 53 4.2. Liên hệ trường hợp công ty TNHH TM&DV Du lịch VI.NA.CO T.O.U.R.I.S.T ......................................................................................... 54 Phụ lục Danh mục tài liệu tham khảo vii DANH MỤC BẢNG Tên bảng Nội dung Số trang Bảng 2.1 Danh sách nhân sự công ty 24 Bảng 2.2 Doanh thu hoạt động du lịch giai đoạn 2011 - 2014 26 Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng doanh thu so với kỳ trước 26 Bảng 2.4 Lợi nhuận hoạt động du lịch giai đoạn 2011 - 2014 28 Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với kỳ trước 28 Bảng 3.1 Tóm tắt những giả thiết nghiên cứu 42 Bảng 3.2 Các biến giải thích trong mô hình 43 Bảng 3.3 Các biến phụ thuộc trong mô hình 43 Bảng 3.4 Ma trận hệ số tương quan các biến giải thích 44 Bảng 3.5 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 45 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Kết quả hồi quy gộp với biến tổng nợ trên tổng tài sản Kết quả hồi quy gộp với biến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Kết quả hồi quy gộp với biến nợ dài hạn trên tổng tài sản Kết quả hồi quy gộp với biến tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu Kết quả hồi quy gộp với biến tổng nợ trên vốn cổ phần 47 48 49 50 51 viii DANH MỤC HÌNH Nội dung Tên hình Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH TM&DV VI.NA.CO TOURIST Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng quản lý tài chính - kế toán Đồ thị lợi nhuận chưa phân phối qua các năm 2011 - 2014 Số trang 21 22 30 Hình 2.4 Đồ thị tăng trưởng lợi nhuận 30 Hình 2.5 Đồ thị doanh thu và lợi nhuận 31 Hình 2.6 Biểu đồ doanh thu từ khách du lịch và tốc độ tăng trưởng 35 ix LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, việc điều hành và đưa ra các quyết định để đạt hiệu quả hoạt động tối ưu trong công ty còn mới mẻ không chỉ đối với các nhà quản lý công ty, mà còn đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan khác như công chúng đầu tư, các tổ chức tài chính trung gian... Việc áp dụng các nguyên tắc điều hành và đưa ra các quyết định tài chính trong công ty vào thực tiễn quản lý đối với các doanh nghiệp, đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam chỉ mới được thực nghiệm ở nhóm các công ty niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh kể từ năm 2007. Cần thiết phải có các nghiên cứu về tác động của các yếu tố tài chính công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty, một mặt đóng góp vào hệ thống lý luận về việc đưa ra quyết định tài trợ, mặt khác đề xuất các gợi ý chính sách hoàn thiện hiệu quả hoạt động các công ty hoạt động du lịch ở nước ta. Đồng thời liên hệ với trường hợp công ty TNHH TM&DV Du lịch VI.NA.CO TOURIST và gợi ý một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố tài chính công ty với hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ du lịch có cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường tại Việt Nam. Tác giả tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố về tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần thương mại và du lịch có cổ phiếu đang giao dịch trên cả hai sàn HNX và HOSE. Từ đó tìm ra những bằng chứng ảnh hưởng của những yếu tố này đến hiệu quả hoạt động của các công ty thương mại du lịch về hai phương diện: (1) lợi nhuận và (2) giá trị thị trường doanh nghiệp. Với những bằng chứng này, tác giả liên hệ với trường hợp công ty TNHH TM&DV VI.NA.CO T.O.U.R.I.S.T để đưa ra những kết luận và những kiến nghị về giải pháp và chính sách, giúp các nhà hoạch x định, điều hành công ty có cái nhìn tổng quát về hoạt động thương mại và du lịch của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này giai đoạn 2008 – 2013. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ du lịch có cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường tại Việt Nam trong mối tương quan với các yếu tố tài chinh liên quan đến quyết định tài trợ của công ty trong nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường với môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Phạm vi nghiên cứu:  Về mặt không gian: trong đồ án tập trung nghiên cứu nhóm công ty cổ phần thương mại và dịch vụ du lịch có cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường tại Việt Nam  Về mặt thời gian: thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu là 6 năm từ 2009 – 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đã đề cập ở trên, tác giả thực hiện việc kiểm chứng các giả thiết nghiên cứu trong môi trường khảo sát mới, do đó tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính liên quan đến việc ra quyết định tài trợ trong công ty với hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần, thống kê mô tả định lượng các nhân tố này, phân tích định lượng qua kiểm định mức độ giải thích của phương trinh, các hệ số tương quan, các tham số có ý nghĩa thống kê của phương trình hồi quy. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm. Shleifer & Vishny (1997) định nghĩa hiệu quả hoạt động công ty đảm bảo tỷ suất hoàn vốn đầu tư tối đa cho các cổ đông và chủ nợ của công ty. Theo Charreaux (1997) nghĩa hiệu quả hoạt động công ty được định nghĩa rộng hơn là các kiểm soát có tổ chức nhằm chi phối cách ứng xử của các nhà quản lý và xác định quyền lực cần thiết của họ để đạt được hiệu quả trong công việc từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động cho công ty. Đối với Parkinson (1994), hiệu quả hoạt động trong công ty đạt tối ưu khi việc điều hành, quá trình giám sát và kiểm soát và được thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo các hoạt động quản trị và hoạt động tài chính cuả công ty được tối ưu và phù hợp với lợi ích cổ đông. Từ đó, tác giả đề xuất khái niệm về hiệu quả công ty. Để đạt được hiệu quả hoạt động công ty thì các đối tượng bao gồm chủ thể quản lý là cổ đông và khách thể quản lý là Ban giám đốc. Cổ đông hoặc người đại diện của họ (HĐQT) với Ban giám đốc xác lập các điều khoản giao kết dân sự về cơ chế vận hành, giám sát và kiểm soát của hệ thống. Đây là một hệ thống mở, có tính tương tác với môi trường bên ngoài như hệ thống văn bản pháp quy về quản trị công ty, tính chất của các loại thị trường tài chính, nguồn nhân lực, hàng hóa dịch vụ…Việc xác lập hệ thống này nhằm giảm thiểu những thua lỗ tiềm tàng do mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý. 1.1.2. Phương pháp đo lường. Hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ… trong việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư. Hiệu quả hoạt động của công ty được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau trong các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu của Hult (2008) đánh giá cách thức đo lường hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu khoa học đã công bố về doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, bao gồm các cấp độ tập đoàn, công ty và đơn vị kinh doanh chiến lược, cho thấy có ba 2 tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động được sửdụng là hiệu quảtài chính, hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu quả tổng hợp. Hiệu quả tài chính trong nhiều nghiên cứu bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường, thị giá cổ phiếu, tăng trưởng doanh thu và Tobin’s Q. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thị phần, tần suất giới thiệu sản phẩm mới và sáng chế, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, năng suất lao động, mức độ hài lòng và duy trì lực lượng lao động. Hiệu quả tổng hợp thường bao gồm uy tín, khả năng tồn tại, mức độ đạt được mục tiêu, so sánh với đối thủ cạnh tranh… Kết quả nghiên cứu của Hult (2008)cho thấy hiệu quả tài chính được đo lường phổ biến nhất là chỉ tiêu doanh thu (44%), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA (40%); hiệu quả kinh doanh được đo lường phổ biến nhất là thị phần (47%); còn hiệu quả tổng hợp được đo lường phổ biến nhất là uy tín (30%). Tuy nhiên, đa số nghiên cứu (44,8%) tập trung khảo sát số liệu ở cấp độ công ty và sử dụng chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả. Hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu khoa học thường được đo lường thông qua các tiếp cận sau: tiếp cận thị trường, tiếp cận từ báo cáo tài chính và tiếp cận kết hợp. Tiếp cận thị trường xem hiệu quả tài chính là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) vào cổ phiếu của công ty đang xem xét. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa tổng cổ tức và chênh lệch giá nhận được trong một khoảng thời gian so với vốn đầu tư ban đầu. Cách tiếp cận này có ưu điểm là dựa trên thu nhập thực tế bằng tiền của nhà đầu tư, nên có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý của nhà đầu tư (lạc quan hoặc bi quan về thị trường); đặc biệt trên những thị trường chứng khoán mới phát triển, việc giám sát tuân thủ quy định pháp luật chưa chặt chẽ và thị trường kém hiệu quả về mặt thông tin, nên giá chứng khoán dễ bị thao túng bởi hoạt động đầu cơ bất hợp pháp, do đó ROI chưa phải là chỉ tiêu tốt để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Mặc khác, khi công ty thực hiện các nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phẩn, cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu… sẽ làm thị giá cổ phiếu điều chỉnh tương ứng và làm công thức tính toán ROI trở nên rất phức tạp. 3 Cách tiếp cận thứ hai là dựa vào thông tin do công ty cung cấp, mà chủ yếu từ báo cáo tài chính. Theo cách tiếp cận này, những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính chủ yếu là các tỷ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)... Hai chỉ tiêu này có quan hệ với nhau vì ROE khuyếch đại ROA thông qua đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, để đo lường hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu thì chỉ tiêu ROA toàn diện hơn do tính đến khả năng khai thác toàn bộ tài sản của công ty. Ưu điểm của cách tiếp cận này là dễ tính toán chỉ tiêu, nhưng nhược điểm lại nằm ở tính sẵn có và tính chính xác, trung thực của thông tin từ báo cáo tài chính. Cách tiếp cận thứ ba kết hợp cả hai khía cạnh thị trường và công ty, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu Tobin’s Q hoặc tỷ số thị giá/giá sổ sách (PBV). Tobin’s Q được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của tài sản với giá trị thay thế của tài sản. Bauer R., Guenster N. & Otten R. (2004) đã đề xuất cách tính Tobin’s Q: giá thị trường của tài sản được tính bằng cách cộng giá sổ sách của tài sản với giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành, sau đó trừ đi giá sổ sách của cổ phiếu lưu hành, còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài sản. Chỉ tiêu PBV tương tự như Tobin’s Q, nhưng không tính trên tổng tài sản, mà chỉ so sánh giá thị trường và giá sổ sách của vốn chủ sở hữu, do đó PBV chưa được toàn diện bằng Tobin’s Q. Chỉ tiêu Tobin’s Q phụ thuộc vào các giá trị vô hình của công ty, niềm tin của thị trường đối với tương lai của công ty và phương pháp hạch toán giá trị sổ sách của tài sản. Ưu điểm của chỉ tiêu này là dễ tính toán, giúp nhận dạng và ước lượng giá trị vô hình không được ghi nhận trong báo cáo tài tài chính nhưng nhược điểm nằm ở tâm lý nhà đầu tư và khả năng tuân thủ chuẩn mực kế toán. Như vậy hiệu quả hoạt động của công ty được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng khảo sát và nguồn dữ liệu. Mỗi cách tính đều có ưu nhược điểm của nó. 1.2. Một số yếu tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.1. Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. 4 Cấu trúc sở hữu được hiểu là cấu trúc góp vốn trong công ty. Trong các công ty đại chúng, cổ đông nhỏ thường phải trông cậy vào tinh thần trách nhiệm và sự minh bạch của những người trực tiếp điều hành để kiểm tra, giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Vì thế, trong công bố thông tin cần có sự kiểm tra, giám sát tính minh bạch, nhằm giúp cổ đông có thể xác định mức độ sở hữu và kiểm soát của những người kiểm soát thật sự trong công ty đại chúng. Trong nhiều thông tin quan trọng về hoạt động doanh nghiệp, “Ai thật sự là người kiểm soát công ty” là thông tin vô cùng quan trọng cho cổ đông bởi người này là đại diện cho tinh thần trung thực và minh bạch của một công ty đại chúng, cũng như có thể cho thấy liệu công ty có bị thao túng hay không. Tuy nhiên, nếu cấu trúc sở hữu và liên kết sở hữu của các công ty không được công bố đầy đủ thì không dễ nhận biết được người kiểm soát thật sự hay người kiểm soát sau cùng của một công ty đại chúng. 1.2.1.1. Cấu trúc sở hữu phân tán và sở hữu tập trung. Nếu phân theo quyền kiểm soát, cấu trúc sở hữu được phân thành hai loại sở hữu: sở hữu phân tán, sở hữu tập trung. Sở hữu tập trung: Là hình thức sở hữu mà cả quyền kiểm soát lẫn quyền sở hữu tập trung vào tay một số cá nhân, gia đình, ban quản lý, hoặc các định chế cho vay (người bên trong). Những cá nhân và nhóm này thường kiểm soát và chi phối lớn đến cách thức vận hành của công ty. Do đó, cấu trúc tập trung thường được xem là hệ thống nội bộ. Những cổ đông lớn kiểm soát doanh nghiệp trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành. Họ có thể không sở hữu vốn toàn bộ nhưng vẫn có thể được kiểm soát doanh nghiệp vì có quyền biểu quyết đáng kể. Sở hữu phân tán: Trong cấu trúc sở hữu phân tán có nhiều cổ đông, mỗi cổ đông sở hữu một số cổ phần doanh nghiệp, Ban giám đốc nắm giữ quyền kiểm soát hoạt động công ty. Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành công ty. Bởi vậy họ được gọi là người bên ngoài và cấu trúc phân tán được gọi là hệ thống bên ngoài. 5 Cấu trúc sở hữu của 100 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM năm 2010 cho thấy, tỉ lệ nắm giữ cổ phần bình quân của 10 cổ đông lớn nhất trong các công ty là 70% và của cổ đông lơn nhất là 61%. Nếu xét đến tất cả các công ty trên sàn, tức bao gồm cả những công ty quy mô nhỏ hơn, mức độ tập trung sở hữu này sẽ lớn hơn nhiều, vì đa phần các công ty niêm yết quy mô nhỏ đều đi lên từ công ty gia đình mà trong đó, người sở hữu cũng đồng thời niêm yết quyền kiểm soát. Điều này cho thấy cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất tập trung. Mỗi hệ thống cấu trúc sở hữu có những ưu điểm và nhược điểm cũng như tiềm ẩn những cơ hội và thách thức về quản trị doanh nghiệp. Đối với cấu trúc sở hữu tập trung, doanh nghiệp do những người bên trong kiểm soát có những điểm thuận lợi đáng chú ý. Những điểm này có quyền lực và động lực mạnh mẽ để kiểm soát doanh nghiệp. Nhờ đó, giảm thiểu được tình trạng sai phạm hay gian dối trong quản trị và điều hành. Hơn nữa, do nắm quyền sở hữu và quyền kiểm soát lớn, những người này có khuynh hướng giữ vốn đầu tư trong doanh nghiệp trong thời gian dài. Vì thế họ sẽ ủng hộ những quyết đinh mang lại lợi ích ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ thống này cũng dẫn doanh nghiệp đến những thất bại trong quản trị. Chẳng hạn, khi những người điều hành là các cổ đông lớn hay có quyền biểu quyết lớn, họ có thể dùng quyền của mình để tác động đến quyết định của hội đồng quản trị sao cho nó có lợi cho mình nhưng lại không có lợi cho công ty. Một trường hợp khá phổ biến là các nhà quản lý thuyết phục hội đồng quản trị trả lương và phúc lợi rất cao cho cấp quản lý hoặc phê duyệt việc mua bán yếu tố đầu vào giá cao từ các công ty mà họ có sở hữu hoặc có mối quan hệ. Nghiêm trọng hơn, họ có thể sử dụng những thông tin bí mật để trục lợi như giao dịch nội gián. 1.2.1.2. Cấu trúc sở hữu chéo và cấu trúc kim tự tháp. Ngoài ra, một công ty có thể được sở hữu và kiểm soát bởi 2 nhóm người khác nhau, nhưng sự không độc lập hay sự tồn tại các mối quan hệ liên quan, liên kết giữa 2 nhóm người này cũng gây ra vấn đề tương tự như vấn đề của cấu trúc tập trung. Một khả năng dễ xảy ra nhất là sự tồn tại các cấu trúc sở hữu chéo và 6 cấu trúc kim tự tháp giữa các công ty. Hai hình thức này thường thấy ở các công ty thành viên của tập đoàn hoặc các nhóm công ty. Sở hữu chéo: là hình thức sở hữu xuất hiện khi A kiểm soát B nhưng trong trường hợp này, B cũng năm quyền kiểm soát tại A. Mặc dù với tỷ lệ sở hữu chép không cao, nhưng sự ràng buộc sở hữu chéo này lại gia tăng mức độ liên kết của A và B trong việc kiểm soát C. Sỡ hữu kim tự tháp: là hình thức sở hữu bởi một người kiểm soát thật sự thông qua nhiều tầng nấc sở hữu tại các công ty khác. Trong thị trường vốn trên toàn thế giới, có một số nhà đầu tư vốn cổ phiếu điểm hình bao gồm các tổ chức phi tài chính, các tổ chức tài chính, nhà đầu tư cá nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và các khu vực công của chính phủ. Tổ chức đầu tư có năng lực tốt hơn trong việc kiểm tra và truyền đạt thông tin, khả năng ảnh hưởng trực tiếp đén hoạt động quản trị thông qua quyền sở hữu của họ. Thể chế đầu tư nước ngoài đã trở thành thế lực quan trọng đối với các nền kinh tế mới nổi và hệ thống quản trị doanh nghiệp (Gillan & Starks, 2000). Cuộc tranh luận về quyền sở hữu nhà nước là chủ yếu được thấy trong tài liệu về sự cổ phần hóa. Theo Andrei Shleifer (1998) và một số nhà nghiên cứu khác đã lập luận rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước it khi có giải pháp thích hợp vì nhiều lý do. Trong khi theo Hansmann & Kraakman (2000), mô hình tối đa hóa sự thịnh vượng của cổ đông của doanh nghiệp nhà nước đang trở nên ngày cáng chiếm ưu thế một phần vì những lợi thế của việc xác định mục tiêu doanh nghiệp thì Shleifer (1998) lập luận rằng các chủ sở hữu nhà nước thường yếu kém về công tác nhân sự, ít có khả năng kiểm soát các nhà quản lý của họ vì bản chất khuếch tán, dàn trải làm khó khăn để buộc các nhà quản lý theo quyết định của mình. 1.2.1.3. Sự khác biệt trong cấu trúc sở hữu của khu vực nhà nước và tư nhân tác động đến hiệu quả hoạt động. Có nhiều nghiên cứu cho rằng sở hữu nhà nước là không hiệu quả, mang tính quan liêu và tiêu tốn nhiều nguồn lực. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đối với các nền kinh tế phát triển cũng đi đến kết luận rằng các doanh nghiệp tư nhân hoạt 7 động hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước và quá trình chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Thomsen & Pedersen, 2000; Ongone, 2011; Bhatti & Sarwet, 2012). Bến cạnh đó cũng có những nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của phần vốn nhà nước đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Djankov & Murrell, 2002; Tian & Estrin, 2008, Megginson & Netter, 2011). Hầu hết các công trình nghiên cứu về sở hữu nhà nước đều chứng minh rằng sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng phương pháp hồi quy sử dụng sở hữu nhà nước là một trong nhiều biến độc lập, bao gồm sở hữu của ngân hàng, các công ty phi tài chính, gia đình, nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ, nhà đầu tư có tổ chức, Thomsen & Pedersen (2000) thu được kết quả nghiên cứu thị trường châu Âu. Theo đó, sở hữu nhà nước/chính phủ có tác động tiêu cực đối với hiệu quả hiệu quả hoạt động. Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu này là dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1990-1995 với 2.610 quan sát/doanh nghiệp lớn nhất ở 12 nước châu Âu. Các tác giả này cũng chỉ ra rằng nếu cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp là một gia đình, một công ty khác, hoặc Chính phủ, thì tất cả các phần vốn này đều có tác động ngược đối với hiệu quả doanh nghiệp. Nghiên cứu này kết luận việc tái cấu trúc cơ cấu sở hữu các doanh nghiệp lớn nhất châu Âu là cần thiết để tạo ra sự phù hợp giữa cấu trúc sở hữu và chiến lược công ty tại châu Âu nơi có tỷ lệ tập trung sở hữu cao. Nhiều bằng chứng đi đến kết quả tương tự ở những nước đang phát triển.. Ongone (2011) chỉ ra rằng sở hữu của nhà nước làm giảm hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Tác giả tiếp cận kết hợp cả yếu tố cấu trúc sở hữu và tỷ lệ tập trung sở hữu với 42 công ty niêm yết ở Kenya và đã đi đến kết luận rằng sở hữu của chính phủ trong các doanh nghiệp niêm yết nước này có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả lợi nhuận doanh nghiệp. Đồng quan điểm với Ongone (2011), Bhatti & Sarwet (2012) thậm chí còn nêu rõ rằng những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh tồi tệ là cơ chế quản lý tài chính yếu kém, hệ thống thông tin quả lý thiếu hụt, thiếu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính chủ chốt được thống nhất và tình trạng 8 tham nhũng nặng nề của những doanh nghiệp nhà nước lớn ở Pakistan, đặc biệt là Tổng công ty đường sắt Pakistan (Pakistan Railways). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của phần vốn nhà nước đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của The Economist (2012), thời điểm tháng 6/2011, cổ đông lớn nhất trong 150 công ty lớn nhất Trung Quốc vẫn là Chính phủ Trung Quốc, và các doanh nghiệp do Nhà nước chi phối chiếm tới 80% tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu nước này, so với ở Nga và Brazil lần lượt là 62% và 38%. Tian & Estrin (2008) đã tiến hành một nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu là hơn 9.000 quan sát giai đoạn 1994 - 2000 trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các tác giả rút ra được kết quả là sở hữu của nhà nước không làm giảm hiệu quả công ty mà có tác dụng tích cực nếu tỷ lệ sở hữu của nhà nước đạt từ 25% trở lên trong doanh nghiệp. Cụ thể, mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính doanh nghiệp và sở hữu Nhà nước có dạng chữ U: giá trị doanh nghiệp giảm khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tăng lên, nhưng sẽ bắt đầu tăng từ ngưỡng nói trên. Kết quả tìm được của Tian & Estrin (2008) gợi ý rằng trong điều kiện một nước chuyển đổi như Trung Quốc, phần vốn nhà nước nếu đạt một mức đủ lớn nhất định hoàn toàn có thể đóng góp vào việc tăng giá trị công ty. Rami Zeitun (2009) đã nghiên cứu sự tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy sở hữu nhà nước có tác động tác động dương đối với hiệu quả doanh nghiệp đo lường bằng ROE; sở hữu thể chế có tác động âm đối với cả Tobin’s Q và ROE; sở hữu nước ngoài không có tác động đối với hiệu quả của doanh nghiệp. LI, Sun & Zou (2009) phát hiện ra rằng sự biến động của kết quả kinh doanh theo phần vốn nhà nước phụ thuộc vào mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, các tác giả phát hiện ra các tác động của phần vốn Nhà nước là tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận cao còn đối với các doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh bình thường trở xuống thì không có ảnh hưởng nào đáng kể của phần vốn Nhà nước. Trên cơ sở này các tác giả đưa ra một số gợi ý trong chính sách là Chính phủ Trung Quốc nên giảm bớt tỷ lệ nắm 9 giữ cổ phiếu tại các công ty có kết quả sản xuất kinh doanh cao để dành vốn đầu tư vào các công ty có lợi nhuận thấp hơn. Le & Buck (2011) chỉ ra rằng sở hữu nhà nước không có một mối tương quan trực tiếp với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các tác giả đề tài tiến hành thu thập dữ liệu chuỗi thời gian 3 năm đối với hơn 1.000 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy sở hữu nhà nước có quan hệ nghịch biến một cách rõ rệt đối với chi phí đại diện vì thế có quan hệ thuận chiều với hiệu quả tài chính doanh nghiệp bởi vì chi phí đại diện thấp (khi sở hữu nhà nước cao), có nghĩa là hiệu quả tài chính cao. Cheng & Tzeng (2011) xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên hiệu quả doanh nghiệp của 645 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Đài Loan từ năm 2000 – 2009. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy lớn hơn những công ty không sử dụng đòn bẩy. Trường hợp xem xét đồng thời lợi nhuận và chi phí nợ thì đòn bẩy có ảnh hưởng lớn đến giá trị doanh nghiệp trước khi đạt được đến cấu trúc vốn tối ưu. Thứ ba, đòn bẩy tài chính càng ảnh hưởng hơn lên giá trị doanh nghiệp khi công ty có tình hình tài chính tốt hơn. Phát hiện này cung cấp thông tin cho quyết định của các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. 1.2.2. Chính sách cổ tức. Giá trị của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba loại quyết định tài chính: 1) Quyết định đầu tư. 2) Quyết định tài trợ. 3) Quyết định chi trả cổ tức. Trong đó, quyết định chi trả cố tức là kết quả từ việc kết hợp của quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Chính sách chi trả cổ tức là quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty giữa việc chi trả cổ tức cho cổ đông và việc giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Lợi nhuận giữ lại có giúp cho các cổ đông có một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai và việc phân chia cổ tức sẽ giúp cho họ có một nguồn thu nhập ngay thời điểm hiện tại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất