Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Gd

.DOCX
20
262
53

Mô tả:

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................2 B. NỘI DUNG...........................................................................................................3 1.1. Điều kiện lịch sử xã hội với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục..................................................................................................................3 1.2. Những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.........7 1.2.1. Truyền thống văn hóa và tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc Việt Nam..............................................................................................................7 1.2.2. Tinh hoa của tư tưởng giáo dục tiến bộ trên thế giới.............................8 1.2.3. Tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin....................................12 1.3. Điều kiện thực tiễn của tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh............................13 1.3.1. Thực tiễn hoạt động giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh...................13 1.3.2. Thực tiễn tự học, tự giáo dục - rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh 14 1.4. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục qua một số tác phẩm tiêu biểu......................................................................................................15 C. KẾT LUẬN.......................................................................................................19 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................21 1 A. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những di sản tư tưởng to lớn. Một trong những di sản tư tưởng to quý báu đó của Người là tư tưởng về giáo dục đào tạo con người, về xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới. Hơn 60 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn soi sáng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược, xóa nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục là rất quan trọng. Để tìm ra được người hiền tài gánh vác giang sơn thì phải đào tạo được những con người vừa có đức vừa có tài, tức là vừa hồng vừa chuyên. Bên cạnh đó tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh không chỉ ngày một, ngày hai mà có được mà đó là phải có những cơ sở, điều kiện, nguồn gốc để hình thành nên được tư tưởng giáo dục ấy. Đó là những điều kiện về lịch sử xã hội, về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những cơ sở, điều kiện đó rất quan trọng trong việc hình thành tư tưởng giáo dục của Người. Bằng kinh nghiệm của mình, Người đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của dân tộc và thế giới để góp phần làm nổi bật lên được nhiều vấn đề, trong đó có giáo dục đào tạo con người. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sôi động và phong phú của Người là những bài học quý giá về giáo dục đào tạo con người. Trong các tác phẩm, bài nói, bài viết của Người luôn luôn đề cập đến vấn đề giáo dục con người, đó chính là cơ sở thực tiễn hình thành nên tư tưởng giáo dục của Người. Cũng chính vì vậy mà trong bài viết này cá nhân đã tìm hiểu những cơ sở, điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục để có thể làm sáng rõ được vấn đề hơn. 2 B. NỘI DUNG 1.1. Điều kiện lịch sử xã hội với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh – “vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất không chỉ được nhân dân Việt Nam suy tôn, ca ngợi mà còn được thế giới công nhận. Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người gắn liền với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về giáo dục nói riêng được hình thành, phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vào thế kỷ XIX, các nước đế quốc trên thế giới đã áp đặt sự thống trị trên khắp các châu lục. giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, đặc biệt là ở Anh, Pháp đang sôi động trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Để nói lên vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo đã ra đời. Bản tuyên ngôn đó không chỉ là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trên toàn thế giới mà còn là ngọn cờ tập hợp giai cấp công nhân, giai cấp vô sản trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, với khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Được sự dẫn dắt, soi đường bởi vũ khí lý luận của chủ nghĩa Mác, giai cấp công nhân ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, đấu tranh từ tự phát lên tự giác, lần đầu tiên giai cấp công nhân được tổ chức và đứng lên vũ đài lịch sử với tư cách là một lực lượng độc lập về chính trị. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bước sang một giai đoạn mới, đó là từ chủ nghĩa tư bản tự do sang chủ nghĩa đế quốc. Trong khi đó, hầu hết các nước ở phương Đông chưa thoát khỏi chế độ phong kiến, chính vì vậy mà bộc lộ rất nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản ở chính quốc, mâu thuẫn giữa các dân tộc bị bóc lột với thực dân đế quốc, giữa đa số người lao động với địa chủ phong kiến v.v.. Những mâu thuẫn đó ngày càng phát triển, tích tụ tạo tiền đề dẫn đến các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. 3 Tính tất yếu đó được mở đầu bằng cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), và tiếp đến là cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917). Cách mạng tháng Mười Nga thành công do đảng tiên phong của giai cấp vô sản lãnh đạo để minh chúng cho một thời đại mới xuất hiện – thời đại ưu thế thuộc về giai cấp công nhân. Cuộc Nga đã dung bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có người bóc lột người. Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã phá vỡ một khâu quan trọng của hệ thống tư bản chủ nghĩa, thành lập Nhà nước đầu tiên thật sự thuộc về nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định : “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sang khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất này. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Nhưng ánh sáng của con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thể tới ngay các nước thuộc địa, nó đòi hỏi cần phải có thời gian và được lịch sử gọt giũa, thử thách. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nền kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam đã chịu sự tác động trực tiếp bởi chính sách xâm lược và thống trị của thực dân Pháp. Những chính sách của thực dân Pháp làm cho xã hội phong kiến Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các mặt. Trong đó về giáo dục, thực dân Pháp rất nham hiểm khi chúng tuyên truyền rằng: “Đối với cái giống nòi anamit ấy, chỉ có một cách tốt để cai trọ nó – đó là cách thống trị bằng sức mạnh.. Truyền học vấn cho bọn anamit hoặc cho phép chúng tự chúng có học vấn, tức là một mặt cung cấp cho chúng những súng bắn nhanh để chống chúng ta, mặt khác đào tạo những con cho thông thái gây rắc rối hơn là lợi ích”. Mục đích của nền giáo dục này là duy trì vĩnh viễn sự thống trị của đế quốc Pháp lên các dân tộc thuộc địa. Năm 1907 thực dân Pháp quyết định mở Đại học Đông Dương nhằm mục đích đào tạo một tầng lớp “tân học – thượng lưu trí thức” để sẵn sàng cộng tác với bọn chủ nghĩa thực dân. Thực dân Pháp đã không thực hiện được mục đích của mình buộc phải đóng cửa trường học vào năm 1908. 4 Ở thành thị, tình hình văn hóa ít nhiều có sự chuyển biến. Còn ở nông thôn văn hóa làng xã vẫn tồn tại dưới những chính sách bần cùng hóa và ngu dân hóa.thói hư tật xấu tiếp tục được dung dưỡng, tình trạng cờ bac được khuyến khích để thu thuế. Thực dân Pháp còn mở các cơ quan thu mua và bán thuốc phiện để lập quỹ cho phủ toàn quyền. bằng hình thức này hay hình thức khác, trực tiếp hay gián tiếp thực dân Pháp đã khuyến khích nạn nghiện hút. Hơn nữa,nạn bói toán, đồng bong, mê tín dị đoan tồn tại hết sức nặng nề, dân số 95% không biết chữ. Nhìn chung vào những năm đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những chuyển biến dẫn đến những mâu thuẫn hết sức sâu sắc và quyết liệt. đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư sản, nông dân với địa chủ, giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. Tất cả những mâu thuẫn đó tạo tiền đề dẫn đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ngày càng mạnh mẽ. Với điều kiện xã hội đó, Hồ Chí Minh nhận định: “ Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. bộ phận ưu tú có nhiệm vụ thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”. Thực trạng kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, dân tộc Việt Nam nêu cao ngọn cờ yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm xóa bỏ mọi áp bức là tiền đề tất yếu dẫn đến con đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng tư sản của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Dật Tiên và tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp với những khẩu hiệu hết sức nhân văn được nhân dân Việt Nam tiếp nhận. Những tư tưởng về “tự do, bính đẳng, bác ái” đã tác động trực tiếp vào các phong trào giải phóng dân tộc. sự tác động đó đã dấy lên tinh thần giải phóng dân tộc dười nhiều hình thức, tổ chức và màu sắc khác nhau. Các phong trào giải phóng dân tộc như: phong trào Đông Du (1906 – 1908), phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907), phong trào Duy Tân (1906 – 1908) xuất hiện là những sự kiện tất yếu của lịch sử xã hội Việt Nam. Sự đa dạng của các phong trào giải phóng dân tộc nói lên tính thiết 5 thực, cấp bách của xã hội Việt Nam đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là quy luật và xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ những phương pháp trong các phong trào cho ta thấy các phong trào đó chưa nhận thức được xu hướng thời đại đang tác động trực tiếp lên xã hội Việt Nam lúc đó. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới có sự chuyển đổi mà ưu thế đang thuộc về giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới. Trong điều kiện đó, “ Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công.” Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ chịu sự tác động bởi điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà còn chịu trực tiếp bởi truyền thống gia đình, quê hương; yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách, lối sống của Hồ Chí Minh. Sinh ra tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nơi đó là “một trong những lá cờ đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược lúc bấy giờ. Phong trào Cần Vương mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo; phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Đông kinh nghĩa thục, cuộc khởi nghĩa và chiến tranh du kích của nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, cuộc vận động cải cách của Phan Chu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân ở Trung bộ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh, nhất là thời gian Người học ở trường Quốc học Huế (1905 – 1910). Do đó người sớm có chí khí đánh đuổi thực dân Pháp. Qua thực tiễn Người đã tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Khi tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ của Trung Quốc như : Tôn Dật Tiên, Lương Khải Siêu đã khơi gợi cho Người nhiều điều bổ ích. Từ thực tiễn đời sống nóng bỏng, sinh động đã khơi dậy ở Hồ Chí Minh về tình người, tình yêu quê hương, đất nước. Vì thế, ngày vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình đó, Hồ Chí Minh hướng về cuộc cách mạng mà ở đó đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều 6 bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người. Hồ Chí Minh trở thành “vị anh hung dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, và là một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. 1.2. Những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 1.2.1. Truyền thống văn hóa và tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc Việt Nam Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên những nền tảng lý luận hết sức chặt chẽ. Đó là sự kế thừa, phát triển những tinh hoa về tư tưởng giáo dục trong nước và thế giới, trong đó truyền thống văn hóa, tư tưởng giáo dục Việt Nam là một trong những yếu tố rất quan trọng. Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có truyền thống văn hiến lâu đời, với một nền văn minh phát triển khá sớm trong lịch sử của phát của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển, xã hội Việt Nam thời kỳ này tồn tại hoạt động giáo dục trong nhân dân chống lại sự đồng hóa, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc, với những nội dung giáo dục tuy còn sơ khai song đã phần nào hun đúc truyền thống quật cường của dân tộc. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự chủ. Đất nước, xã hội Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Tiêu biểu nhất là việc lập Quốc Tử Giám (1076) ở kinh đô để đào tạo nhân tài cho đất nước, với nhiều chính sách khuyến học có giá trị to lớn. Trải qua một quá trình phát triển, truyền thống văn hóa và tư tưởng giáo dục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, củng cố và phát triển bền vững, nó trở thành tài sản vô giá cho mọi con người Việt Nam, hun đúc nên bản lĩnh, cốt cách của con người Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước, nhân ái, thủy chung, đoàn kết, trọng lao động, thông minh, dũng cảm, sáng tạo…; Trên lĩnh vực giáo dục đó là tư tưởng và truyền thống coi trọng vấn đề giáo dục và học tập, coi trọng hiền tài, truyền thống giáo dục phù hợp với đặc điểm xã hội 7 và con người Việt Nam, truyền thống tôn sư trọng đạo, tư tưởng và truyền thống vượt khó vươn lên trong học tập,v.v.. Bên cạnh đó, do điều kiện, đặc điểm lịch sử, địa lý, trong quá trình phát triển của mình, dân tộc ta luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, phát triển đất nước đi đôi với đấu tranh giữ nước. Vì vậy, những kinh nghiệm về tổ chức quân đội, kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến, về tổ chức các hoạt động huấn luyện, giáo dục quân sĩ của ông cha ta cũng đã trở thành những tài sản hết sức quý báu cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử. Đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam là tư tưởng nhân văn và long khoan dung sâu sắc, “thương người như thế thương thân”, “lá lành đùm lá rách”. Hồ Chí Minh không chỉ nâng niu, trân trọng văn hóa truyền thống mà còn biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa đó. Truyền thống dân tộc Việt Nam trở thành nền tảng và là cơ sở, là hạt nhân và là cội nguồn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người. Đồng thời nó đã được Người kế thừa, vận dụng và phát triển lên một tầm cao mới về chất. 1.2.2. Tinh hoa của tư tưởng giáo dục tiến bộ trên thế giới Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn được kế thừa, tiếp thu có phê phán tư tưởng văn hóa phương Đông, đặc biệt là tư tưởng của Nho, Lão, Phật. Về tư tưởng Nho giáo, Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng ngay từ cha, ông ngoại qua chính cuộc sống chuẩn mực của một gia đình có truyền thống Nho học. Những chuẩn mực Nho giáo đã thấm sâu vào khí huyết của Người khi còn bé. Học thuyết “chính danh” của Nho giáo là xây dựng mẫu người quân tử làm rường cột cho xã hội. Trong đó ai mang danh nào phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, bổn phận của mình cho hợp với danh đó,như “quân xử thần tử thần bất tử bất trung”. Tư tưởng này được Hồ Chí Minh nâng lên với một nội hàm và ý nghĩa mới, bởi “đạo đức ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ.. Ngày nay phải trung với nước hiếu và hiếu với dân”, tư tưởng đó đã mang lại một nội dung mới gắn liền với tiến bộ xã hội, với dân tộc và nhân dân. Trong khi Nho giáo hạ thấp vai trò của người phụ nữ thì ngược lại, Hồ Chí Minh nhận thức được vị trí, vai trò của phụ nữ đối với xã hội vì “nói tới phụ nữ 8 là nói tới phần nữa xã hội”. Ngoài ra những tư tưởng của Nho giáo về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, cần kiệm, liêm chính vv, được người đón nhận, nâng nó lên thành triết lí sống và là tiêu chuẩn đạo đức mới của người cách mạng. Hồ Chí Minh nhận định : “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Trong quan niệm về giáo dục con người, Hồ Chí Minh đã kế thừa một cách sống động, sang tạo có phê phán từ tư tưởng của Nho giáo. Sự kế thừa tư tưởng Lão giáo được thể hiện trong triết lí sống, phong cách sống bình dị, trong sang thanh cao, ung dung tự tại của Hò Chí Minh. Cuộc sống đời thường của Người thật giản dị, khiêm tốn phảng phất sự “vô vi” “tiêu dao” của Lão giáo nhưng lại chứa đựng tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. Đó là triết lí sống mà Người đã chất lọc được trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Lão giáo. Với triết lí sống đó, Hồ Chí Minh có đầy đủ ý chí, lòng quyết tâm và nghị lực cần thiết trong những hoàn cảnh nhất định. Nhất là những lúc Người thư thái ung dung hòa mình vào thiên nhiên, không màng danh lợi, vinh hoa phú quí. Người chỉ cần “một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh nước biếc để trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”. Có thể nói, dù ở trong tù hay nơi thâm sâu cùng cốc, dù khi lãnh đạo cách mạng, chỉ đạo kháng chiến, bàn việc quân, việc nước hay sinh hoạt các nhân, vị lãnh tụ thường làm bạn với chim núi với hoa rừng, với trăng sao cây cỏ. Tất cả những điều giản dị đó trở thành phong cách, nếp sống quen thuộc và văn hóa sống của Hồ Chủ Tịch. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục còn chứa đựng tình thần triết học Phật giáo. Đó là lòng từ bi, vị tha, cứu khổ cứu nạn. Đây là một trong những tư tưởng nhân văn của Phật giáo. Tư tưởng đó được Bác tiếp thu có chọn lọc trong việc giáo dục, đào tạo con người. Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người không được báo thù báo oán, tất cả mọi người ai cung sẵn sàng cứu khổ cứu nạn trong việc nhường cơm sẻ áo. Người đã hy sinh, nhịn từng bữa ăn để cứu dân nghèo. Phật giáo quan niệm đời là bể khổ. Từ đó, Phật giáo đi tìm nguyên nhân gây ra nỗi khổ và con đường giải thoát chúng sinh. Ngược lại, Hồ Chí Minh đã làm sáng 9 rõ nguyên nhân cơ bản gây ra mọi nỗi khổ cho con người. Nguyên nhân sâu xa vì lợi ích cá nhân, vì lòng ham muốn tư lợi. Từ đó con người đã thống trị, áp bức bóc lột lẫn nhau gây ra những chết chóc đau thương và nỗi khổ. Người quyết tâm thưc hiện hoài bão giải thoát nỗi khổ đó bằng việc thực hiện con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới. Trong đó, mọi người phải đoàn kết giúp đỡ để mọi người cùng tiến bộ. Hồ Chí Minh đã kế thừa sáng tạo hết sức sâu sắc tư tưởng nhân văn của Phật giáo trong việc giáo dục con người, giải phóng con người một cách khoa học. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn được kế thừa chọn lọc từ tư tưởng nhân bản của Giêsu. Tư tưởng cốt lõi của Giêsu chứa đựng tinh thần bác ái, yêu thương hết thảy mọi người, yêu người như chính mình. Với tinh thần đó. Người quan niệm: “Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người. Đó là tư tưởng yêu chuộng hòa bình, không gây chiến tranh, không đối đầu mà chứa đựng tinh thần đối thoại. Hiểu thấu tinh thần của Giêsu và lẽ sống ở đời, Hồ Chủ tịch kêu gọi mọi người phải phấn đấu hi sinh mới có thể được sống trong hòa bình, tự do, hạnh phúc. Nhưng tư tưởng của Giêsu sẽ dẫn đến những quan niệm về sự an phận, chấp nhận “Ai tát má bên này thì đưa nốt má bên kia cho họ”, vô tình đã thừa nhận sự bất công; và tất cả đều do Thượng đế phán quyết ở thiên đường. Tư tưởng đó được Hồ Chí Minh bổ sung, phát triển lên một trình độ mới phù hợp với điều kiện Việt Nam trong hoàn cảnh mới. Theo Bác, muốn thực hiện lòng yêu thương, lòng bác ái, mang lại hòa bình cho thế giới phải “tiêu diệt bọn xâm lược và bè lũ Việt gian bán nước, giải phóng cho Tổ quốc là làm sáng danh đức Chúa để hòa bình cho mọi người dưới trần thế. Tư tưởng của Giêsu mà Hồ Chí Minh đã chắt lọc được, đó là tư tưởng về đoàn kết, hòa bình, yêu thương để cùng nhau tiến bộ. Tình thương, tình yêu đồng loại trên cơ sở của hiện thực, xuất phát từ con người cụ thể, bằng xương, bằng thịt và phải được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người về ăn, ở, 10 mặc, về nhu cầu được học tập, nâng cao trình độ hiểu biết của con người. Chính từ tư tưởng nhân văn đó, Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt động thực tiễn cách mạng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn được kế thừa từ tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp. Đó chính là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. Từ những tư tưởng đó của các nhà khai sáng Pháp, Bác đã trăn trở suy tư là tại sao các cuộc cách mạng Anh, Pháp, Mỹ sau khi thành công lại phản bội những giá trị đích thực đó qua quá trinh bôn ba học hỏi, tìm kiếm, bằng những hoạt động thực tiễn, sinh động và tư duy chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh đã rút ra một kết luận hết sức khoa học: “Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng Tư Bản, nghĩa là cách mạng không đến nơi, tiếng là Cộng hòa và dân chủ, kỳ thực thì nó tước lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, Hồ Chí Minh nhận thức được những tuyên bố về tự do, bình đẳng về dân chủ của bọn đế quốc chỉ là những lời đường mật, sáo rỗng, cốt để lừa bịp những dân tộc bị áp bức. Vì thế, mỗi dân tộc muốn được độc lập và tự do theo đúng nghĩa của nó, các dân tộc bị áp bực phải trông cậy trước hết vào lực lượng, thực lực của mình, người Việt Nam phải biết tự giải phóng lấy mình. Hồ Chí Minh tiếp tục tham gia phong trào đấu tranh vì công bằng, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. 1.2.3. Tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người chỉ được nâng lên và phát triển, thay đổi về chất dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã kế thừa, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo những quan điểm giáo dục mácxít vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng nên hệ thống những luận điểm giáo dục một cách toàn diện, khoa học và nhất quán. Những quan điểm giáo dục và giáo dục quân sự mácxít đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển đó là: Luận điểm về tính quy định của xã hội đối với giáo dục, tới sự phát triển của con người. Luận điểm về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và của nhân cách con người. Luận điểm về mục đích của giáo dục con người phát triển toàn diện. Luận điểm về sự thống nhất giữa giáo dục với lao động sản xuất. Các luận điểm về tổ chức xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân và các 11 nguyên tắc tổ chức, hoạt động của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Đây là những luận điểm căn bản và hết sức quan trọng làm cơ sở cho Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển trong việc xây dựng những quan điểm cơ bản về xây dựng nền giáo dục cách mạng ở Việt Nam. Trong lĩnh vực quân sự, đó là những tư tưởng về tổ chức quân đội vô sản, về sức mạnh chiến đấu của quân đội, về vai trò của nhân tố con người, vai trò của việc giáo dục - huấn luyện trong việc tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội và việc hình thành, phát triển nhân cách quân nhân cách mạng; những tư tưởng về giáo dục quân nhân một cách toàn diện; tư tưởng về việc kết hợp giáo dục – huấn luyện quân nhân với thực tiễn hoạt động quân sự. Ngoài ra, một trong những cơ sở lý luận cơ bản cho việc hình thành tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, đó là những tư tưởng chính trị, xã hội, nhân văn, tư tưởng quân sự đặc sắc của Người. Toàn bộ hệ thống những tư tưởng chính trị, xã hội cơ bản và bao trùm và nổi bật nhất của Hồ Chí Minh chính là vấn đê giải phóng dân tộc, chăm lo cho sự phát triển của con người, vì hạnh phúc của con người. Trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, trên hết, bao trùm vẫn là tiếng nói giải phóng con người. Trong văn kiện bất hủ ấy, vấn đề mà Hồ Chí Minh nêu ra đầu tiên là vấn đề “dân quyền”. Người đã lấy từ “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp năm 1791: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”, “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Từ điểm tựa Dân quyền ấy, Người lập luận và chứng minh rằng: Quyền con người Việt Nam về mọi mặt chính trị, kinh tế đã bị thực dân Pháp, phát xít Nhật chà đạp nghiêm trọng. Đây cũng là động lực dẫn đến sự vùng dậy của một dân tộc hất tung xiềng xích xâm lược, giải phóng con người, giải phóng dân tộc. 1.3. Điều kiện thực tiễn của tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh 1.3.1. Thực tiễn hoạt động giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là nhà cách mạng mà còn là nhà sư phạm vĩ đại. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã từng là thầy giáo giảng dạy ở trường Dục Thanh. Cùng với quá trình hoạt động cách mạng của 12 người là quá trình hoạt động sư phạm phong phú và sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Mih đã có rất nhiều lần nói, viết về giáo dục, cùng với những phát biểu đó của Người, là những hoạt động thực tiễn giáo dục hết sức phong phú, có thể đề cập đến là: Người đã tích cực, kiên quyết và kiên trì đấu tranh chống lại nền giáo dục thực dân, phản động của thực dân Pháp. Người đòi hỏi phải xây dựng một nền giáo dục mới tiến bộ, đồng thời đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho quá trình ra đời một nền giáo dục mới ở nước ta. Từ khi chưa trở thành người cộng sản, trước tình hình nhân dân phải sống trong cảnh ngu dốt, tối tăm, không có quyền tự do học tập, trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, gửi tới hội nghị Vecxay (1919) gồm 8 điểm, Người đã yêu cầu Pháp phải cho nước ta “Quyền tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ. Về mặt lý luận, Người cho rằng, việc xây dựng nền giáo dục mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, như tác phẩm: “Đường Kếch Mệnh” Người đã chỉ rõ “ Hết sức mở mang giáo dục như lập trường, tổ chức nhà xem sách”. Trong “Chính cương vắn tắt” của Đảng, Người khẳng định, Đảng phải thực hiện “ Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”1. Về mặt tổ chức và chuẩn bị đội ngũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành mở trường, lớp đào tạo cán bộ. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu gặp gỡ, vận động, tuyển chọn một số thanh niên của tổ chức yêu nước. Thành lập một lớp học chính trị gọi là lớp huấn luyện chính trị. Mục đích của lớp học nhằm xúc tiến đào tạo cán bộ cho cách mạng. Nội dung học tập cơ bản là nội dung cuốn sách “Đường Kếch Mệnh” do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp biên soạn, giảng dạy. Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Từ 1925 đến tháng 4/1927, Nguyễn Ái Quốc lần lượt mở mười lớp huấn luyện. Qua đó, một mặt để đào tạo cán bộ phục vụ trực tiếp cho 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3, tr. 142. 13 nhu cầu của cách mạng, mặt khác để thử nghiệm cho quá trình xây dựng nền giáo dục mới của đất nước. Đồng thời Người chăm lo xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều con đường, biện pháp như trực tiếp đào tạo, gửi cán bộ đi đào tạo ở Liên Xô, Trung Quốc… Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người trực tiếp đề xướng, lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn hoạt động xây dựng nền giáo dục mới ở nước ta. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Người đã đề xướng và lãnh đạo phong trào chống nạn mù chữ, diệt giặc dốt, mở chiến dịch giáo dục, cần, kiệm, liêm, chính, xây dựng đời sống mới. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh là người sáng lập, người lãnh đạo, người thầy. Người đã trực tiếp giảng bài, biên soạn tài liệu huấn luyện như “cách đánh du kích”, cách huấn luyện cán bộ quân sự.. Đồng thời thường xuyên quan tâm chỉ đạo các phong trào giáo dục – huấn luyện của quan đội. Trải qua thực tiễn hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động quân sự nói riêng một cách liên tục, càng làm phong phú và sâu sắc thêm những tư tưởng về giáo dục và giáo dục quân sự của Người. Chính thực tiễn hoạt động giáo dục phong phú, sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh, là nguồn gốc, điều kiện thực tiễn chủ yếu cho việc hình thành, phát triển tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng có sức sống mạnh liệt, có giá trị thực tiễn hết sức to lớn. 1.3.2. Thực tiễn tự học, tự giáo dục - rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một quá trình tư học, tự giáo dục liên tục, kiên trì với mục đích, nội dung và phương pháp hết sức khoa học của Người. Trước hết, đó là việc xác định một cách đúng đắn, sâu sắc mục đích của việc học tập và tu dưỡng là để phụng sự Tổ quốc, nhân dân, cách mạng và cho sự tiến bộ, trưởng thành của bản thân. Nhằm mục đích trên, Người đã liên tục học hỏi mọi nội dung liên quan với một cách khoa học, luôn nêu cao tính độc lập, tự chủ luôn xuất phát từ thực tiễn để vận dụng sáng tạo không giáo điều máy móc. Người đã xác định phương châm học tập phải: “lấy tự học làm cốt, do thảo luận 14 và chỉ đạo giúp vào”; học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi người..., học liên tục, học suốt đời nhằm phấn đấu vươn lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng và sự tiến bộ của chính mình. Thông qua con đường tự học, tự giáo dục liên tục đã để lại ở Người những bài học kinh nghiệm bổ ích, là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống tư tưởng giáo dục – huấn luyện của Hồ Chí Minh. Như vậy có thể nói rằng, thực tiễn hoạt động sư phạm và tự học, tự giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là điều kiện thực tiễn trực tiếp cho việc hình thành, phát triển hệ thống tư tưởng về giáo dục, giáo dục quân sự của Người. Tìm hiểu nguồn gốc, điều kiện hình thành, phát triển tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nảy sinh, hình thành, phát triển trên nền tảng vững chắc cả về lý luận và thực tiễn. Điều đó đảm bảo cho hệ thống tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh có tính cách mạng, tính khoa học sâu sắc, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, có tác dụng thiết thực chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục của đất nước và quân đội ta. 1.4. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục qua một số tác phẩm tiêu biểu Sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh được thông qua một số tác phẩm tiêu biểu trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Người. Trước hết là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng Pháp và xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1946 với tên tác giả Nguyễn Ái Quốc. Đay là tác phẩm đã trình bày khá đầy đủ về chính sách khai hóa nền “văn minh” Đại Pháp, đó là sự khai hóa không từ một thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất và những tội ác của các nhà khai hóa, và “Khi là một nhà khai hóa thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất”. Qua tác phẩm này, Hồ Chí Minh có bước chuyển quan trọng trong tư tưởng về giáo dục con người. Hơn nữa tác phẩm này còn làm sáng rõ 15 việc thực dân Pháp “làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các nước thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”. Một tác phẩm tiếp nối lịch sử - logic của Bản án chế độ thực dân Pháp là Đường cách mệnh. Tác phẩm này đã chỉ rõ mục tiêu con đường và những biên pháp cụ thể để đi tới thắng lợi hoàn toàn. Trong đó Người khẳng định lại câu nói của Lênin: “Không có lý luận cách mạng, thì không có cách mạng hành động. Chỉ có theo lý luận cách mạng tiên phong, đảng cách mạng mới làm nổi trách nhiệm tiên phong. Với tác phẩm này, Hồ Chí Minh đã vạch ra những tiêu chuẩn về “ tư cách một người cách mạng” và chỉ ra sự cần thiết “vì sao phải viết sách này”. Người đã giảng giải một cách cặn kẽ những vấn đề của cách mạng. Tất cả những điều mà Hồ CHí Minh gửi gắm trong tác phẩm này chứng tỏ một điều rằng tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục đã có bước phát triển sâu sắc trên cơ sở tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn hoạt động cách mạng sôi động của Người. Năm 1930 trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do Người soạn thảo đã vạch ra đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam và về nguyên tắc tổ chức Đảng. Đó còn là những luận điểm cơ bản chỉ dẫn về nội dung, phương pháp tuyên truyền và giáo dục nhằm tăng cường lực lượng cho Đảng trong thời gian này. Trong Chính cương vắn tắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự cần thiết phải “Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”. Đó là một nền giáo dục nhằm mục đích xây dựng một mặt trận dân tộc, dân chủ rỗng rãi để tập hợp tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Trước khi tiến tới thành lập Đội tuyên truyền giải phóng quân, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Lịch sử nước ta dưới dạng thơ lục bát rất dễ đọc và dễ nhớ. Nội dung tác phẩm là khơi dậy tinh thần yêu nước, trang sử hào hùng, anh dũng, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Bài thơ có vai trò đẩy mạnh việc giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Trong giai đoạn lịch sử đó tác phẩm Nhật ký trong tù cũng ra đời. Đây là một văn kiện lịch sử quan trọng, đồng thời là một tác phẩm văn học lớn thể hiện tư tưởng, tình cảm của một 16 chiến sĩ cách mạng vĩ đại – có tác dụng sâu sắc đối với nhiều thế hệ người Việt Nam. Qua Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh còn chỉ ra vai trò của giáo dục có tác dụng làm biến đổi con người cũ, hình thành con người mới. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã chăm lo xây dựng đời sống mới , Hồ Chí Minh phát động diệt giặc dốt trên khắp cả nước. Phong trào xóa nạn mù chữ được dâng cao trên phạm vi cả nước. Trong thời gian này Hồ Chủ tịch cũng viết nhiều bài báo để tuyên truyền giáo dục, phê bình, nhắc nhở cán bộ phải thật sự là đầy tớ của nhân dân, chứ không được xem là ông quan cách mạng. Trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc, để xây dựng và củng cố chính quyền trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đối lối làm việc. Tác phẩm bàn về sửa đối lề lối, cách thức tổ chức làm việc của cán bộ cho phù hợp với thời đại trong giai đoạn mới. Người kêu gọi bỏ “bệnh quan liêu”, “ bệnh hẹp hòi”, đồng thời chỉ ra những bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ, về “tư cách đạo đức cách mạng v.v… Năm 1952, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng mở cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, chính đốn công tác quần chúng để nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên nắm vững đường lối, chủ trương của thời kỳ kháng chiến, kiến quốc. Trong tình hình đó, tác phẩm Thường thức chính trị được Bác viết năm 1953. Đây là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục về nhận thức chính trị. Trước lúc đi xa, Người còn để lại Di chúc cho Đảng và nhân dân ta . Bản Di chúc chứa đựng những tâm niệm, ước nguyện, hoài bão và sự tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rất ngắn gọn, súc tích, gần gũi, thiết thực nhưng đã hàm chứa triết lý sống, niềm tin, ước mơ, lý tưởng về một xã hội tốt đẹp. Đó là đạo lý làm người, là giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng và kêu gọi nâng cao trình độ văn hóa cho mọi người. Có thể nói , trong suốt bản Di chúc đã toát lên một nền giáo dục mới, đầy đủ, toàn diện và chứa đựng một ước nguyện thực hiện xây dựng nền giáo dục mới. Đó là nền giáo dục mà “toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây 17 dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xúng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục đào tạo con người mới. Chiến lược “trồng người” chiếm một vị trí trung tâm, hàng đầu trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tư tưởng về chiến lược “trồng người” của Bác được thể hiện rõ ngay từ khi còn là một nhà giáo tại trường Dục Thanh (Phan Thiết); qua bản Yêu sách của những người Việt Nam yêu nước tại Paris; đến lớp huấn luyện tại Quảng Châu; suốt thời kỳ kháng chiến, kiến quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cho đến bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do luôn gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam và phải đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc sống sinh động đặt ra, vì thế, tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh mang đậm triết lý hành động và chứa đựng một tinh thần nhân văn cao cả và sâu sắc. C. KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một trong những di sản tinh thần quý báu đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo con người của Đảng và nhân dân ta. Tư tưởng giáo dục của Người ra đời và phát triển gắn liền với điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam cũng như trên thế giới qua các giai đoạn khác nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, vừa mang hơi thở của cuộc sống và thời đại. Có thể nói, ở Hồ Chí Minh giữa lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ không tách rời nhau. Qua cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng sinh động, phong phú; qua di sản tư tưởng được thể hiện ở những bài viết hết sức giản dị, ngắn gọn thiết thực và sâu sắc của Người cho ta thấy, tư tưởng của Người về giáo dục được kế thừa, tiếp thu chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo từ các tư tưởng triết học phương Đông đặc biệt là triết lý giáo dục của Nho, Lão, Phật và những tư 18 tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chỉ được phát triển thay đổi về chất khi đón nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng triết học phương Đông và phương Tây, truyền thống văn hóa Việt Nam trong lịch sử, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, bằng thực tiễn hoạt động cách mạng sinh đọng và phong phú, Hồ Chí Minh đưa ra tư tưởng mới về giáo dục hết sức thiết thực và sâu sắc. Trải qua thực tiễn hoạt động cách mạng gian khổ, kiên cường; bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản và quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục được hình thành, phát triển không ngừng, ngày càng phong phú và sâu sắc. Đó là những tư tưởng về giáo dục được tổ chức và vận động phong trào cách mạng quần chúng, rèn luyện cán bộ cho cách mạng (1920 – 1945) trên cơ sở phê phán nền giáo dục của bọn thực dân phong kiến; đó cũng là những tư tưởng về mục đích, nội dung và phương pháp của nền giáo dục mới. Tất cả những tư tưởng đó của Người đã góp phần quan trọng quyết định đến cuộc thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và có ý nghĩa hết sức sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. 19 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh , Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Chung (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Quân đội nhân dân. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), tập 1, 2, 3, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Nhiều tác giả (2008), Thế giới đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Khoa học xã hội. 6. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội. 7. Lê Văn Yên (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Lao Động. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan