Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến dầu khí Thiết kế phân xưởng xử lý khí ...

Tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến dầu khí Thiết kế phân xưởng xử lý khí axit bằng Mono Ethanol Amine

.DOCX
117
249
57

Mô tả:

Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng LỜI CẢM ƠN Sau ba tháng làm việc, nhóm em đã hoàn thành đề tài theo đúng thời hạn được giao. Thành quả đạt được hôm nay là do sự nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô, cùng sự động viên nhiệt tình từ gia đình và bạn bè. Về phía nhà trường, nhóm em xin chân thành cám ơn lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô thuô ôc bộ môn Công nghệ Hóa học Dầu và Khí, Khoa Hóa Kỹ Thuâ ôt – Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã tạo điều kiê n cũng như trang bị cho em những kiến thức nền ô tảng trước khi được nhâ n đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu ô sắc nhất đến TS. Đặng Kim Hoàng đã hướng dẫn đề tài và tận tình giúp đỡ nhóm em trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Về phía bạn bè, cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ em tháo gỡ những khó khăn gặp phải khi làm đồ án. Nhóm em xin trân trọng gửi đến quý thầy cô, gia đình và bạn bè của em những lời chúc tốt đẹp nhất! Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Tùng Nguyễn Thành Nhung SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng i Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng TÓM TẮT ĐỒ ÁN Đồ án bao gồm 4 chương và phần kết luận. Chương 1: Tổng quan về xử lý khí axit trong nhà máy lọc: dầu giới thiệu chung về nguồn gốc và tác hại, các phương pháp xử lý khí hydrosunfua, tầm quan trọng của việc xử lý khí H2S trong nhà máy lọc dầu. Cơ sở lý thuyết quá trình xử lý khí axit bằng dung môi Mono Ethanol Amine ( MEA) gồm các phản ứng hóa học và các điều kiện vận hành ảnh hưởng đến quá trình phản ứng và sản phẩm. Chương 2: Thiết kế các thiết bị trong phân xưởng xử lý khí axit, bao gồm các thiết bị chính như tháp hấp thụ C-01, tháp stripper C-02, thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm E-02 dựa vào chỉ tiêu kỹ thuật của từng thiết bị, chỉ tiêu kỹ thuật của nguyên liệu và yêu cầu chất lượng sản phẩm. Chương 3: Thực hiện mô phỏng phân xưởng xử lý khí axit bằng phần mềm mô phỏng Hysys. Chương 4: Thực hiện đánh giá kết quả giữa tính toán thiết kế với kết quả mô phỏng bằng phần mềm Hysys Cuối cùng, phần kết luận nêu lên những nhiệm vụ mà đề tài đã giải quyết được, chưa giải quyết được và đã được giải quyết thỏa đáng hay chưa. SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii TÓM TẮT ĐỒ ÁN...........................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ KHÍ HYDROSUNFUA TRONG NHÀ MÁY LỌC DẦU.........................................................................................................................2 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HYDROSUNFUA (H2S)............................................2 1.1.1 Tính chất vật lý..................................................................................................2 1.1.2 Các nguồn tạo ra khí axit..................................................................................2 1.1.3 Tác hại của khí axit...........................................................................................5 1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ AXIT............................................................8 1.2.1 Hấp phụ.............................................................................................................8 1.2.2 Thẩm thấu..........................................................................................................8 1.2.3 Chưng cất ở nhiệt độ thấp.................................................................................9 1.2.4 Hấp thụ..............................................................................................................9 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ KHÍ HYDROSUNFUA..................................................................................................22 2.1 CÁC YẾU CẦN QUAN TÂM KHI THIẾT KẾ..................................................22 2.1.1 Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn công nghệ..........................................22 2.1.2 Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn chất hấp thụ cho quá trình làm ngọt khí.............................................................................................................................22 2.1.3. Những ưu điểm khi sử dụng dung môi MEA................................................22 SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng 2.2 THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ. (sơ đồ công nghệ trang sau)..............23 2.3 CÁC THÔNG SỐ CHÍNH TRONG PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ KHÍ HYDROSUNFUA BẰNG DUNG MÔI MEA...........................................................25 2.3.1 Tính chất của dòng nguyên liệu......................................................................25 2.3.2 Tiêu chuần dòng khí sản phẩm ở đỉnh tháp hấp thụ:......................................25 2.3.3 Tính chất của dung môi monoethanolamine (MEA):....................................25 2.3.4 Các thông số dùng trong quá trình tính toán:.................................................25 2.4 THIẾT KẾ THÁP HẤP THỤ (C-01)....................................................................26 2.4.1 Số đĩa thực tế...................................................................................................26 2.4.2 Chiều cao tháp hấp thụ....................................................................................30 2.4.3 Đường kính tháp hấp thụ................................................................................31 2.4.4 Nhiệt độ dòng amine giàu (Rich amine)........................................................33 2.5 THIẾT KẾ THÁP STRIPPER (C-02)...................................................................35 2.5.1 Thiết lập các thông số ở đỉnh tháp và đáy tháp..............................................35 2.5.2 Số đĩa thực tế của tháp stripper và chiều cao tháp.........................................40 2.5.3 Tính công suất của các thiết bị trong phân xưởng.........................................40 2.5.4 Tính lượng hơi cấp vào đáy tháp....................................................................43 2.5.5 Tính đường kính tháp stripper........................................................................44 2.6 THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT (E-02)...............................................47 2.6.1 Tính hệ số truyền nhiệt (Uo)............................................................................48 2.6.2 Tính tổn thất áp suất của dòng Lean amine đi trong ống...............................56 2.6.3 Tính tổn thất áp suất của dòng Rich amine đi ngoài ống...............................57 CHƯƠNG III: SỬ DỤNG PHẦN MỀM HYSYS MÔ PHỎNG PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ KHÍ HYDROSUNFUA............................................................................................59 3.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HYSYS.....................................................................59 3.1.1 Giới thiệu sơ lược về hysys............................................................................59 3.1.2 Các ứng dụng của hysys.................................................................................60 3.1.3 Những ưu điểm của phần mềm hysys............................................................60 3.1.4. Thao tác tính toán mô phỏng trong Hysys....................................................61 SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 4 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng 3.2 TIẾN HÀNH MÔ PHỎNG PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ KHÍ HYDROSUNFUA CBẰNG MEA.............................................................................................................64 3.2.1 Chọn hệ đơn vị, chọn thành phần cấu tử và mô hình nhiệt động..................64 3.2.2 Tạo dòng nguyên liệu và dòng hồi lưu vào thiết lập tháp hấp thụ................64 3.2.3 Mô phỏng thiết bị hấp thụ...............................................................................65 3.2.4 Mô phỏng thiết bị trao đổi nhiệt.....................................................................67 3.2.5 Mô phỏng tháp Stripper..................................................................................68 3.2.6 Sơ đồ phân xưởng xử lý khí axit bằng MEA.................................................71 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THIẾT KẾ - MÔ PHỎNG..............................72 4.1 THÁP HẤP THỤ (C-01).......................................................................................72 4.1.1 Kết quả tính toán tháp hấp thụ........................................................................72 4.1.2 Kết quả mô phỏng...........................................................................................72 4.2 THÁP STRIPPER (C-02)......................................................................................73 4.2.1 Kết quả tính toán tháp Stripper.......................................................................73 4.2.2 Kết quả mô phỏng tháp Stripper.....................................................................74 KẾT LUẬN.....................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................76 SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ nhà máy lọc dầu....................................................................................4 Hình 1.2 Thiết bị thẩm thấu...........................................................................................8 Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ Flour..................................................................................16 Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ Selecsol..............................................................................18 Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ Purizol...............................................................................20 Hinh 2.1 Tháp hấp thụ bằng amine.............................................................................26 Hình 2.2 Đồ thị tra áp suất riêng phần H2S.................................................................29 Hình 2.3 Đồ thị xác định hằng số kf.............................................................................32 Hình 2.4 Tháp Stripper................................................................................................35 Hình 2.5 Thiết bị trao đổi nhiệt E-02...........................................................................40 Hình 2.6 Đáy tháp stripper.........................................................................................43 Hình 2.7 Đồ thị xác định kf.........................................................................................46 Hình 2.8 Sơ đồ trao đổi nhiệt.....................................................................................47 Hình 2.9 Các bước tính toán một thiết bị trao đổi nhiệt..............................................48 Hình 2.10 Đồ thị xác định Ft.......................................................................................49 Hình 2.11 Đồ thị xác định khoảng trống chùm ống.....................................................51 Hình 2.12 Đồ thị tra hệ số truyền nhiêt jh ở trong ống................................................52 Hình 2.13 Đồ thị tra hệ số truyền nhiệt ngoài ống......................................................53 Hình 2.14 Đồ thị xác định hệ số ma sát trong ống......................................................56 Hình 2.15 Xác định hệ số ma sát ngoài ống...............................................................57 Hình 3.1 Thiết lập hệ đơn vị........................................................................................62 Hình 3.2 Chọn mô hình nhiệt động..............................................................................62 Hình 3.3 Lựa chọn cấu tử............................................................................................63 Hình 3.4 Môi trường mô phỏng trong Hysys...............................................................63 Hình 3.5 Thành phần các cấu tử mô hình nhiệt động trong hysys...............................64 Hình 3.6 Các thông số nhập vào tháp hấp thụ.............................................................66 Hình 3.7 Sử dụng công cụ Utilities nhập các thông số tháp C-01...............................66 Hình 3.8 Kết quả tính toàn tháp C-01 từ hysys............................................................66 Hình 3.9 Nhập thông số dòng vào ra thiết bị E-02......................................................67 Hình 3.10 Nhập tổn thất áp suất vào thiết bị...............................................................68 Hinh 3.11 Nhập nhiệt độ dòng Rich amine 3...............................................................68 SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 6 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng Hình 3.12 Thiết Lập các thông số và cài đặt cho tháp Stripper...................................69 Hình 3.13 Sử dụng công cụ Utilities nhập các thông số tháp C-02.............................70 Hình 3.14 Kết quả tính toán tháp C-02 từ hysys..........................................................70 Hình 3.15 Sơ đồ công nghệ mô phỏng phân xưởng xử lý khí axit bằng dung môi MEA ..................................................................................................................................... 71 SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các tính chất hóa lý của hydrosunfua............................................................2 Bảng 1.2 Giá trị C của bụi và các chất vô trong khí thải công nghiệp lọc hóa dầu (Theo QCVN 34: 2010 BTNMT)....................................................................................4 Bảng 1.3 Thông số các amine thường sử dụng............................................................11 Bảng 1.4 Một số thông số hóa lý cơ bản của các amine..............................................12 Bảng 1.5 So sánh các ưu, nhược điểm của các amine................................................12 Bảng 1.6 Tính chất của propylen cacbonat.................................................................16 Bảng 1.7 Tính chất của dimetyl ete polyetylen glycol..................................................17 Bảng 1.8 Tính chất của N-metyl 2-pirolydon...............................................................20 Bảng 2.1 Thành phần nguyên khí nguyên liệu:............................................................25 Bảng 2.2 Tính áp suất hơi bão hòa:............................................................................36 Bảng 2.3 Hằng số K cân bằng:...................................................................................37 Bảng 2.4 Tính thành phần H2O:.................................................................................37 Bảng 2.5 Thành phần cấu tử ở overhead product:......................................................37 Bảng 2.6 Thành phần cấu tử trong dòng hồi lưu:........................................................37 Bảng 2.7 Thành phần cấu tử trong sản phẩm đỉnh stripper:......................................38 Bảng 2.8 Cân bằng vật chất tháp stripper:.................................................................39 Bảng 2.9 Thành phần cấu tử ở đáy tháp stripper........................................................39 Bảng 2.10 Bảng cân bằng nhiệt đáy tháp....................................................................43 Bảng 2.11 Lựa chọn các thông số thiết kế ống ( các thông số chọn theo tiêu chuẩn TEMA)......................................................................................................................... 49 Bảng 2.12 Bảng tiêu chuẩn lựa chọn bề dày thành ống thiết kế..................................50 Bảng 2.13 Bảng lựa chọn các thông số thiết kế số pass..............................................50 Bảng 2.14 Hệ số đóng cặn của các dòng lỏng theo tiêu chuẩn TEMA ( tài liệu “Heat Exchanger Design Handbook”)..................................................................................54 Bảng 2.15 Các hệ số dẫn nhiệt của từng vật liệu làm tường ống (tài liệu lấy từ http://www.engineeringtoolbox.com/thermal-conductivity-d_429.html ).....................55 Bảng 2.16 Các thông số thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt E-02:......................................58 Bảng 3.1 Các cấu tử và mô hình nhiệt động sử dụng trong mô phỏng:.......................64 Bảng 3.2 Các thông số của dòng nguyên liệu:............................................................64 Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu...............................................................................65 SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 8 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng Bảng 3.4 Các thông số của dòng hồi lưu:...................................................................65 Bảng 3.5 Thành phần dòng hồi lưu.............................................................................65 Bảng 3.6 Các thông số của tháp C-02.........................................................................65 Bảng 3.7 Các thông số nhập vào thiết bị heat exchanger............................................67 Bảng 4.1 Kết quả tính toán tháp hấp thụ:....................................................................72 Bảng 4.2 Thông số tính toán thiết kế tháp hấp thụ:.....................................................72 Bảng 4.3 Kết quả mô phỏng tháp hấp thụ:..................................................................72 Bảng 4.4 Thông số thiết kế phần mềm tính toán tháp hấp thụ.....................................73 Bảng 4.5 Kết quả tính toán tháp Stripper....................................................................73 Bảng 4.6 Thông số tính toán thiết kế tháp Stripper.....................................................74 Bảng 4.7 Kết quả mô phỏng tháp Stripper..................................................................74 Bảng 4.8 Thông số tính toán thiết kế tháp Stripper.....................................................74 SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LPG: Liquid Petroleum Gas RFCC: Residu Fluid Catalytic Cracking VB: Visbreaking HDT: Hydro Treating MEA: Monoethanolamine DEA: Diethanolamine DGA: Diglycolamine DIPA: Diisopropanolamine MDEA: Methyldiethanolamine DMEPEG: Dimethylether Polyethylene Glycol NMP: N - Methyl - 2 – Pirrolidone ACFS: Actual Cubic Feet Per Second SCFS: Standard Cubic Feet Per Second LMTD: Log Mean Temperature Difference TEMA: Tubular Exchanger Manufacturers Association SVTH: Nguyễn Thành Nhung- Nguyễn Đức Tùng 10 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa con người đã biết sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt mặc dù sự hiểu biết còn hạn chế và sử dụng rất lãng phí nhưng họ cũng đã coi đó là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã đánh giá và nhận thức tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triền kinh tế của mỗi quốc gia. Đó là nguồn nguyên liệu chính để phát triển các ngành công nghiệp khác. Dầu mỏ và khí tự nhiên là nguồn khoáng sản không phải là vô tận nên cần biết cách khai thác, chế biến hợp lý để tránh lãng phí nguồn nguyên liệu này. Trước đây lượng dầu mỏ được khai thác và chế biến gấp nhiều lần khí tự nhiên khai thác, ngày nay khoảng cách đó được thu hẹp lại bởi lượng dầu mỏ cũng đang dần cạn kiệt cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến dầu khí. Dầu mỏ khai thác lên là hỗn hợp huydrocacbon và phi hydrocacbon nên trong quá trình chến biến luôn luôn tồn tại thành phần khí axit, mà chính khí axit này là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình chế biến. Vì vậy với nền tảng kiến thức của một sinh viên sắp tốt nghiệp cũng như nhằm nghiên cứu sâu hơn, hiểu rõ hơn về quá trình làm ngọt khí trong nhà máy lọc dầu, vì thế nhóm em chọn đề tài: “Thiết kế phân xưởng xử lý khí axit bằng Mono Ethanol Amine” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa. Do kiến thức cơ bản về kỹ thuật còn hạn chế, nên quá trình tính toán thiết kế và trình bày nội dung thiết kề sẽ gặp nhiều thiếu sót. Mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 11 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THÀNH NHUNG NGUYỄN ĐỨC TÙNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ KHÍ HYDROSUNFUA TRONG NHÀ MÁY LỌC DẦU 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HYDROSUNFUA (H2S) 1.1.1 Tính chất vật lý Ở điều kiện thường, hydrosunfua (H 2S) là khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi khó chịu, vị hơi ngọt. Các tính chất hóa lý cơ bản của hydrosunfua được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1 Các tính chất hóa lý của hydrosunfua. ST T 1 2 3 4 5 - Tính chất Khối lượng phân tử, g/mol Mật độ thể tích , g/l Nhiệt độ sôi, oC Hằng số axit: H2S ↔ HS- + H+ Giá trị pKa1 34,082 1,5392 -60,28 pKa1 = 6,89 HS- ↔ S2- + H+ pKa2 Độ tan trong nước tại 40oC, g/100ml nước pKa2 = 19±2 0,25 H2S ít tan trong nước, tan nhiều trong etanol. Khác với nước, H 2S không tạo được liên kết hidro bền vững, do vậy ở điều kiện thường nó tồn tại ở trạng thái khí. Giới SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 12 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng hạn cháy nổ của hỗn hợp H2S và không khí nằm trong khoảng thành phần từ 4,545%. - H2S là chất khí linh động, có khả năng gây ăn mòn mạnh, nhất là khi có hơi ẩm ( ăn mòn hydrosunfua). Khi tan trong nước, nó tạo thành dung dịch axit yếu, dung dịch axit này có thể gây ăn mòn điểm với sự có mặt của O2 hoặc CO2. Các muối sunfua hầu hết đều tan trong nước, trừ muối của các kim loại kiềm, kiềm thổ và muối amoni. 1.1.2 Các nguồn tạo ra khí axit Trong nhà máy lọc dầu tồn tại nhiều nguồn chứa khí H 2S, CO2, RSH, COS, CS2…. như khí của quá trình chưng cất khí quyển, của phân xưởng tách khí hóa lỏng LPG, của phân xưởng RFCC, khí của phân xưởng giảm nhớt VB: - Phần lớn H2S sinh ra từ phân xưởng HDT. Các hợp chất chứa lưu huỳnh trong dầu thô như: Mercaptan, sulfua, disulfua, dạng dị vòng, H 2S, S...Khi thực hiện phản ứng tách loại lưu huỳnh thì một lượng lớn khí H 2S được hình thành trong các phản ứng này:  Mercaptan: R-SH +H2 → R-H + H2S  Disulfua: R-S-R’ + H2 → R-H + R’-H + H2S SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 13 Đồ án tốt nghiệp - GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng Từ phân xưởng RFCC: Với nguyên liệu là cặn của chưng cất khí quyển, trong đó có chứa nhiều lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh. Trong quá trình RFCC có xảy ra các phản ứng không mong muốn trong đó có phản ứng tạo ra H 2 dưới tác dụng của nhiệt lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh sẽ tác dụng với H 2 tạo ra các sản phẩm chứa lưu huỳnh trong đó có H2S. Khi có mặt của những khí axit trên sẽ gây khó khăn trong quá trình vận chuyển, chế biến hay ảnh hướng đến môi trường. SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 14 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng Bảng 1.2 Giá trị C của bụi và các chất vô trong khí thải công nghiệp lọc hóa dầu (Theo QCVN 34: 2010 BTNMT) Giá trị C (mg/Nm3) ST T 1 2 3 4 5 Thông số Bụi tổng Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) Lưu huỳnh dioxit, SO2 Carbon monoxit, CO Hydrosulfua, H2S (Theo loại nhiên liệu sử dụng) Dầu Khí A B A B 200 150 50 50 850 600 250 250 650 500 300 300 1000 1000 200 200 10 10 7,5 7,5 Hình 1.1 Sơ đồ nhà máy lọc dầu SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 15 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng 1.1.3 Tác hại của khí axit  Tác hại của khí axit trong quá trình chế biến Dầu mỏ sau quá trình khai thác lên sẽ qua các quá trình chế biến. Trong quá trình chế biến các hợp chất của lưu huỳnh sẽ gây ăn mòn thiết bị ( tồn tại dưới dạng H2S, Mercaptan, disulfua..), làm ngộ độc các chất xúc tác ( quá trình cracking xúc tác, reforming xúc tác..) làm giảm độ hoạt tính và tuổi thọ của chất xúc tác .  Tác hại của khí axit trong quá trình sử dụng nhiên liệu Khi đốt cháy nhiên liệu trong động cơ , các hợp chất chứa lưu huỳnh sẽ kết hợp với O2 tạo ra khí SOx. Phần lớn được thải ra môi trường, chúng sẽ kết hợp với hơi nước tạo ra axit tương ứng gây mưa axit gây ô nhiễm môi trường. Phần còn lại trong động cơ, một phần qua hệ thống xả và nằm lại ở đó khi động cơ nguội chúng sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành axit ăn mòn hệ thống xả, một phần lọt qua secman xuống carter và kết hợp với hơi nước khi động cơ nguội sẽ tạo axit đi bôi trơn sẽ ăn mòn động cơ.  Tác hại của khí axit trong quá trình bảo quản Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ trong quá trình bảo quản nếu chứa một hàm lượng các hợp chất của lưu huỳnh sẽ gây ăn mòn thiết bị và tạo ra những mùi hôi gây ô nhiễm môi trường.  Tác hại của khí axit đối với con người và môi trường Khí H2S là một chất khí rất độc, có ái lực cao với nhiều kim loại đặc biệt có thể kết hợp với ion Fe2+ trong máu người tạo ra FeS có màu đen. H 2S ở nồng độ cao gây tê liệt thần kinh khứu giác, không những thế nếu nồng độ khoảng 1,2mg/lít không khí, con người sẽ chết ngay, ở nồng độ nhỏ hơn có thể dẫn đến hôn mê sâu. Tuy nhiên, do H2S là khí có mùi đặc trưng ( mùi trứng ung ) nên ta ít bị đầu độc bởi H2S một phần vì mùi của nó dễ phát hiện. Nhưng phần khác vì trong tự nhiên sắt có mặt phổ biến trong đất và nước. Vì vậy, dễ hiểu rằng bùn của các ao, hồ, thậm chí của một số sông, biển đều có màu đen nhờ quá trình hô SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 16 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng hấp sunfat của các vi khuẩn phân giải chất hữu cơ từ xác động thực vật trong mô trường kị khí( như bùn của ao, hồ, sông, biển). Đó chính là màu của kết tủa FeS. Chính do sự thiếu dưỡng khí cộng với các sản phẩm khí độc hại như H 2S, mercaptan, ...được tạo ra trong nước, làm cho các loài động vật như tôm cá, cùng hệ thực vật nước bị hủy diệt. Đồng thời đây cũng là nguồn gốc lây lan dịch bệnh theo đường nước. Hydrosunfua khi bị oxi hóa sẽ tạo thành các hợp chất sunfit, các hợp chất này có khả năng tạo thành các cặp microgalvanic với thép nên các thiết bị kỹ thuật và các đường ống tiếp xúc với sunfit nhanh chóng bị phá hủy. Việc ngăn chặn quá trình ăn mòn sunfit thực sự nan giải. Mặc dù đã có thêm các chất ức chế ăn mòn axit, nhừng các đường ống làm từ thép đặc biệt không gỉ đều vẫn bị phá hỏng. H2S kết hợp với các hợp chất không no tạo thành dạng mercaptan là các chất hoạt động và có độc tính. Chúng là nguyên nhân chính làm giảm hoạt tính của xúc tác do chúng có độ bền nhiệt cao, có khả năng làm tăng quá trình tạo nhựa, tạo xỉ, cặn...gây thụ động hóa bề mặt xúc tác và tăng khả năng bị ăn mòn của vật liệu chế tạo thiết bị. Sự có mặt của oxi trong khí làm tăng đáng kể vận tốc ăn mòn. Oxi có thể lẫn vào khí qua nhiều con đường khác nhau. Sự có mặt của hơi ẩm( có thể là rất ít) là điều kiện thuận lợi xảy ra ăn mòn kim loại. Sự có mặt đồng thời của H 2S, O2 và H2O là rất bất lợi cho quá trình bảo vệ kịm loại, chống ăn mòn. Khả năng ăn mòn kim loại của hỗn hợp khí nêu trên tăng mạnh khi áp suất tăng. Một số nghiên cứu cho rằng, vận tốc ăn mòn ống dẫn khí tỷ lệ thuận với áp suất khí chảy qua ống. Theo đó, cần chú ý rằng, dưới áp suất khí nhỏ hơn 20 SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 17 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng atm và trong dòng khí ẩm, chỉ cần có vết H2S đã có thể gây ăn mòn mạnh ống dẫn, làm giảm tuổi thọ của ống dẫn khí từ 5-6 năm. Ngộ độc H2S có thể xảy ra tại nơi khai thác và chế biến dầu nhiều polysunfua, nơi sản xuất thuộc nhôm, sản xuất tơ nhân tạo, tại các nhà máy thuộc da, nhà máy đường, tại các địa điểm xử lý nước thải...Nhiễm độc nặng xảy ra tại nồng độ H2S là 0,2-0,3 mg/l, nồng độ H2S gây tử vong đối với con người là khoảng >1mg/l. Tuy H2S có nhiều nhược điểm như vậy nhưng nó vẫn là một nguyên liệu quý giá đối với công nghệ hóa học, vì từ nó có thể tổng hợp được một khối lượng rất lớn các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Nhưng vấn đề làm sạch khí H 2S trong khí phải đặc biệt chú trọng. SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 18 Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng  Ảnh hưởng của H2S đến các quá trình công nghiệp  Ảnh hưởng của H2S đến quá trình steam reforming metan có sử dụng xúc tác Ni trên chất mang CeO2 và Al2O3. Sự có mặt của H2S sẽ hạn chế tốc độ phản ứng steam reforming trên cả 2 loại xúc tác này, dẫn tới làm giảm lượng H 2 sinh ra. Với sự có mặt của H 2S ở nồng độ 2-10 ppm, tốc độ phản ứng bị giảm đột ngột. Việc khảo sát ảnh hưởng của áp suất riêng phần của H 2S lên quá trình steam reforming metan cho thấy: tốc độ phản ứng steam reforming giảm khi áp suất riêng phần của H2S tăng.  Rạn nứt do khí H2S ẩm gây ra trong các nhà máy lọc dầu. H2S ẩm có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều thiết bị và quá trình xử lý trong nhà máy lọc dầu như: - Tại phân xưởng FCC, các tháp chưng cất, các thùng chứa ở trên đỉnh tháp chưng cất phân đoạn, tháp hấp thụ … đều dễ bị hư hỏng do khí H 2S ẩm (gây nên các hiện tượng phồng, HIC-hiện tượng ăn mòn do thẩm thấu hydro, SOHIC - hiện tượng ăn mòn điểm bởi H 2S và SSC - hiện tượng ăn mòn do sunfit). Tháp cất loại butan của phân xưởng FCC cũng bị tổn hại do SSC, hiện tượng phồng và HIC. - Các bộ phận thu hồi toàn bộ hơi của phân xưởng cốc hóa. Sự có mặt của các muối cyanua sẽ làm tăng đáng kể khả năng và tính nghiêm trọng của quá trình phồng rộp và HIC. - Các hệ thống cất nước chua, các hệ thống tái sinh amine trên cao. Trong các thiết bị xử lý H2 có nồng độ amoni bisunfit cao, thì khả năng bị phồng, rộp, HIC cũng tăng. Nồi chưng nhanh chứa các amin giàu khí axit cũng có thể bị tấn công mạnh và xảy ra hiện tượng phồng rộp. SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 19 Đồ án tốt nghiệp - GVHD: TS. Đặng Kim Hoàng Quá trình hấp thụ hydro của các thiết bị thép carbon là kết quả của sự ăn mòn do muối bisunfit có trong dòng thải của các bình ngưng trong quá trình xử lý H 2 các thiết bị hydrocracking trong các nhà máy lọc dầu và trong các hệ thống trên đỉnh cột chưng cất của các thiết bị xử lý. - Quá trình bẻ gãy carbonat có thể thường thấy trên đỉnh của các bộ chưng cất phân đoạn chính và hệ thống nén khí ướt của phân xưởng FCC, các cột cất nước chua và phân xưởng cốc hóa chậm. 1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ AXIT. 1.2.1 Hấp phụ Phương pháp này được sử dụng khi yêu cầu độ sạch của khí sản phẩm rất cao và hàm lượng khí axit trong khí nguyên liệu bé. Tác nhân hấp phụ thường là zeolithe. Nếu dùng loại zeolithe 4A, 5A thì có thể thực hiện đồng thời quá trình dehydrate hóa và quá trình khử axit. Khí sản phẩm khi sử dụng zeolithe 4A, 5A đạt yêu cầu kỹ thuật rất cao [H2O] = 0.1ppm, [H2S] = 20 – 40 mg/m3. Ngoài ra, người ta còn dùng phổ biến zeolithe 13A vì loại zeolithe này có thể tách được cả mercaptane (RSH). Tuy nhiên thực tế dòng khí có cả H2S và CO2, khi có mặt CO2 thì zeolithe sẽ xúc tác cho phản ứng giửa CO2 và H2S tạo thành COS: H2S + CO2 → COS + H2O Hiện nay, một số rây phân tử đang được nghiên cứu để làm chậm phản ứng này. Tuy nhiên đặc điểm của zeolithe là dễ ngộ độc với hàm lượng vết của glycol hoặc các sản phẩm phân hủy của glycol do vậy sẽ giảm dần hoạt tính và tuổi thọ của zeolithe. Nếu loại bỏ được các nguyên nhân gây ngộ độc trên thì tuổi thọ của zeolithe tăng lên 3 ÷ 5 năm trước khi thay zeolithe mới. SVTH: Nguyễn Thành Nhung - Nguyễn Đức Tùng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan