Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn nam cao-đối thoại, độc thoại và mạch lạc...

Tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn nam cao-đối thoại, độc thoại và mạch lạc

.DOC
160
615
82

Mô tả:

1 MỤC LỤC Lời cam đoan Quy ước trình bày MỞ ĐẦU........................................................................................................... CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn............................................................ 1.1.1. Diễn ngôn......................................................................................... 1.1.2. Phân tích diễn ngôn.......................................................................... 1.1.3. Phân tích diễn ngôn truyện ngắn...................................................... 1.2. Hội thoại................................................................................................... 1.2.1. Các quan niệm về hội thoại.............................................................. 1.2.2. Các vận động hội thoại..................................................................... 1.2.3. Các quy tắc hội thoại........................................................................ 1.3. Mạch lạc.................................................................................................. 1.3.1. Các quan niệm về mạch lạc.............................................................. 1.3.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp........................................... 1.4.Tiền giả định và hàm ngôn …………………………………… … 49 1.4.1. Tiền giả định..................................................................................... 1.4.2. Hàm ngôn......................................................................................... 1.5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………55 1.5.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao..51 1.5.2. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu phân tích diễn ngôn…..54 TIỂU KẾT ...................................................................................................... CHƯƠNG 2. ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO............................................... 2.1. Đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao................................................. 2.1.1. Tình huống đối thoại trong tác phẩm tự sự................................. 2.1.2. Tần suất xuất hiện của các cuộc thoại......................................... 2.1.3. Tình huống cuộc thoại, số lượt lời của nhân vật......................... 2.1.4. Quan hệ quyền thế và hoàn cảnh giao tiếp của nhân vật............ 2 2.1.5. Các hình thức đối thoại(song thoại và đa thoại).......................... 2.1.6. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật................................................ 2.2. Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao................................... 2.2.1. Tần suất xuất hiện độc thoại nội tâm.......................................... 2.2.2. Vấn đề chủ thể diễn ngôn trong độc thoại nội tâm..................... TIỂU KẾT....................................................................................................... CHƯƠNG 3. MẠCH LẠC DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO............................................... 3.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp................................. 3.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh..................................................................................... 3.1.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cầu khiến........................................................................ 3.1.3. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị khẳng định...................................................................... 3.1.4. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị phủ định.......................................................................... 3.1.5. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi biểu thị sự ngờ vực, ngần ngại, phỏng đoán, …............................ 3.1.6. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi có giá trị cảm thán......................................................................... 3.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp.................... 3.2.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp xét từ nguyên tắc cộng tác hội thoại.................................................... 3.2.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp xét từ sự tương hợp giữa các hành động nói....................................... TIỂU KẾT………………………………………………………………….136 KẾT LUẬN.................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... PHỤ LỤC 3 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những trang văn của Nam Cao ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ, song vẫn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn đọc và là mẫu mực để mọi người học hỏi. Nhiều người khi đọc tác phẩm Nam Cao có cảm nhận là giữa nhà văn và chúng ta – những con người của thế kỷ XXI – hầu như không có khoảng cách bởi tính chất hiện đại, mới mẻ trong cách viết của ông. Nam Cao đã góp vào kho tàng văn học dân tộc một gia tài truyện ngắn đồ sộ được sáng tác ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn cũng là thể loại thành công nhất của ngòi bút nhà văn. Đã có không ít bài viết, công trình nghiên cứu đi vào khảo sát, đánh giá sự nghiệp văn học Nam Cao, vị trí và những đóng góp của ông trong làng văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX từ lâu đã được khẳng định. Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học từ đầu thế kỷ XX đến nay, các kết quả nghiên cứu của nó thường gắn với một số ngành khoa học xã hội khác, trước hết và gần gũi hơn cả là gắn với việc nghiên cứu văn học. Quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học tiền ngữ dụng còn gặp nhiều hạn chế như chỉ thấy mô hình mã mà chưa thấy mô hình suy ý; hoặc chỉ thấy nghĩa của câu là nội dung sự kiện (hay còn gọi là sự tình) của câu ấy… Mô hình mã và mô hình suy ý không loại trừ lẫn nhau, mà chúng cùng thể hiện nội dung sự tình ở những mặt khác nhau: kết học, nghĩa học và dụng học. Khoảng gần ba mươi năm trở lại đây, ngôn ngữ học chuyển sang lĩnh vực mới là nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Bên cạnh những thành tựu của Dụng học (Pragmatics) là phân ngành Phân tích diễn ngôn(Discourse Analysis ) và Phân tích diễn ngôn phê bình (Critical Discourse Analysis). Các phân ngành này cùng một lúc tác động mạnh mẽ đến văn học, nhất là trong việc phân tích ngôn ngữ văn chương. Vận dụng thành tựu mới của ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, chúng tôi lựa chọn đi vào khảo sát đề tài “Diễn ngôn hội 2 thoại trong truyện ngắn Nam Cao-Đối thoại, độc thoại và mạch lạc”, bởi lý thuyết về phân tích diễn ngôn tuy ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng trong thực tế hiện nay, nó vẫn là một mảnh đất màu mỡ đang được chú ý khai thác. Khi phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi lựa chọn đối thoại, độc thoại nội tâm và mạch lạc diễn ngôn của các cặp thoại kế cận, bởi vì theo chúng tôi đây là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của một diễn ngôn hội thoại. Chúng tôi tin rằng việc vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao sẽ giúp phát hiện thêm những nét độc đáo góp phần làm nên cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của ngòi bút đầy chất sống thực tế của nhà văn. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp thêm kinh nghiệm thực tiễn về việc phân tích diễn ngôn các tác phẩm văn học thuộc thể tự sự. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao”, chúng tôi nhằm những mục đích cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa, lựa chọn những thành tựu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước về lý thuyết về hội thoại, phân tích diễn ngôn để vận dụng vào việc phân tích diễn ngôn hội thoại trên cứ liệu là truyện ngắn Nam Cao. - Nhận diện, miêu tả cấu trúc của các hình thức hội thoại (đối thoại, độc thoại) và chỉ ra những đồng nhất và khác biệt giữa các kiểu loại hội thoại nói trên; sử dụng các kiến thức ngôn ngữ học để phân loại, miêu tả và phân tích các biểu hiện mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi-Đáp trong truyện ngắn Nam Cao - Góp phần soi sáng lý thuyết về phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ việc tổng hợp, tiếp cận những vấn đề lí luận về phân tích diễn ngôn nói chung và phân tích diễn ngôn một tác phẩm văn học thuộc thể tự sự nói riêng, chúng tôi khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao từ góc độ phân tích diễn ngôn để chỉ ra các hình thức mạch lạc, đối thoại và độc thoại nội tâm… trong truyện ngắn Nam Cao. Từ đó nhận ra được những dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng các cuộc thoại đạt được các mục đích và hiệu quả giao tiếp. 3. Đối tượng nghiên cứu Để nghiên cứu Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, luận án đã khảo sát 71 truyện ngắn của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tuy số lượng không nhiều, nhưng tác phẩm Nam Cao đã có những đóng góp thật sự có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Luận án tập trung khảo sát các cuộc hội thoại (đối thoại, độc thoại) và tính mạch lạc của nó trong các cặp thoại Hỏi –Đáp trên góc nhìn phân tích diễn ngôn nhằm khẳng định thêm những giá trị nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao. 4. Phương pháp nghiên cứu Sau khi đã xác định “Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao” làm đề tài luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thống kê Luận án chủ yếu thống kê các cặp đối thoại trực tiếp, một số cuộc đối thoại, độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó, tìm hiểu và xác định hình thức thể hiện tính mạch lạc của các cặp Hỏi – Đáp, các hình thức của cuộc đối thoại và độc thoại nội tâm, để tìm ra giá trị ngữ nghĩa của các hình thức hội thoại. 4 4.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được vận dụng trong suốt quá trình trình bày luận án để phân tích, miêu tả các ngữ liệu hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao. Sau khi thống kê các cặp thoại Hỏi-Đáp, chúng tôi đã miêu tả các hình thức kết hợp phân tích nội dung, ý nghĩa. 4.3. Phương pháp phân tích hội thoại Một số phương pháp cụ thể của dụng học (viết tắt DH) thường được dùng trong phân tích diễn ngôn (viết tắt PTDN) liên quan đến các nội dung sau: - Phân tích cách diễn đạt “hành động nói” (trong hội thoại), phát hiện câu ngôn hành, ngôn hành hàm ẩn, hành động nói trực tiếp và gián tiếp. - Nguyên tắc cộng tác hội thoại (có 4 phương châm: Lượng, Chất, Quan hệ và Cách thức). Các phương châm này liên quan đến phương pháp của phân tích hội thoại và PTDN như sau: Một lời nói bình thường đúng và tường minh về nghĩa phải được thực hiện với đầy đủ các phương châm trên. Nếu người phân tích (hay người nghe) nhận là rằng người nói đưa ra một lời nói khó hiểu hoặc không thể hiểu ngay được thì lời đó có thể thuộc một trong hai trường hợp sau đây: (a) Hoặc là người nói đã “vô tình” sử dụng sai một phương châm nào đó, nên đã gây nên tình trạng nan giải vừa nêu; (b) Hoặc là người nói đã “cố ý” không tuân theo một phương châm nào đó, nhằm tạo ra một phát ngôn “bất bình thường”, như tạo ra một ý hàm ẩn (hàm ý) nào đó, trong trường hợp này người phân tích phải có kiến thức liên quan các kiểu ý nghĩa như tiền giả định (viết tắt TGĐ), hàm ý hội thoại, lập luận, tính lịch sự, thì có thể giải mã được các ẩn ý. 4.4. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp chung thường được sử dụng của PTDN là phân tích ngữ liệu trong mối quan hệ chặt chẽ với ngữ cảnh tình huống (contextual 5 situation) và phân tích nghĩa của lời nói (gồm cả chức năng của lời nói là hành động nói của DH). Ngoài các loại phương pháp có tính chất chuyên môn trên, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung thông dụng. Trong quá trình miêu tả, luận án đã có so sánh với tác giả khác, so sánh giữa các hình thức xây dựng cuộc thoại với nhau. 5. Ý nghĩa của luận án 5.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao không phải là một hướng đi hoàn toàn mới, nhưng triển khai theo mục tiêu của chúng tôi cho đến nay vẫn là một hướng tiếp cận mới. Tập hợp những quan điểm đã có, kế thừa và chọn lọc các cơ sở lý luận về diễn ngôn hội thoại, chúng tôi đã lựa chọn cho mình một cách thức, hướng đi và các bước cụ thể nhằm phân tích một cứ liệu cụ thể khá phức tạp –đó là tác phẩm văn học. Qua đó, đề tài là những gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo khi tiếp cận truyện ngắn của các tác giả cụ thể khác nói chung và truyện ngắn Nam Cao nói riêng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn -Với cách nhìn phân tích diễn ngôn, luận án hy vọng sẽ tìm ra những dấu hiệu hình thức diễn ngôn hội thoại (đối thoại, độc thoại) và những biểu hiện mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao. - Kết quả của luận án có thể góp thêm cứ liệu, cho thấy hiệu quả của việc nghiên cứu các diễn ngôn hội thoại được áp dụng một cách cụ thể, góp phần làm rõ về lý thuyết này cũng như những vấn đề hữu quan trong việc giảng dạy tác phẩm văn học ở trường phổ thông. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận; Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương: 6 Chương một (47 trang) trình bày một cách tổng quan những vấn đề về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn; những vấn đề về mạch lạc như: các quan niệm mạch lạc, mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp; những vấn đề về hội thoại như: các quan niệm hội thoại, vận động hội thoại, quy tắc hội thoại, tiền giả định và hàm ngôn. Chương 1 của luận án đã trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu, qua đó chúng tôi hệ thống hóa, đánh giá những công trình tiêu biểu nghiên cứu về Nam Cao và về phân tích diễn ngôn. Chương hai (39 trang) trình bày cụ thể vấn đề đối thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao qua những cuộc thoại. Về vấn đề đối thoại, chúng tôi trình bày diễn ngôn hội thoại của người kể chuyện, của các vai trong truyện. Chúng tôi xét chúng qua các mối quan hệ: quan hệ quyền thế, vị thế giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp… trong cuộc thoại (song thoại, tam thoại và đa thoại) của một số truyện ngắn cụ thể. Vấn đề độc thoại nội tâm cũng là vấn đề được quan tâm ở đây. Độc thoại nội tâm được biểu hiện cụ thể qua những lời tự nhủ, nói thầm hoặc qua những dòng suy nghĩ của nhân vật, qua lời kể của tác giả, bằng những lời kể chính giọng điệu của nhân vật, diễn ngôn trần thuật của người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật… để trần thuật, để triết lý… Chương ba (54 trang) trình bày các vấn đề mạch lạc diễn ngôn của các cặp thoại Hỏi – Đáp (tương hợp và không tương hợp). Đối với mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp, chúng tôi trình bày sáu loại cơ bản. Luận án đã phân tích những ví dụ cụ thể cho từng loại cặp thoại đó, đồng thời chỉ ra sự phong phú, đa dạng và biến hóa của nhà văn khi xây dựng các cuộc thoại. Tìm hiểu mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp, chúng tôi trình bày hai loại cơ bản sau đây: mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi Đáp không tương hợp xét từ nguyên tắc cộng tác hội thoại và mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp xét từ sự tương hợp giữa các hoạt động nói. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 1.1.1. Diễn ngôn 1.1.1.1. Khái niệm diễn ngôn Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về diễn ngôn, nhưng chưa thật sự có một định nghĩa hoàn chỉnh nhất. Người đầu tiên đề xướng ra khái niệm này là Z. Harris trong công trình “Discourse Analysis” – Phân tích diễn ngôn (1952). Diễn ngôn được hiểu với tư cách là một văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu. Công trình này đã góp phần quan trọng cho ngành ngôn ngữ học văn bản còn non trẻ vào việc nghiên cứu lĩnh vực chức năng của ngôn ngữ. Thuật ngữ diễn ngôn với tư cách “sản phẩm” trong việc sử dụng ngôn ngữ được hiểu rất rộng bao gồm tất cả các dạng tồn tại của nó, có thể là chữ viết dưới mọi hình thức, có thể âm thanh tự nhiên khi nói hay mọi hình thức ghi âm lời nói... Trong cách nhìn khái quát, cách tiếp cận diễn ngôn “được quy thành hai dạng: dạng coi trọng hình thức và dạng coi trọng ngữ cảnh. PTDN dưới dạng hình thức nhất của nó gắn liền với truyền thống logic/triết học của J. Searle và J. L. Austin, dạng ngữ cảnh hoá cao nhất của PTDN nối kết với lý luận văn học hiện đại” [5,73]. M. Foucault nêu: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một khu vực chung của tất cả các nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định được cá thể hoá, và đôi khi lại xem nó như một hoạt động được quy chuẩn (regulated practice) nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” [93,45-46]. Theo Trần Văn Toàn, trong trích dẫn trên, Foucault 8 cùng lúc đưa ra ba định nghĩa về diễn ngôn. Định nghĩa thứ nhất, diễn ngôn bao gồm “tất cả các nhận định” nói chung; định nghĩa thứ hai, diễn ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thể hoá”; định nghĩa thứ ba, diễn ngôn “như một hoạt động được quy chuẩn (regulated practice) nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định”. Mặc dù ba định nghĩa của Foucault được liệt kê khá độc lập nhưng trong thực tế nghiên cứu các định nghĩa này luôn được sử dụng xen kẽ nhau và định nghĩa này có thể bao trùm lên định nghĩa khác tuỳ theo hướng triển khai của người nghiên cứu. Barthes trong La linguistique du discours (1970) coi diễn ngôn như là một đối tượng của ngôn ngữ học văn bản mà ông đề nghị gọi là “ngôn ngữ học diễn ngôn”. Ông viết: “…Diễn ngôn – tương tự văn bản do ngôn ngữ học nghiên cứu, và chúng tôi sẽ định nghĩa nó (hãy còn là sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hoá khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ”. [12,199] Còn Bellert thì cho rằng “Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn S1 ..., Sn, trong đó việc lý giải nghĩa của mỗi phát ngôn S 1 (với 2 ≤ i ≤ n) lệ thuộc vào sự lý giải những phát ngôn trong chuỗi S1 …Si-1”. [12,199] Đối với Guy Cook, ông nêu: “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích”. [12,200] Brown và Yule khi xử lí diễn ngôn như là “sản phẩm” hay “tiến trình” thì lại khẳng định: “Diễn ngôn như một tiến trình”. [17,48] Trong bài viết Nguồn gốc, vấn đề và phạm trù của dụng học, Aрутюнова và Падучева viết: “…Diễn ngôn phản ánh chủ quan của con người và do vậy, khác với những suy luận lý thuyết, diễn ngôn không thể xa lạ với người nói. (…) Lý thuyết về diễn ngôn như hình thức của văn bản đã được 9 dụng học hoá được bắt đầu từ quan niệm của E. Benveniste phân định diện tường thuật (récit) và diện diễn ngôn (discours) ngôn ngữ “được người nói sở hữu”. Diễn ngôn, cần được hiểu ở đây nghĩa rộng nhất, như một phát ngôn bất kỳ giả định có người nói và người nghe và ý định từ người nói tác động theo cách nhất định đến người nghe”. [3,76] Lý thuyết hiện đại về diễn ngôn (2006) của Ekaterenburg cũng đã dẫn ra một số định nghĩa về diễn ngôn của Teun A Van Dijk, P. Riceau, M. Foucault, Jakob Torfing, R. Barthes, Louis Maren… Ngoài ra có thể kể đến Crystal, Paul Gee, Nunan, Lyons… cũng có đề cập khái niệm diễn ngôn trong tác phẩm của mình. Ở Việt Nam, với công trình Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Diệp Quang Ban là một trong những tác giả tiêu biểu quan tâm và nghiên cứu diễn ngôn. Trong tác phẩm này, ông đồng tình với định nghĩa của Cook: “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” [12,200]. Có thể hình dung mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản như sau: Diễn ngôn Văn bản (bềề mặt từ ngữ) (nghĩa lôgic, chức năng) Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản Qua sơ đồ 1, ta thấy văn bản là bề mặt ngôn từ, diễn ngôn thuộc về nghĩa lôgic và chức năng. Có thể nói Diệp Quang Ban đã góp thêm vào bức tranh chung về nghiên cứu diễn ngôn của các nhà Việt ngữ học khi ông đề cập đến lĩnh vực phân tích diễn ngôn văn chương. 10 Còn tác giả Nguyễn Thiện Giáp, sau khi điểm qua một số quan điểm khác nhau về khái niệm văn bản và diễn ngôn, ông nêu: “Thuật ngữ diễn ngôn và văn bản thường được coi là đồng nghĩa với nhau để chỉ các sản phẩm của ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, trong đó diễn ngôn thường được hiểu là bao hàm văn bản, còn văn bản thiên về sản phẩm viết nhiều hơn”. [44,169] Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Hòa nhấn mạnh sự phân biệt hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản”. Theo ông, “ Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”. Trong khi đó “Diễn ngôn như là sự kiện hay là quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không giới hạn được sự dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể” [54,28]. Mặc dù đã đưa ra sự phân biệt hai khái niệm như trên, song tác giả cũng thừa nhận rằng trên thực tế sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối vì theo cách hiểu đó, trong văn bản sẽ xuất hiện một vài đặc trưng của diễn ngôn và ngược lại trong diễn ngôn cũng nhiều khi tồn tại các thuộc tính văn bản. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu, đúng hơn là lớn hơn một phát ngôn, nó có thể là một phát ngôn mà cũng có thể do vô số phát ngôn hợp lại.”; “Nó phải có tính mạch lạc…” [26,19]. Tác giả cũng cho rằng, diễn ngôn có cả hình thức và nội dung nhưng cả hai đều chịu tác dụng của ngữ cảnh. Luận án này đồng tình với quan điểm về khái niệm diễn ngôn được thể hiện ở sơ đồ 1 ở trên. Do vậy, phân tích diễn ngôn là phân tích cả các yếu tố hình thức của diễn ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các yếu tố kèm lời và phi lời, theo chúng tôi, cũng được xem là các yếu tố thuộc hình thức của phát ngôn. Về nội dung, chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng diễn 11 ngôn bao gồm nội dung thông tin và nội dung miêu tả. Hai thành tố nội dung này có thể hiện diện tường minh qua các yếu tố ngôn ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc tồn tại khiếm diện trong đích giao tiếp của đối tượng. 1.1.1.2. Đặc điểm về diễn ngôn - Diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu/phát ngôn.Nó có thể là một phát ngôn mà cũng có thể do vô số phát ngôn hợp lại. - Nó phải có tính mạch lạc, nghĩa là có một đề tài, có chủ đề chung, giữa các phát ngôn trong một diễn ngôn phải có quan hệ hình thức và nội dung. Trong một cuộc giao tiếp có bao nhiêu đề tài, bao nhiêu chủ đề thì có bấy nhiêu diễn ngôn. - Mỗi loại hình diễn ngôn có cấu trúc mô hình riêng. Mô hình đó được quy định bởi hành động giao tiếp chủ đạo như hành động tự sự, thỉnh cầu, lập luận … 1.1.1.3. Phân loại diễn ngôn Dựa vào cấp độ của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn và siêu diễn ngôn. Khổng Tử sáng lập ra siêu diễn ngôn Nho giáo, Thích ca Mâu ni (Siddharta Gautama) sáng lập ra siêu diễn ngôn Phật giáo, Freud sáng lập siêu diễn ngôn Phân tâm học, Ann Radcliffe sáng tạo ra diễn ngôn tiểu thuyết kinh dị, Bakhtin tạo ra diễn ngôn đa thanh phức điệu. Chủ thể của các siêu ngôn không chỉ khai phá ra một loại diễn ngôn mới, một ngôn ngữ mới mà còn mở ra một con đường mới, mở ra các bước đi tạo ra các diễn ngôn khác. Các siêu diễn ngôn luôn tạo ra sau nó vô số các diễn ngôn đồng dạng, đồng chất với nó. Dựa vào tính chất phát triển của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn liên tục và diễn ngôn ngắt quãng. + Diễn ngôn liên tục Ví dụ (1): Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. 12 “ Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. 13 Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! 14 Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. + Diễn ngôn ngắt quãng Ví dụ (2): Đoạn thoại giữa Kim Trọng và Thuý Kiều: - "Sinh rằng gió mát trăng trong Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam Chầy sương chưa nện cầu Lam Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ? - Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai có tiếc gì với ai - Rằng nghe nổi tiếng Chương Đài Nước non luống những lắng tai Chung Kì - Thưa rằng: Tiện kĩ xá chi Đã lòng dạy đến dạy thì phải vâng"). (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Đoạn thoại trên có hai diễn ngôn: một diễn ngôn thỉnh cầu Kiều đánh đàn của chàng Kim; một diễn ngôn chấp thuận lời thỉnh cầu đó của nàng Kiều. Cả hai diễn ngôn này đều là diễn ngôn cách quãng gồm một phần mở và phần trung tâm. Phần mở của diễn ngôn Kim Trọng là lời ướm, phần trung tâm là hành động và nội dung thỉnh cầu. Phần mở của diễn ngôn Thuý Kiều là lời rào đón và phần trung tâm là lời chấp nhận. Cả hai diễn ngôn của hai người tạo thành một sự kiện lời nói. Bên cạnh đó, dựa vào một số tiêu chí khác, chúng ta cũng có thể phân chia diễn ngôn theo một số cách khác nhau. 15 1.1.2. Phân tích diễn ngôn 1.1.2.1. Một số cách tiếp cận trong phân tích diễn ngôn Khái niệm “Diễn ngôn” ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, lý luận về diễn ngôn đã tiến một bước dài. Ở nước ngoài, quan tâm đến lĩnh vực phân tích diễn ngôn tự sự có thể kể đến Roland Barthes với Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể, Todorov với Ngữ pháp truyện kể, David Rumelhart với Ghi chú lược đồ về các câu chuyện, Gérard Genette với Diễn ngôn tự sự, David Nunan với Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Gillian Brown và George Yule với Phân tích diễn ngôn... Ở Việt Nam, một số các công trình nghiên cứu đề cập đến việc phân tích diễn ngôn tự sự như: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (Diệp Quang Ban), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp (Nguyễn Hoà), Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Phạm Thị Thu Trang), Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác phẩm văn học hiện đại (Trần Thị Thu Hương)… Với những hướng tiếp cận và ứng dụng khác nhau: dựa trên chủ nghĩa cấu trúc và kí hiệu học, ngữ pháp chuyển hoá tạo sinh, đường hướng dụng học, đường hướng giao tiếp liên văn hoá,… các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần soi sáng một số vấn đề lý thuyết và thực hành về phân tích diễn ngôn tự sự. Tuy nhiên, phân tích diễn ngôn văn học là việc khó, cho đến nay hầu như chưa có một nhà ngôn ngữ học nào đưa ra một đường hướng phân tích diễn ngôn tác phẩm tự sự một cách hoàn chỉnh, khoa học, thao tác hoá được cách nghiên cứu diễn ngôn tác phẩm truyện của mọi thời, mọi ngôn ngữ. Căn nguyên của điều này đã được Schiffrin chỉ rõ: phân tích diễn ngôn là một lĩnh vực đa ngành, do vậy tuy được nhiều người quan tâm nó vẫn là một địa hạt “ rộng mênh mông và ít nhiều còn mơ hồ của ngôn ngữ”.[3,17] 1.1.2.2. Một số công cụ lý thuyết của phân tích diễn ngôn 16 Để tìm ra đối tượng nghiên cứu, phương pháp và công cụ lý thuyết, hệ thuật ngữ cho phân môn PTDN, dù đã nhiều năm tìm hiểu nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất. Theo Diệp Quang Ban, G. Brown và G. Yule công bố trong tài liệu Phân tích diễn ngôn, đề tài và vấn đề được bộ môn PTDN quan tâm là: 1. Dẫn luận: các hình thái và các chức năng của ngôn ngữ [Introduction: linguistic forms and functions] 2. Vai trò của ngữ cảnh trong việc lý giải (hiểu diễn ngôn – DQB) [The role of context in interpretation] 3. Đề tài và việc biểu hiện nội dung của diễn ngôn [Topic and the representation of discourse content] 4. ‘Cấu tứ’ và việc biểu hiện cấu trúc của diễn ngôn [‘Staging’ and the representation of discourse structure] 5. Cấu trúc tin [Information structure] 6. Bản chất của quy chiếu trong văn bản và trong diễn ngôn [The nature of reference in text and in discourse] 7. Mạch lạc trong việc lý giải diễn ngôn [Coherence in the interpretation of discourse] [12,164] Phần liệt kê các nội dung cho thấy được cơ sở lý thuyết cũng như phương pháp, đối tượng, công cụ… chủ yếu của nghiên cứu PTDN. Trước hết, đó là việc chuyển từ nghiên cứu chủ yếu ở mặt hình thức ở bậc câu sang việc nghiên cứu mặt nghĩa của diễn ngôn, không lấy các thuật ngữ nghiên cứu câu làm công cụ lý thuyết mà đưa ra một chương trình làm việc khai thác diễn ngôn từ những phương diện khác nhau. Phương pháp làm việc là dựa hẳn vào ngữ cảnh tình huống. Đối tượng là toàn bộ các đề tài và vấn đề giúp hiểu (lý giải) được diễn ngôn từ những phương diện thực tế của nó. Tuy nhiên các vấn 17 đề cần khám phá trong ngôn ngữ của diễn ngôn rất phong phú và thuộc về nhiều loại, cho đến nay vẫn chưa được đề cập đến mức tạm gọi là đầy đủ. Chính G. Brown và G. Yule cũng thừa nhận “còn bỏ trống nhiều phương diện trong ngôn ngữ của diễn ngôn”. Như vậy, có thể nói PTDN là mảnh đất màu mỡ đang và sẽ tiếp tục “cày xới” ngày càng nhiều hơn. Luận án này đồng ý với quan điểm của D.Nunan khi ông cho rằng khi tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa, cần chú trọng hai vấn đề: mạch lạc diễn ngôn và hành động ngôn ngữ. Về mạch lạc diễn ngôn, ông dẫn ví dụ của Widdowson (1978) A: Có điện thoại kìa. B: Anh (em) đang tắm. C: Thôi được. Qua ví dụ này ta thấy, người sử dụng nó để biện hộ luận đề của mình cho rằng liên kết không cần thiết mà cũng không đủ để thiết lập tính mạch lạc. Ông tiếp tục nêu ra rằng chúng ta có thể công nhận văn bản này là mạch lạc bằng cách tạo ra một ngữ cảnh, rồi nhận dạng các chức năng mà mỗi phát ngôn hoàn thành trong ngữ cảnh đó. Ví dụ (3): Phát ngôn Chức năng A: Có điện thoại kìa. Yêu cầu B: Anh (em) đang tắm. Xin lỗi C: Thôi được. Chấp nhận lời xin lỗi Với việc tạo ra một ngữ cảnh có đủ nghĩa và việc nhận dạng được các chức năng của từng phát ngôn thì tính mạch lạc được thiết lập. Thuật ngữ hành động ngôn ngữ do nhà triết học ngôn ngữ J.L. Austin (1962) nghĩ ra và được nhà triết học J. Searle (1969) phát triển. Họ xác nhận rằng, khi sử dụng ngôn ngữ không chỉ tạo ra những phát biểu có chứa mệnh đề…, mà chúng ta cũng hoàn thành các chức năng như: yêu cầu, phủ nhận,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất