Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, từ thực tiễn tại trung tâm...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, từ thực tiễn tại trung tâm bảo trợ xã hội tân hiệp thành phố hồ chí minh

.PDF
103
803
68

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN QUÂN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TÂN HIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM TRƯỜNG GIANG HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu với đề tài “Dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, từ thực tiễn tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Cán bộ, Nhân viên công tác xã hội tại trung tâm Trung tâm, các thầy cô và bạn bè. Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công tác xã hội Học viện Khoa học xã Hội . Các Thầy cô giảng dạy tại học Viện xã hội Châu Á.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Phạm Trường Giang đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc, cán bộ nhân viên và kiểm huấn viên cũng như người già đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp, đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự góp ý của các thầy cô, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Phạm Trường Giang. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI .................................................................12 1.1. Lý luận về người cao tuổi .......................................................................12 1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi. .................14 1.3. Các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi ..........................................................................................................................24 1.4. Cơ sở pháp lý của dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi ...........29 Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TÂN HIỆP ...........................................................................................................33 2.1. Tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu ........................................33 2.2. Thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCT tại Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp ...........................................................................................................40 2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với Người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp .....52 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TÂN HIỆP ....................................................................................................................58 3.1. Định hướng phát triển ...............................................................................58 3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vu công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung Tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp .....................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................76 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội CTXH Công tác xã hội NCT Người cao tuổi NVCTXH Nhân viên công tác xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, phần lớn người cao tuổi có nhu cầu trang bị thêm những kiến thức cần thiết để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, nhất là những người cao tuổi cô đơn. Các bệnh mà người cao tuổi thường mắc là bệnh mãn tính. Có 4 nhóm bệnh thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi là: nhóm bệnh cơ xương khớp,nhóm bệnh đường hô hấp ,nhóm bệnh tim mạch,và nhóm bệnh về tiêu hóa.Ngoài các bệnh trên, các triệu chứng giảm trí nhớ, mất trí nhớ, loạn thần đang tăng lên.Chính vì vậy, nhu cầu về cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi nói chung hiện nay là rất lớn. Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp là nơi tiếp nhận, quản lý và nuôi dưỡng các đối tượng người lang thang sinh sống nơi công cộng, người xin ăn sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đa số người cao tuổi có thời gian ở lâu năm. Khó khăn hiện nay về nguồn lực để hỗ trợ cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ Xã hội Tân Hiệp là ứng dụng việc quản lý trường hợp, quản lý ca và các dịch dịch xã hội khác…Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi để có những giải pháp tạo ra những chuyển biến về chất trong công tác xã hội với NCT nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát tiển của đất nước trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Phần lớn cán bộ trung tâm làm việc theo kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chưa đáp ứng so với chuyên môn nghiệp vụ của ngành CTXH. Trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao còn nặng về công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng. Trình độ chuyên môn về CTXH của cán bộ nhân viên còn hạn chế . Mới chỉ được đào tạo ở trường lớp, với những trường hợp cụ thể vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm. Từ những thực tế trên, tôi chọn đề tài “ Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn của Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp” để làm luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp 1 để có thể hiểu rỏ hơn việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho NCT tại trung tâm và đưa ra giải pháp để trợ giúp cho người cao tuổi tại Trung tâm được toàn diện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về người cao tuổi Theo Bùi Thế Cường trong cuốn sách “ Trong miền an sinh xã hội – những nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam” xuất bản năm 2005, nghiên cứu người cao tuổi trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về người cao tuổi. Năm 1970, thành lập chương trình Nghiên cứu Y học Tuổi già và mười năm sau trở thành đơn vị nghiên cứu Y học Tuổi già của Bộ Y tế. Năm 1977, chương trình nghiên cứu y học người cao tuổi do Phạm Khuê chỉ đạo thực hiện cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe người cao tuổi trên một mẫu gồm 13.399 người từ 60 tuổi trở lên ở phía Bắc. Cuộc khảo sát tập trung cung cấp một bức tranh dịch tễ học về bệnh tật và sức khỏe của người cao tuổi miền Bắc. Tháng 9 năm 1984, Bệnh viện Việt Xô đã tiếp tục tìm hiểu sức khỏe và đời sống của người cao tuổi thông qua khảo sát các cụ nghỉ hưu Hà Nội. Vào thời điểm giữa hai thập niên 1980 và 1990, các bác sĩ lão khoa tiến hành một cuộc khảo cứu với bảng hỏi có tham khảo chương trình nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành ở vùng Tây Thái Bình Dương, đánh dấu bước tiến về nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam trong lỗ lực hội nhập thế giới. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người cao tuổi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải làm thêm nhiều việc để tăng thu nhập. Năm 1989, những nghiên cứu dân số và lao động về tuổi già bắt đầu với một báo cáo quan trọng về người cao tuổi theo yêu cầu của ESCAP được hoàn thành. Đây là báo cáo dân số học đầu tiên về tuổi già Việt Nam được giới thiệu ra quốc tế. Tiếp sau đó là những khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về người cao tuổi, những khảo sát là công cụ quan trọng của quá trình làm chính sách. Có thể kể đến nghiên cứu của Trịnh Văn Lễ về người nghỉ hưu, tác giả chỉ ra chế độ bảo 2 hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu hình thành rất sớm từ 1950.Đến đầu năm 1991, Viện bảo vệ sức khỏe người cao tuổi có chủ trì một hội thảo lớn về lão khoa xã hội.Các công trình giới thiệu và được xuất bản.Đây là mốc quan trọng cho nghiên cứu xã hội học người cao tuổi. Năm 1983, trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu quốc gia về nhà ở, một nhóm nhà xã hội học tiến hành khảo sát thực nghiệm về đời sống người nghỉ hưu nội thành Hà Nội về các vấn đề như: Trách nhiệm gia đình, Làm thêm, Giúp đỡ gia đình, con cái, Uy tín trong gia đình,… Tiếp đó là nghiên cứu thực nghiệm về người cao tuổi tại làng An Điền (Hải Hưng) giữa năm 1991 với nhiều phát hiện mới về người cao tuổi dùng làm chỉ dẫn cho những nghiên cứu tiếp theo. Giữa năm 1993, một khảo sát trong khuôn khổ dự án của ESCAP “Phát triển chính sách cấp địa phương để người cao tuổi tham gia vào quá trình phát triển” mở ra hướng nghiên cứu xã hội học tham gia. Trong những năm 1990, chương trình nghiên cứu người cao tuổi ở Viện xã hội học đưa ra một dự kiến khá tổng quát, muốn tìm hiểu vấn đề từ các góc độ nghiên cứu lịch sử và thực nghiệm đối với hoàn cảnh sống cũng như thể chế an sinh xã hội của người cao tuổi. Chương trình được biết đến với tên gọi “ Nghiên cứu tuổi già và người cao tuổi” (Aging and Adults Reseach, IOS – AAR). Đầu năm 1990, nhóm người về hưu từ khu vực nhà nước chiếm khoảng ¼ tổng số người cao tuổi.Vì vậy, để tài về hưu một lần nữa được quan tâm.Một phân tich thống kê về nhóm người về hưu được thực hiện vào năm 1992 với sự giúp đỡ của Vụ Bảo trợ Xã hội.Phân tich chủ yếu nhấn mạnh đến cơ cấu nhóm hưu trí, những phân bố không đồng đều và tuổi về hưu. Sau những nghiên cứu thăm dò ở Hải Hưng và Hà Nội, năm 1993, một cuộc khảo sát đã được thực hiện tại Hải Hưng nhằm thu thập dữ liệu về đời sống người cao tuổi. Như vậy trong thập niên 1980 người cao tuổi ở Hà Nội đã được các nhà y khoa và xã hội học nghiên cứu khá nhiều. Mười năm sau, AAR tiến hành hai cuộc điều tra định lượng ở Hà Nội vào các năm 1993 và 1994 nhằm tìm hiểu các vấn đề giúp đỡ gia đình người cao tuổi như: mạng lưới thân thuộc, được lắng nghe, giúp đỡ 3 tài chính, khi đau ốm, …. Có thể thấy vấn đề trợ giúp người cao tuổi đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chỉ mới ở cấp độ gia đình mà thôi. Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về người cao tuổi do các nhà khoa học xã hội tiến hành. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Phương Lan “Tìm hiểu đời sống văn hóa người cao tuổi” dưới góc độ văn hóa học, Nguyễn Trung Nghĩa với khóa luận Xã hội học “ Tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ công nhân viên hưu trí” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần là nhu cầu cấp thiết đối với người cao tuổi. Trước hiện tượng già hóa dân số mới xuất hiện trong thế kỷ XX và trước những thách thức của vấn đề già hóa dân số cho việc phát triển KT-XH và an sinh xã hội, các nghiên cứu dân số NCT đã được tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ XX tại các quốc gia phát triển, đã chuyển sang giai đoạn “Già hóa dân số” [33]. Nhiều viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội đã nghiên cứu NCT trên phương diện, đặc biệt là những đặc điểm tâm lý và sinh lý của lứa tuổi. Thời gian đó chủ yếu là các tài liệu, bài viết và các công trình nghiên cứu về người NCT đều nhằm mục đích là chăm sóc NCT nói chung và chăm sóc sức khoẻ NCT nói riêng. Tại Việt Nam, vấn đề NCT cũng đã được quan tâm chú ý như thông tin về NCT trong các cuộc Tổng điều tra dân số, các nghiên cứu như: - Nghiên cứu “Hoàn cảnh của Người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” năm 2001: do Help Age International phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt Nam, Bộ LĐ-TB-XH, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Xã hội học và Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ Người cao tuổi thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 1 thôn tại 5 tỉnh/thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sóc Trăng, Ninh Thuận và Phú Yên. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề: Định nghĩa về tuổi già và thái độ của xã hội đối với NCT; Các phương kế mưa sinh và đóng góp của NCT; Khó khăn và mối quan tâm chủ yếu của NCT và hệ thống hỗ trợ NCT. - Nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc trưng của NCT và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng” năm 2005 của Ủy ban DS-GĐ4 TE. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề: Hệ thống hoá tình hình chung về NCT trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng về NCT ở Việt Nam; Tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm sóc sức khoẻ NCT đang áp dụng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng. Nghiên cứu được tiến hành điều tra thực địa tại tại 2 huyện của tỉnh Thái Bình. Mỗi huyện, thị chọn 2 xã, phường hoặc thị trấn để bổ trợ cho kết quả xử lý số liệu thứ cấp thuộc phạm vi điều tra cơ bản của Hội Người cao tuổi tiến hành. - Nghiên cứu “Khảo sát thu thập xử lý thông tin về NCT” năm 2007 do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề: Đánh giá thực trạng vị thế và đời sống NCT ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng việc thực hiện các chương trình/chính sách về NCT. Trên cơ đó đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát huy vai trò và nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT. - Các nghiên cứu điều tra về thực trạng người cao tuổi Việt Nam (2004), người cao tuổi từ 80 tuổi (2009) do Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam (Thuộc Hội Người cao tuổi Việt Nam) thực hiện. Các nghiên cứu, điều tra cơ bản nhằm phân tích kết quả thực trạng NCT Việt Nam đưa ra các kiến nghị nhằm huy tài năng, trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất phát nước. Gần đây nhất là Nghiên cứu “Nghiên cứu, điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe, bệnh tật của Người cao tuổi Việt Nam” năm 2009 do Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam (Hội Người cao tuổi Việt Nam) thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành 2 huyện thị tại mỗi tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Đắk Nông và Ninh Bình. Nghiên cứu tập trung vào vào mục tiêu tổng quan sức khỏe và bệnh tật của NCT, thực trạng sức khỏe của NCT. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. - Luận án “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương” của Dương Huy Lương (2010) nhằm đánh giá thực trang chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống NCT tại 4 xã ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cũng như thử 5 nghiệm và đánh giá một số biện pháp can thiệp cải thiện chất lượng cuộc sống tại 2 xã ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. - Các cuộc hội thảo về thách thức già hóa dân số, tổng kết các mô hình chăm sóc NCT và chăm sóc NCT tại cộng đồng do các cơ quan Bộ ngành tổ chức hàng năm. Có thể thấy, rất nhiều các nghiên cứu về NCT thời gian trước và gần đây mới chỉ thu thập thông tin về NCT, các nghiên cứu tập trung vào một số đặc thù về NCT hoặc nghiên cứu NCT ở một số địa bàn đặc thù nhằm đưa ra thực trạng về NCT và khuyến nghị về chăm sóc NCT. Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện về NCT, cung cấp dịch vụ CTXH cho NCT và nhất là chất lượng dịch vụ là một hướng đi mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn góp phần vào việc thực hiện Luật Người cao tuổi đã được ban hành. 3. Mục đích & nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người cao tuổi, dịch vụ CTXH đối với người cao tuổi. Nghiên cứu thực trạng dịch vụ CTXH đối với người cao tuổi tại Trung Tâm BTXH Tân Hiệp Trên cơ sở phân tích và nhận định về vấn đề, luận văn đưa ra kết luận và một số đề xuất góp phần nâng cao dịch vụ CTXH đối với người cao tuổi tại Trung Tâm Luận văn được nghiên cứu nhằm thực hiện một số mục đích cơ bản: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ CTXH cho NCT sống tại Trung Tâm BTXH Tân Hiệp. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về cung cấp dịch vụ CTXH, chất lượng dịch vụ cho NCT dang được nuôi dưỡng tại các Trung Tâm BTXH.Tập trung nghiên cứu, phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ. Đề xuất phương hướng, một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH cho NCT Việt Nam trong các năm tới. 6 Luận văn tiếp cận việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với NCT là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của NCT trong cuộc sống để NCT sống vui, sống khỏe và sống có ích. Nghiên cứu đánh giá thực trạng đáp ứng dịch vụ CTXH cho NCT toàn diện trên 3 nội dung chăm sóc (Sức khỏe, vật chất và tinh thần) 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ CTXH cho NCT sống tại Trung Tâm BTXH Tân Hiệp. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về cung cấp dịch vụ CTXH, chất lượng dịch vụ cho NCT dang được nuôi dưỡng tại các Trung Tâm BTXH.Tập trung nghiên cứu, phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ. Đề xuất phương hướng, một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH cho NCT Việt Nam trong các năm tới. Luận văn tiếp cận việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với NCT là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của NCT trong cuộc sống để NCT sống vui, sống khỏe và sống có ích. Nghiên cứu đánh giá thực trạng đáp ứng dịch vụ CTXH cho NCT toàn diện trên 3 nội dung chăm sóc (Sức khỏe, vật chất và tinh thần) 4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là “dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tại Trung Tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Thành phố Hồ Chí Minh”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu về nhu cầu của người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội, những khó khăn và trở ngại trong việc cung cấp dịch vụ và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội. Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm bốn dịch vụ công tác xã hội cụ thể như sau: 7 - Dịch vụ tham vấn, tư vấn tâm lý. - Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. - Dịch vụ cung cấp thông tin, chính sách. - Dịch vụ giúp hoà nhập cộng đồng. - Phạm vi khách thể: Đề tài tập trung nghiên cứu 20 người cao tuổi và 10 cán bộ,nhân viên - Phạm vi không gian: Khảo sát tại Trung Tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp - Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát, nghiên cứu từ năn 2011 đến năm 2016 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận chung là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Công tác xã hội là một ngành khoa học xã hội, có nền tảng là triết học Mác – Lênin, do đó mọi phương pháp tiếp cận vấn đề của khoa học này đều dựa trên nền tảng là phương pháp luận khoa học cơ bản nhất. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Nhiều tài liệu, báo cáo, sách, tạp chí chuyên ngành trên tư liệu sách báo và Internet liên quan đến nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ đối với NCT và các chính sách về NCT được thu thập. Các tài liệu này được tổng hợp, phân tích để làm rõ thực trạng chất lượng chăm sóc NCT trên các nội dung chăm sóc về sức khỏe, vật chất, tinh thần và phát huy vai tròNCT, đưa ra các hạn chế và phân tích nguyên nhân chính của các hạn chế.Nghiên cứu các mô hình cung cấp dịch vụ CTXH cho NCT của cả nước, đồng thời phân tích những khả năng và điều kiện cần thiết để có thể tham khảo, vận dụng thành công những kinh nghiệm, mô hình cung cấp dịch vụ cho NCT tại Trung Tâm. 8 Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp. Người điều tra đặt câu hỏi cho đối tượng khảo sát, sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, hoặc người phỏng vấn ghi âm lại cuộc phỏng vấn sau đó nghe lại và phân tích thông tin thu được. Ở đây người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau. Phỏng vấn sâu không nhằm đo lường tần số, tỷ lệ hay mối liên quan giữa các biến số mà chỉ giúp góp phần xác định lại và bổ sung thêm thông tin trong phần nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 20 NCT hiện đang sống tại Trung tâm. Việc chọn mẫu được tiếnhành theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Rà soát lập danh sách tất cả NCT hiện đang sống tại Trung tâm căn cứ theo sổ theo dõi NCT của Trung tâm.Đánh số thứ tự NCT trong danh sách.Lấy ngẫu nhiên một trong hai nguời đầu tiên. Tiếp đó cứ cách 1 người tiếp theo trong danh sách lại chọn một người cho đến khi đủ cỡmẫu 20 người. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Với mục đích tìm hiểu thực tế để nâng cao hiệu quả trong quá trình nghiên cứu. Những thông tin thực nghiệm thu được từ thực tế sẽ đóng góp thêm vào nguồn tham khảo cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận của công tác xã hội ở khía cạnh hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho người cao tuổi. Vận dụng sự hiểu biết về an sinh xã hội và các chính sách xã hội, đề tài đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá về các dịch vụ công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp. Đó là sự ứng dụng các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội đã lĩnh hội được vào thực tế để làm phong phú thêm kho tàng nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội. Đồng thời dưới góc độ tiếp cận các lý thuyết công tác xã hội đặc biệt là lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò, bằng nhiều biện pháp thu thập và phân tích thông tin, đặc biệt là phương pháp điều tra nằng bảng hỏi, phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến và phương pháp phỏng vấn sâu dành cho người cao tuổi và nhân viên công tác xã hội, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏa các lý thuyết, kiến 9 thức cũng như phương pháp kỹ năng thực hành công tác xã hội được sử dụng trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng tại Trung tâm bảo trợ Xã hội Tân Hiệp. Qua đó đánh giá mức độ và khả năng ứng dụng của các lý thuyết, kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam.Thông qua quá trình nghiên cứu, góp phần giúp người nghiên cứu kiểm nghiệm mức độ phù hợp của các lý thuyết, phương pháp tiếp cận và kỹ năng công tác xã hội trong hoàn cảnh cụ thể tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu sau này về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu các quy trình hoạt động công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp nơi nuôi dưỡng đối tượng người lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giúp người làm công tác xã hội có cái nhìn về các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tượng tại trung tâm trong công tác trợ giúp đối tượng yếu thế để giúp các đối tượng thấy rõ những tồn tại, hạn chế cơ bản trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng mô hình công tác xã hội chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội. Nghiên cứu cũng giúp hệ thống hóa các chính sách, hoạt động trong công tác trợ giúp các đối tượng yếu thế.Từ đó, kiểm nghiệm sự phù hợp cũng như đánh giá ưu và nhược điểm của các chính sách và hoạt động bảo trợ đang được áp dụng tại các trung tâm BTXH. Thông qua sự kiểm nghiệm và đánh giá, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác cung cấp dịch vụ đối với người cao tuổi tại trung tâm cũng như cộng đồng. Dưới góc độ tiếp cận của các lý thuyết, phương pháp công tác xã hội, nghiên cứu góp phần làm thay đổi nhận thức của cán bộ nhân viên đang làm công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ quan quản lý, đối tượng. Nghiên cứu giúp họ nhận thức đúng về hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp, ý thức được vai trò của mình trong các hoạt động đó.Đó là nhân tố quyết định đảm bảo cho hoạt động 10 bảo trợ xã hội có tính bền vững; đối tượng yếu thế có thêm các cơ hội phục hồi, hòa nhập cộng đồng và xã hội. Mặt khác ngày nay, người cao tuổi trở thành vấn đề toàn cầu và đang là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi người cao tuổi đang ngày càng gia tăng về số lượng và đang có xu hướng tăng nhanh do tác động của 2 yếu tố: tuổi thọ bình quân tăng cũng với tiến bộ của y học và tăng trưởng kinh tế. Kéo theo đó là những vấn đề về sức khỏe, vấn đề tinh thần, giao thông, y tế, vui chơi – giải trí..đối với người cao tuổi cũng được quan tâm một cách toàn diện. Chăm lo cho cuộc sống người cao tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ của cá nhân, gia đình mà toàn xã hội. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ là một gợi ý để nhận thức rõ hơn về người cao tuổi hiện nay trên mọi mặt đời sống: tinh thần, vật chất, sức khỏe – y tế.Thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi mà cụ thể hơn là NCT đang được nuôi dưỡng tại các Trung Tâm BTXH để từ đó phát huy hơn nữa việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho họ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi.Khái quát về đặc điểm, vai trò và những nhu cấu cần thiết của NCT, trên cơ sở đó cũng nói lên được lý thuyết về dịch vụ CTXH và nội dung của dịch vụ CTXH để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của NCT. Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp. Khái quát về bộ máy, cơ cấu, chức năng hoạt động của Trung Tâm. Nêu lên những dịch vụ CTXH đã và đang thực hiện tại Trung Tâm. Những khó khăn, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH Chương 3:Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp.Đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để thực hiện. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Lý luận về người cao tuổi -Khái niệm Người cao tuổi: Người cao tuổi hay còn gọi là người già/người cao niên là người thuộc một bộ phận dân cư sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được pháp luật của từng nước quy định. Tại Việt Nam, Luật Người cao tuổi (Luật số 39/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 cao hiệu lực ngày 1/7/2010) quy định “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [11] Khái niệm NCT được sử dụng thay cho người già/người cao niên vì thực tế nhiều người từ 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ "người cao tuổi" bao hàm sự kính trọng, động viên hơn so với cụm từ "người già". Nhưng về khoa học thì người già hay NCT đều được dùng với ý nghĩa như nhau - Đặc điểm về sức khỏe của người cao tuổi Theo quy luật tự nhiên, sức khỏe về thể chất và tinh thần NCT giảm theo tuổi già. Quá trình lão hóa của cơ thể diễn biến không đồng đều và không giống nhau ở mỗi người nhưng nhìn chung, NCT có sự đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần theo độ tuổi. - Về tâm lý, khi bước vào tuổi già, NCT thường gặp những thay đổi như [35] Chuyển từ trạng thái tích cực (lao động, tiếp xúc nhiều người) sang tiêu cực (nghỉ ngơi, rảnh rỗi). Với một số NCT sẽ mắc hội chứng về hưu, nhất là với NCT là cán bộ. Khi mắc phải hội chứng này, NCT dễ buồn chán, thiếu tự tin, cảm thấy vô dụng... do họ đã quá quên với nếp sống trước khi về hưu, nếp sống đảo lộn, quan hệ xã hội thu hẹp. Thêm vào đó là nguồn thu nhập hạn chế, từ đó trở nên rối loạn tâm lý. - Về sinh lý, thay đổi biểu hiện ra ngoài như: Tóc bạc, răng long, mắt mờ, chân chậm, tính tình thay đổi, trí nhớ giảm, nhưng sự suy giảm chức năng trong cơ thể 12 mới là điều cơ bản. Khi tuổi già, nhiều chức năng suy giảm dần là điều kiện bệnh tật dễ phát sinh và phát triển nên NCT có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và khi mắc bệnh việc điều trị phục hồi cũng lâu hơn các nhóm tuổi khác. Do vậy, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ (nhân tố hàng đầu bảo đảm cho NCT có cuộc sống tốt về thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần) cho nhóm dân số cao tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác. Và việc chăm sóc sức khỏe cho NCT cũng sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các nhóm dân số khác vì NCT có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chi phí y tế về KCB nhiều hơn. - Đặc điểm về kinh tế và xã hội của người cao tuổi Trong chu kỳ của cuộc sống, NCT thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như tuổi ấu thơ phải lệ thuộc vào cha mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của NCT giảm bớt do cơ thể lão hóa, lại nẩy sinh những bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến NCT mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết. Tại các nước phát triển, nhất là các nước phương tây, con cái thường độc lập với ông bà, cha mẹ. Do đó, đa số NCT thường sống cô đơn trong ngôi nhà mà họ đã tạo lập từ thuở trung niên. Tuy nhiên, địa vị NCT tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của chính họ, một số ít NCT với đủ diều kiện kinh tế, họ có thể thuê mướn những nhân viên y tế để chăm sóc tại gia đình hoặc lựa chọn lối sống tập thể trong các cơ sở chuyên chăm sóc NCT (Viện dưỡng lão) với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất. Tại đây họ không lo bị sống cô đơn và được chăm sóc chu đáo. Còn phần lớn NCT với sự hạn hẹp về tài chính phải nhờ vả hoặc gia đình thân thích hoặc các cơ quan chính phủ, cơ sở cộng đồng, các tổ chức từ thiện. Với tiềm lực kinh tế của mình, Chính phủ và cộng đồng không ngừng xây dựng, hoàn thiện các chương trình ASXH, chương trình chăm sóc y tế để chăm sóc và nâng cao chất lượng chăm sóc NCT. - Vai trò của người cao tuổi Người cao tuổi là một lực lượng xã hội đông đảo và có vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động, cống hiến; với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, người cao 13 tuổi được coi là một nguồn lực quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Theo Luật người cao tuổi Việt Nam năm 2006, người cao tuổi Việt Nam có những vai trò sau: - Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên cho con cháu Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng; - Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ; - Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật; - Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; - Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng; - Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội; - Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; 1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi. 1.2.1. Cơ sở lý luận Dịch vụ công tác xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của mỗi con người. Đối với người già, nhu cầu này lại càng trở nên cấp thiết. Họ là những người đã bước vào giai đoạn sức khoẻ suy giảm, có những thay đổi lớn về tâm sinh lý, không còn khả năng lao động nặng nhọc, cần được nghỉ ngơi và phụng dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn này người già giảm khả năng lao động, ít tham gia các hoạt động xã hội và thu hẹp các mối quan hệ ngoài xã hội. Đối với người già cô đơn, không nơi 14 nương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, ngoài những đặc điểm chung này còn mang những nét đặc trưng riêng về đặc điểm cá nhân và xã hội. Họ là những người không may mắn, rơi vào hoàn cảnh éo le, không còn gia đình hoặc từ bỏ gia đình vì một lí do nào đó hay bị con cháu bỏ rơi. Trong khoa học xã hội, C.Mác đã đưa ra quan niệm về mối quan hệ giữa con người và xã hội nói chung và quan hệ sản xuất nói riêng. Mác viết “Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội”. Theo Mác, bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt mà “Trong tính hiện thực cố hữu, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Con người sống thành xã hội, tồn tại và phát triển như một thực thể xã hội, vì thế liên hệ xã hội là một nền tảng của cuộc sống. Mọi cá nhân đều có liên hệ với người khác (bố mẹ, anh em, họ hàng, xóm giềng, bạn bè, thể chế xã hội, …) bằng cách nào đó, nằm trong một cấu trúc xã hội phức tạp bao quanh mình. Liên hệ xã hội phát triển và thay đổi của cá nhân và bối cảnh sống. Như vậy, mỗi cá nhân để tồn tại và phát triển, phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội, thực hiện những tương tác và những sự trợ giúp của các cá nhân khác trong xã hội, qua đó, vai trò và vị trí của cá nhân sẽ được thể hiện. Tuổi già trong xã hội được xem xét ở ba cấp độ với những đặc điểm chung được chia sẻ: Ở cấp độ cá nhân, tuổi già được đánh dấu bởi sự suy giảm sự sắc bén của các giác quan, sự nhanh nhạy của các dây thần kinh vận động và sự suy giảm các dây thần kinh nhận thức. Đó là những yếu tố nền quan trọng trong quá trình tham gia vào xã hội của người cao tuổi cũng suy giảm, thậm chí mất đi.Ở cấp độ gia đình, tuổi già được đặc trưng bởi sự tương tác liên thế hệ, về các vai trò cũng như sự thay đổi khả năng và trách nhiệm trong gia đình. Ở cấp độ mạng lưới xã hội, những đặc trưng là sự tiêu hao liên tục những mối rang buộc xã hội, sự gia tăng những khó khăn của người cao tuổi trong việc thực hiện những hoạt động xã hội để duy trì những mối liên kết xã hội, sự suy giảm cơ hội phục hồi các quan hệ xã hội và thiết lập các quan hệ mới. Hơn nữa, tuổi già thường đi theo nó là những nhược điểm yếu đuối về thể chất.Kết quả là khó khăn cho người cao tuổi duy trì sự chủ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất